Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Mã tiên thảo-Herba Verbenae

Cỏ roi ngựa

co roi ngua Cỏ roi ngựa

Tên khác:

Mã tiên thảo.

Tên khoa học:

Herba Verbenae

Nguồn gốc:

Toàn cây bỏ rễ của cây Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Glycosid (verbenalin).

Công dụng:

Chữa lở ngứa, tiêu mụn nhọt.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g khô (25-50g tươi), dạng thuốc sắc, thường kết hợp với các vị thuốc khác.
Cỏ roi ngựa hay còn gọi là mã tiền thảo là một loại cỏ hoang thường mọc ở chân đê hay các bãi hoang. Cỏ roi ngựa có rất nhiều công dụng quý giá đối với cơ thể, trong đó có mái tóc. Dưới đây là cách ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi […]

Cỏ roi ngựa hay còn gọi là mã tiền thảo là một loại cỏ hoang thường mọc ở chân đê hay các bãi hoang. Cỏ roi ngựa có rất nhiều công dụng quý giá đối với cơ thể, trong đó có mái tóc. Dưới đây là cách ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa.

Công dụng của cỏ roi ngựa:

Theo đông y, cỏ roi ngựa có vị đắng, tính mát. Loại cỏ này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cũng như thông kinh và lợi tiểu do đó sử dụng cỏ roi ngựa giúp đào thải độc tố hiệu quả. Nhờ đó, bệnh tật được ngăn chặn, điển hình là bệnh rụng tóc.
Ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa 1
Cỏ roi ngựa giúp tăng cường tuần hoàn máu
Đặc biệt, cỏ roi ngựa nổi bật với khả năng ức chế sự hình thành cũng nhứ sự gắn kết với các thụ thể trong nang tóc của hoocmôn DHT (tác nhân gây ra triệu chứng rụng tóc) do đó giúp ngăn rụng tóc hiệu quả.
Ngoài ra, theo phân tích của các nhà khoa học, cỏ roi ngựa có tính năng cải thiện tuần hoàn máu. Khi máu lưu thông dễ dàng, không chỉ các bệnh liên quan đến tim mạch được ngăn chặn mà tóc cũng được nuôi dưỡng chắc khỏe. Bị rụng tóc vì thế mà được đẩy lùi.
Không những vậy, cỏ roi ngựa còn có tính oxy hóa cao vì thế sử dụng loại cỏ này giúp ngăn chặn quá trình lão hóa của tế bào, điển hình là nang tóc. Tóc vì thế mà tránh được nguy cơ gãy rụng.
Với những đặc điểm trên, sử dụng cỏ roi ngựa được coi là cách ngăn ngừa rụng tóc hữu hiệu.

Cách sử dụng:

Cỏ roi ngựa có thể được tìm thấy trong các hiệu thuốc đông y do đó cách ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa không khó khăn để thực hiện.
Ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa 2
Ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa
- Nguyên liệu: cỏ roi ngựa
- Cách làm: chị em rửa sạch cỏ và gội đầu sạch sẽ. Tiếp đến, đun một nồi nước sôi rồi thả cỏ vào đun trong khoảng 20 phút thì tắt bếp và để nguội bớt. Đến khi nước chuyển sang ấm là dùng được.
-Cách dùng:chị em sử dụng nước để gội đầu, kết hợp với matxa nhẹ nhàng. Sau cùng xả lại tóc một lần nữa và lau khô.Áp dụng công thức này đều đặn 2-3 lần/tuần giúp ngăn rụng tóc hiệu quả.

Cỏ the, Cóc mẩn, Cóc ngồi, Cây thuốc mộng - Centipeda minima (L.) A. Br. et Aschers

Cỏ the hay còn gọi là cóc mẩn, cóc ngồi, cây thuốc. Là cây thảo, cao 5 - 20cm, ngọn có lông màu trắng nhạt. Lá nhỏ, mọc so le, khía 1 - 2 răng ở mỗi bên mép. Cành hoa sát mặt đất, hoa hình đầu màu vàng nhạt, mọc ở ngọn hay ở bên, đối diện với một lá rất bé.
Cỏ the, Cóc mẩn, Cóc ngồi, Cây thuốc mộng - Centipeda minima (L.) A. Br. et Aschers., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo chỉ mọc hằng năm, cao 5-20cm; cành hoa sát mặt đất. Ngọn có lông màu trắng nhạt. Lá nhỏ, mọc so le, khía 1-2 răng ở mỗi bên mép. Hoa hình đầu màu vàng nhạt, mọc ở ngọn hay ở bên, đối diện với một lá rất bé. Trong đó có 5 dãy hoa cái ở phía ngoài, ở giữa là hoa lưỡng tính hình ống. Quả bế, các quả phía ngoài hình 4 cạnh, và quả phía trên dẹp, tất cả đều có lông. Cây ra hoa từ cuối mùa xuân đến mùa hạ.  
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Centipedae Minimae.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ðông Dương, thường mọc hoang ở ruộng ẩm hay khô, phổ biến sau vụ gặt, ưu thế vào tháng giêng. Thu hái toàn cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học: Thân lá bóp ra có mùi hôi do cây có tinh dầu và một chất màu nâu nhạt hay vàng nhạt có vị đắng, ít tan trong nước lã, tan nhiều trong nước nóng, rất tan trong cồn. Người ta đã xác định được trong cây có tarasterol, taraxasteryl acetat và arnidiol.
Tính vị, tác dụng: Cỏ the có vị cay, mùi hắc, tính ấm; có tác dụng thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu thũng, tiêu viêm, tiêu sưng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được chỉ định dùng chữa: 1. viêm họng cấp và mạn, viêm mũi dị ứng; 2. viêm phế quản mạn tính, ho gà; 3. Bệnh giun đũa, bệnh lỵ amíp, bệnh sốt rét; 4. Chấn thương, tạng khớp; 5. Ðau mắt đỏ sưng, đau màng mộng mắt, viêm mắt có mủ; 6. Ðau dạ dày, ỉa chảy, nôn mửa. Dùng ngoài trị rắn cắn, viêm mủ da, viêm da thần kinh, chai chân và đắp bó gãy xương. Liều dùng 3-9g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng, giã cây tươi đắp ngoài.
Ðơn thuốc:
1. viêm mũi, nghẹt mũi; dùng Cỏ the, hoa Mộc lan (chồi hoa) mỗi vị 6g. Ké đầu ngựa (quả) 10g, sắc nước uống. Dùng ngoài, nghiền riêng Cỏ the hoặc lẫn với Tế tân và Bạch chỉ và đặt mỗi lần một ít vào trong mũi.
2. Mẩn ngứa eczema dùng Cỏ the (2 phần), Ðậu xanh (1 phần) muối (vài hạt); cả ba thứ giã nhỏ đắp lên chỗ mẩn ngứa đã rửa sạch.
Quả bế, các quả phía ngoài hình 4 cạnh, và quả phía trên dẹp, tất cả đều có lông. Cây ra hoa từ 2 - 5 ra quả vào tháng 4 - 7. Cỏ the thường mọc hoang ở ruộng ẩm hay khô, phổ biến sau vụ gặt. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây cả rễ, thu hái vào mùa khô là tốt nhất, rửa sạch, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cỏ the có vị cay, mùi hắc, tính ấm; có tác dụng thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu thũng, tiêu viêm, tiêu sưng. Chữa các bệnh viêm họng, cảm mạo, hen suyễn, lở loét ngoài da…
Một số cách sử dụng để chữa bệnh
-Chữa ho do cảm lạnh: Cỏ the khô 15g (30g tươi). Rửa sạch đổ nước 500ml, sắc còn 100ml; chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
- Hỗ trợ chữa viêm amiđan: Cỏ the 30g, gạo nếp 30g. Cỏ the rửa sạch cắt khúc cho vào xay hoặc giã nát chắt lấy nước cốt. Gạo nếp vo sạch, lấy nước cỏ the để ngâm gạo nếp, sau đó nghiền gạo nếp thành bột nước, ngậm và nuốt từ từ từng ít một. Dùng từ 3 - 5 ngày.
- Hỗ trợ chữa ho gà: Dùng cỏ the 15g, cát cánh, cam thảo, bách bộ mỗi thứ 6g. Đổ 600ml nước, sắc lấy 150ml nước, thêm chút đường, chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày một liệu trình.
- Chữa mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Dùng cỏ the khoảng 15 - 20g, xuyên sơn giáp 2g (đốt tồn tính), đương quy vĩ 9g; thêm 1 bát rượu, giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên nhọt, 3 giờ thay băng một lần.
- Hỗ trợ điều trị mẩn ngứa (eczema): Cỏ the khoảng 15g, thêm một ít đậu xanh, muối vài hạt; cả 3 thứ giã nhỏ đắp lên nơi tổn thương đã rửa sạch trong 3 giờ. Mỗi liệu trình 5 ngày.

Cây bách bộ (Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác)Stemona tuberosa Lour.

1.  có tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.
2. Họ: Bách bộ (Stemonaceae)
3. Tên khác: , sam síp lạc (Tày), mùi sấy dòi (Dao), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (H’mông).
4. Mô tả:
Cây: Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt.
Dược liệu: Rễ cong queo, dài 15cm trở lên, đường kính 0,5 -1cm. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc. Ðầu trên hơi phình to, còn vết của gốc thân, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc. Thể chất mềm dẻo. Mặt cắt ngang thấy mô mềm vỏ màu vàng nâu, trụ giữa (lõi) màu trắng ngà. Vị đắng, hơi ngọt
Thu hái: Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
cay bach bo day ba muoi cu ran trau Cây bách bộ (Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác)
Cây bách bộ (Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác)
5. Phân bố:
Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác. Ở  vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.) Franch. et Savat.
6. Trồng trọt:
Bách bộ ưa khí hậu ôn hoà. Cây thường mọc hoang ở sườn đồi hay ven suối, ẩm mát, thích đất pha cát, nhiều mùn.
Có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc bằng chồi gốc. Hạt chín vào mùa thu (tháng 8-9). Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 3-4) và đánh cây con trồng vào mùa xuân năm sau.
Chọn nơi đất ẩm, râm mát và thoát nước trong mùa mưa để làm vườn ươm. Sau khi làm đất tơi nhỏ, lên luống cao 15-20cm, rộng 70-80cm. Rạch hàng cách nhau khoảng 20cm. Khi gieo hạt cách nhau 2-3cm. Rắc tro bếp lên hạt, phủ đất dày độ 0,5cm và phủ rơm rạ hay cỏ khô để giữ ẩm và chống kết vàng ở mặt luống. Sau khi cay mọc, làm cỏ, vun xới, đảm bảo vườn ươm luôn luôn sạch cỏ và đất ẩm xốp. Khoảng 1 năm có thể đánh trồng.
Khi trồng, chọn khu đất thoát nước ven đồi nhưng phải đảm bảo đất luôn luôn ẩm. Cuốc đất sâu khoảng 20cm, để ải 20-30 ngày, sau đó làm nhỏ đất. Trồng với khoảng cách 50 x 20cm. Mỗi hốc trồng một cây. Hàng năm, có thể trồng xen các cây ngô hoặc đậu đỗ giữa hai hàng Bách bộ. Trồng cây xen, có thể vừa sử dụng đất hợp lý vừa che bóng cho Bách bộ. Khi cây Bách bộ mọc dài khoảng 20cm, cần cắm que cho cây leo. Có thể gieo thẳng kjhoong qua vườn ươm. Mỗi hốc gieo 4-5 hạt. Khi đánh cây cũng để lại mỗi hốc 1 cây.
Trong sản xuất còn dùng chồi gốc để trồng. Khi thu hoạch, cắt rễ củ làm thuốc và cắt thân lá còn lại khoảng 5cm sẽ được chồi gốc làm giống. Có thể tách ra nhiều mầm để trồng. Trồng bằng gốc, chóng được thu hoạch nhưng được ít giống. Bách bộ trồng được 2-3 năm có thể thu hoạch.
7. Bộ phận dùng:
Rễ củ đã chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).
8. Thu hái, chế biến:
Đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô (Bản Thảo Cương Mục).
Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
9. Thành phần hoá học:
Trong rễ củ Bách bộ (Stemona tuberosa) có nhiều alcaloid khác nhau. Ngoài ra trong rễ củ còn có glucid (2,3%), lipid (0,84%), protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic, oxalic…).
Trong rễ của loài Stemona tuberosa Lour. đã xác định có các alcaloid: Tuberostemonin (C22H23O4N), Neotuberostemonin oxotuberostemonin (C22H31O5N), stenin (C17H22O2N), stemotinin (C18H25O5N), isostemotinin (C18H25O5N), tuberostemoninol (C22H34O6N), Bisdehydroneotuberostemonin.
10. Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng vi trùng: Radix Stemonae in vitro có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus pneumoniae, Hemolytic streptococus, Neisseria meningitidis và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
Tác dụng diệt ký sinh trùng: dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của Bách Bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp… (Trung Dược Học).
Tác động lên hệ hô hấp: nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).
Dùng trong bệnh nhiễm: Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ, cho thấy có 85% có hiệu quả giảm ho (Trung Dược Học).
Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: ngâm giun trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng kháng khuẩn: Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột gìa và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
11. Công năng:
Nhuận phế, giảm ho, bài trùng
12. Công dụng:
Thường dùng chữa viêm khí quản, lao phổi, ho gà, lỵ amíp; Kháng khuẩn, long đờm; Chữa giun móc, giun đũa, giun kim; tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da. Còn dùng diệt bọ chét, chấy rận, sâu bọ.
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, cao, bột, viên. Uống liền 4-6 ngày. Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ, diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận.
Người tỳ vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ bị ngộ độc. Giải độc bằng nước ép gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
13. Cách dùng, liều lượng: - Chữa ho: 3 – 15g một ngày.
Tẩy giun: 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.
Dùng ngoài: Nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi ghẻ lở.
14. Bài thuốc:
14.1. Hen khí quản: Bách bộ, Tử uyển, nhân hạt Mơ, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
14.2. Ho gà: Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
14.3. Tẩy giun kim: Bách bộ nấu nước thụt.
Kiêng kỵ: Người tì vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Giải độc bằng nước ép Gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
Ghi chú:
Nước ta  có một số loài thuộc chi Stemona như : Stemona pierrei Gagnep. Stemona saxorum Gagnep., cũng được dùng làm thuốc như loài Stemona tuberosa Lour.
Dược điển Trung Quốc quy định Bách bộ là rễ củ loài Stemona tuberosa Lour.; Stemona sessilifolia Miq.; và Stemona japonica (Bl.) Miq.
Ở Trung Quốc Bách bộ thường bị giả mạo bởi rễ của các loài Asparagus filicinus Ham. ex. D. Don. và Asparagus officinalis L, var. altilis L, họ Bách hợp (Asparagaceae).
pf button both Cây bách bộ (Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác)
Chủ đề:

Râu mèo, cây cảnh đẹp - cây thuốc quý

Cây Râu mèo (Kidney Tea plant = Cat’s Whiskers) tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.; tên đồng nghĩa: O. aristatus (Bl.) Miq.; O. stamineus Benth. in Wall., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) là một cây cảnh đẹp, cây thuốc quý, được trồng khắp nơi ở nước ta.
Cỏ đa niên, cao 1 m; thân vuông; thường không lông, lá có lông hay không, hình tim, bìa có răng to. Phát hoa ở ngọn nhánh, dài đến 10 cm; hoa thành luân sinh 6 hoa; 5 răng; vành trắng hay tim tím; tiểu nhụy rất dài (bằng 2 - 3 lần vành, trông như râu mép con Mèo). Bế quả nhỏ, láng.
Theo y học cổ truyền, cây Râu mèo có tính mát, vị ngọt, lạt, hơi đắng; có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trừ thấp.
Tây y từ lâu cũng đã nghiên cứu thành phần hóa học cho thấy Râu mèo chứa saponin mà chủ yếu là các orthosiphonin A, B, C, D, E; sinensetin, scuteralin, salvigenin, acid ursolic, acid rosmarinic, rất giàu kali, một polyalcol là mesoisonitol; các flavonoid chiếm 0,23% trong cây khô (9 flavonaglycon, 2 flavon glycosid, 1 coumarin, 1 acid cafeic và 7 dẫn xuất khác của acid cafeic); phytosterol (chất béo), một ít đường pentose, hexose, glucose, lalactose, và khoảng 0,65% tinh dầu… kali…
Có tác dụng lợi tiểu rất tốt (vì nhiều muối K), trị phù thũng, đau thận, bọng đái, tê thấp, thống phong ( gout); acid ursolic làm giảm đường huyết (dùng trị tiểu đường ở Đài Loan); cao huyết áp, hạ nhiệt, trị mụn trứng cá; thí nghiệm in vitro chống nhiều siêu vi khuẩn (Ch. Abst. 1984).
Về dược tính, các nhà nghiên cứu đã xác định Râu mèo không độc, có tác dụng lợi tiểu (nhờ cao toàn phần mà chủ yếu do kali, orthosiphonin, mesoisonitol…). Tác dụng lợi tiểu này làm tăng bài tiết chất cặn bã như urê, acid uric, Na+, Cl-… và đặc biệt không làm mất kali nhiều như các thuốc lợi tiểu tây y.
Về dược lý lâm sàng, theo các tác giả Ấn Độ, Râu mèo rất có ích để điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, Râu mèo có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng khỏi tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch chiết Râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Ngoài ra, dịch chiết lá Râu mèo có tác dụng  hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.
Trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá Râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu.
Ba loại benzochomen và 4 loại diterpen nhóm isopimarane ly trích từ lá Râu mèo có tác dụng giảm co thắt cơ trơn gây ra bởi nhiều tác nhân kích thích.
Chất ly trích bằng metanol từ lá Râu mèo cho thấy có tác dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol.
Các flavonoid trong Râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể, do đó Râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.
Trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn: một ở Pháp trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy: một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá Râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym typ 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh Râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat.
Râu mèo được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong các chứng bệnh thống phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, sỏi niệu, tiểu ít, viêm gan, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu (trái rạ), sởi (ban đỏ), đái tháo đường, cao huyết áp…
Liều lượng và cách dùng: thường dùng cành lá mang hoa lúc chớm nở, tươi từ 20 - 60 g; khô từ 12 - 30 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, pha như trà hoặc chế biến thành cao. Các thuốc tây từ cây Râu mèo như orthosiphon, betasiphon… dưới dạng cao lỏng trong ampoule chỉ cần pha loãng vào nước chín để uống. Viên sỏi thận Domesco® gồm cao hột Chuối chát, cao Rau om, cao Râu mèo, cao hột Lười ươi: trị sỏi đường tiết niệu, viêm thận, bàng quang.
Vài toa thuốc phối hợp có Râu mèo:
Viêm thận mãn, viêm bàng quang, thấp khớp, thấp ngoài khớp, viêm đường mật:
- Cây Râu mèo 40 g
- Tỳ giải 30 g
- Rễ cây Ý dĩ 30 g
Đổ ngập nước sắc uống trong ngày; dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.
Tiểu máu, tiểu buốt, tiểu ra sỏi:
- Cây Râu mèo 40 g
- Thài lài trắng (Rau trai) 30 g
Thêm 3/4 lít nước sắc còn nửa lít rồi thêm 6 g Hoạt thạch (bột talc) uống trong ngày, dùng trong một tuần lễ.
Thận dương suy kém kèm theo hiện tượng bụng dưới đau tức:
- Râu mèo 16 g
- Cây Mã đề 20 g
- Rễ tranh 12 g
- Tô mộc 12 g
- Rễ Cỏ xước 16 g
- Rễ cây Ruột gà 12 g
Dược liệu khô, sắc với nửa lít nước 150 - 200 ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản, da dẻ xanh xao vàng bủng, táo bón kinh niên:
- Râu mèo             30 g
- Cỏ Lưỡi rắn 30 g
- Cây Chó dẻ 30 g
- A ti sô 20 g
- Cỏ Mực 30 g
Dược liệu khô thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong vài ba tháng.
Tiểu đường:
- Râu mèo tươi 50 g
- Khổ qua (dây, lá, trái non, tươi) 50 g
- Cây Mắc cỡ khô 6 g
Dược liệu tươi rửa sạch, bằm nhỏ, Mắc cỡ sao vàng, thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 để uống trong ngày, dùng liên tục 3 tháng đi thử máu lại.      
Thận trọng:
Mặc dù với liều lượng thông thường, Râu mèo không thấy có tác dụng gây độc cấp tính.
 Tuy nhiên, do tác động trên sự cân bằng ion K+, Na+… và các phân hóa tố, vì vậy, không nên dùng thường xuyên và lâu dài Râu mèo với liều cao.

Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

cây chàm mèo-Strobilanthes flaccidifolius Nees

 cây chàm mèo


Ở vùng rừng núi phía Bắc nước ta có một loại cây nhỏ thường mọc nơi ẩm ướt hoặc được người dân trồng để nhuộm vải màu xanh chàm gọi là cây chàm mèo. Cây chàm mèo có tên khoa học là Strobilanthes flaccidifolius Nees, họ Ôrô - Acanthaceae. Cây sống nhiều năm, cao từ 50 - 100cm, thân nhẵn, phân nhiều nhánh, cành, các mấu phình to lên. Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục, thon dài 10-12cm, mép khía răng. Hoa mọc thành bông màu lam tím, phía trên loe ra có 5 thùy, quả nang dài. 
Ngoài công dụng nhuộm vải, chàm mèo còn được biết đến như một cây thuốc quý. Bộ phận dùng: Lá được chế biến khô gọi là thanh đại, thân rễ và rễ gọi là bản lam căn. Lá thu hái lúc cây xanh, tươi tốt, giai đoạn bánh tẻ nghĩa là không non quá hoặc không già quá, đem về phơi khô. Có thể chế thanh đại thành dạng bột bằng cách ngâm lá chàm mèo vào vại nước cho đến khi nẫu nát, vớt bỏ bã lá, kiềm hóa bằng một ít vôi cục, quấy đều, vớt lấy bọt chàm nổi lên trên mặt, phơi khô trong bóng râm, nghiền nhỏ để dùng. Rễ có thể thu hoạch sau khi hái lá, rễ được đào lên, rửa sạch, phơi khô.
Theo Đông y, lá và rễ chàm mèo đều vị đắng, tính hàn, quy vào 2 kinh can, vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết dùng chữa các chứng bệnh cấp tính: sốt caonhức đầu, miệng khát, phát ban, chảy máu cam, lỵ, mụn nhọt độc, mẩn ngứa, viêm họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm amidan, viêm đường hô hấp. Nghiên cứu gần đây cho thấy thanh đại có tác dụng tốt trong việc chữa trị ung thư bạch cầu do có chứa indirubin. Rễ chàm mèo (bản lam căn) còn dùng chữa viêm não truyền nhiễm, viêm não B, thương hàn,quai bị.
Những bài thuốc thường dùng có chàm mèo
Bài 1: Rễ chàm mèo 30g, hoàng cầm 15g, huyền sâm 10g, cát cánh 10g, liên kiều 10g, sài hồ 10g, ngưu bàng 10g, thăng ma 3g, mã bột 5g, cam thảo 5g, trần bì 5g, cương tàm 5g, bạc hà 5g. Sắc uống ngày một thang. Công dụng: chữa cảm nhiễm độc tà, sốt cao, sợ lạnh, đầu mình đau nhức, khát nước, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhợt.
Bài 2: Lá chàm mèo khô 15g (tươi 30g) kim ngân hoa 30g, thạch cao sống 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Tác dụng: Chữa viêm não, sốt cao, khát nước
Bài 3: Chữa cảm mạo phong nhiệt: Rễ chàm mèo 15g, đại thanh diệp 10g, cát cánh 10g, bạc hà 9g, sinh cam thảo 3g. Sắc lấy 200ml uống một lần ngày một thang, uống 2-3 thang.
Bài 4: Chữa trẻ em bị cảm mạo dẫn đến các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, người khó chịu, sốt cao, miệng khát: Dùng lá chàm mèo khô 10g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày. Trường hợp bệnh nặng: Rễ chàm mèo 30g, hoàng cầm 15g, áp chích thảo 30g, xạ can 9g, quán chúng 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Bài 5: Chữa viêm họng, ban sởi, loét miệng, mẩn ngứa: Rễ chàm mèo 12g, hoàng bá 8g, kim ngân hoa 10g, đại hoàng 9g, cam thảo 5g. Sắc uống.
Bài 6: Chữa bệnh sởi kết hợp với viêm phổi: Rễ chàm mèo 9g, kim ngân hoa 9g, thiên hoa phấn 3g, hạnh nhân 3g, huyền sâm 6g, mạch môn đông 3g, tang diệp 3g, tiền hồ 3g, cam thảo 1,5g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, uống 3-4 thang.
Bài 7: Chữa viêm amidan, sưng hạch ở cổ: Lá chàm mèo khô 15g, bồ công anh 15g; huyền sâm 12g. Sắc uống.
Bài 8: Chữa ban đỏ kết vảy thể huyết nhiệt: Rễ chàm mèo 15g, hạt ích mẫu 15g, tử thảo bì 15g, đan bì 15g, bạch truật 15g, ngân hoa 15g, sinh địa 15g, phục linh 10g, bạch tiên bì 15g, kinh giới 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang chia 3-4 lần, liên tục 3-4 thang.
Bài 9: Chữa viêm da do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc sâu bọ đốt: Lá chàm mèo 30g, xích thược 20g, hồng hoa 10g, đào nhân 15g, tạo thích 30g, sơn giáp sao 10g. Sắc uống ngày một thang, bã thuốc đem đun lại 2 lần, lấy nước rửa nơi bị bệnh.
Bài 10: Chữa viêm gan truyền nhiễm thể hoàng đản cấp tính: Rễ chàm mèo 50g, kim tiền thảo 50g, sa tiền 20g, chỉ xác 20g, nhân trần 50g, hoàng cầm 25g, mộc hương 15g, mang tiêu (hòa sống) 15g. Sắc uống ngày một thang, liên tục 15-30 thang.
Bài 11: Chữa quai bị: dùng rễ chàm mèo 18g, xích tiểu đậu 15g, thanh bì 6g, kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần, dùng 2-4 thang. Hoặc rễ chàm mèo 18g, kim ngân hoa 9g, hạ khô thảo 9g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-4 thang.
Bài 12: Chữa viêm kết mạc cấp tính, đau mắt đỏ, kết mạc sung huyết, mí mắt sưng to, chảy nước mắt: Rễ chàm mèo 20g, bồ công anh 18g, hoàng liên 10g, từ hoa địa đĩnh 15g, liên kiều 15

Lá giang-Ô rô nước-Kim tiền thảo ( Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi tiết niệu )

Kim tiền thảo có vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt, lợi thủy, thông đường niệu..., thường dùng chữa viêm thận phù thũng, viêm gan vàng da, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, sỏi tiết niệu. Liều dùng 80g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị khác.
Lá giang: Có tên khoa học  là Ecdysanthera rosea, thuộc họ trúc đào. Cây lá giang thường hay mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Nhân dân thường dùng để nấu canh chua và làm thuốc giải nhiệt. Cây lá giang có vị chua, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chỉ thống (giảm đau), bài thạch (chữa sỏi tiết niệu)...
Cách dùng: Lá giang tươi (có thể dùng cả dây) 200g. Sắc uống ngày một thang, chia nhiều lần uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng nước sắc lá giang cho bệnh nhân sỏi thận uống trong 1 tháng liên tục thì 67% số bệnh nhân đã đái ra sỏi.
Ô rô nước: Có tên khoa học Acanthus ilicifolius Linn. Thường mọc hoang ở vùng nước lợ. Cây có tác dụng chữa các bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, khó tiêu, rắn cắn, thấp khớp, hen, đau dây thần kinh.
Cách dùng: Rễ cây ô rô nước 12-20g, cam thảo dây (hoặc cam thảo Bắc) 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Đợt điều trị 10-15 ngày, có thể dùng dài ngày nếu sỏi to.
Kim tiền thảo: Có tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb) Merr, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Còn có tên gọi vảy rồng, mắt rồng, mắt trâu, đồng tiền lông. Kim tiền thảo có vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt, lợi thủy, thông đường niệu..., thường dùng chữa viêm thận phù thũng, viêm gan vàng da, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, sỏi tiết niệu. Liều dùng 80g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị khác.
Cách dùng:
Bài 1: Kim tiền thảo 20-30g, cam thảo dây (hoặc cam thảo Bắc) 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống lâu dài có thể làm tan sỏi.
Bài 2: Kim tiền thảo 30g, thạch cao 40g, đậu ván trắng 30g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Dứa dại: Có tên khoa học là Pandanus tectoriuss Sol. Thuộc họ dứa dại Pandanaceae. Còn gọi với tên là dứa gai, dứa thân gỗ. Được dùng chữa các bệnh tiết niệu, gan, mẩn ngứa, trĩ...
Cách dùng:
Bài 1: Rễ dứa dại 30g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Quả dứa dại 50g, kim tiền thảo 20g, mã đề 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục hàng tháng.
Bài 3: Quả dứa dại 50g, quả chuối hột 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Thạch vĩ: Có tên khoa học Pyrrosia lingua (Thunb) Faraell. Thuộc họ ráng Polypodiaceae. Còn gọi là cây luỡi mèo. Thường mọc bám trên đá hoặc thân cây. Toàn cây hay thân rễ được thu hái dùng làm thuốc. Thạch vĩ có vị đắng, hơi cay, tính hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt chỉ huyết, tiêu thũng, tán kết, lợi tiểu... Thường dùng chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu.
Cách dùng:
Bài 1: Thạch vĩ 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 2: Thạch vĩ 12g, bòng bong 30g, kim tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.