Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Táo mèo còn gọi là Sơn tra ( Fructus Crataegi ) mọc tự nhiên và trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái … nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1000m. Táo mèo chính là đặc sản của vùng đất này. Cây táo mèo mọc trên những cánh rừng, chiều cao trung bình 7-10m, thân gỗ , tán lá rộng, mùa thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến với vùng này ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín, thưởng thức những quả táo mèo ngọt dòn mang theo vị chua thanh thanh từ hương rừng gió ngàn. Chúng tôi đã tới thực địa tại vùng này và leo lên  rừng táo mèo Tà Xùa – Sơn La cao trên 1700m, tâm trạng vô cùng phấn chấn với nguồn dược liệu quý này. Chính điều đó đã thúc giục chúng tôi cùng với các chuyên gia Đức nghiên cứu các giá trị của loại quả quý này. 

(Quả Táo Mèo)
Tác dụng của Táo mèo:
Theo Y học cổ truyền , Táo mèo có vị chua ngọt  thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.
Thực nghiệm invivo dịch chiết Táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E. Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.                                                        

Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.
Theo TS Dhamananda (Giám đốc viện Y học cổ truyền Porland, Oregon) các tác dụng sinh học của Sơn tra (Táomèo) có liên quan đến 4 nhóm hợp chất chủ yếu:
  • Các flavonoid (Hyperoside, Luteolin – 7 glucoside,Rutin, Quercetin, Vitexin và Vitexin rhamnosides).
  • Oligomeric procyanidins và flavans.
  • Các dẫn xuất Triterpenne, các acid hữu cơ.
  • Các phenolic đơn giản.
Viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy Sơn tra có tác dụng chống nghẽn mạch rõ rệt, giảm cholesteron, triglycerid, độ quánh máu và fibrinogen.

Đối tượng sử dụng khá rộng :
-        Người bị mỡ máu, mỡ gan, người béo phì.
-        Người kém ăn, gầy  yếu
-        Người bị các bệnh tim mạch, huyết áp cao
-        Người rối loạn tiêu hóa
-        Để phòng bệnh có thể uống đều đặn sau ăn, nhất là sau uống rượu bia, ăn nhiều thịt mỡ.
-        Trẻ em uống sữa không tiêu.
Tóm lại Táo mèo không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hóa, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, điều hòa hoạt động tim mạch, bảo vệ gan, kháng khuẩn.
Táo mèo là loại quả có tác dụng đa năng, vừa là vị thuốc quý , vừa dùng để giải khát và bổ trong ngày hè.Quả Sơn Tra có mùi thơm đặc trưng, vị chua dôn dốt, chát ngọt ngâm làm nước giải khát hoặc chế biến làm rượu vang, mứt, ô mai...
Huyện Bắc Yên là một trong những huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành phố Sơn La 100km về hướng Đông, có đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng. Độ cao trung bình so với mặt biển là 1.000m, có đỉnh Phusaphin cao 2.879m; địa hình chia cắt, nhiều núi cao, khe sâu, độ dốc lớn, có hồ Sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 6 xã, 46 bản. Huyện Bắc Yên có tiềm năng lớn để phát triển các ngành nghề nông lâm nghiệp, chủ yếu là phát triển rừng nguyên liệu; Đặc biệt huyện Bắc Yên nổi tiếng với đặc sản là Chè Tà Xùa và Táo mèo (Sơn Tra)…
Cây Sơn tra ngự trị trên những dãy núi cao từ 1.500 đến 2.000m tại Bắc Yên(quê hương của vợ chồng A Phủ), bạt ngàn những rừng Sơn Tra xen lẫn với hàng ngàn cây rừng khác.Qua những cánh rừng lá màu én bạc, trong ánh nắng xiên của buổi chiều tà có thể nhận ra cây Sơn Tra giữa muôn vàn cây rừng khác. Mùa Sơn Tra ra hoa, màu hoa trắng thấp thoáng giữa khu rừng trên các dãy núi cao. Táo mèo ra hoa vào cuối mùa xuân tầm tháng 3 tháng 4 và có quả vào mùa thu từ tháng 8 tới tháng 10, người dân tộc Mông thu hái và đem xuống các chợ bán cho các thương nhân. Cây Sơn Tra cũng giống như cây chè Tà Xùa (Bắc Yên) vốn nổi tiếng với hương vị đậm đà và hương thơm đặc trưng. Càng ở độ cao, khí hậu càng lạnh quả Sơn Tra (táo Mèo) càng có màu vàng tươi, thơm hơn và có vị chua ngọt.
Qua nghiên cứu, khảo sát hiện nay huyện Bắc Yên có khoảng 2.500 ha rừng có cây Sơn Tra cho sản lượng hàng năm đạt trung bình gần 100 tấn quả. Quả Sơn Tra có mùi thơm đặc trưng, vị chua dôn dốt, chát ngọt ngâm làm nước giải khát hoặc chế biến làm rượu vang, mứt, ô mai... Đặc biệt Sơn Tra còn là một vị thảo dược quý dùng để chữa bệnh.


Theo nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam - nongnghiep.vn thì "Trong những bài thuốc có Sơn tra có thể dùng Táo mèo thay thế, điều trị vẫn đạt kết quả tốt. Nó có tác dụng tiêu hóa thức ăn tích trệ, tán ứ huyết, sát trùng, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, hạ huyết áp, giảm cholesterol, kháng khuẩn tốt, bảo vệ gan, chống ung thư. 
Theo y học cổ truyền, Táo mèo (Sơn tra) có tác dụng: Tiêu thực hóa tích, hoạt huyết tán ứ. Chủ trị các chứng tích trệ, bụng đau tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, nước ối ra không dứt, sán khí, đau tinh hoàn.
Theo y học hiện đại: Sơn Tra được dùng khá phổ biến tại các nước Châu Âu, nhất là ở các nước Đông Âu như Nga, Ba Lan, Hungari. Tại các nước Tây Âu như Đức, Anh, Thụy Sĩ, Pháp, Sơn tra được dùng làm thuốc chữa bệnh tim mạch. Chất chiết xuất từ Sơn tra có mặt trong hơn 100 đặc chế dùng trị bệnh tim mạch như Crataegutt, Eurython, Esbericard, Cratamed…Do có tác dụng khá mạnh trên cơ tim, nên Sơn tra đã được sử dụng trong các trường hợp suy tim và giúp tăng hoạt động của cơ tim. Các amin của cây có tác dụng bổ tim. Còn các flavonoids gây sự gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, làm tăng nhịp tim, ngoài ra có tác động làm giãn mạch, nhất là mạch vành.
Sơn tra đặc biệt có công năng điều chỉnh rối loạn lipit (mỡ) máu và dự phòng tích cực các bệnh lý về tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim”.
Những năm trước đây, quả Sơn Tra chỉ được biết đến như loại sản phẩm của núi rừng giá trị kinh tế không cao vì vậy mà công tác tuyên truyền, quảng bá chưa được quan tâm. Để tìm hướng ra cho một loại cây có lợi thế với vùng cao Bắc Yên, năm 1998 được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Sơn La, Viện Chế tạo Máy Nông nghiệp, UBND huyện Bắc Yên, Công ty TNHH Bắc Sơn đã lắp đặt xưởng chế biến rượu vang Sơn Tra công suất 6.000 lít/năm. Việc nghiên cứu thành công Đề tài: "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rượu vang từ quả Sơn Tra" đã tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được thị trường chấp nhận. Để khẳng định được vị thế trên thị trường, bên cạnh việc hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn, Công ty luôn tăng cường công tác tiếp cận thị trường, phát huy lợi thế địa phương nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, lấy chữ tín làm đầu, xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm; Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và chế biến số lượng lớn Sơn Tra sau thu hoạch, đơn vị đã lựa chọn dây truyền sản xuất công nghệ sạch, tự lên men, chiết xuất rượu vang với công xuất 100.000 lít/năm, chế biến từ quả tươi thành sản phẩm rượu vang và nước cốt quả. Năm 2007, sản phẩm vang Bắc Sơn Tra của Cty TNHH Bắc Sơn đã được Bộ Y tế tặng huy chương vàng và Bộ Nông nghiệp &PTNT tặng cúp vàng Agri Viet.
Tuy nhiên đến mùa thu hoạch Táo mèo, ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu tại Cty TNHH Bắc Sơn, thì quả Táo mèo tươi mới chỉ được người dân phát triển theo hướng buôn bán tự phát, chưa có các hình thức tuyên truyền quảng bá rộng rãi, tích cực hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét