Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Rau đắng biển – Công dụng của rau đắng biển

Rau đắng biển – Công dụng của rau đắng biển

Rau đắng biển có tên khoa học là Bacopa monniera. Nó được sử dụng trong nền Y học cổ truyền Ấn Độ cách đây 3.000 năm.
 Rau đắng biển   Công dụng của rau đắng biển
Những dược tính chữa bệnh hết sức kỳ diệu của loài thực vật này đã khiến người dân cổ xưa Ấn Độ dành cho nó một thái độ tôn kính. Những người Hindu giáo (Bà La Môn) còn gọi cây này là Brahmi, vốn là một từ có nguồn gốc từ “Brahma”. Nếu những ai có biết về Hindu giáo, tôn giáo hết sức thịnh hành ở Ấn Độ, thì rất dễ dàng biết rằng Brahma là đấng sáng tạo, đó là một trong những ngôi trong tam vị nhất thể bên cạnh hai ngôi còn lại là Vishnu (Đấng bảo tồn) và Shiva (Đấng hủy diệt).
Theo các tài liệu y học cổ của Ấn Độ, loài thực vật này có tác dụng giúp gia tăng khả năng ghi nhớ, giảm sự mệt mỏi về tinh thần, giúp con người tỉnh táo hơn, chữa bệnh động kinh, chữa một số bệnh về đường ruột… Theo các nhà nghiên cứu, người Ấn Độ đã sớm nhận thức tầm quan trọng của não bộ, vì cơ quan này đóng vài trò quan trọng cho các hoạt động sống của con người và chính vì tác dụng diệu kỳ của Bacopa monniera cho não bộ mà nó đã được các tín đồ Hindu tôn thờ và gọi là “Brahmi”.
Thật ra, loài thực vật này cũng hết sức quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người dân sống ở đồng bằng Nam bộ, vùng đất phì nhiêu, chằng chịt kênh rạch. Bacopa monniera chính là rau đắng biển. Có thể nói nếu xét về mặt văn hóa dân tộc thì rau đắng xứng đáng góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa ẩm thực đặc sắc Nam bộ. Vùng đất này dập dìu tôm cá, rau quả sẵn có rất nhiều đã tạo nên nền ẩm thực dân dã đầy những tiếng cười hào sảng của những con người chân chất giữa khung cảnh thiên nhiên đong đầy những câu hò, điệu lý. Nói về ẩm thực Nam bộ thì không thể nhắc đến rau đắng biển. Loại rau này thật “dễ tính” như con người ở đây, không cần chăm bón vẫn có thể mọc ở những nơi nào có đất như: bờ ruộng, bụi tre, mọc lẫn với cỏ, ở sau hè, góc vườn. Rau đắng ngon nhất khi vừa sau mưa, vì lúc đó cọng rau sẽ mập tròn. Rau đắng có thể nhúng vào các loại lẩu, nấu các loại canh như: canh cá đồng, canh cá lóc hoặc đơn giản nhất là chấm với mắm kho quẹt… Ai đã từng ngồi giữa khung cảnh đồng quê hữu tình,thưởng thức chén lẩu cá với rau đắng biển, thỉnh thoảng nhấp một chút men nồng chắc hẳn sẽ không thể quên được cảm giác thú vị này. Người ta ghiền rau đắng cũng có lí do của nó, vì đa số cảm nhận của mọi người sau khi ăn nó xong là sự căng thẳng thần kinh do áp lực công việc cũng giảm, hôm sau làm việc thấy trí óc tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn, chứng nhiệt trong người gây bứt rứt cũng bớt thấy rõ, một số trường hợp mắc chứng rối loạn tiêu hóa cũng ổn định được phần nào…

Giải mã dược chất trong rau đắng biển

Hiện nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ phần nào về loài rau này. Rau đắng có chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, có tác dụng gia tăng tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống oxy hóa tế bào não, giúp cho sự tỉnh táo (alertness) và nhận thức (awareness). Một số người Ấn Độ cổ gọi cây này là Phenavati. Theo tiếng Phạn thì “Phena” có thể tạm hiểu là tính tạo bọt. Quả thật khi rau đắng được nấu với nước, nó sẽ sản sinh ra lượng bọt nhiều mà ngày nay người ta cho rằng khối bọt này chính là saponin trong rau đắng biển được phóng thích ra. Người ta cũng phát hiện alkaloid brahmine trong rau đắng biển, có tác dụng tượng tự như strychnin nhưng ít độc hơn.
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…

Rõ ràng, rau đắng biển đâu chỉ là một loài cây mang nặng hồn quê và có thể bất chợt một phút giây nào đó trong cuộc sống mưu sinh tất bật lại hướng tâm hồn người ta tìm về “khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”, mà còn là một dược thảo vô cùng quý giá trong việc chăm sóc cho sức khỏe con người.

Rau đắng biển – Món rau ngon, vị thuốc quý

Nhắc đến rau đắng biển, nhiều người nghĩ ngay đến những món ăn quen thuộc dân dã, rau đắng được xem là món “đặc sản” của giới bình dân. Người ta thường bắt gặp những món ăn với rau đắng như rau đắng sống chấm mắm kho, rau đắng nhúng lẩu mắm, rau đắng nấu cháo tống, rau đắng nấu canh … và vô vàn những món ăn dân dã khác. Có một điều mà tôi luôn thắc mắc, do đâu mà rau đắng biển lại có sức hấp dẫn trong ẩm thực đến vậy?

Thông tin về rau đắng biển

Rau đắng biển còn gọi là rau đắng đồng, kỳ thực nó chỉ mọc ở những vùng đồng ruộng, lũng, thấp chứ không thể sống được ở những vùng đất biển bởi nước mặn. Thân rau thon nhỏ, tròn mụp, lá xanh tròn dẹt và mọng nước. Vào mùa sa mưa, cọng rau mát mình nên “nhổ giò” lớn nhanh như thổi với cái màu xanh lặc lìa trông bắt thèm con mắt.
 Rau đắng biển   Món rau ngon, vị thuốc quý
Cây rau đắng biển
Rau đắng đất nếu xét về “nhan sắc” thì khiêm tốn, mộc mạc như chính tên của nó. Đây là cô nàng thuộc loại khó tính – chỉ “mọc sau hè”, khi mặt đất vừa khô se bởi những cơn gió bấc đầu mùa. Thân rau đắng đất mảnh mai, mọc thành bụi, nhánh mẹ đẻ nhánh con xum xuê bởi những chiếc lá mỏng, tròn tròn cỡ ngón út và có màu xanh pha sắc tím khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Còn khi nó mọc trong vườn hay ẩn dưới đám gốc rạ thì màu xanh trông thật ẻo lả.

Công dụng của rau đắng biển

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…
Rõ ràng, rau đắng biển đâu chỉ là một loài cây mang nặng hồn quê và có thể bất chợt một phút giây nào đó trong cuộc sống mưu sinh tất bật lại hướng tâm hồn người ta tìm về “khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”, mà còn là một dược thảo vô cùng quý giá trong việc chăm sóc cho sức khỏe con người.

Cách dùng rau đắng biển

Rau đắng biển là loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở ven bờ ruộng bãi cỏ, đất cát ở đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Người ta thường dùng rau đắng biển ăn như rau sống hoặc nấu chín ăn. Ðể làm thuốc, liều dùng hàng ngày là 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nấu nước tắm hoặc dùng cây tươi giã nhỏ lấy nước trộn với dầu hoả dùng xoa chỗ đau.

Cách làm món canh khoai rau đắng

Nguyên liệu : 100g thịt lạc dăm, 150g khoai mỡ, 150 g khoai lang, 100g rau đắng, Rau ngò gai, rau om
Gia vị: hành tím băm,  tiêu, hạt nêm aji ngon

Chế biến

B1. Ướp thịt với hạt nêm, tiêu, hành tím băm
- Ướp thịt với ½ muỗng café tiêu, ½ muỗng cafe hạt nêm aji ngon, 1 muỗng canh củ hành băm.
- Cho thêm 1 muỗng canh nước vào để thịt mềm và tan ra, sau đó trộn đều ướp trong khoảng 5 phút.
B2. Cắt khoai lang, khoai tím cho vừa ăn
- Khoai lang cắt khối vuông ngâm qua nước có pha chút muối giữ cho khoai không bị ra nhựa
- Khoai mỡ cắt sợi nhỏ.
B3. Nước sôi cho thịt băm, khoai lang, khoai tím
- Đun sôi khoảng 1l nước, cho phần thịt nạc dăm vào khuấy đều để thịt chín đều
- Sau đó cho khoai lang vào nấu trong khoảng 3 phút
- Tiếp tục cho khoai mỡ vào nấu trong khoảng 5 phút
B4. Nêm canh với hạt nêm rồi cho rau đắng vào.
- Nêm thêm 1 muỗng hạt nêm đun sôi trở lại rồi cho rau đắng vào.
- Rau om và ngò gai cắt khúc khoảng 1cm
- Múc ra bát và rắc thêm một ít rau om và ngò gai lên trên
Để món canh thêm thơm hơn bạn có thể rắc thêm một chút tiêu. Khoai chín mới cho rau đắng vào rau sẽ giòn và không bị đắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét