Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

BÀI THUỐC TRỊ ĐAU KHỚP: CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM- Scheffera octophylla (Lour) Harms


Ngũ gia bì có 2 loại : Ngũ gia bì chân chim và ngũ gia bì nhiều gai.
Ngũ gia bì chân chim là loại tốt và rất thông dụng.
Tên khoa học Scheffera octophylla (Lour) Harms . Họ Araliaceae.
Trong dân gian, còn gọi là Sâm nam hay Nam sâm. Đây là một trong những loại cây kiểng thông dụng, đắt tiền. Ở những vùng ẩm thấp, người ta trồng cây ngũ gia bì trong vườn nhà , quanh nhà để vừa làm cây cảnh vừa có tác dụng trừ muỗi.
Theo YHHĐ , thành phần hóa học chính là Saponin, tanin, tinh dầu, vỏ thân chứa 0,9-1% tinh dầu; vỏ cành và vỏ rễ chứa Saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanic..
Mô tả cây
Ngũ gia bì là một cây nhỏ, rất nhiều gai, cao chừng 2-3m. Lá mọc so le, kép chân vịt có từ 3-5 lá chét, phiến lá chét có hình bầu dục hay hơi thuôn dài, phía cuống hơi thót lại, đầu nhọn, mỏng, mép có răng cưa to, cuống lá dài từ 4-7cm. Hoa mọc khác gốc thành hình tán ở đầu cành. Ðầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng, hình cầu, đường kính chừng 2,5mm, khi chín có màu đen.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá.
Phân bố, thu hái và chế biến
Ngũ gia bì mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, hay gặp nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Tây, Tuyên Quang. Có mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu, Tứ Xuyên).
Thường đào cây vào mùa hạ hay mùa thu, lấy rễ, bỏ gỗ, lấy vỏ, phơi khô là được. Khi dùng để sống hoặc sao vàng sắc uống.
Vị thuốc thường là những cuộn ống nhỏ, dài ngắn không đều, dày chừng 1mm, vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, hơi bóng, có những nếp nhăn, bì khổng dài, mặt trong màu xám trắng, dai, mặt phẳng, có nhiều điểm vàng nâu. Mùi không rõ.
Theo YHCT, Ngũ gia bì chân chim có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ. Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết.

ban ngu gia bi chan chim
ngũ gia bì Còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai).
Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem.
Ngũ gia bì chân chim  được dùng chữa đau nhức xương khớp, đau bụng, suy nhược … Trong Đông y, nó là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt… Ngũ gia bì có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh mạn tính ở người cao tuổi, tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Nó có tác dụng tốt với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, rối loạn nhẹ bilirubin máu toàn phần. Ngũ gia bì còn có tác dụng hạ đường máu ở những bệnh nhân đái tháo đường tụy, điều trị sau phẫu thuật.
Rượu ngũ gia bì: chữa đau nhức khớp xương, giúp ăn ngủ ngon.
Cách làm rượu ngũ gia bì: Ngũ gia bì cạo sạch lớp dơ dính bên ngoài vỏ; Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, xay tán thành bột. Cứ 100g bột ngũ gia bì cho 1 lít rượu gạo 45độ. Ngâm trong 10 ngày, lắc đều trước khi uống, uống 1 ly nhỏ (Khoảng 10ml) trước mỗi bữa cơm chiều.
ngũ gia bì chân chim
Không được dùng cho người có triệu chứng sau:
          -Người có triệu chứng âm hư hỏa vượng.
          -Phụ nữ có thai.
          -Người có huyết áp thấp
Vỏ thân và vỏ rễ dùng chữa:
-Sổ mũi, cảm cúm phát sốt, đau họng.
-Phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp.
-Phù thũng..
Rễ dùng làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện.  
Lá dùng ngoài trị viêm da dị ứng, chàm, bỏng.
Cách dùng: Dùng vỏ thân 10-20g, vỏ rễ 6-12g dạng thuốc sắc. Rễ dùng pha hoặc sắc lấy nước uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Lá đun sôi lấy nước rửa, tắm.
Chú ý:

Tên ngũ gia bì còn dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau, vì vậy cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Tại Việt Nam, ngoài cây nói trên, còn dùng với tên ngũ gia bì các vị thuốc sau đây:
a. Vỏ cây chân chim Vitex heterophylla Roxb. (Vitex quinata Williams), còn gọi là cây mạn kinh thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây cao chừng 25m, cành hơi vuông, lá kép chân vịt gồm 3-5 lá chét, mặt trên trắng, mặt dưới vàng, có những hạch nhỏ, lá chét hai bên nhỏ hơn lá chét ở giữa. Hoa vàng nhạt, môi dưới trắng, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả hạch, hình lê, màu đen xám, có đài tồn tại. Cây này mọc nhiều ở vùng rừng núi miền Bắc, nhiều nhất ở vùng Hòa Bình. Nhân dân dùng vỏ sắc uống hay ngâm rượu vì cho rằng vị thuốc giúp ăn ngon, dễ tiêu.
b. Lá và cành cây đùm đũm hay ngấy chĩa lá, hay ngũ gia bì hoặc đũm hương (Rubus cochinchinensis Tratt. Rubus fruticosus Lour.), thuộc họ hoa hồng (Rosaceae).

Tên Việt Nam:
NGŨ GIA BÌ GAI
Tên Latin:
Acanthopanax trifoliatus
Họ:  Ngũ gia bì Araliaceae
Bộ:  Hoa tán Apiales  
Lớp (nhóm):  Cây làm thuốc 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét