Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Bài thuốc dân gian từ cây lưỡi bò

RAU LƯỠI BÒ


Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 22/2/2014

Mô hình cây Rau lưỡi bò
-Tên gọi khác: Rau tai voi, Rau tai nai, Ngưu thiệt (Hán Việt), Ngũ cách (vị thuốc).
-Tên tiếng Anh: (Không thấy).
-Tên khoa học: Pentaphragma gamopetalum Gagnep.
-Tên đồng nghĩa :
-Các loài tương cận:
-Mồng tơi núi: Pentaphragma honbaense.
-Rau bánh láy: Pentaphragma sinensis

1-Phân loại khoa học (Scientific classification)


Bộ (ordo):
Cúc (Asterales)
Họ (familia):
Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae)
Chi (genus):
Rau lưỡi bò (Pentaphragma)
Loài (species):
Pentaphragma gamopetalum

-H Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae, J. Agardh) còn gọi là họ Rau tai voi(ở Việt Nam). Đây là một họ được tách ra từ họ Hoa chuông (Campanulaceae), thuộc Bộ Cúc (Asterales). Họ này có duy nhất 1 chi với khoảng 40 loài, chủ yếu là cây thân thảo mọng thịt, với các phiến lá bất đối xứng thường có mép lá bị xẻ khía. Chúng phân bổ ở khu vực Đông Nam Á và Malesia.
Họ Rau lưỡi bò gồm các loài thực vật khác biệt với các loài trong họ Hoa chuông (Campanulaceae). Hoa của chúng dạng xim hình bọ cạp, không cuống, đối xứng tỏa tia, với các cánh hoa lớn, dễ thấy. Bao phấn hướng ngoại và bầu nhụy nhỏ, chúng có các túi chứa mật hoa nằm giữa các vách ngăn kết nối đế hoa với bầu nhụy. Quả là dạng quả mọng.
-Chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma) là chi duy nhất thuộc họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae) hay còn gọi là họ Rau tai voi (ở Việt Nam).

2-Nguồn gốc và phân bố

-Chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma) được các nước trên thế giới phát hiện và công bố có khoảng 129 loài. Tuy nhiên theo Phương tiện thông tin đa dạng sinh học toàn cầu (GBĮIP) ghi nhận và chỉ xác định được 40 loài và phân bố như sau:

Nước
Tổng số loài
Phát hiện
Số loài do GBĮIP
Xác định
3
3
14
6
1
1
15
6
Hoa Kỳ (Hawaii)
1
1
3
1
39
15
23
1
2
1
8
2
20
3
Trên thế giới
129
40

Ở Việt Nam các cơ quan khoa học và các tác giả độc lập đã công bố phát hiện trong chi Rau lưỡi bò có khoảng 20 loài và được Phương tiện thông tin đa dạng sinh học toàn cầu (GBĮIP) xác định được ba loài đó là:
-Loài Rau lưỡi bò Pentaphragma gamopetalum.
-Loài Mồng tơi/Bồ ngót rừng Pentaphragma honbaense.
-Loài Rau bánh láy Pentaphragma sinensis Hemsl. , EH Wilson, 1906.
NguồnMạng thông tin Tài nguyên giống cây (GRIN) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Ở Việt Nam loài Rau lưỡi bò (Pentaphragma gamopetalum Gagnep.) thuộc Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae) là loài cây thân thảo đứng mọc ở các vùng núi cao 700 - 1200m thuộc: Rừng Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc), Đồng Nai, Kon Tum (Đắc Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi là Clonh srơma.
Lưu ý! Ở Việt Nam còn có hai loài cây khác cũng có tên là cây lưỡi bò gồm:
1-Cây  rau bánh lái
-Tên khoa học: Pentaphragma sinnese 
Thuộc chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma), Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae), Bộ Cúc (Asterales).
-Tên gọi khác: Cây lưỡi bò, Rau tai voi, Rau bánh lái
Trong website này có trang riêng với tên : Rau bánh lái.
2-Cây chút chít
-Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn.
Thuộc Họ Rau răm (Polygonaceae), Bộ Hoa cẩm chướng (Caryophyllales).
-Tên khác: Lưỡi bò, Thổ đại hoàng, Dương đề.
Trong website này có trang riêng với tên : Cây chút chít.

3-Mô tả

Cây rau lưỡi bò (có lá giống như lưỡi trâu bò nên gọi là ngưu thiệt).
-ThânCây thân thảo đa niên mọc đứng cao 1-1,5 m, đường kính tới 1cm, thân có rảnh.
-Rể : Rể mọc khỏe, phình thành củ, ăn sâu trong đất nên chịu hạn tốt.
-Lá : Lá có phiến hình mũi mác dài, hẹp, không cân đối, hơi nhọn ở hai đầu,  dài 12-20 cm, rộng 6-19 cm, có gốc không đều nhau, phiến lá nhẳn, mép có răng mịn, gân bên 5 đôi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 5-8 cm có lông.
-Hoa : Hoa mọc ở ngọn, mọc sát nhau nhất là ở đỉnh, cụm hoa ở nách lá, dài 5cm, có 3-6 hoa, gần như không cuống, bao hoa có 6 mảnh, lá bắc hình trái xoan, rộng hơn hoa, đài hoa hình chuông có 5 lá đài không đều, tràng hoa hình đấu, có 5 thuỳ tù, nhị dính ở gốc tràng, bầu dưới có 2 ô, chứa nhiều hạt. 
-Quả : Quả hình 3 cạnh, bầu dưới có 2 ô, chứa nhiều hạt.
Ở Việt Nam, rau lưỡi bò chỉ gặp ở các vùng rừng núi ở độ cao 700-1200m ởRừng Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc), Đồng Nai, Kon Tum (Đắc Plây) và Gia Lai (Măng Giang).

Cây rau lưỡi bò

4-Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu phân tích nào.

5-Công dụng của cây rau lưỡi bò

Rau lưỡi bò có lá và quả nấu canh ăn ngon như rau mồng tơi nên được dùng làm rau và dùng làm thuốc.
a- Cây rau lưỡi bò được dùng làm rau
Lá và đọt non được dùng nấu canh ăn ngon như rau Mồng tơi.
Cây rau lưỡi bò được Công ty Sannamfood sưu tầm, sản xuất và bán ở các siêu thị ở Hà Nội như một loại rau sạch.
Chất lượng: Tất cả các loại Rau Xanh-Rau Rừng do Sannamfood sản xuất đều đảm bảo thoả mãn các tiêu chí rau sạch tự nhiên & rau an toàn 100% theo quy trình tự động & khép kín từ trồng trọt, thu hái, đóng gói, tới giao hàng trực tiếp từ trang trại tới tận nhà khách hàng bằng xe chuyên dùng, không qua bất kỳ trung gian nào.
Cách bảo quản: Để nguyên túi trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong vòng 5-7 ngày. Trước khi chế biến rửa bằng nước sạch.
b-Cây rau lưỡi bò được dùng làm thuốc
Theo Đông y : Cây rau lưỡi bò có vị chua đắng, tính lạnh tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, nhuận tràng, sát trùng… Có tác dụng chữa táo bón, mụn nhọt, hắc lào, ứ huyết sưng đau…
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Đào lấy rễ cây già, rửa sạch, bỏ rễ con, để nguyên hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Dược liệu là mấu rễ tròn, dài 10-20cm, đường kính 1-1.5cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hay nâu tươi, có vết nhăn dọc, cắt ngang vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn màu vàng, mùi nhẹ.
c- Công dụng khác cũa cây rau lưỡi bò
Chỉ mới biết là trong dân gian, người ta dùng quả cây để ăn và chế rượu.

6-Một số bài thuốc Đông y từ cây rau lưỡi bò

1- Chữa táo bón: Rễ lưỡi bò 4g, cam thảo 4g. Tất cả rửa sạch đổ 3 bát con nước sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Uống liền 3 ngày. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).
2- Chữa hắc lào: Dùng rễ lưỡi bò 90g, phơi khô ngâm với 600ml rượu, mỗi ngày lắc bình 1 lần, ngâm khoảng 10 ngày, lọc lấy nước bôi vào vùng da bị hắc lào đã rửa sạch thấm khô, ngày 1 lần. Dùng liền 5 ngày. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).
3- Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Rễ lưỡi bò 15g, thái mỏng, cho thêm ít dấm đắp vào mụn khoảng 1- 2 giờ, tháo bỏ thuốc ngày một lần, đắp liền 3 ngày. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).
4- Chữa mẩn ngứa do nóng: Dùng lá lưỡi bò tươi 15g, rửa sạch giã nát, sát nhè nhẹ nơi ngứa, sau khi đã rửa sạch, lau khô ngày 2 lần. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).
Lưu ý ! Những người hư hàn, tiêu chảy không dùng. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).

7-Giới thiệu một số loài rau rừng khác có tên Lưỡi bò ở Việt Nam

1-Cây  rau bánh lái
-Tên khoa học: Pentaphragma sinnese 
Thuộc chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma), Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae), Bộ Cúc (Asterales).
-Tên gọi khác : Cây lưỡi bò, Rau tai voi, Rau bánh lái
Trong website này có trang riêng với tên : Rau bánh lái.

Rau bánh lái
2-Cây chút chít
-Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn., Họ Rau răm (Polygonaceae), Bộ Hoa cẩm chướng (Caryophyllales).
-Tên khác:  Lưỡi bò, Thổ đại hoàng, Dương đề.
Trong website này có trang riêng với tên : Cây chút chít.

Cây chút chít
Một vóc dáng thon thả là mơ ước của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, không ít người không thể giảm cân do những thói quen trong cuộc sống.
Cây lưỡi bò (có lá giống như lưỡi trâu bò nên gọi là ngưu thiệt) ngoài ra còn có tên gọi khác là chút chít, thổ đại hoàng, dương đề… là loại cây thảo, rễ khỏe, thân mọc đứng, có rãnh. Các lá gần gốc to hơn các lá phần trên nhiều, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp, hơi nhọn ở hai đầu, nhẵn, mép nguyên. Hoa ở ngọn, mọc sát nhau nhất là ở đỉnh, cuống hoa mảnh, có đốt ở phần gốc. Bao hoa có 6 mảnh, vòng trong tròn, kéo dài ra thành một đầu nhọn. Quả hình 3 cạnh. Cây mọc hoang ở khắp nơi, ở bờ ruộng ẩm, hoặc ở trong các ruộng rau muống, nương mạ đã hết nước.
mot-so-bai-thuoc-tu-cay-luoi-bo-1
Cây lưỡi bò thường mọc từ tháng 1 đến tháng 5.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Đào lấy rễ cây già, rửa sạch, bỏ rễ con, để nguyên hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Dược liệu là mấu rễ tròn, dài 10-20cm, đường kính 1-1.5cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hay nâu tươi, có vết nhăn dọc, cắt ngang vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn màu vàng, mùi nhẹ.
Theo Đông y, cây lưỡi bò có vị chua đắng, tính lạnh tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, nhuận tràng, sát trùng… Có tác dụng chữa táo bón, mụn nhọt, hắc lào, ứ huyết sưng đau…
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
- Chữa táo bón: Rễ lưỡi bò 4g, cam thảo 4g. Tất cả rửa sạch đổ 3 bát con nước sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Uống liền 3 ngày.
mot-so-bai-thuoc-tu-cay-luoi-bo-2
- Chữa hắc lào: Dùng rễ lưỡi bò 90g, phơi khô ngâm với 600ml rượu, mỗi ngày lắc bình 1 lần, ngâm khoảng 10 ngày, lọc lấy nước bôi vào vùng da bị hắc lào đã rửa sạch thấm khô, ngày 1 lần. Dùng liền 5 ngày.
- Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Rễ lưỡi bò 15g, thái mỏng, cho thêm ít dấm đắp vào mụn khoảng 1- 2 giờ, tháo bỏ thuốc ngày một lần, đắp liền 3 ngày.
- Chữa mẩn ngứa do nóng: Dùng lá lưỡi bò tươi 15g, rửa sạch giã nát, sát nhè nhẹ nơi ngứa, sau khi đã rửa sạch, lau khô ngày 2 lần.
Lưu ý: Những người hư hàn, tiêu chảy không dùng.















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét