Cây
thuốc Nam “cây Nhội” còn có tên gọi khác là cây cơm nguội hoặc cây Thu
phong, thuộc họ Thầu dầu. Cây mọc hoang, tại Hà Nội cây Nhội được trồng ở
nhiều đường phố làm bóng mát.
Mô tả: Cây gỗ cao 10-20m, lá kép, cuống dài, mọc so le, 3 lá chét, mép lá có răng cưa nông. Hoa đơn tính khác gốc, màu lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt, hình cầu, màu nâu, giống như quả Cây cơm nguội nên còn được gọi là Cây cơm nguội.
Bộ phận dùng: Lá, rễ, phơi sấy khô.
Thành phần hóa học chính: Triterpenoid, flavonoid.
Công dụng: Lá Nhội có tác dụng giải độc, tiêu sưng thủng. Lá được dùng để chữa viêm gan virus, trẻ em cam tích, viêm phổi, chữa khí hư, bạch đới. Lá non còn được dùng để ăn gỏi cá. Một số nơi dùng lá Nhội bánh tẻ thái nhỏ nấu canh ăn. Rễ và vỏ thân được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương khớp.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dạng thuốc sắc, thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Mô tả: Cây gỗ cao 10-20m, lá kép, cuống dài, mọc so le, 3 lá chét, mép lá có răng cưa nông. Hoa đơn tính khác gốc, màu lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt, hình cầu, màu nâu, giống như quả Cây cơm nguội nên còn được gọi là Cây cơm nguội.
Bộ phận dùng: Lá, rễ, phơi sấy khô.
Thành phần hóa học chính: Triterpenoid, flavonoid.
Công dụng: Lá Nhội có tác dụng giải độc, tiêu sưng thủng. Lá được dùng để chữa viêm gan virus, trẻ em cam tích, viêm phổi, chữa khí hư, bạch đới. Lá non còn được dùng để ăn gỏi cá. Một số nơi dùng lá Nhội bánh tẻ thái nhỏ nấu canh ăn. Rễ và vỏ thân được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương khớp.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dạng thuốc sắc, thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc Nam:
Chữa viêm gan virus: Lá Nhội 20g, Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa) 20g, Rau má 12g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa phong thấp đau nhức xương khớp: Vỏ thân cây Nhội 12g sao vàng, Dây đau xương 12g, Thổ phục linh 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống 10-15 thang.
Chữa khí hư bạch đới: Lá Nhội 50-80g. Sắc uống ngày một thang, chia 2,3 lần. Cũng dùng lá Nhội nấu lấy nước, pha thêm phèn ngâm rửa, kết hợp với thuốc uống.
Chữa viêm nhiễm ngoài da, sẩn ngứa, nước ăn chân, chàm: Lá Nhội và Nghể răm, nấu lấy nước tắm, ngâm, rửa. Dùng bã thuốc xát lên chỗ tổn thương.
Chữa lỵ tiêu chảy: Lá Nhội 40-60g, sắc uống. Hoặc lá Nhội 20g, Rau sam 20g. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét