Đơn lá đỏ
có tên khoa học là Excoecaria cochinchinensis Lour., Họ Thầu dầu –
Euphorbiaceae hay nhiều địa phương gọi đơn lá đỏ là Đơn tía, Đơn đỏ, Đơn
mặt trời.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Đơn lá đỏ:
Cây Đơn lá đỏ nhỏ, cao 0,7 – 1,5m. Thân nhỏ màu tía, lá mọc đối, mặt
trên màu lục sẫm, mặt dưới màu đỏ tía, mép có răng cưa. Hoa mọc thành
bông ở kẽ lá hay đầu cành. Cây mọc hoang và trồng ở nhiều nơi để làm
cảnh và lấy lá non, cành non làm thuốc.
Cách trồng Đơn lá đỏ: Trồng Đơn lá đỏ bằng hạt vào vụ đông xuân.
Bộ phận dùng, chế biến của Đơn lá đỏ: Lá Đơn lá đỏ thu hái quanh năm, phơi khô hay sao vàng.
Công dụng, chủ trị Đơn lá đỏ: Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, zona và đi ỉa lỏng lâu ngày.
Liều dùng Đơn lá đỏ: Ngày dùng từ 15 – 20g lá tươi, dưới dạng thuốc sắc.
Điều trị zona, mẩn ngứa, mất ngủ dùng 40g lá tươi sao vàng, sắc uống.
Điều trị ỉa lỏng lâu ngày dùng 15g lá tươi và Gừng tươi nướng, sao vàng, sắc uống.
Chú ý: Có 29 loại cây mang tên Đơn, mỗi địa phương có tên gọi và cách dùng khác nhau. Cần phân biệt với cây Đơn lá đỏ khi sử dụng.
Các bài thuốc có cây đơn lá đỏ:
Bài thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Cành và lá Đơn lá đỏ 20 – 30g, Thài lài, Bầu đất tía, lá Đậu ván tía mỗi loại 12 – 15g, sắc uống ngày 3 lần.
Trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau: lá
đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các
triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao
nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.
Trị zona và mẩn ngứa: đơn
lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều
ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.
Trị tiêu chảy lâu ngày: đơn lá đỏ (sao vàng) 15g, gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.
Trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em: lá đơn đỏ 12g, sắc uống, ngày một thang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét