Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Đạm đậu xị

Đạm đậu xị là Đậu đen chế biến ra. Đậu đen cho bởi cây Đậu đen Vigna cylindrica L.
ĐẠM ĐẬU XỊ   淡 豆 豉
Semen cylindricae Praepar-Atum.
Xuất xứ: Biệt Lục.
Tên Việt Nam: Đạm đậu xị, Đậu xị.
Tên khác: Đại đậu xị (Biệt Lục), Đậu xị, Chế đậu xị, Sao hương xị, Hương đậu xị.
Tên khoa họcSemen cylindricae Praepar-Atum.
Mô tả: Đạm đậu xị là Đậu đen chế biến ra. Đậu đen cho bởi cây Đậu đen Vigna  cylindrica L., thuộc họ Fabaceae. Đậu có 2 loại loại trong ruột màu trắng và loại nữa trong ruột màu xanh gọi là ‘Đậu đen xanh lòng’ (Xem thêm: Đại đậu quyển, Hắc đại đậu).
Thu hái, sơ chế: Vào tháng 5-6, hái quả phơi khô, đập bóc vỏ quả, lấy hạt rồi phơi khô.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt chọn thứ đậu đen to, không mọt.
Mô tả dược liệu: Đậu xị phơi khô hình viên chùy, hai bên hơi dẹt, dài chừng 3,2 - 4,8mm, bên ngoài thể hiện màu đen nâu hoặc nâu tím, có vết nhăn ngang dọc không đều, một bên có dấu lõm vào của rốn hạt đậu hơi lồi lên, bóc vỏ hạt ngoài ra có hạt nhân màu vàng nâu hay chứa nhiều dầu, chất mềm mà nhuận, ăn vào béo bùi, có mùi thơm đặc biệt.
Bào chế: Có rất nhiều cách bào chế.
1- Vào tiết tháng 5-6, chọn giống đậu đen xanh lòng tùy chứng bệnh để liệu chừng nhiều hay ít. Cho đậu đen vào nước rửa sạch, hạt nào nổi lên  thì bỏ đi. Rửa xong tẩm rượu một đêm, vớt ra để khô cho vào trong xửng hông cho chín như xôi, rồi đem rải mỏng ra ở trên chiếu, đương lúc còn hơi âm ấm thì phủ lên một lớp Thanh hao dày. Ba đến bốn ngày sau sẽ thấy lên meo vàng, đừng cho mọc dày quá, lấy ra phơi khô và sẩy sạch meo vàng ấy đi, lại lấy nước lạnh rưới khắp và trộn đều, thấy ướt tay thì thôi, lại cho vào trong cái hũ thật sạch, lá dâu phủ lên trên dày 3 tấc, trét bùn thật kín, đem phơi nắng. Cứ 7 ngày lại bỏ lá dâu cũ đi rồi phơi nắng một buổi cho khô, trộn gạo trắng vào, mỗi hũ trộn 3 vốc gạo, trộn xong lại cho vào hũ, cuối cùng trét bùn thật kín. Làm như vậy 7 lần. Tất cả là 49 ngày. Sau đó bỏ vào nồi hông như hông xôi, phơi khô để dùng dần (Dược Phẩm Vậng Yếu).
2- Sắc nước lá Dâu và Thanh hao, cứ 100kg Đậu đen thì dùng 4kg lá Dâu, 7kg Thanh hao, lọc bỏ bã, cho đậu đen vào trộn đều rồi cho vào thúng. Rải bã lá Dâu và Thanh hao lên ủ kín và chờ lên men vàng đều lấy ra phơi khô (Dược Điển Trung Quốc).
3- Chế đậu xị nhạt gọi là ‘Đạm đậu xị’, lấy đậu đem rửa sạch ngâm nước 1 đêm, rồi phơi qua cho ráo nước, đồ chín tải ra đợi cho ráo, ủ kín trong 3 ngày, đủ ẩm đều, rồi cho vào thúng ủ kín, bằng lá dâu, cho đến khi men lên vàng đều thì phơi chừng 1 giờ rồi phun nước ủ lại như trên, làm như vậy tất cả 5 lần, cuối cùng đem chưng và phơi sấy khô (Dược Điển Trung Quốc).
4- Chế đậu xị muối gọi là ‘Hàm đậu xị’, lấy đậu đen rửa sạch ngâm nước muối 3 ngày 3 đêm, cứ 1kg đậu đen dùng 250g muối ăn, 1 lít nước, đem đồ chín, lấy nước muối nói trên tẩm, phơi qua rồi tải ra, trên và dưới rải lớp cách nhiệt đều rồi ủ. Theo kinh nghiệm thì lót lá chuối và đậy ở trên 3-4 lớp lá chuối nữa và để chèn xung quanh cho chín, ủ vậy 3 đêm, thỉnh thoảng mở xem thấy lên men vàng, thì trộn đều và ủ lại, làm như vậy cho đủ 9 ngày 9 đêm đem ra sấy khô để dùng, thông thường người ta chế vào tháng 6, trời nắng nhiều sẽ không bị hư (Dược Điển Trung Quốc).
Ngoài ra còn có nhiều phương pháp chế Đậu xị nữa, nhưng căn bản là làm cho đậu đen nấu chín để thế nào cho nó lên một thứ mốc màu vàng,  rồi phơi khô để làm thuốc.
Tính vị. Vị đắng, tính lạnh.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị.
Tác dụng: Giải biểu trừ phiền.
Chủ trị: Trị thương hàn phát sốt, nhức đầu khó chịu, mình nóng không ra mồ hôi, cảm mạo phát sốt, ban sởi.
Liều dùng: 4-15g dạng thuốc bột hay sắc uống.
Cách dùng:
1- Người nhiệt dùng sống (không sao).
2- Người hàn, người sản hậu thì tẩm rượu sao hoặc uống với nước gừng.
Bảo quản: Dễ mốc mọt, để nơi khô ráo, đậy kín. Mùa mưa chú ý phơi sấy.
Kiêng kỵ: Không có ngoại cảm phong hàn, thì không dùng, mồ hôi nhiều cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Xích bạch lỵ, dùng Cát căn lấy Đậu xị nấu hơi đen, giã nát, uống 1 chén, ngày 3 lần hoặc sao đen ngâm nước uống cũng hiệu nghiệm. Hoặc  dùng  Đậu xị sao, tán bột, 1 thăng chia làm 4 lần uống với rượu (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Uống rượu thành bệnh, dùng Đậu xị, Hành, mỗi thứ nửa thăng, nước 2 thăng sắc còn 1 thăng uống (Thiên Kim Phương).
+ Uống thuốc quá liều, bồn chồn bức rức khó chịu, dùng nước Đậu xị uống (Thiên Kim Phương).
+ Đau nhức đầu (đầu phong) nấu nước Đậu xị gọi đầu (Thiên Kim Phương).
+ Đau sưng nghẹt tắc họng không nói được, nấu nước Đậu xị 1 thăng uống đắp chăn cho ra mồ hôi, đồng thời ngậm 1 chút bột Quế ở dưới lưỡi (Thiên Kim Phương).
+ Nhọt phát bối sưng ung đã lở miệng hay chưa lở miệng, dùng Đậu xị 3 thăng, trộn một chút nước đâm nhuyễn xào chín đắp lên đó làm bánh dầy 3 phân. Nhọt có miệng đừng đậy kín trên lỗ, lấy bánh đậu hủ rồi để Ngải trên đó cứu cho ấm, đừng để cho phá thịt, nếu đau nóng quá thì thay miếng khác, ngày 2 lần, khi có lỗ chảy nước ra là tốt (Thiên Kim Phương).
+ Giải độc của Thục tiêu, uống nước Đậu xị (Thiên Kim Phương).
+ Sốt rét, dùng Đậu xị sắc uống cho nhiều khi nào mửa nhiều thì khỏi (Trửu Hậu Phương).
+ Mất tiếng đột ngột, lấy nước Đậu xị 1 thăng uống với rượu thơm (Trửu Hậu Phương).
+ Trên lưỡi ra máu như lỗ kim, dùng Đậu xị 3 thăng, lấy 3 thăng nước sắc còn 1 thăng uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Phù chân, sắc nước Đậu xị uống (Trửu Hậu Phương).
+ Thương hàn không ra mồ hôi, hễ ban đầu thấy đau đầu, sốt cao, mạch hồng 1-2 ngày, dùng ‘Thông Xị Thang’ để trị: lấy hành trắng một nắm, đậu 1 thăng gói trong bông, sắc 3 thăng nước, còn 1 thăng, uống cho ra mồ hôi, gia thêm Ma hoàng 90g. Lại có phương khác là dùng nấu cháo hành ăn với Hàm đậu xị cho ra mồ hôi (Trửu Hậu Phương).
+ Sau khi bêïnh thương hàn bị mờ mắt: dùng Đậu xị đốt 27 hạt tán bột thổi vào (Trửu Hậu Phương).
+ Tay chân co duỗi không tùy ý, Đậu xị 3 thăng, nước 9 thăng sắc còn 3 thăng, chia 3 lần uống, có phương khác là dùng Đậu xị nấu 1 thăng nấu qua, ngâm 3 thăng rượu trong 3 đêm uống nóng cho hơi say say là tốt (Trửu Hậu Phương).
+ Trẻ con thai độc, dùng Đại đậu xị sắc lấy nước uống (Thánh Huệ Phương).
+ Thịt thừa ở  trong họng dùng Hàm đậu xị đâm tẩm vào, trước tiên chích cho ra máu rồi đắp (Thánh Huệ Phương).
+ Lở trong miệng  đau ngực, dùng bột Đậu xị sao đen ngâm 1 đêm (Thánh Huệ Phương).
+ Thương hàn không giải được đã 3-4 ngày, trong ngực nóng nảy bức rức dùng Đậu xị 1 thăng, 1 chén muối, 4 thăng nước sắc còn 1 thăng rưỡi, uống thì mửa (Mai Sư Phương).
+ Trừ ôn độc, Đậu xị trộn với Bạch truật, ngâm rượu uống thường (Mai Sư Phương).
+ Trị thương hàn còn thừa độc khí lại, sau khi thương hàn độc công ra ở chân tay làm cho cơ thể phù thủng do hư, dùng Đậu xị 5 chén sao qua, lấy rượu 1 thăng rưỡi sắc uống (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
+ Thương hàn bị lỵ nghiêm trọng, dùng 1 thăng Đậu xị, 1 nắm phỉ bạch, 3 thăng nước trước tiên nấu Phỉ bạch cho chín rồi bỏ Đậu xị vào cho chín đen, xong bỏ đậu đi, chia làm 2 lần uống (Dược Tính Phương).
+ Lỵ ra máu không cầm, dùng Đậu xị, Tỏi, 2 vị bằng nhau tán bột làm viên bằng hạt ngô đồng, ngày uống 30 viên với nước muối (Bác Tễ Phương).
+ Lỵ ra huyết, dùng Đậu xị 1 thăng dầm nước sắc uống, không giảm uống tiếp (Dược Tính Phương).
+ Trị đại tiện ra máu (tạng độc hạ huyết): Đạm đậu xị 10 chén, Tỏi 2 củ nướng, giã nát. Tán bột, làm viên to bằng hạt ngô đồng. Sắc uống với nước Hương thái, mỗi lần uống 20 viên, ngày 2 lần (Ô Tê Tán - Cấp Cứu Phương).
+ Tiểu ra máu, dùng một nắm Đạm đậu xị sắc uống lúc đói, có thể uống với rượu (Thế Y  Đắc Hiệu Phương).
+ Ra mồ hôi trộm, lấy Đậu xị 1 thăng sao qua cho thơm, dùng 3 thăng rượu, ngâm 3 ngày lấy nước uống nóng hoặc lạnh tùy ý, không bớt uống tiếp (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Đau nhức trong khớp xương, rút đầu gối, dùng Đậu xị 3-5 thăng cửu chưng cửu sái, lấy rượu ngon 1 đấu ngâm qua 1 đêm, uống nóng lúc đói (Thực Y Tâm Kính Phương).
+ Trụy thai xông huyết, đầy tức bức rức khó chịu, dùng Đậu xị 1 thăng sắc 3 chén nước còn 1 chén trộn bột Lộc giác uống (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Động thai uống nước Đậu xị (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trẻ con bị viêm quầng chảy lở nước dùng Đạm đậu xị sao tán bột trộn dầu xức (Diêu Hòa Chúng Phương).
+ Trẻ con trốc lở sài đầu, lấy bùn đất sét bọc Đậu xị nướng chín, lấy Đậu xị tán  trộn dầu Bạc hà xức vào (Thắng Kim Phương).
+ Trị các loại lở độc, rang Đậu rồi tán bột xức vào (Sản Nhũ Phương).
+ Dương vật lở láy đau nhức, Đậu xị 1 phần, đất mùn của trùn (giun đất) 2 phần nghiền với nước đắp cho khô thì thay, cấm ăn đồ nóng, tỏi, cải, rượu (Dược Tính Luận Phương).
+ Trúng độc thịt trâu bò, trộn nước Đậu xị với sữa người uống (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
+ Trị nhức đầu, sốt do phong ôn giai đoạn đầu, hơi sợ lạnh, ho, đau họng: Thông bạch 3-5 củ, Đậu xị 3-15g, Bạc hà 1-1,15g, Chi tử 2-9g, Trúc diệp 30 lá, Cam thảo 6-8 phân, Cát cánh 1-1,15g. Sắc uống  (Thông Xị Cát Cánh Thang).
+ Trị ngực uất, đầy ngực, bồn chồn không yên: Chi tử 9g, Đậu xị 2  chỉ, Sinh khương 3 lát sắc uống (Chi Tử Sinh Khương Xị Thang).
+ Trị sưng vú, tắc tia sữa: Đậu xị 1-60g sắc uống lần 1 chén nhỏ, còn dư rửa vú (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Tham khảo:
+ Hương xị chữa bệnh phát sốt 4 mùa, ra mồ hôi, khô mồ hôi trộm, trừ phiền. Giã sống làm hoàn uống, chữa phong hàn nhiệt, nhọt ở  ngực. Sắc uống chữa đau bụng lỵ ra máu, mài thoa ở ngọc hành chữa nhọt tại chỗ ( Dược Tính Bản Thảo).
+ Hương xị chữa sốt rét, nóng trong xương, ngộ độc thuốc, cổ khí, chó cắn (Đại Minh Chư Gia Bản Thảo).
+ Hương xị hạ khí điều trung, điều hòa tỳ vị, chữa thương hàn, ôn bệnh, phát ban chẩn, ói mửa (Bản Thảo Cương Mục).
+ Các loại đậu đều có thể làm thành  Hương xị được, nhưng chỉ có đậu đen dùng vào thuốc. Có 2 loại mặn (hàn) và nhạt (đạm), chỉ có loại nhạt của Giang hữu dùng để chữa bệnh. Nội kinh viết rằng, Hương xị có vị đắng tính lạnh không độc, nhưng rõ ràng hơn phần công dụng của nó thì khí phải hơi ấm, bởi đậu đen tính vốn hàn lạnh, khí được sau khi chưng ắt phải ấm, không đắng thì không thể phát hãn được, mở lỗ chân lông được, chữa chứng thương hàn đau đầu nóng rét và rét rừng ác tính. Vị đắng dễ gây nôn mửa nên chữa được vật vả buồn phiền, nhiệt uất ở giữa ngực, không dùng thuốc tuyên thông thì không trừ được, chẳng hạn trong chứng thương hàn thở gấp vật vả buồn phiền ở ngực, đói không muốn ăn, buồn bực mất ngủ, dùng ‘Chi tử xị thang’ cho gây nôn vậy, lại có công dụng hạ khí điều hòa tỳ vị, trừ hàn, nên chữa được chứng hư, lao nhọc, thở suyễn và 2 chân lạnh buốt ( Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Đạm đậu xị vốn chế từ đậu đen gia công chưng phơi mà thành. Theo biết nó có vị  đắng khí lạnh, thuốc có vị đắng đi xuống mà không có sức dẫn đi lên, nhưng khi qua lửa hấp chưng, vị tuy đắng mà khí lại thơm, tính tuy hàn nhưng tính lại nổi phù, có khả năng thăng lên, phát tán, nên khi gặp Hành tăm thì phát hãn, gặp muối thì gây nôn, gặp rượu thì chữa phong, gặp Hẹ thì chữa kiết lỵ, gặp tỏi thì cầm máu, sao chín lại cầm được mồ hôi. Lấy tà ở phần trên mà thấy buồn phiền vất vả, đau đầu mất ngủ, phát ban chẩn ói mửa, kết hợp dùng với Chi tử thì có khả năng đưa tà lên theo đường ói mửa ra ngoài, làm cho không khí hãm vào trong thành khí nội kết. Nhưng ắt phải theo cách chế của Giang hữu mới dùng vào thuốc được ( Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Trương Ẩn Am nói đậu là cốc của thận, màu đen tính trầm nhưng chín, tính chất nhẹ nổi phù lên, chủ về mở đường đưa tinh của tạng âm đi lên, nên nó chữa được vật vả buồn phiền, chẳng những được dùng cho chứng thương hàn đau đầu nóng rét, mà cả chứng sốt rét rừng ác tính, đều dùng được cả. Bởi phiền là dương thịnh, táo là âm nghịch, Dương thịnh mà không được đi xuống giao với âm. Âm nghịch thì không đi lên cứu giúp được, làm cho thần không yên ở trong, hình không yên ở ngoài, đấy là điều hay nhất mà Trọng Cảnh đã hình dung. Rằng điên đảo tới lui trong lòng phiền não, là đủ thấy nhiệt thịnh ở trên mà không nhận được sư nuôi dưỡng ở dưới của phần âm. Bởi âm nghịch không nhận sự đi xuống của phần dương, không chữa bằng thuốc khác được, chỉ dùng Đậu xị Chi tử thang bằng khả năng của Chi tử tiết nhiệt đi xuống, là biết được Đậu xi tan được phần âm đi ngược lên vậy. Rằng Trọng Cảnh thường dùng Đậu xị sau khi đã dùng phép hãn thổ hạ, sao vậy? Rằng công của Đậu xị là trừ vật vã buồn bực. Vật vả buồn bực chẳng gặp nhiều sau khi dùng phép hãn, thổ tả. Dù vậy trường hợp sau phép hãn thổ hạ kèm chứng vật vả buồn bực không ít. Làm sao định được nó là chứng của Chi xị thang. Phàm sau khi dùng phép hãn có chứng vong dương, thì vật vả mà không buồn phiền là có chứng nội nhiệt. Có chứng nội thực thì buồn bực mà không vật vả, sau khi đã hạ có ngực đầy tức. Chứng bĩ (đầy tức) thì đầy tức buồn phiền mà không vật vả là bởi vật vả thì không thực, buồn phiền là không phải hư chứng, nó ở giửa hư và thực, ở đây nên dùng phép gây nôn để giáng xuống mà không thể khẳng định rằng dùng Đậu xị để khai giải uất ở thượng tiêu, tuyên thông âm trọc đã lưu giữ chăng? Nhưng Cùt Ấuu Xuyên dùng Thông xị  thang chữa thương hàn mới bị không đúng chăng? Sở dĩ Ấu Xuyên nói như vậy là vì hễ mới bị đau đầu, mình nóng, mạch hồng, 1-2 ngày bèn dùng Thông xị thang để chữa, thì nó là nhiệt tà chứ không phải là hàn tà rõ ràng là bệnh ở tại  Dương minh chứ không phải ở tại Thái dương. Sao vậy? Bởi hàn tà ứng với ghét gió ghét hàn, nhưng ở đây nó là mình nóng. Hàn tà mạch phải đi sác, khẩn, nhưng ở đây nó lại mạch hồng. Cái chứng mà Trọng Cảnh gọi là Thương hàn 3 ngày, chứng Dương minh mạch đại sao chẳng những không hợp logic mà lại cả Chi tử và Thông bạch, một đằng là tiết nhiệt một đằng là thông dương, tiết nhiệt đi theo đường dọc, thông dương thì đi theo đường ngang, dọc thì thông đường trên dưới, ở đây sở dĩ dùng thích hợp cho khí bệnh mới mắc đang lúc khó phân biệt  biện chứng bệnh, trước sau mấu chốt ở tại Chi tử, Thông bạch, không liên quan tới Đậu xị là đã rõ vậy. Rằng chứng Chi tử thang, cũng chưa thấy ắt phải có đầy tức, đây là phần gi thêm thay phần luận vậy. Hễ nghẽn trong ngực, trong ngực cứng đau, đó chẳng phải cái gọi đầy tức chăng? Chú ý câu diệp ngữ trong ngực, e rằng phiền đầy là thực nhiệt chứng. Nếu luận về phiền táo vật vả thì thương ở phần âm, ít khi ở phần dương. Nếu như chứng Thiếu âm có ói mửa tiêu chảy vật vả buồn phiền tay chân lạnh giá, có tiêu chảy vật vả buồn phiền không ngủ được, có ói mửa, tiêu chảy, tay chân lạnh giá buồn phiền vật vả muốn chết. Chứng quyết âm có nóng ít lạnh càng ít, đầu ngón tay lạnh buốt, trầm trầm không muốn ăn, buồn phiền, vật vả, đều lấy mạch vi tay chân lạnh giá mà không phiền đầy rõ ràng là nó không phải chứng kinh dương thì không được chữa bằng đậu xị vậy. Nhưng cái buồn phiền vật vả của kinh dương với cái buồn phiền vật vả của kinh âm, có khác nhau về nguyên nhân thì phải suy xét như thế nào?
Hễ không thấy buồn phiền thì chẳng phải chứng dương thịnh, không có vật vả thì chẳng phải chứng âm nghịch. Đặc biệt là cái buồn phiền vật vả của kinh dương là do âm dương tranh với nhau. Cái buồn phiền vật vả của kinh âm tà do âm dương rượt nhau, khi tranh nhau thì sức của nó đủ đối địch nhau chẳng hơn kém nhau, khi rượt nhau thì dương đã thua trắng, âm lại rượt theo vậy. Nên buồn phiền vất vảcủa kinh dương, tuy chỉ phất nhẹ ‘Đậu xị tán’ là thừa sức giải tán phần âm nghịch của nó. Cái buồn phiền vật vả của kinh âm dù cho bội thêm Khương, Phụ cũng không đủ giúp phần  dương suy yếu. Nhưng đậu xị vị đắng khí lạnh, vốn thuộc âm, dùng để chữa âm nghịch, thì chẳng phải là hàn nhân nhiệt dùng nhiệt, nhiệt nhân hàn dùng hàn chăng? Hễ khí hàn khí lương mà chữa bằng hàn lương, hành thủy (xổ nước) chữa bằng tích thủy (tẩm nước) đây là lời văn trong ‘Ngũ Thường Chánh Đại Luận’.
Chú thích của các y gia rằng tẩm ngâm nước nóng thì thuốc hàn lương chữa được bệnh hàn lương. Thử kiểm tra lại xem ‘Thương Hàn Luận’ thường dùng ‘Đậu xi thang’ thường đều không sắc bằng nước lạnh như ‘Chỉ thực chi tử xị thang’ , trước tiên nấu nước lạnh cho sôi lên rồi bỏ Chỉ thực, Chỉ tử, sau đó bỏ Đậu xị vào sắc, chỉ sôi 5-6 dạo là rót mà thành thuốc chén uống. Như ‘Chi tử đại hoàng thang’  trong ‘Kim qủy yếu lược’, là chữa phần dương mà không phải chữa phần âm, bèn cho thuốc vào ngay không phân biệt trước sau là giữ lời dậy theo kinh điển. Tại sao lại cẩn thận vậy? Như chứng ‘Qua Đế Tán’, ở chứng Thái dương cho rằng ngực có hàn. Ở chứng Thiếu âm cho rằng tay chân lạnh mạch khẩn càng rõ ràng là chứng hàn, chẳng giống như các chứng ‘Chi Tử Xị Thang’ chưa nói tới thương hàn, mà ‘Qua đế khổ hàn’: Đậu xị lại khổ hàn, cũng cho đậu xị vào khi nước nóng, hòa bột ‘Qua đế xích tiểu đậu’ uống, đấy mới chính là phù hợp với ý ‘dùng thuốc hàn để chữa hàn’. Chứng nó là ở giữa tà với đờm ẩm vì âm dương tranh nhau mà kết ở trong ngực là việc chắc chắn và rõ ràng, ở đây ta thấy nơi sở tại của âm ế tức là nơi cản trở của dương khí, xua tan âm ế thì dương khí tự vượng lên thì chứng thực từ đó mà vượt lên (ói) khiên không qua nơi vô bệnh, khí hư từ đó mà ức chế đi xuống, khiến không tổn thương phần khí chưa suy bại, đây là công của Qua đế và Chi tử, nên rằng trong ngực cứng, rằng hư buồn phiền, mà dùng Đậu xị có thể đi song song mà không nghịch nhau, có người nó rằng lục kinh của Trọng Cảnh là nhằm phân biệt ranh rới rất là rộng rãi, ắt phải lấy mạch làm giếng mồi. Hễ chữa phong hàn thấp nhiệt, nội thương ngoại cảm, từ biểu tới lý, hàn nhiệt hư thực, bao gồm tất cả ‘Tốâ vấn’  thiên ‘Bì Bộ Luận’ ghi rằng, bì có chia bộ, mạch có cương kỷ giềng mới sinh bệnh khác nhau, khác nơi bộ phận, trái phải, trên dưới và âm dương, các kinh luân chuyền nhau nối tiếp nhau, đây là cái nguôn lập thuyết của nó vậy. Xem nơi Quảng tế chữa bệnh nóng âm ỉ trong xương, phế khí, hễ mỗi sáng tối là sợ lạnh sốt cao,sắc mặt hơi đỏ, ăn không được, ngày càng gầy róc, trong phương dùng Đậu xị, Thông bạch, Sinh địa hoàng, Cam thảo, Đồng tiện, Trương Văn Trọng chữa hư tổn suy nhược tiều tụy không ăn uống, tay chân mệt mỏi, luôn nóng hâm hấp, yếu sức, nóng trong xương, trong phương dùng Đậu xị, Chi tử, Hạnh nhân, Đồng tiện, sau khi dùng tay chân càng nóng, dùng ngay Đậu xị, Thông bạch, Sinh khương, Sinh địa hoàng,  Đồng tiện, vẫn không rời phép ‘Dương minh thông xị’. Lược bỏ điều phiền phức chữa thực nhiệt nơi đờm phủ, tinh thần không giữ được dùng ‘Tả nhiệt chi tử tiển’ trong bài có Đậu xị, Chi tử, Cam trúc như Đại thanh, Quất bì, Xích mật. ‘Thiên Kim’ chữa tâm thực nhiệt hoặc muốn mửa mà không mửa ra, ngột thở, đau đầu, dùng ‘Tả Tâm Thang’ , trong bài có Đậu xị, Chi tử, Tiểu mạch, Thạch cao, Địa cốt bì, Phục linh, Đạm trúc diệp vẫn không rời phép ‘Thái dương dương minh chi xị’ tin chắc là như vậy. Tương tự như thế, lược bỏ phiền phức bằng ‘Lý Trung Phục Linh Thang’ chữa mạch thực nhiệt cực, khí huyết tổn thương tâm, làm cho tâm hay cáu gắt, miệng nhyễn màu đỏ sẫm, ngôn ngữ không lanh lợi, hết nóng sốt, cầm khí huyết, điều hòa huyết mạch. Bằng ‘Miếp Giáp Thang’  chữa lao nhiệt, tay chân sưng đau, hông sườn đầy tức, sắc mặt vàng tối, quan cách không thông, cũng dùng Đậu xị, trường hợp nặng hơn sách ‘Thiên Kim Phương, dùng hai vị Đậu xị, Địa hoàng giã uống với rượu, chữa lạnh do hư lao, đau khớp, yếu sức. Bằng ‘Thôi Thị Câu Kỷ Tửu’ dùng Đậu xị, tẩm bằng Câu tử thang, lấy Thu ma tử phấn nấu lấy nước cốt, dùng một nữa ngâm cám gạo, một nửa ngâm gạo, hòa Địa hoàng nấu cơm, ủ thành rượu, chữa 5 loài tà khí bên trong, tiêu khát, phong thấp, khí nơi gian sườn, đau đầu, mạch gân xương, bổ âm mạch, lợi đại tiểu trường, bổ tủy sinh cơ bắp, trừ khí kết, chữa ngũ lao thất thương, tiêu thức ăn cũ, sáng mắt, thính tai, chữa thổ  huyết nục (máu cam), nội thấp phong chú, bổ trung trục thủy, phá tích khử ứ huyết, nung mủ, soi bàng quang, mọc tóc, chứng thương hàn, sốt rét rừng, vật vã buồn phiền, cho đến chân thũng tê dại cước khí, cũng làm cái hư lao thở suyễn hai chân lạnh (Trích Biệt lục) (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Đạm đậu xị thuộc đắng khí hàn thuộc âm trong âm, không độc, vốn phàn đậu đen tính bình, chế Đậu xị rồi thì ấm đã qua chưng hấp, lại có khả năng thăng và giáng ‘Bản thảo’ chủ trị chứng thương phong đau đần nóng lạnh, sốt rét rừng ác độc, vật vả, đầy tức, hư lao thở suyễn, hai chân đau lạnh, diệt các độc trong thai của các loại lục súc. Do đó Lý Thời Trân dùng để hạ khí điều trung, chữa chứng thương hàn ôn bệnh phát ban sốt rét, người đời ngày nay dùng Thông bạch để trợ giúp thêm, chữa hàn nhiệt đau đầu thì trợ bằng Chi tử, trừ hư phiền vật vả thì tẩm rượu cao độ để dùng. Chữa chân đau lạnh nhiều nấu với Cửu bạch để dùng. Cầm lỵ ra máu, đau nhiều, đồng thời trợ thêm muối để gây nôn, trợ thêm Tỏi để cầm máu, sao chín để cầm mồ hôi. Người Giang Nam phàm khi bệnh thời khí, trước tiên sử dụng ‘Thông Xị Thang’ cho ra mồ hôi, luôn luôn không đạt hiệu quả, đều lấy cắp ý của họ Lý mà suy rộng vậy, nếu đậu chưa qua chế xị thì lại khác nữa, hễ đậu có ngũ sắc, đi vào ngũ tạng theo màu của nó. Chỉ có đậu đen thuộc thủy tính hàn là cốc của thận, vào thận nhiều nhất, đồng thời đi vào huyết phận mà lại tráng khí sung nguyên, khác với đậu xanh, trắng thuộc loại động khí, nên dùng để trục thủy trướng tiêu nhọt sưng, trừ phong nhiệt, hạ kết khí, tán ứ huyết, chính cái gọi là ‘đồng khí tương cầu’. Ngày xưa Đào Huê thử ăn đậu đen nấu với muối, thấy bổ được thận, bởi đậu là gốc của thận, màu đen thông với thận, lại dẫn bằng muối, chính là điều hay vậy. Nên nó dùng sống, thì trong người có độc, ăn dùng đậu sống thì không nấc, người tự đầu độc ăn bã đậu thì tự mữa, đó là vật giải độc. Lại rằng, đậu hũ có thể phát tán độc sao vậy, bởi người sinh độc, do tỳ thực là điều chủ yếu, đậu hủ, hễ vật tả can, e rằng nơi tỳ có tổn nguyên khí, mà nhọt độc khó gom miệng, nên như thế rằng đậu hủ khô thực tỳ mà kiện vị, bởi cái chín của đậu vậy. Vỏ đậu hủ có tác dụng làm thực tỳ khi tỳ hư. Đậu hủ cháy khai vị khí bởi giải biểu à lại chín thì bổ. Lại rằng sao lên ăn thì nóng, nấu ăn thì hàn, trâu bò ăn vào thì ấm, ngựa ăn vào thì mát, mặc dùn cùng trung một dạng mà công hiệu khác nhau (Bản Thảo Tuyển Chỉ).
8- Đại đậu vốn cứng chắc là đồ bổ thận, dùng khi đã chế xị thì ướp lên men, biến cái cứng chắc thành bọng rỗng, khí ướp bên ngoài sinh mốc meo, chất dịch trong đậu đã tan ra ngoài, nên có tính tán biểu của ngoại tà ‘Cát Hồng Trửu Hậu Phương’ cho ‘Thông Xị Thang’ rằng chứng Thương hàn có vài loại (Đây cái gọi là ‘Thương hàn có vài loại’ tức là do trong Nạn Kinh ghi rằng thương hàn có 5 ví dụ, hễ khi xuân ôn, hạ nhiệt, thấp ôn,  đông ôn,  cổ nhân đều dùng 2 chữ thương hàn để gọi chung). Người bình thường đã không thể phân biệt, nay đã dùng một thuốc mà kiêm chữa cả (ở đây gọi là ‘một thuốc’ có nghĩa là một toa thuốc vậy) tức là ‘Thông xị thang’, thuốc chỉ có 2 vị Thông bạch và Đậu xị). Thật không nói oan nhưng Đậu xị dùng để phát hãn giải biểu thời xưa, là tan nhiệt phần da dẻ, chỉ lấy nó chưng hấp qua, chất bọng xốp, nhẹ mà phát tán được, mà nay ở các chợ Giang Triết lại dùng ‘Ma Hoàng Thang’ tẩm qua, thì hiệu lực phát hãn lại đột ngột tăng gấp bội. Ông Thọ Di vào tiết Trọng thu năm Nhâm dần, đột nhiên cảm lạnh, hơi rét phát sốt, bệnh vốn không nặng, chỉ có lúc ấy đang tập chữa bệnh, không dám tự tin,  lại mời ông nào đó thầy thuốc cùng lang kê toa, dùng Đạm đậu xị 9g, lúc đầu dùng 1-2 thang, bệnh tình không gì thay đổi nhiều, mãi khi dùng tới thang thứ 3 thì người phát nóng hâm hấp, mồ hôi đổ như tắm, sau 3 ngày, bất kể nằm ngủ mồ hôi lâm li không ngừng, dẫn đến thần khí hôn mê, như  trong sương mù, lúc đầu lưỡi có rêu trắng nhầy mà sau khi ra quá nhiều hồ hôi, đột nhiên lưỡi bóng như gương, con cháu lại cho dùng tiếp đại tể thuốc thanh vinh ích tân, mà bệnh nằm 3 tháng, lâu ngày chưa hồi phục, lúc bấy giờ cũng quy lỗi cho sự mạo muội của người thầy thuốc, rằng người vốn âm dịch bạc nhược, không nên dùng luôn thuốc phát tán, đúng ra trong thuốc này tuy có Ma hoàng, liều dùng thật ít, sao lại đưa đến sự chuyển biến nhanh chóng này, đó chính là cách chế ngoài trợ không đúng cách, lầm dùng Ma hoàng quá nhiều mà dẫn đến. Nhưng cũng có thể biết rằng Đậu xị ngày nay đã không được xem liều dùng như cổ thư ghi. Chi tử thang của cách xưa Trọng Cảnh dùng để chữa phiền não sao khi bị phép thổ hạ, cho đến sau khi xổ mạnh mà mình nóng không lui, đau trong ngực, đều lấy cái nghĩa chất nhẹ xốp của nó, tuyên thông sự uất tức trong ngực. Nay thì chất thuốc đã khác, tính thuốc không giống e rằng không còn có tác dụng này, ngày xưa lại dùng để chữa lỵ ra máu, lỵ ra đàm nhớt trắng đỏ, đều lấy sự tuyên thông cái ách tắc làm công hiệu. Nay đà dùng Ma hoàng trong cách chế thì không thể nói như xưa (Trương Sơn Lôi).
+  Đậu xị dùng trong trường hợp cảm mạo phong nhiệt hoặc bức rức mất ngủ chẳng hạn chứng ‘Chi Tử Xị Thang’, nếu bào chế có vị đắng tính lạnh, còn Đậu xị dùng trong trường hợp cảm mạo phong hàn hư  chứng của ‘Thông Xị Thang’, nếu bào chế vị Đậu xị có mùi cay ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét