1. Tên khoa học: Ehretia asperula Zoll. & Mor.
2. Họ: Vòi voi (Boraginaceae).
3. Tên khác: Bách giải, Xạ đen cuống, Xạ cái, cây Dót, Su bao hou ke shu (Trung Quốc).
4. Mô tả:
Cây
bụi trườn, dài 3 - 5m hoặc hơn, cành non có lông mịn, sau nhẵn, màu nâu
xám. Lá đơn, mọc so le, phiến lá nguyên, dai, không khía răng cưa, hình
bầu dục, kích thước 3 - 12 x 2 - 6 cm, chóp lá tù hay có mũi nhọn, gốc
tròn, có 4 - 6 đôi gân bên, hai mặt lá nhẵn, hay mặt dưới có lông dọc
theo gân lá. Cuống lá dài 6 - 15mm. Cụm hoa là một xim ở đầu cành nhỏ,
dài 4 - 5cm, đường kính 4 - 6cm, có lông mịn. Lá bắc hình dải đến hình
ngọn giáo, dài 3 - 10mm, tồn tại. Hoa nhỏ, có cuống dài 1,5 - 3mm. Đài
hoa màu nâu, cao 1,5 - 2,5mm, 5 thuỳ, có lông mịn. Tràng màu trắng, phần
dưới dính liền thành hình phễu, dài 3,5 - 4mm, họng rộng 5mm, 5 thuỳ
hình trứng hay tam giác, dài 2 - 2,5mm. Nhị 5, chỉ nhị dài 3,5 - 4mm,
đính cách gốc tràng khoảng 1mm. Bao phấn hình mũi tên, dài khoảng 1mm.
Bầu gần hình cầu. Vòi nhuỵ dài 3 - 4mm, xẻ nhánh dài khoảng 1mm. Quả
hạch, khi chín màu đỏ hay màu cam, đường kính 3 - 4mm, có 4 hạch, mỗi
hạch chứa một hạt.
5. Phân bố:
Cây
mọc ở vùng núi, nơi sáng và ẩm, rải rác dọc ven đường, ven rừng, dựa
hàng rào, bờ bụi, gặp ở các tỉnh Hoà Bình (huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Đà
Bắc, Mai Châu và vùng thị xã Hoà Bình), Hà Nam, Ninh Bình, Gia Lai,
Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế.
6. Trồng trọt:
7. Bộ phận dùng:
Thân, cành.
8. Thành phần hóa học:
Flavonoid, các polyphenol, tanin, acid amin, đường khử, cyanoglycosid, triterpenoid.
9. Công dụng:
Dùng
trong phạm vi nhân dân chữa ung nhọt, lở loét, chữa các trường hợp gầy
mòn, rối loạn tiêu hóa, giúp ăn ngon, mát huyết, thông kinh lợi niệu.
Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, trị mất ngủ, vàng da,
chữa chứng vô sinh. Có thời gian Xạ đen được dùng như một cây thuốc chữa
ung thư.
10. Cách dùng, liều lượng:
Ngày 15-20g dạng nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
11. Bài thuốc:
11.1.
Thông kinh, lợi niệu, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, chữa ung nhọt:
Xạ đen 15g, Kim ngân hoa 12g, các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, sao vàng
hãm uống mỗi ngày một thang.
11.2.
Thuốc tăng cường khả năng miễn dịch, giảm mệt mỏi căng thẳng, giảm đau,
hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường: Xạ đen, Nấm linh chi, Giảo cổ lam
mỗi thứ 15g, sắc uống hàng ngày.
11.3. Hỗ trợ điều trị ung thư bằng hóa chất, tia xạ: Xạ đen 30g, Cỏ lưỡi rắn 20g, Cam thảo dây 6g, hãm uống như trà hàng ngày.
Chú ý:
Trước đây một số tài liệu xác định tên khoa học của Xạ đen là
(Celastrus hindsii Benth), họ Dây gối (Celastraceae). Cây này còn gọi là
cây Cùm cụm răng, Dây gối Ấn Độ hoặc Dây gối bắc
--------------------------------------------------------------------
Cây xạ đen
1. Cây Xạ đen
Xạ đen là một loại cây thuốc Nam mọc tự nhiên
trong các khu rừng của nước ta. Không chỉ có tác dụng về mặt y học, cây
Xạ đen còn có giá trị về mặt kinh tế, được chọn là cây trồng "xóa đói
giảm nghèo” ở một số huyện của tỉnh Hòa Bình. Cây Xạ đen có tên khoa học
là Celastrus Hindsu Benth, thuộc họ CELASTRACEAE, bụi leo, nhánh non
tròn, không lông. Lá không rụng theo mùa, phiến bầu dục, to 6 - 11 x
2,5cm, dai, gân phụ 7 cặp, bìa có răng thấp. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách
lá, dài 5 - 10cm. Cuống hoa 2 - 4mm, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô.
Quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nổ thành 3 mảnh.
Theo Đông y, cây Xạ đen có vị đắng chát, tính hàn,
có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải
độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ trướng và đặc biệt trong chữa trị
ung thư. Cây Xạ đen được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng thống
kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, loại cây này có tác dụng tiêu
viêm, mát gan mật, giúp cơ thể tiêu trừ độc tính. Qua một số nghiên cứu
thấy hợp chất lấy từ Xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin còn có
thể kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư.
Liều lượng và cách dùng: Lấy khoảng 100g Xạ đen rửa
sạch cho vào ấm đun sôi khoảng 10 - 15 phút chắt lấy nước uống hằng
ngày. Có thể uống lâu dài Xạ đen nếu mắc các bệnh mà Xạ đen có khả năng
chữa trị như mụn nhọt, ung thũng, lở ngứa, ung thư...
Ngày nay, loại cây quý này đang dần cạn kiệt trước việc khai thác ồ ạt của người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét