Là
cây nhỡ cao 4-5cm. Lá dạng màng, hình mắt chim nhọn, gân hình tim ở
gốc, thương không cân đối, có khi có lông mềm, hay gần như nhắn, thay
đổi về kích thước và hình dạng, dài 10-20cm. Hoa thành xim, ở nách lá,
với nhiều hoa có cuống dài.
Bộ phận dùng: Rễ
Thành phần hóa học chính: Rễ chứa các alkaloid(dl-anabasin, neonicotin, veroterpin…).
Công dụng: Chữa phong thấp, đau mỏi, bán thân bất toại, chữa vết thương do đánh đập. Chữa tâm thần phân liệt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
- Chữa thấp khớp: Thôi chanh 30g, rượu trắng 2 lít, ngâm trong 7 ngày, dùng rượu thuốc mỗi lần 15g, ngày dùng 2 lần.
- Chữa tai biến, liệt nửa người: Thôi chanh 5g, hầm với thịt gà làm thức ăn.
- Chữa rắn độc cắn: Khi bị rắn cắn cần băng garô, dùng lá Thôi chanh tươi nhai nuốt nước, lấy bã đắp. Khẩn trương chuyển tới bệnh viện cấp cứu.
- Bị đòn, ngã tổn thương, tứ chi tê bại: Rễ thôi chanh 15-30g, sắc nước uống.
Ghi chú:
- Bát giác phong có độc, không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em và người già ốm yếu.
- Các
rễ con, lông rễ Bát giác phong khá độc, thường gây buồn ngủ, mệt mỏi,
nếu dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm: đầu váng, mắt hoa, bứt rứt. Khi bị
ngộ độc dùng nước sắc hạt cải củ để giải độc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét