Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Loài Hedyotis diffusa Willd. (Cây Lưỡi Rắn Trắng)

Tên khác: 
Bạch hoa xà thiệt thảo, An điền lan, Bòi ngòi bò, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng
Tên khoa học: 
Hedyotis diffusa Willd.
Tên đồng nghĩa: 
Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb.
Họ: 
Cà phê (Rubiaceae)
Tên nước ngoài: 
Bai hua she she cao, Snake-needle grass.
Mẫu thu hái tại: 
Đồng nai, tháng 05-2009.
Số hiệu mẫu: 
LRT 0509
Thân cỏ, mọc bò, có đốt thưa. Thân non 4 cạnh, màu xanh hay nâu nhạt; thân già tiết diện tròn, màu nâu tím, thân càng già càng nâu đậm, bề mặt có nhiều nốt sần.  đơn, mọc đối. Phiến lá thuôn hẹp, đầu nhọn; dài 1.5-3 cm, rộng 1-3 mm, mặt trên màu xanh lục đậm và có nhiều chấm lốm đốm, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá nguyên, hơi cuộn xuống phía dưới. Lá có một gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, các gân bên không rõ. Không có cuống lá. Lá kèm là một phiến màu xanh nhạt, cao 1.5-2 mm; đỉnh chia 2-3 răng không đều, màu nâu nhạt. Hoa riêng lẻ hiếm khi 2 hoa ở nách lá. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa 1-5 mm, màu nâu. Bao hoa: Lá đài 4, màu xanh, mép và gân giữa màu nâu tím, hơi dính ở đáy; 4 thùy hình tam giác hay hình trứng nhọn ở đầu, dài 1 mm, bìa có rìa lông; tiền khai van. Cánh hoa 4, màu trắng hay phớt tím; ống tràng cao 2 mm, loe ở họng, bên trong không có lông; 4 thùy ngắn hơn ống tràng, hình bầu dục, đầu nhọn; tiền khai van. Nhị 4, đính ở gần họng tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị màu trắng, ngắn; bao phấn dài bằng chỉ nhị, màu trắng ngà, 2 ô, nứt dọc, đính giữa, hướng trong. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình cầu, đường kính 30-32 mm, có 1-3 lỗ nảy mầm, bề mặt có nhiều chấm tròn, chiết quang. Lá noãn 2, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, giá noãn rất lồi. Vòi nhụy 1, màu vàng nhạt, nhẵn, dài 2 mm, đính trên đỉnh bầu. Đầu nhụy 2, màu trắng, thuôn dài, nằm sát nhau, dài tương đương vòi nhụy, có nhiều gai nạc. Quả nang; cuống màu tím ở gốc, màu xanh ở ngọn. Quả hình bán cầu hơi hẹp lại ở đỉnh, có 2 thùy cạn, cao 2-2.5 mm, rộng 3 mm, các lá đài tồn tại hơi tỏa ra nhưng không vuông góc với quả. Vỏ quả khi non màu xanh, khi già màu vàng nâu. Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu vàng, hình dạng khác nhau: đa giác, trứng hay bầu dục có góc cạnh, kích thước 0.3x0.2 mm. Dưới kính hiển vi độ phóng đại 100 lần thấy bề mặt hạt có nhiều vân đậm hình đa giác.
Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:
Đặc điểm giải phẫu: 
Vi phẫu thân trưởng thành gần tròn. Biểu bì là những tế bào hình vuông hay hình chữ nhật, kích thước to và khá đều, có lỗ khí rải rác. Mặt ngoài biểu bì có lớp cutin răng cưa mỏng; lông che chở đơn bào to, ngắn, đầu tù, bề mặt có vết lấm tấm. Mô mềm vỏ là mô mềm đạo, gồm 3-4 lớp tế bào, hình tròn hay hình bầu dục nằm ngang, kích thước không đều, vách mỏng, có các tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành từng bó trong tế bào. Nội bì tạo thành vòng liên tục, tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước không đều, thân già thấy rõ đai Caspary, lớp nội bì phát quang khi soi bằng ánh sáng huỳnh quang. Tế bào trụ bì kích thước nhỏ hơn nội bì. Libe 1 xếp thành từng cụm, tế bào nhỏ, vách uốn lượn. Libe 2 gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, dẹp, xếp khá đều. Vùng gỗ 2 gồm từ 5-7 lớp tế bào, mạch gỗ 2 to, hình đa giác, nằm rải rác; tia gỗ nhiều, tia libe tế bào có kích thước khá lớn. Bó gỗ 1 thường cấu tạo bởi 2-3 mạch gỗ, phân hóa ly tâm rõ; ít nằm phía dưới các mạch gỗ 2 mà thường có ở dưới vùng mô mềm gỗ cấp 2. Mô mềm tủy là những tế bào tròn hay hơi đa giác, kích thước không đều, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình khối hiếm.
Vi phẫu láGân giữa: Mặt trên hơi lõm, tế bào biểu bì hình bầu dục đứng, cutin có răng cưa cạn. Biểu bì dưới tế bào gần tròn, nhỏ hơn tế bào biểu bì trên; lông che chở đơn bào ngắn, rộng, đầu hơi thuôn, bề mặt có nhiều chấm. Tế bào mô mềm to, hình đa giác, không đều, xếp chừa những đạo nhỏ. Cung libe gỗ hướng về phía dưới: gỗ ở trên, mạch gỗ hình đa giác, tia gỗ rõ; libe ở dưới. Mô dày góc nằm trên gỗ và phía dưới libe.
Phiến lá: Tế bào biểu bì trên rất to, hình vuông, bầu dục hay đa giác có cạnh. Mô mềm giậu gồm 2 lớp tế bào, lớp trên là những tế bào thuôn dài, lớp dưới xếp xen kẽ và có kích thước bằng 1/2 lớp trên. Mô mềm khuyết là những tế bào hình bầu dục hay tròn xếp chừa những khuyết nhỏ. Tế bào biểu bì dưới hình bầu dục hẹp, kích thước rất nhỏ so với tế bào biểu bì trên, có nhiều lỗ khí. Tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối ít.
Vi phẫu rễ: Bần gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước nhỏ. Mô mềm vỏ đạo, hình tròn hay bầu dục nằm ngang, có tinh thể calci oxalat hình kim thành từng bó nằm trong tế bào nhưng không nhiều. Libe 1 rõ, libe 2 ít. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ to, hình bầu dục hay đa giác nhưng không nhiều.
Đặc điểm bột dược liệu: 
Bột toàn cây gồm các thành phần sau: Mảnh biểu bì thân gồm những tế bào hình đa giác thuôn dài, mang lỗ khí kiểu song bào. Mảnh biểu bì trên của lá tế bào hình đa giác, hơi dài, không có lỗ khí. Mảnh biểu bì dưới của lá, tế bào có vách uốn lượn, mang lỗ khí kiểu song bào, khe lỗ khí hẹp. Mảnh mô mềm. Hạt phấn hoa tròn, có 1-3 lỗ nảy mầm. Mảnh vỏ quả trong. Mảnh vỏ hạt tế bào hình đa giác. Mảnh nội nhũ. Mảnh mạch gồm các loại: mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình kim, hình khối ít.
Phân bố, sinh học và sinh thái: 
Đông Nam và Tây Nam Trung Quốc, các nước nhiệt đới ở vùng Châu Á. Cây mọc ở nhiều nơi, thường gặp ở các bờ ruộng, vùng trung du và đồng bằng, nhất là vào tháng 6. Ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè-thu, tháng7-9.
Bộ phận dùng: 
Toàn cây (Herba Hedyotidis diffusae) thường được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo. Thu hái vào mùa hè, thu. Rửa sạch, phơi khô để dùng.
Thành phần hóa học: 
Cây có các flavonoid như: kaempferol, kaempferol 3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol3-O-(6"-O-L-rhamnosyl)-beta-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranosid và quercetin 3-O-(2"-O-beta-D-glucopyranosyl)-beta-D-glucopyranosid. Ngoài ra còn có acid urolic, b-sitosterol, stigmasterol, các iridoid glucosid như: 6-O-p-coumaroyl, 6-O-p-methoxycinnamoyl và 6-O-feruloyl ester của scandosid methyl ester.
Tác dụng dược lý - Công dụng: 
Tác dụng bảo vệ thần kinh trên chuột thử nghiệm. Cây có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Với nồng độ 0.5-1 g dược liệu/ml có tác dụng ức chế tế bào báng Ehrlich và tế bào carcinom. Cây còn có tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, khi dùng chủng vi khuẩn Salmonella typhymurium TA 100 làm thí nghiệm. Ngoài ra, cây cũng kích thích sự tăng sinh của tế bào lách chuột, do đó người ta cho rằng dược liệu có khả năng điều hòa miễn dịch. Về tác dụng chống viêm, nước sắc H. diffusa tăng cường khả năng thực bào của hệ thống mô lưới - nội mô (reticulo endomethelium) và của tế bào bạch cầu.
Công dụng
Rất thông dụng với tên Bạch hoa xà thiệt thảo (Việt nam) hay Bai hua she she cao (Trung Quốc). Cây được sử dụng ở nước ta từ thời Tuệ Tĩnh, dùng chữa rắn cắn, sởi đậu, chống ung thư; trị lậu, máu xấu, thiếu mật, bao tử bị ung nhọt và bệnh, trị bệnh gan, hạch, ung thư... Ở Trung Quốc được dùng làm thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm amygdale, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu. Dùng ngoài, chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp. Còn dùng điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu. Ở Ấn Độ, cây dùng trị bệnh về gan mật, vàng da, sốt, lậu, máu xấu.
H. diffusa còn kết hợp với H. corymbosa và Mollugo pentaphylla dưới tên Peh-Hue-Juwa-Chi-Cao như một tác nhân chống khối u và dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị.
Bài thuốc có Bạch hoa xà thiệt thảo:
- Chữa viêm thận cấp có phù, nước tiểu có albumin: Bạch hoa xà thiệt thảo, Xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, Mao căn 30 g, Sơn chi tử 9 g, Tô diệp 6 g. Sắc nước uống.
- Chữa sỏi mật, viêm ống mật: Bạch hoa xà thiệt thảo, Nhân trần, Kim tiền thảo mỗi thứ 30 g, làm thành thuốc uống.
- Chữa mụn nhọt, vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 30-60 g. Sắc nước uống.
- Chữa trẻ em kinh nhiệt (sốt, co giật), khó ngủ: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi, giã nát, vắt lấy nước, uống mỗi lần một thìa canh, ngày 2-3 lần.
- Thuốc tiêm Bạch hoa xà thiệt thảo: Mỗi ống 2 ml, dung dịch trong, vàng đậm, dùng tiêm bắp, mỗi lần 2-4 ml, ngày 2 lần. Dùng chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm amygdale, viêm phổi, viêm túi mật, viêm ruôt thừa, còn dùng trị ung thư.
Snake-aiguille herbe
Còn được gọi với các tên khác là:Xà kim thả,Bai Hua She She Cao,Bạch hoa xà thiệt thảo,Oldenlandia diffusa (Willd) Roxb (= Hedyotis diffusa (Willd) Roxb),Rubiaceae

Đại cương :
Ngoài tên giống Oldenlandia còn có tên khác đồng nghĩa là Hedyotis; một số nhà thực vật đã chuyển tên Hedyotis như là một tên ưa thích.
Xà kim thảo thu hoặch chính là Oldenlandia diffusa (= Hedyotis diffusa), nhưng còn có một số loài khác espèce của Oldenlandia  cũng được dùng như cây xà kim thảo như là Oldenlandia corymbosa.
Oldenlandia thuộc họ Rubiaceae và được thu hoặch từ thiên nhiên. Xà kim thảo chủ yếu ở những tỉnh phía đông nam Trung hoa, Quảng tây, Quảng đông và Phúc kiến, Vân nam, Chiết giang, Giang tô, càng ngày càng phát triển ở những vùng thấp trong những cánh đồng ẫm ướt.
Oldenlandia là một dược thảo lâu đời nhất trong y học truyền thống Trung hoa và có một tên cũng dài nhất so với những tên dược thảo khác.
Tên dược thảo được đặc ra do hình dạng của lá, mỏng và nhuyển có hình dạng trong giống lưỡi con rắn. Cả bộ phận dùng trong đơn thuốc là thân và rể. Khi thu hoặch loại bỏ những rể phụ xơ nhỏ.
Oldenlandia diffusa, còn gọi là “ Snake-aiguille herbe”, gọi “ Xà kim thảo ” hay tiếng Trung hoa là “ Bai Hua She She Cao ”, đã được sử dụng trong y học truyền thống Trung hoa để chữa trị một loạt những tình trạng, cụ thể bệnh ung thư và những bệnh nhiễm siêu vi khuẩn như là bệnh nhiễm virus gan.
Không giống với những thảo dược truyền thống, phương pháp chữa trị này đã  xảy ra từ đầu thế kỷ 20 è, theo viện y học truyền thống.
Những báo cáo Memorial Sloan Kettering Cancer cho thấy Xà kim thảo có thể chống lại bệnh ung thư theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc thúc đẩy hiện tượng tự hủy của những tế bào ung thư và gia tăng khả năng của hệ thống miễn nhiễm tiêu diệt những khối u. Tuy nhiên, không đủ bằng chứng để xác nhận lợi ích của dược thảo để điều trị ung thư hay những tình trạng khác.
Xà kim thảo thu hoặch vào mùa hè và mùa thu, được phơi khô bằng dưới nắng mặt trời và bảo quản hay sử dụng ở trạng thái tươi.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Trung Quốc, phía đông nam Trung hoa Quảng đông Quảng tây, Phúc kiến.
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, nhất niên, thân có 4 cạnh, mọc lan ra và phân nhánh. Cao khoảng 20 đến 30 cm, nằm phủ và cong xuống.
Lá, mọc đối, thẳng không cuống, 2 lá bẹ mọc đối nhau, thẳng, dài 1 đến 3 cm rộng 1 – 3 mm, bìa lá nguyên.
Hoa, cô độc hay từng cập, mọc ở nách lá, màu trắng, có 4 thùy, ít khi hồng và nhỏ, không cuống. mềm, đài hoa hình mũi giáo nhọn, kết thành ống dài hình cầu. Cánh hoa tù, láng, cánh hoa láng cả 2 mặt. Nhụy đực 4, đính ở thành ống cánh hoa. Bầu noản 2 buồng, vòi nhụy chẻ 2, chứa nhiều noản.
Quả, nang hình cầu, dẹt ở đầu, rộng hơn dài ở viên nang, phẳng ở trên. Đài còn lại ở đỉnh nang .
Hoa trổ hầu như quanh năm.
Bộ phận sử dụng :
Toàn cây, rể, thân, lá.


Thành phần hóa học và dược chất :
 ► Xà kim thảo chứa :
- β-sitosterol,
- γ-sitosterol,
- stigmasterol,
- ursolic acide
- và oleanolic acide.
Còn chứa :
- p-coumaric acid
- and anthraquinones.
- Hentriaconotane
- Stigmastatrienol
- p-Coumnic
- Sitosterol-D-glucoside
- Asperuloside
- Deacetylasperulosidic acid
- Scandoside methylester
3 hợp chất iridoid glucosides mới đã được phân lập từ bộ phận trên không của cây.
(Asolkar et al., 1992).
► Trong năm 2005, những nhà nghiên cứu Đại Hàn đã tìm thấy vài chất trong Xà kim thảo Oldenliandia diffusa và là một :
- Glycosides iridoïdes,
- Oldenlandoside III (5);
- Geniposidic acide (1),
- Scandoside (2),
- Feretoside (3),
- Omicron-10-méthyl-ester benzoylscandoside (4),
- Asperulosidic acide (6)
- và acide deacetylasperulosidic (7).
Hợp chất 1, 2 và  7 có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa  LDL ,
-5-0-p-hydroxycinnamoyle scandoside de méthyle,
-5-0-méthyle Feruoyl scandoside
-2-méthyl-3-hydroxyanthraquynose
-2-méthyl-3-methoxyanthraquynose
-2-méthyl-3-hydroxy-4-methoxyanthraquynose
Những nhà nghiên cứu Hồng Kông tìm thấy hợp chất hóa học của Xà kim thảo Odenlandia theo nguồn và có chức năng tùy thuộc vào môi trường sống. Nhưng dù sao thành phần hóa học chánh của Xà kim thảo Odenlandia diffusa vẫn là :
- Asperuloside,
- E-6-O-P-méthyl ester coumaroylscandoside
- và E-6-O-P-méthyl ester coumaroylscandoside-10-méthyl éther.
► Vào năm 2007, Zhou và al YJ đã phân lập 9 hợp chất của Xà kim thảo Odenlandia và họ :
Chín (9) hợp chất đã được phân lập và xác định tên như :
▪ 2,6-dihydroxy-1-méthoxy-3-méthylanthraquinone (1),
▪ 2-hydroxy-1-méthoxy-3-méthylanthraquinone (2),
▪ 2-hydroxy-3-méthylanthraquinone (3),
▪ quercétine-3-O-[2-O-(6-OE-sinapoyl)-bêta-D-glucopyranosyl]-bêta-glucopyranoside (4),
▪ quercétine-3-O-[2-O-(6-OE-féruloyl)-bêta-D-glucopyranosyl]-bêta-glucopyranoside (5),
▪ kaempférol-3-O-[2-O-(6-OE-féruloyl)-bêta-D-glucopyranosyl]-bêta-galactopyranoside(6),
▪ quercétine-3-O-(2-O-bêta-D-glucop-yranosyl)-bêta-D-glucopyranoside (7),
▪ rutine (8)
▪ quercertin et (9).
● Hợp chất 1 và 8 đã ly trích từ cây Odenlandia lần đầu tiên và là một hợp chất mới.


Đặc tính trị liệu :
► Theo y học cổ tuyền Trung Hoa, Xà kim thảo có đặc tính :
- vị hơi đắng légèrement amères,
- tính ngọt, douces,
- và đặc tính hàn,
▪ Chức năng của xà kim thảo là :
- phát nhiệt,
- giải quyết độc chất,
- và giảm sưng da,
▪ Xà kim thảo Oldenlandia có thể sử dụng trong và ngoài cơ thể.
▪ Sự sử dụng nổi tiếng cả Oldenlandia diffusa là :
- chữa trị độc bị rắn cắn,
- đặc biệt là vết cắn của rắn agkistrodon, một giống của nhóm rắn vipère.
▪ Xà kim thảo Oldenlandia cũng được sử dụng để chữa trị :
- những vết thương,
- nhọt đầu đinh trên da,
- viêm ruột dư appendicite,
- đau cổ họng maux de gorge
- và những trường hợp viêm đường tiểu infections des voies urinaires.
▪ Những thí nghiệm được tiến hành ở Trung hoa cho thấy dung dịch trích cửa Xà kim thảo chữa trị được một số loại ung thư thực hiện ở động vật.
Nhưng những nghiên cứu này chưa được thực hiện nhân đôi ở người.
►  Đặc tính y học :
● Hiệu quả tác dụng :
Xà kim thảo Snake-aiguille herbe là một dược thảo có hương vị dể chịu làm thay đổi hạ nhiệt và có những đặc tính như :
- kháng khuẩn anti-bactéries,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- chống khối u anti-tumorale,
- chống siêu vi khuẩn anti-virus,
- hạ nhiệt abaisse la fièvre,
- lợi tiểu diurétique,
- hoạt động chủ yếu trên gan foie,
- và đồng thời kích thích hhệ miễn nhiễm système immunitaire,
- hạ nhiệt fébrifuge,
- bổ tim cardiotonique,
- dịu đau trấn thống sédatif,
- lọc máu dépuratif,
- giảm viêm réduit l'inflammation,
- giảm đau.
● Xà kim thảo được sử dụng bên trong cơ thể để chữa trị :
- sốt fièvres,
- bệnh suyễn asthme,
- bệnh ho toux,
- bệnh vàng da jaunisse,
- máu không tinh khiết impur le sang,
- nhiễm đường tiểu infections urinaires,
- sự gắt gỏng, cáu kỉnh biliousness,
- nhiễm ruột dư cấp tính appendicite aiguë,
- và những bệnh ung thư của hệ tiêu hóa cancers de l'appareil digestif,
- vấn để về mật bile.
● Bên ngoài cơ thể dùng để chữa trị :
- những vết cắn rắn độc morsures de serpents,
- nhọt, ung mũ abcès,
- nhọt đầu đinh furoncles,
- vết bầm nghiêm trọng sévères contusions.
● Tẩy dọn sạch những nguyên liệu nhiệt và độc hại :
- những chất độc hại, thúc đẩy sự tuần hoàn máu .
● Loại bỏ những máu ứ stase du sang để :
- cường lực năng lượng ( sthénie chaleur ) hội chứng của khí  syndrome qifen như : giận dữ, tức giận, phiền muộn, khó chịu, điên tiết……..
- hội chứng nhiệt độc chaleur toxique,
- đặc biệt viêm ruột dư appendicite,
- đau cổ họng ,
- và sưng hàm quai bị oreillons,
- mụn trứng cá acné,
- viêm da chảy mồ hôi mỡ dermatite seborrheic,
- và những dạng khối u khác, như là khối u bộ máy tiêu hóa appareil digestif,
- ung thư gan cancer du foie,
- ung thư tuyến tụy pancréas,
- ung thư bàng quang vessie,
- ung thư hạch lymphome,
- bướu u cơ  tử cung  hystéromyome v…v…
- và cũng cho vết bị rắn cắn.
● Tẩy sạch nhiệt - ẫm ướt dùng cho :
- bệnh vàng da dạng của “ nhiệt- ẫm ”, dùng phối hợp với Spica Prunellae (xia ku cao) khô thảo thuộc họ lamiaceae và  Radix Glycirrhizae ( gan cao ) rể loại cây cam thảo réglisse;
- bệnh nhiễm virus gan cấp tính, bao gồm dạng mãn tính,
- cũng cho bệnh đái giọt, đái lâu và đau strangurie dạng nhiệt chaleur,
- bệnh bạch đới leucorrhagia dạng ẫm-nhiệt.
- bệnh phù thủng œdème.
● Tác dụng dược lý  effets pharmacologiques :
▪ Xà kim thảo là một thuốc tác động :
- hiệu quả ức chế những loại bệnh bạch cầu trên người khác nhau leucémie humaine trong phòng thí nghiệm in vitro.
- và bệnh ung thư gan ở chuột .
- và tế bào ung thư Walker carinoma 256,
- tế bào ung thư cổ tử cung carcinome cervical 14,
- tế bào khối u ác tính sarcome 180, ( là một loại tế bào khối u phát triển ở trung mô như xương, sụn, mỡ, cơ bắp, mạch máu và các mô tạo máu )
- ung thư gan dạng nhu mô parenchyme trên người in vivo.
▪ Xà kim thảo ức chế:
- sự phân bào của sarcoma 180
- thúc đẩy sự hoạt động của những thực bào đơn nhân mononucléaires
- và chức năng của vỏ thượng thận.
▪ Dung dịch trích của Xà kim thảo Oldenlandia diffusa tác dụng :
- có hiệu quả ức chế sự tăng trường của tất cả 8 dòng tế bào ung thư.
- và gây gia tăng  đáng kể hiện tượng tự hũy apoptose tế bào ung thư.
▪ Hơn nữa, có một sự ức chế đáng kể trên di căn phổi métastases pulmonaires ở mô hình động vật mà không có những phản ứng phụ bất lợi nào đáng kể.
▪ Chiết xuất của Xà kim thảo có thể là một tiềm năng chống ung thư.
● Hoạt động dược lý pharmacologique :
• Những hợp chất :
- coumarines,
- những triterpènes,
- poly-saccharides
- và "B" sitostérol
ức chế sự tăng trường của tế bào ung thư cổ tử cung và tế bào khối u sarcome 180 thực hiện trong phòng thí nghiệm in vitro.
• Thúc đẩy hoạt động thực bào của những bạch huyết cầu và dịch thể miễn dịch immunité humorale.
● Chức năng :
- để giảm nhiệt soulager la chaleur,
- giải độc désintoxiquer,
- kích thích sự lưu thông máu stimuler la circulation.
- hổ trợ cho thận diurèse.
Nghiên cứu :
Những nghiên cứu khác nhau trong phòng thí nghiệm của hoạt động Xà kim thảo  Oldenlandia chỉ rằng cây Xà kim thảo có thể góp phần vào :
- sự ức chế tăng trưởng của các tế bào ung thư,
- thúc đẩy hiện tượng tự hũy của những tế bào ung thư apoptosis,
- và cải thiện tăng cường hệ thồng miễn nhiễm chống lại các tế bào ung thư.
● Trong phúc trình của năm 2006 « Bằng chứng cho Oldenlandia diffusa gợi hiện tượng tế bào tự hũy apoptose của những tế bào ung thư thông qua phương cách gẫy vở superoxyde và sự kích hoạt của những phân hóa tố caspases " par Yadav SK Lee và SC của trường y khoa Yong Loo Lin thuộc Đại học Quốc gia Singapour, những nhà nghiên cứu đã kết luận rằng  «  Dung dịch trích trong éthanol của cây xà kim thảo có hiệu quả gợi lên sự tự hũy của những tế bào ung thư có thể do sự kích hoạt của những phân hóa tố caspases gây nên bởi gẫy bể » « Nghiên cứu này đã được đăng trong báo PubMed.gov, ấn phẩm trực tuyến của l'US National Library of Medicine, National Institutes of Health
● Một nghiên cứu được tiến hành bởi những nhà nghiên cứu của Đại học Kingston, Anh Quốc cho thấy Xà kim thảo Oldenlandia diffusa :
- ức chế đáng kể sự tăng trưỏng của các tế bào bệnh bạch huyết leucémie HL60
- và gây nên hiện tượng tự hũy trong một tế bào độc lập với chu kỳ tế bào, có thể bởi sự cảm ứng của thiệt hại của génotoxique. ( tác nhân gây tổn thương trong DNA mà cuối cùng có thể dẫn đến sự đột biến.
Phân tích sơ bộ cho thấy một số hóa chất xuất hiện, hình như là nguyên nhân gây ra hành động gây độc tế bào của Xà kim thảo Oldenlandia diffusa.
Chủ trị : indications
- Khối u ác tính tumeur maligne,
- Nhiễm trùng niếu đạo infections urétrales,
- viêm họng pharyngite,
- viêm hạch 2 bên cuống họng ( hầu hạch ) hay gọi là biến đào thể tonsilities. rất phổ biến nhất gây ra do nhiễm trùng bởi virus hay vi trùng có triệu chứng bao gồm đau họng và sốt .
- những dạng khối u khác nhau différents types de tumeur,
- đặc biệt những khối u đường tiêu hóa tractus digestif,
- ung thư bạch huyết lymphosarcome,
- ung thư gan và thanh quản Carcinome du foie et larynx.
- đồng thời dùng cho ruột dư appendicite,
- viêm virus gan hépatite,
- viêm phổi pneumonie,
- viêm túi mật cholécystite,
- bệnh nhiễm đường tiểu infection urinaire,
- nhọt furonculose,
- viêm tế bào dưới da, mô tổ ong  cellulite
- và những vết rắn cắn morsures de serpent.
Giai thoại Xà kim thảo :
Oldenlandia, có một tên dài nhất trong những cây của Trung hoa, vượt qua tên của cordyseps  Đông trùng hạ thảo (dongchongxiacao). Xà kim thảo được gọi tên là baihuasheshecao (đôi khi viết là Bai Hua She She Cao). Thuật ngữ này có ý nghĩa rất đơn giản, đề cập đến những lần đầu người ta dùng để chữa trị cho bệnh nhân bị rắn cắn.


Baihuashe : là tên của con rắn agkistrodon tên một giống rắn trong họ Viperidea, cũng là loài rắn mà người Trung hoa dùng làm thuốc.
Chữ Baihua : tượng trưng cho hoa trắng, chỉ những hình đồ trên da của con rắn.
She : chỉ “ cô rắn ” she ( Anh ),elle ( Pháp ) cô ( Việt ).
Bởi vì tiếng tăm của dược thảo này, trị được rắn độc và có hiện diện những chiếc lá hình kim giống như lưỡi rắn nên được gọi là Shecao, nghĩa là cỏ dại, nghĩa đen là lưỡi. Chữ cao dùng để chỉ bất cứ loại cỏ nào.
Việt nam dịch âm thành « Bạch hoa xà thiệt thảo » do tên Bai Hua She She Cao, hay « Xà kim thảo » do tên “ Snake aiguille herbe ”.
Ngày nay, cụ thể hơn, người ta dùng để chữa trị những rắn độc khác như là Trimeresurus albolaris, có nguồn gốc ở miền nam Trung hoa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét