Có một số phân loài đã được công nhận, bao gồm[5][6]:
-
- Euphorbia tithymaloides tithymaloides
- Euphorbia tithymaloides angustifolia
- Euphorbia tithymaloides bahamensis
- Euphorbia tithymaloides jamaicensis
- Euphorbia tithymaloides padifolia
- Euphorbia tithymaloides parasitica
- Euphorbia tithymaloides retusa
- Euphorbia tithymaloides smallii
Thuốc
dấu
Thuốc
dấu, Hồng tước san hô - Pedilanthus tithymaloides (L.). Poit. (Euphorbia
tithymaloides L.). thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao đến 1m, có nhựa mủ trắng.
Cành vặn vẹo, mọc thẳng đứng. Lá hình trứng, mọc so le, thành
2 dây rất đều. Hoa màu đỏ, mọc ở ngọn thân.
Cây
ra hoa tháng 3-5 và tháng 8-9.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba
Pedilanthi.
Nơi sống và thu hái: Nguyên sản ở đảo
Antilles (Trung Mỹ) được nhập trồng làm cây cảnh, làm hàng rào.
Có nhiều phân loài khác nhau bởi thân, lá có lông mịn hay không lông,
lá hẹp hay lá rộng; có một thứ gọi là Cẩm thạch (var.
variegatus Hort.) có lá với bớt xanh, hồng và trắng như vẽ bằng
màu nước, thường được trồng. Người ta thu hái toàn cây, lá
quanh năm, thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Vị chua, hơi chát, tính
hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng,
chỉ huyết sinh cơ. Rễ có tác dụng gây nôn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất
huyết, mụn nhọt lở ngứa, viêm kết mạc mắt. Có nơi dùng trị
rết cắn (với tên Ngải rít). Lá dùng trị sổ mũi và chứng
bứt rứt.
Ở
Ấn Độ, nhựa mủ của các phần xanh của cây dùng đắp lên
mụn cóc.
Ở
Malaixia, nhựa được dùng đắp vào da trị bệnh bạch biến và dùng
trị bò cạp và rết cắn.
Cách
dùng:
Lá thường dùng tươi giã đắp hoặc lấy mủ tươi đắp vết thương.
Để dùng uống trong, hãm lá trong nước sôi. Để chữa đinh nhọt
và viêm mủ da, vết thương chảy máu, giã cây tươi dùng rịt ở
ngoài. Để trị rắn cắn, giã cây tươi với một ít muối và đắp
vào vết thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét