Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Cây thuốc

Folium et Flos Cynarae scolymi
Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thùy khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn chát và hơi đắng.

Thu hái: Cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

  • Lá (Folium Cynarae scolymi)
  • Hoa (Flos Cynarae scolym)

Phân bố: Cây được trồng ở một số vùng núi nước ta (Đà lạt, Sapa, Tam Đảo).

Thành phần hoá học chính: Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin...

Công năng: Chống lão hóa, giải độc, hạ mỡ máu, mát gan, lợi tiểu.

Công dụng: Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay chè thuốc, cao mềm, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường có chế phẩm cao actiso dưới dạng viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc.

Chế biến: Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 - 600C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc. Có thể dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lý nhanh thân, lá. Sau đó phơi hoặc sấy khô.

Ghi chú: Fito Pharma có sản xuất trà Cynarin với thành phần chính từ Actiso
2.ANH TÚC XÁC (罂粟壳)
Pericarpium Papaveris
Tên khoa học: Papaver somniferum L., họ Thuốc phiện (Papaveraceae).
Tên khác: Cù túc xác.
Bộ phận dùng: Vỏ quả khô đã trích nhựa của cây Thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện (Papaveraceae).
Mô tả: Anh túc xác là quả (trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Quả là một nang hình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có màu vàng xám, cuống quả phình to ra, đỉnh quả còn núm. Trong quả chín có nhiều hạt nhỏ hơi giống hình thận, trên mặt có vân  hình mạng màu xám trắng hoặc xám đen. Khi hái để làm Anh túc xác thường thấy trên mặt quà có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3~4 đường.
Phân bố: Cây này trước đây có trồng ở một số vùng núi cao nước ta, ngày nay cấm trồng vì liên quan tới tệ nạn ma tuý.
Thu hái: Chích nhựa ở vỏ quả chưa chín vào đầu mùa hạ, đem cô đặc. Còn vỏ quả đem phơi khô.
Thành phần hoá học: Nhựa thuốc phiện, alcaloid (morphin, codein, papaverin...).
Tác dụng dược lý:
  • Đối với hệ hô hấp: Morphin là một chất ức chế mạnh và cao đối với hệ hô hấp. Liều có tác dụng đối với hệ hô hấp nhỏ hơn là liều giảm đau. Cơ chế của hậu quả này là do sự cảm nhận thấp của hệ thần kinh hô hấp đối với mức độ của Carbon Dioxid. Dấu hiệu ức chế hô hấp bao gồm thở nhanh và thở dốc. Nếu dùng quá liều hô hấp có thể trở nên khó khăn và có thể  ngưng hô hấp. Tác dụng của Codein đối với hệ hô hấp yếu hơn là Morphin. Morphin cũng ức chế cơn ho với lều nhỏ hơn liều dùng để giảm đau. Codein có tác dụng long đờm yếu hơn nhưng thường được dùng nhiều hơn vì ít tác dụng phụ.
  • Đối với hệ tuần hoàn: Morphin  gây ra giãn mạch ngoại vi và giải phóng Histamin có thể dẫn đến huyết áp thấp. Vì thế phải dùng rất cẩn thận đối với bệnh nhân mệt lả do thiếu máu.
  • Đối với vết vị trường: Morphin dùng với liều rất thấp gây ra bón do nó làm tăng trương lực  và giảm sự thúc đẩy co cơ  trong thành ruột đồng thời làm giảm dịch nội tiết tiêu hóa. Ngoài ra, nó gia tăng sức ép trong ống mật. Những hậu quả này gây ra ói mửa, bụng đau cơn đau mật. Codein tác dụng yếu hơn đối với vết vị trường.
  • Đối với hệ sinh dục  niệu: Morphin gia tăng trương lực nơi đường tiểu và cơ bàng quang.
Công năng: Thu liễm phế khí, cầm tiêu chảy, giảm ho, giảm đau
Công dụng: Trị ho lâu ngày, ỉa chảy lâu ngày, giảm đau trong các cơn đau như đau bụng, đau gân cốt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-6g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
  • Rửa sạch, loại bỏ hết hạt và gân màng , chỉ lấy vỏ ngoài, xắt mỏng, sấy khô hoặc tẩm mật ong (sao qua) hoặc sao với dấm cho hơi vàng, tán nhuyễn để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).
  • Lấy nước rửa ướt rồi bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ màng ngoài, phơi trong râm, xắt nhỏ, tẩm dấm, sao hoặc tẩm mật sao (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
  • Rửa sạch bụi, bỏ hết hột, bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ ngoài, xắt nhỏ, phơi trong râm cho khô để dùng hoặc tẩm mật sao qua hoặc tẩm giấm sao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bài thuốc:
  • Trị ho lâu ngày: Anh túc xác, bỏ gân, nướng mật, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước pha mật (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
  • Trị lao, suyễn, ho lâu năm, mồ hôi tự ra: Anh túc xác 100g, bỏ đế và màng, sao với giấm, lấy 1 nửa. Ô mai 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g khi đi ngủ (Tiểu Bách Lao Tán  Tuyên Minh Phương).
  • Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 cái, Ô mai nhục, Đại táo nhục đều 10 cái, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống ấm (Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị lỵ: Anh túc xác (bỏ núm trên và dưới, đập dập, nướng với mật cho hơi đỏ), Hậu phác (bỏ vỏ, ngâm nước cốt gừng 1 đêm, nướng). 2 vị tán thành bột. Mỗi lần dùng 8~12g với nước cơm (Bách Trung Tán  - Bách Nhất Tuyển Phương).
  • Trị lỵ lâu ngày:
  1. Anh túc xác, nướng với dấm, tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 6~8g với nước sắc gừng ấm (Bản Thảo Cương Mục).
  2. Anh túc xác 400g, bỏ màng, chia làm 3 phần: 1 phần sao với dấm, 1 phần sao với mật, 1 phần để sống. Tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Y Học Nhập Môn).
  • Trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Anh túc xác 20g, sao với giấm, tán nhỏ, lấy chảo đồng sao qua. Binh lang 20g,  sao đỏ, nghiền nhỏ. Xích lỵ uống với mật ong, bạch lỵ uống với nang đường (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
  • Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, không muốn ăn uống, bạch lỵ: Anh túc xác  (sao), Trần bì  (sao), Kha  tử (nướng, bỏ hạt), đều 40g Sa nhân, Chích thảo đều 8g. Tán bột. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Anh Túc Tán - Phổ Tế Phương).     
3.BÁ BỆNH 
Tên khác: Bá bịnh, Bách bệnh, Mật nhơn, Mật nhân, Lồng bẹt, hay Hậu phác nam, nho nan (Tày), Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Longjack (Anh quốc).
Tên khoa học: Eurycoma longifolia jack. thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
Mô tả: Bá bệnh là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng. Cây bá bệnh là loài đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3 – 4. Mỗi hoa có 5 – 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 – 6. Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2cm, ngang 0,5 – 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Eurycomae longifoliae), thân, vỏ thân (Cotex Eurycomae longifoliae), rễ (Radix Erycomae longifoliae).
Phân bố: Ở Việt Nam, bá bệnh phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1.000 m) và trung du; các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung gặp nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc.
Thu hái: Quanh năm, phơi khô.
Thành phần hóa học: Các hợp chất triterpen (Niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A, episapelin A, melianon, hyspidron). Các alcaloid (carbolin, 9,10-dimethoxycanthin), chất đắng (Eurycomalacton).
Công năng: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ.
Công dụng: Lá Bách bệnh làm thuốc chữa chàm trẻ em, thân, rễ làm thuốc chữa sốt, tiểu tiện ra máu, chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Một số tài liệu nghiên cứu gần đây cho rằng nước sắc Bách bệnh có hoạt tính kích thích sinh dục nam.
Cách dùng, liều dùng: Ngày 4-6g dưới dạng thuốc sắc hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
  1. Chữa sốt, ngộ độc, say rượu: Rễ Bá bệnh 20g sắc uống.
  2. Chữa chàm ở trẻ em, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá Bá bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên.
  3. Kích thích tiêu hóa, chữa chứng ăn không tiêu: Vỏ thân Bá bệnh 12g, Trần bì 8g, Can khương 4g, Đậu khấu 6g, Xích phục linh 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  4. Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng lúc có kinh, nhức mỏi chân tay: Rễ, vỏ thân Bá bệnh 15g, sắc uống ngày 2 lần.
Kiêng kỵ: Phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.
4.BA CHẠC
Folium et Radix Euodiae Leptae
Tên khác: Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu.
Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng.) Merr., họ Cam (Rutaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Mô tả: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7.
Bộ phận dùng: Lá, cành, thân, rễ.
Phân bố: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv...
Thu hái: Rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.
Thành phần hoá học chính: Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ..
Công năng: Thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.
Công dụng, cách dùng:
  • Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu.
  • Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng, dùng làm chè uống cho phụ nữ sau khi đẻ, mỗi ngày uống 4-12g.
Bài thuốc: Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, sắc uống.
5.BA GẠC
Cortex et Radix Rauvolfiae
Tên khác: La phu mộc.
Tên khoa học: Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. = R. chinensis Hemsl. (Ba gạc); R. vomitoria Afz. (Ba gạc bốn lá); R. cambodiana Pierre (Ba gạc lá to); R. canescens L. (Ba gạc Cuba); R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz. (Ba gạc Ấn Độ), họ Trúc đào (Apocynaceae). Những loài này mọc hoang hoặc được đưa từ các nước khác về trồng ở nước ta.
Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Thân nhẵn, có những nốt sần nhỏ màu lục sau xám. Lá mọc vòng 3 có khi 4-5; phiến lá hình ngọn giáo dài 4-16cm, rộng 1-3cm, gốc thuôn, chóp nhọn. Hoa nhỏ màu trắng, hình ống phình ở họng, mọc thành xim dạng tán kép dài 4-7cm. Quả dài xếp từng đôi, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi rồi chuyển sang màu tím đen.
Ra hoa tháng 3-12, có quả tháng 5 trở đi. Ở đồng bằng, có khi hoa nở quanh năm.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ và rễ (Cortex et Radix Rauvolfiae)
Phân bố: Cây mọc hoang ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lào Cai. Cùng phân bố ở Trung Quốc.
Thu hái: Vào mùa thu, đông, đào rễ về, rửa sạch đất, phơi hoặc sấy khô. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất.
Tác dụng dược lý:
  • Đối với huyết áp: dùng nước sắc Ba Gạc nghiên cứu trên thỏ và chó thấy có tác dụng giảm áp rõ với liều 0,5/kg thân thể súc vât (Bộ môn sinh lý đại học y dược Hà Nội 1960).
  • Đối với tim: trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc Ba Gạc làm chậm nhịp tim (do Ajmalin). Trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên.
  • Trên ruột thỏ cô lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột.
  • Trên hệ thần kinh trung ương thấy không làm giảm sốt.
  • Có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ (do Reserpin, Retxinamin).
Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam’:
  • Reserpin được coi là Alcaloid quan trọng nhất, đại biểu cho dược tính của Ba Gạc. Hai tác dụng dược lý quan trọng của Reserpin được xử dụng trong điều trị là hạ huyết áp và an thần.
Reserpin làm hạ huyết áp cả trên súc vật gây mê hoặc không gây mê. Tác dụng này xuất hiện chậm và kéo dài.cơ chế tác dụng hạ áp là do làm cạn dần kế hoạch dự trữ chất dẫn truyền trung gian Noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm, được coi như hiện tượng cắt hệ thần kinh giao cảm bằng hóa chất. Reserpin không có tác dụng làm liệt hạch, có tác dụng làm chậm nhịp tim, làm dãn các mạch máu dưới da.
  • Đối với thần kinh trung ương, Reserpin có tác dụng ức chế, gây trấn tĩnh rõ, giống là các dẫn chất Phenothiazin
  • Đối với mắt, Reserpin có tác dụng thu nhỏ đồng tử 1 cách rõ rệt (là 1 trong những triệu chứng sớm nhất sau khi dùng thuốc).
Reserpin còn làm sa mi mắt, làm thư dãn mi mắt thứ 3 (Nictitating membrane) của mèo và chó.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Reserpin làm tăng nhu động ruột và bài tiết phân.
  • Đối với  thân nhiệt: sau khi dùng Reserpin, có sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt.
  • Đối với hệ nội tiết: Reserpin có tác dụng kích thích vỏ tuyến thượng thận giải phóng các Corticoid. Có tác dụng kháng lợi niệu yếu. Trên chuột cống cái, Reserpin làm ngừng chu kỳ động dục, ức chế sự phóng noãn. Trên chuột đực, ức chế sự phân tiết Androgen.
  • Độc tính của Reserpin:
- Liều chịu đựng được bằng đường uống đối với súc vật: 10-2000mg/kg.
- LD50 bằng đường tiêm tĩnh mạch trên chuột cống trắng: 28 ± 1,6mg/kg, bằng đường uống trên chuột nhắt là 500mg/kg.
Thành phần hoá học chính: Nhiều alcaloid (0,8%), trong đó quan trọng nhất là reserpin, serpentin, ajmalin.
Công năng: Thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, giáng huyết áp. Nước sắc Ba gạc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, lại có tác dụng an thần và gây ngủ.
Công dụng: Chiết xuất các alcaloid (reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phần) dùng dưới dạng viên nén chữa cao huyết áp. Ajmalin dùng chữa loạn nhịp tim dưới dạng thuốc viên và thuốc tiêm.
Chế biến: Có thể dùng tươi, khô hoặc nấu thành cao.
6.BA KÍCH (巴戟)
Radix Morindae
Tên khác: Ba kích thiên, Dây ruột gà.
Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả:
Cây: Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non mầu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phia dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
Dược liệu: Ba kích thiên hình trụ tròn, hơi cong, dài không nhất định, đường kinh 0,7-1,3cm. Mặt ngoài mầu vàng tro, nhám, có vân dọc. Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang, giống như chuỗi hạt trai. Chất cứng, cùi dầy, dễ bóc. Mặt gẫy mầu tím nhạt, ở giữa mầu nâu vàng. Không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát.
Thu hái: Ba Kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa.
Tác dụng dược lý:
  1. Tăng sức dẻo dai: Với phương pháp chuột bơi, Ba Kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
  2. Tăng  sức đề kháng: dùng phương pháp  gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học).
  3. Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
  4. Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học).
  5. Nước sắc Ba Kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo (Trung Dược Học).
  6. Nước sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
  7. Không có độc. LD50  của Ba Kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/kg (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
  • Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng giáng áp huyết; có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng; tăng cường não; chống ngủ ngon dùng Ba kích nhục (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
  • Tác dụng đối với hệ nội tiết: Cho chuột và chuột nhắt uống Ba kích thiên thấy không có tác dụng giống như chất Androgen (Trung Dược Học).
  • Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng gioa hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì xử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảmgiác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Thành phần hoá học chính: Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ. vitamin C.
Công năng: Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khử phong thấp
Công dụng: Chữa liệt dương, di tinh, phụ nữ khó có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau lưng mỏi gối...
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp trong các phương thuốc bổ thận.
Chế biến:
  1. Dùng nước Câu Kỷ Tử ngâm Ba Kích 1 đêm cho mềm, lấy ra ngâm rượu 1 đêm, vớt ra, sao với Cúc Hoa cho vàng thuốc, dùng vải lau sạch, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
  2. Ngâm với rượu 1 đêm cho mềm, xắt nhỏ, sấy khô, để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).
  3. Dùng Cam Thảo, giã dập, sắc, bỏ bã. Cho Ba Kích vào nấu cho đến khi xốp mềm, rút lõi, phơi khô. Liều lượng: 6kg Cam Thảo cho 100kg Ba Kích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
  4. Diêm Ba Kích: Trộn Ba Kích với nước Muối (20g Muối cho 1kg Ba Kích), cho vào chõ, đồ, rút lõi, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
  5. Rửa sạch, ủ mềm, bỏ lõi, thái nhỏ rồi tẩm rượu 2 giờ, sao qua hoặc nấu thành cao lỏng [1ml = 5g] (Phương Pháp  Bào chế Đông Dược Việt Nam).
Bài thuốc:
  • + Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí: Ba kích thiên, Ngưu tất (sống)  đều 3 cân ngâm với 5 đấu rượu, uống (Thiên Kim Phương).
  • Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ: Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt (Ba Kích Hoàn - Cục Phương).
  • Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ba kích 60g, Ngưu tất 120g, Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, Can khương (bào) 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm (Ba Kích Hoàn - Thánh Huệ Phương).
  • Trị tiểu nhiều: Ích trí nhân, Ba kích thiên (bỏ lõi), 2 vị chưng với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (chưng  với rượu). Lượng bằng nhau. Tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang uống với muối ( Kỳ Hiệu Lương Phương).
  • Trị bạch trọc: Thỏ ty tử (chưng rượu 1 ngày, sấy khô), Ba kích (bỏ lõi, chưng rượu), Phá cố chỉ (sao), Lộc nhung, Sơn dược, Xích thạch chi, Ngũ vị tử đều 40g. Tán bột, Dùng rượu hồ làm hoàn, uống lúc đói với nước pha rượu (Phổ Tế Phương).
  • Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn (Ba Kích Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
  • Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn sầu ca khóc: Ba kích (bỏ lõi), Hồi hương (sao), Nhục thung dung (tẩm rượu), Bạch long cốt, Ích trí nhân, Phúc bồn tử, Bạch truật, Mẫu lệ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ (bỏ lông), Nhân sâm đều 40g. Tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20g (Ba Kích Hoàn - Y Học Phát Minh).
  • Trị Thận bị hư hàn, lưng và gối đau, liệt dương, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng: Ba kích 30g, Bạch linh 22g, Chỉ xác 22g, Hoàng kỳ 22g, Lộc nhung 30g, Mẫu đơn 22g, Mộc hương 22g, Ngưu tất 22g, Nhân sâm22g, Nhục thung dung  30g, Phụ tử  30g, Phúc bồn tử 22g, Quế tâm 22g, Sơn thù 22g, Tân lang 22g, Thạch hộc 30g, Thục địa 30g, Thự dự 22g, Tiên linh tỳ 22g, Trạch tả 22g, Tục đọan 22g Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Thái Bình Thánh Huệ Phương).
  • Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, chảy nước mắt sống, hoảng sợ, khát, ăn uống không tiêu, bụng ngực thường đầy trướng, tay chân tê đau, nôn ra nước chua, bụng dưới lạnh đau, tiểu són, táo bón: Ba kích 30g, Bá tử nhân  22g, Bạch linh 22g, Đỗ trọng 22g, Ngũ gia bì 22g, Ngưu tất 22g, Nhục thung dung 30g, Phòng phong 22g, Phúc bồn tử 22g, Thạch hộc 22g, Thạch long nhục 22g, Thạch nam 22g, Thiên hùng 30g, Thiên môn 40g, Thỏ ty tử  30g, Thục địa30g, Thự dự  22g, Trầm hương 30g, Tục đoạn 30g, Tỳ giải22g, Viễn chí 22g, Xà sàng tử  22g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, ngày uống 16 -20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Thánh Huệ Phương).
  • Trị nguyên khí bị hư thoát, mặt xạm đen, miệng khô, lưởi dính, hay mơ, hoảng sợ, chảy nước mắt sống, tai ù như ve kêu lưng nặng, đau, các khớp xương đau nhức, âm hư, ra mồ hôi trộm tay chân không có sức, tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều xích bạch đới hạ: Ba kích 90g, Lương khương 180g, Ngô thù 120g, Nhục quế 120g, Thanh diêm 60g, Tử kim đằng 500g.  Tán bột, trộn với rượu nếp làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu hoà ít muối hoặc nước muối loãng (Ba Kích Hoàn - Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).
  • Trị liệt dương: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí  30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 - 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Ngự Dược Viện).
  • Trị bụng ứ kết lạnh đau, lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, khớp xương đau, chuột rút, thận hư, liệt dương : Ba kích 18g, Đương quy 20g, Khương hoạt 27g, Ngưu tất 18g,   Sinh khương  27g, Thạch hộc 18g, Tiêu 2g.   Giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu vào, đậy kín, bắc lên bếp, nấu 1 giờ, sau đó ngâm trong nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15  -  20ml (Ba Kích Thiên - Thánh Tế Tổng Lục).
  • Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi )   60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 -  20ml,  lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu -  Nghiệm Phương)
  • Trị sán khí do Thận hư: Ba kích thiên, Hoàng bá, Quất hạch, Lệ chi hạch, Ngưu tất, Tỳ giải, Mộc qua,  Kim linh tử,  Hoài sơn, Địa hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị liệt dương: Ba kích thiên, Bá tử nhân, Bổ cốt chỉ, Câu kỷ tử , Lộc nhung, Ngũ vị tử, Nhục thung dung, Sơn thù du (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị mộng tinh: Ba kích thiên, Bá tử nhân, Hoàng bá, Liên tu, Lộc giác, Phúc bồn tử, Thiên môn, Viễn chí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị liệt dương, di tinh, tiết tinh do Thận dương hư:  Thỏ ty tử, Nhục thung dung (Trung Dược Học).
  • Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do Thận dương hư: Bổ cốt chỉ, Phúc bồn tử (Trung Dược Học).
  • Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do Thận hư:  Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục Đoạn (Trung Dược Học).
  • Trị liệt dương, tảo tinh, tiết tinh, lưng đau, vô sinh (ở nữ) do Thận dương hư: Ba kích thiên 12g, Ngũ vị tử 6g, Nhân sâm 8g, Thục địa 16g, Nhục thung dung, Long cốt, Cốt toái bổ đều 12g. Tán bột, trộn mật làm hoàn 12g. Ngày uống 2-3 lần  (Ba Kích Thiên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị lưng đau, di tinh, hoạt tinh do Thận hư: Ba kích thiên, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Thần khúc đều 12g, Sơn dược 24g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi: Ba kích thiên, Xuyên tỳ giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, lượng bằng nhau, Lộc thai 1 bộ. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần  uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm  (Kim Cương Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: Ba kích, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn đều 12g, Tang ký sinh 10g, Sơn thù nhục 8g, Hoài sơn 16g. Sắc uống (Ba Kích Khu Tý Thang - Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng).
  • Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Đương qui, mỗi thứ 20 - 28g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Herba Menthae
Tên khoa học: Mentha arvensis L. (Bạc hà Á), hoặc Mentha piperita L. (Bạc hà Âu), họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá (Herba Menthae).
Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá (Herba Menthae).
Phân bố: Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu.
Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.
Thu hái: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học).
  • Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
  • Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là menthol.
Công năng: Tán phong nhiệt, hạ sốt, thông mũi, chữa nhức đầu, giúp tiêu hóa, đau bụng
Công dụng:
  • Chữa cảm cúm, nhức đầu, ngạt mũi, viêm họng, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng.
  • Cất tinh dầu bạc hà và chế menthol dùng để sản xuất dầu cao sao vàng, làm chất thơm cho các sản phẩm thực phẩm như bánh kẹo, thuốc đánh răng, và trong một số ngành kỹ nghệ khác.
Cách dùng, liều lượng: Dùng dưới dạng thuốc xông, thuốc hãm 12-20g mỗi ngày.
Chế biến:
  • Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam).
Bài thuốc:
  1. Cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, dùng Bạc hà 5g, hạt Quan âm, Cúc hoa vàng mỗi vị đều 10g. Kinh giới 7g, Kim ngân hoa 15g, sắc uống.
  2. Ðau họng: Dùng Bạc hà 5g, Ngưu bàng, Huyền sâm, Cát cánh, Cam thảo mỗi vị 10g sắc uống.
Ghi chú: Phụ nữ cho con bú không nên dùng nhiều, vì nó giảm sự tiết sữa. Húng cây - Mentha arvensis L.var, javanica (Blume) Hook, là một thứ của Bạc hà thường trồng vì lá thơm, cũng dùng làm thuốc. Nó có vị cay tính ấm, có tác dụng thông phế khí, giải ban, tán hàn, giải biểu, thông thần kinh.

8.BẠC THAU
Herba Argyreiae
Tên khác: Bạc sau, Bạch hạc đằng, Thau bạc, Chấp miên đằng.
Tên khoa học: Argyreia acuta Lour., họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi.
Bộ phận dùng: Lá và cành.
Mô tả: Dây leo bò hoặc quấn. Thân có nhiều lông màu trắng bạc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới (mặt sau) có nhiều lông mịn màu trắng bạc. Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn thân, hình đầu hay hình tán, cuống hoa có lông tơ trắng bạc. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng, mặt ngoài có lông tơ. Mặt ngoài của lá đài cũng có ánh bạc. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đỏ, bao bởi đài hoa phát triển, có mặt trong màu đỏ. Hạt hình trứng, màu nâu.
Thành phần hoá học chính: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công năng:Thanh nhiệt, lợi thuỷ, giải độc, sát trùng, tiêu viêm.
Công dụng: Thường dùng trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp, và mạn.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 6-12g cành, lá khô. Dùng ngoài: giã cành, lá tươi đắp lên mụn nhọt đã vỡ mủ để chóng lên da non.
Bài thuốc:
  1. Kinh nguyệt không đều: Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống. 2. Rong huyết, rong kinh: lá Bạc thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống.
  2. Bạch đới: Lá Bạc thau và lá Mò (Xích đồng nam, Bạch đồng nữ) mỗi vị 30-40g giã vắt lấy nước uống trong hay sắc uống.
  3. Ho trẻ em: Lá Bạc thau, lá Chua me, lá Xương sông mỗi vị 6-8g giã vắt lấy nước cốt cho uống.
  4. Sưng tấy, mụn nhọt: Lá Bạc thau tươi giã đắp.
  5. Nổi mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy: Lá Bạc thau nấu nước tắm rửa.
  6. Vết thương, mụn nhọt, chảy nước vàng: Lá Bạc thau khô tán mịn, rắc hoặc lá tươi giã đắp.
9.BÁCH BỘ (百部)
Radix Stemonae
Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour., họ Bách bộ (Stemonaceae).
Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).
Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác. Ở Trung Quốc vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.)
Franch. et Savat.
Mô tả:
Cây: Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt.
Dược liệu: Rễ cong queo, dài 15cm trở lên, đường kính 0,5 -1cm. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc. Ðầu trên hơi phình to, còn vết của gốc thân, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc. Thể chất mềm dẻo. Mặt cắt ngang thấy mô mềm vỏ màu vàng nâu, trụ giữa (lõi) màu trắng ngà. Vị đắng, hơi ngọt
Thu hái: Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng kháng vi trùng: Radix Stemonae in vitro có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus pneumoniae, Hemolytic streptococus, Neisseria meningitidis và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
  • Tác dụng diệt ký sinh trùng: dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của Bách Bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp... (Trung Dược Học).
  • Tác động lên hệ hô hấp: nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).
  • Dùng trong bệnh nhiễm: Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ, cho thấy có 85% có hiệu quả giảm ho (Trung Dược Học).
  • Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: ngâm giun trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng kháng khuẩn: Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột gìa và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Thành phần hoá học:
  • Trong rễ củ Bách bộ (Stemona tuberosa) có nhiều alcaloid khác nhau. Ngoài ra trong rễ củ còn có glucid (2,3%), lipid (0,84%), protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic, oxalic...).
  • Trong rễ của loài Stemona tuberosa Lour. đã xác định có các alcaloid: Tuberostemonin (C22H23O4N), Neotuberostemonin oxotuberostemonin (C22H31O5N), stenin (C17H22O2N), stemotinin (C18H25O5N), isostemotinin (C18H25O5N), tuberostemoninol (C22H34O6N), Bisdehydroneotuberostemonin.
Công năng: Nhuận phế, giảm ho, bài trùng
Công dụng: Chữa ho, ghẻ lở, tẩy giun, diệt sâu bọ.
Cách dùng, liều lượng:
  • Chữa ho: 3 - 15g một ngày.
  • Tẩy giun: 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.
  • Dùng ngoài: Nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi ghẻ lở.
Bào chế:
  • Đào lấy củ gìa rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô (Bản Thảo Cương Mục).
  • Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bài thuốc:
  1. Hen khí quản: Bách bộ, Tử uyển, nhân hạt Mơ, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
  2. Ho gà: Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
  3. Tẩy giun kim: Bách bộ nấu nước thụt.
Kiêng kỵ: Người tì vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Giải độc bằng nước ép Gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
Ghi chú:
Nước ta  có một số loài thuộc chi Stemona như : Stemona pierrei Gagnep. Stemona saxorum Gagnep., cũng được dùng làm thuốc như loài Stemona tuberosa Lour.
Dược điển Trung Quốc quy định Bách bộ là rễ củ loài Stemona tuberosa Lour.; Stemona sessilifolia Miq.; và Stemona japonica (Bl.) Miq.
Ở Trung Quốc Bách bộ thường bị giả mạo bởi rễ của các loài Asparagus filicinus Ham. ex. D. Don. và Asparagus officinalis L, var. altilis L, họ Bách hợp (Asparagaceae).
10.BẠCH BIỂN ĐẬU (白扁豆)
Semen Lablab
Tên khác: Đậu ván trắng.
Tên khoa học: Lablab vulgaris Savi., họ Đậu (Fabaceae). 
11.BẠCH CẬP (白及)
Rhizoma Bletillae
Tên khác: Liên cập thảo.
Tên khoa học: Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f., họ Lan (Orchidaceae).
Mô tả:
Cây: Cây thảo sống lâu năm, cao độ  0,9m, rễ phình lên thành củ, lá mọc từ rễ lên chừng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40cm, rộng 5cm, hè màu đỏ tím. Quả hình thoi có 6 cạnh dài khoảng 3cm đường kính 1cm.
Dược liệu: Thân rễ hình cầu dẹt, không đều, hầu hết có ngạnh dạng móng, dài 1,5- 5 cm, dày 0,5-1,5 cm. Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, bên trên có vài vòng đồng tâm, có các nốt màu nâu là sẹo của rễ con, các sẹo của thân nhô cao lên, mặt dưới có vết của củ khác nối liền. Chất cứng chắc khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang màu hơi trắng trong như sừng. Thân rễ không mùi, vị đắng, nhai dính, dẻo.
Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng núi cao hoặc trồng làm thuốc và làm cảnh.
Bộ phận dùng: Thân rễ chế biến, phơi hay sấy khô của cây Bạch cập (Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f.), họ Lan (Orchidaceae).
Thu hái: Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, đào lấy thân rễ, bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, luộc hoặc đồ lên đến khi mặt cắt ngang thân rễ không còn lõi trắng, phơi đến khô một nửa, bỏ vỏ ngoài rồi phơi tiếp đến khô.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng cầm máu: Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu củùa thỏ, gia nhanh tốc độ lắng máu. Chích dịch nhầy Bạch cập vào tĩnh mạch chủ dưới của ếch, quan sát thấy hồng cầu ngưng kết trong mạch máu ngoại vi hình thành máu khối có tác dụng bịt những mạch máu bị tổn thương mà không gây tắc các mạch lớn. Bạch cậâp ít gây kích thích tại chỗ, những huyết khối do Bạch cập gây nên tự tiêu trong vòng 5 ngày. Người ta cắt ngang đùi thỏ, kẹp các động mạch lớn lại rồi đắp nước Bạch cập lên, máu đang chảy được cầm ngay.
  • Tác dụng cầm máu của Bạch cập có liên quan đến thành phần chất nhầy  (Trung Dược Học).
  • Tác dụng của thuốc đối với thủng dạ dầy và hành tá tràng: Thực nghiệm trên chó gây mê, thực nghiệm chọc thủng nhân tạo dạ dầy và tá tràng mỗi chỗ một lỗ đường kính 1cm, bơm vào 9g bột Bạch cập, sau 15 giây, bột Bạch cập lấp kín, 40 giây sau hình thành một màng phủ kín lỗ thủng. Nhưng nếu cho chó ăn no và lỗ thủng to thì thuốc không có tác dụng (Trung Dược Học).
  • Tác dụng đối với dạ dầy và ruột viêm: Bột Bạch Cập được dùng trong 69 ca loét xuất huyết. Trong tất cả các trường hợp này máu đều cầm lại (trung bình 5-6 ngày). Bột Bạch Cập được dùng trong nhiều trường hợp loét và thủng. Trong 1 lô 29 trường hợp thì 23 ca khỏi, 1 ca phải mổ,  4 ca khác chết (1 ca bị sốc xuất huyết khi đang điều trị, 3 ca khác bị rủi ro). Điều này cho thấy Bạch Cập Bạch Cập được dùng điều trị những cas chọn lọc về loét dạ dầy tá tràng. Việc điều trị này chống chỉ định trong các trường hợp sau:
a)  Không có chỉ định đúng là loét dạ dầy tá tràng.
b)  Những bệnh nhân vừa mới ăn xong.
c)  Những người xét nghiệm thấy bị sưng, sôi bụng hoặc đau khi khám qua đường hậu môn.
d)  Những người không ổn định vì nhiều lý do. Một số bệnh án cho thấy  rằng Bạch Cập không được dùng đối với các vết loét vì các lý do sau:
- Bột Bạch Cập có thể làm tăng nhu động và vì vậy có thể làm tăng vết loét.
- Bột Bạch Cập có thể làm tăng nhu động  gây ra nôn mửa nhiều, có thể làm tăng lỗ rò.
- Vì bột Bạch Cập có chất dính nên nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng nếu nó xâm nhập vào ổ bụng (Trung Dược Học).
  • Tác dụng kháng khuẩn: Trong ống nghiệm, Bạch cập có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram (+), có tác dung ức chế mạnh trực khuẩn lao ở người. Thuốc có tác dụng ức chế tụ trực khuẩn trắng và liên cầu A, làm tăng sinh tổ chức hạt, giúp cho vết thương chóng lành miệng (Trung Dược Học).
  • Tác dụng thay huyết tương:  Gây choáng mất máu trên súc vật thực nghiệm, 2% dịch thuốc có tác dụng thay huyết tương. Trên lâm sàng cũng chứng minh thuốc có tác dụng duy trì dung lượng máu và nâng cao huyết áp (Trung Dược Học).
Điều Trị Lao Phổi: Bột Bạch Cập được dùng cho 60 trường hợp lao mạn tính không đáp ứng được với thuốc điều trị thông thường. Sau khi uống thuốc 3 tháng, 42 trường hợp được khỏi (kết quả X.quang giảm, hang khép lại, ESR bình thường, đờm âm tính, các triệu chứng biến mất), 13 trường hợp tiến triển khả quan, 2 trường hợp không có biến chuyển. Các nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự (Trung Dược Học).
Điều Trị Dãn Phế Quản: Dùng dài ngày (3-6 tháng) Bạch Cập cho 21 trường hợp dãn phế quản thấy đờm và ho có giảm, kiểm soát được ho ra máu (Trung Dược Học).
Đối với vết bỏng và chấn thương: Dùng dầu + bột Bạch Cập đắp tại chỗ cho 48 cas bị bỏng và chấn thương (dưới 11% của cơ thể), 5-6 ngày thay băng 1 lần. Tất cả đều khỏi trong vòng 1-3 tuần (Trung Dược Học).
  • Tác dụng chống ung thư: Chất nhầy cửa Bach cậâp là thành phần có tác dụng chống ung thư (Trung Dược Học).
Độc tính: Độc tính của Bạch cậâp lúc phối ngũ với Phụ tử, Xuyên ô và Thảo ô, v/ới cách sắc, phương pháp cho uống và liều lượng như nhau thì Bạch cập phối hợp với từng vị thuốc trên và riêng lẻ từng vị cho uống thì độc tính của thuốc và số súc vật thí nghiệm tử vong không thấy tăng (theo sách cổ thì Ô đầu phản Bạch cập) (Trung Dược Học).
Thành phần hoá học: Chất nhầy.
Công năng: Thu liễm, chỉ huyết, sinh cơ, tiêu thũng
Công dụng: Làm thuốc cầm máu trong trường hợp viêm phổi ho ra máu, chảy máu cam, trĩ, chữa bỏng, chân tay nứt nẻ.
Cách dùng, liều lượng: Thường phối hợp trong các đơn thuốc chữa bệnh phổi, ho ra máu. Ngày 2-6g, dạng thuốc sắc hoặc nghiền bột rắc vào vết bỏng.
Bào chế: Lấy Bạch cập sạch, hấp cho mềm đều, thái phiến phơi khô.
Bài thuốc:
  • + Trị chân tay nứt nẻ: nhai thuốc bôi vào (Tân Tu Bản Thảo).
  • Trị mụn đinh nhọt, lở: Bạch cập nửa chỉ tán bột khuấy với nước, gạn bột trên giấy mỏng rồi dán lên (Tụ Trân Phương).
  • Trị bị đánh đập trị gãy xương: trộn Bạch cập 8g với rượu thì công hiệu của nó không kém gì Tự nhiên đồng (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  • Trị da tay chân nứt lở vì lạnh: Bạch cập tán bột, trộn nước bôi vào, tránh nhúng nước (Tế Cấp Phương).
  • Trị bỏng lửa: Bạch cập tán bột trộn với dầu bôi lên (Triệu Chân Nhân Phương).
  • Trị chân khí đau nhức: Bạch cập, Thạch lựu bì, mỗi thứ 8g nghiền bột trộn với mật làm viên bằng hạt đậu xanh lần uống 3 viên với nước lá Ngải pha với tí dấm (Sinh Sinh Biên Phương).
  • Trị lưỡi sưng cộm lên như lưỡi ngỗng: dùng Bạch cập tán bột, tẩm sữa, đắp  vào lòng bàn chân (Thánh Huệ Phương).
  • Trị phụ nữ tử cung sa: Bạch cập, Xuyên ô hai vị bằng nhau, nghiền nhỏ gói vào lụa 4g, đút vào trong âm hộ chừng 1 ngón trỏ, có cảm giác nóng trong bụng dưới thì rút ra, ngày làm một lần (Quảng Tế Phương).
  • Trị vết dao thương chém đứt: Bạch cập, Thanh cao (nung) hai vị bằng nhau đắp vào chỗ đó có thể làm cho nhúm miệng (Thánh Huệ Phương).
  • Trị ra máu cam không cầm: Bạch cập tán nhỏ lấy nước trộn đắp ở giữa sơn căn, bên trong uống 4g (Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị phế ung, nôn ra máu: Bạch cập nghiền nhỏ uống lần 12g với nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị phế bị hang lâu ngày không liền, ho ra máu mủ: Bạch Cập tán bột mịn, mỗi lần uống 10g với nước ấm trước khi đi ngủ. Trang Kiệt Thuần cho 13 bệnh nhân lao uống Bạch cập 9g, ngày 3 lần, phần lớn từ 1 đến 3 ngày hết ho ra máu (Độc Thánh Tán - Phúc Kiến Trung Y Dược Tạp Chí 1964).
  • Trị lao phổi trong đàm có tí máu:  Bạch cập 8 phần, Tam thất 4 phần,tán bột, mỗi lần uống  4g, ngày 2 lần với nước (Bạch Cập Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ho ra máu: Bạch cập 40g, Tỳ bà diệp 12g, Ngẫu tiết 20g, tán bột. Ngoài ra lấy A giao sao với Cáp phấn 12g, Nấu nước Sinh địa xong, trộn các vị thuốc ấy vào làm viên. Mỗi lần uống 8g, với nước (Bạch Cập Tỳ Bà Hoàn -Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị chứng phế ung, ho ra máu: Bạch cập 12g, Xuyên bối mẫu 6g, Bách hợp 12g, Dĩ mễ 20g, Phục linh 12g, Sắc uống. (Bạch Cập Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị vết thương do té ngã, kim khí chém:  Bạch cập, Thạch cao (nung) 2 vị tán bột dán lên chỗ lở (Sinh Cơ Liễm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị giãn phế quản, ho ra máu:  Từ Tử Bình dùng Bạch cập trị giãn phế quản, ho ra máu: mỗi lần cho uống bột Bạch cập 2-4g, ngày 3 lần. 3 tháng là một liệu trình. Theo dõi 1-2 liệu trình, chứng ho, đàm đều giảm nhiều, hết ho ra máu (Sơn Đông Y Học Tạp Chí 1960).
  • Trị xuất huyết tiêu hóa trên: tác giả dùng bột Cầm Máu Số I (Nhi trà, Bạch cập, A giao, Vân Nam Bạch Dược) trị 140 ca có kết quả 133 ca, tỉ lệ 95%, thử phân, máu,  chuyển sang âm tính bình quân 6, 1 ngày. Dùng bột Cầm Máu Số 2 (số 1 bỏ \/ân Nam Bạch Dược) trị 20 ca, 18 ca khỏi, 90% phân chuyển sang âm tính. Bình quân 4 ngày. Dùng bột Cầm Máu Số 3 (bột Cầm Máu Số 2 thêm Sâm Tam thất), trị 60 ca có kết quả 56 ca, tỉ lệ 93,3%, thử phân và máu thấy chuyển sang âm tính. Bình quân 5,7 ngày. Phần lớn bệnh nhân hết chảy máu lâm sàng trong 1-3 ngày (Báo Cáo Của Khoa Nội Bệnh Viện Công Nông Binh Bắc Kinh, Tạp Chí Tân Y Dược Học 1978).
  • Trị xuất huyết do loét dạ dày: Tiền Nhạc Niên dùng Bạch cập,  Ôâ tặc cốt, mỗi thứ 2g, ngày uống 3-4 lần, trị 108 ca xuất huyết dạ dày, 3 ngày phân đen chuyển thành vàng 47,4%, 7 ngày chuyển mầu vàng 89 5%, phản ứng máu và phân chuyển sang âm tính sau 3 ngày 20, 6%, 7 ngày chuyển âm tính 76.4% (Tạp Chí Trung Y Giang Tô 1965).
  • Trị tiêu ra máu do rách hậu môn:  dùng chất nhầy Bạch cập thêm vào bột Thach cao, chế thành cao Bach cập, trị 11 ca rách hậu môn ra máu, dùng gac tấm cao đắp vào vùng đau, mỗi ngày thay 1 lần trong 10- 15 ngày, theo dõi sau 3 tháng đều có kết quả. 9 ca sau, 1 gạc lần đắp hết ra máu, đắp thuốc ngày thứ nhất và ngày thứ hai toàn bộ không đau hoặc giảm đau nhiều, sau 6- 10 ngày, nhìn vết rách thấy lành (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1959).
  • Trị phế ung (áp xe phổi) ho khạc ra máu: dùng Bạch Cập Thang (Bạch cập 12g, Xuyên bối 6g, Bách hợp 12g, Y dĩ 20g, Phục linh 12g sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị  thủng dạ dày tá tràng cấp: Truyền Bôi Bưu và cộng sự dùng Bạch cập trị  chứng thủng dạ dày cấp 29 ca như sau:  trước hết dùng ống dạ dày hút sạch dạ dày xong, rút ống cho uống nhanh bột Bạch cập với nước sôi nguội, không quá 90ml, sau 1 giờ uống 1 lẩn nữa như lần trước. Ngày thứ 2, lượng thuốc Bach cập mỗi lần 3g, ngày 3 lầân. Ngày đầu phải nhịn hoàn toàn, ngày thứ 2 uống ít nước và ăn lỏng, ngày thứ 3 chế độ bán lỏng. Kết quả khỏi 23 c, không kết quả phải mổ 1 ca, biến chứng áp xe dưới cơ hoành 1 ca, tử vong 4 ca (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp chí 1963)
  • Trị bệnh lao: Viện phòng trị bệnh lao Cẩm Châu đã trị 60 ca các loại lao phổi đã lờn thuốc chống lao,  bằng thuốc chống lao thêm Bạch cập, kết quả tốt. Mỗi ngày uống bột Bạch cập 6g. Kết quả sau 3 tháng kiểm tra lại: khỏi lâm sàng 42 ca (chụp X quang phổi, vết tổn thương tiêu hoặc xơ hóa, hang liền miệng, đàm BK âm tính (-), tốc độ lắng máu bình thường, triệu chứng lâm sàng hết), tiến bộ rõ 13 ca, 2 ca không khỏi (Trung Quốc Phòng Lao Tạp Chí 1960).
  • Trị lao hang xơ hóa mạn tính: Dùng  Bạch cập 1000g, Bách bộ 300g, Xuyên bối mẫu 300g, Bách hợp 300g, Mẫu lệ 300g, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 10g, ngày uống 2 hoàn, sáng và chiều. Hoặc ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 hoàn, uống liên tục 6 tháng. Đã trị 20 ca, kết quả tổn thương lao mới bị biến mất 1/3- 1/2 là 15ca, không kết quả 5 ca, tổn thương xơ cũ không thay đổi (Báo cáo của Triệu Quang Thanh (Trung Quốc Phòng Lao Tạp chí 1966).
  • Trị lỗ dò do lao: Dùng bột Bạch cập đắp ngoài, tùy theo tình hình chảy nước nhiều ít mà đắp hàng ngày hoặc cách nhật, lúc chất xuất tiết giảm, thay đắp 1 tuần 1-2 lần, phần lớn vết thương sau 15 lần đắp có xu hướng bớt. Đã trị cho 10 ca có dò lao, sau 15-30 lần khỏi (Báo cáo của Bệnh Viện Lao Nội Mông. Trung Quốc Phòng Lao Tạp chí 1960).
  • Trị ho gà:  Hoàng Dụ Xương dùng Bạch cập tri 87 ca ho gà, liều lượng dưới 1 tuổi:  0, 1- 0, 15g/kg, từ 1 tuổi trở lên: 0,2 - 0,25g/kg. Kết quả có 37 ca sau 5 ngày uống thuốc triệu chứng giảm rõ, 15 ca trong 10 ngày giảm, 6 ca không kết quả, 37 ca bỏ dở (Sơn Tây Y Học Tạp Chí 1957).
  • Trị bụi phổi: Tác giả dùng thuốc Bạch cập trị 34 ca bụi phổi đơn thuần, mỗi lần cho uống 5 viên (1 viên có 0,3g sinh dược, ngày uống 3 lần. Sau 3 tháng đến 1 năm, các triệu chứng như đau ngực, thở gấp, ho, khạc đờm đen, ho ra máu giảm rõ hoặc mất, chức năng phổi được cải thiệân, lên cân, nhưng phối chụp X quang không thay đổi rõ rệt (Trung Hoa Bệnh Lao Tap Chí 1959).
  • Trị bỏng lửa, nước sôi và chấn thương ngoại khoa:  Dùng chất nhớt Bạch cập bôi ngoài, bôi đắp xong, đắp gạc Vaseline lên, bọc lại. Trường hợp nặng 5-7 ngày thay 1 lần, trường hợp bội nhiễm, thay băng cách nhật. Tra Thần Khang đã dùng cách này trị cho 9 ca bỏùng (diện tích bỏùng 8%), 2 ca vết mổ sau viêm ruột thừa và 38 ca chấn thương ngoại khoa (bình quân diện tích tổn thương 11%), đều khỏi sau từ 1 đến 3 lần bôi đắp thuốc (Trung Y Tạp Chí 1965).
  • Dùng Bạch cập thay huyết tương trị sốc do mất nhiều máu: dùng chất nhầy Bạch cập chế thành dung dịch 2% thay huyết tương, thứ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, mất máu do chấn thương ngoại khoa xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết do xo gan, lượng dùng 250 - 500ml, có tác dụng duy trì dung lượng máu và nâng huyết áp (Báo cáo của khoa nhiễm Bệnh viện số 1 Trường đại học y khoa Cát Lâm, Thông Tin Trung thảo Dược 1973)
  • Trị nứt nẻ chân tay:  Tăng Xung đã dùng Bạch cập 30g, Đại hoàng 50g, Băng phiến 3g đều tán bột mịn, thêm mật ong, khuấy thành hồ bôi ngoài, ngày 3 lần. Đã trị 13 ca toàn bộ khỏi, nhẹ thời gian 2-3 ngày, nặng 5~7 ngày (Hà Nam Trung Y Tạp Chí 1985, 2:21).
Kiêng kỵ: Không kết hợp với các loại thuốc Ô đầu (Ô đầu, Phụ tử, Thiên hùng).
Radix Angelicae
Tên khoa học: Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).
Mô tả:
Cây: Cây cỏ, cao 0,5-1m hay hơn, sống lâu năm, thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to, có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn, hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt, toàn cây có mùi thơm.
Dược liệu: Rễ hình chuỳ, thẳng hay cong, dài 10 - 20 cm, đường kính phần to có thể đến 3 cm, phần dưới thuôn nhỏ dần. Mặt ngoài củ có màu vàng nâu nhạt, còn dấu vết rễ con đã cắt bỏ, có nhiều vết nhăn dọc và nhiều bì khổng lồi lên thành những vết sần ngang. Mặt cắt ngang có màu trắng hay trắng ngà. Tầng sinh libe - gỗ rõ rệt. Thể chất cứng, vết bẻ lởm chởm, nhiều bột. Mùi thơm hắc, vị cay, hơi đắng.
Phân bố: Cây Bạch chỉ có trồng ở nước ta. Dược liệu phải nhập một phần.
Thu hái: Thu hoạch củ vào mùa thu, tránh làm sây xát vỏ và gẫy rễ. Không lấy rễ ở cây đã ra hoa kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng kháng khuẩn:
Trong thí nghiệm, Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella (Trung Dược Học).
Bằng phương pháp  khuyếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu (Diplococcus pneumoniae), liên cầu (Streptococus hemoleticus), tụ cầu vàng (Staphylococus aureus), Bacillus subtilis, Shigella Sonnei, Shigella flexneri, Shigella shiga, Shigella dysenteriae, Enterococus, Vibrio cholerae và Bacillus typhi. Ngoài ra, Bạch chỉ còn có tác dụng kháng Virus (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch Acid Acetic 6%o cho chuột nhắt trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg, có tác dụng giảm đau rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
  • Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Với liều nhỏ Angelicotoxin có tác dụng hưng phấn trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy nước dăi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giặt và tê liệt toàn thân (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
  • Tác dụng kháng khuẩn: ức chế trực khuẩn ly, thương hàn, vi khuẩn G +  (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
  • Kháng khuẩn lao: Đối với vi khuẩn lao ở người thuốc có tác dựng ức chế rõ rệt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Dùng trong nhãn khoa: Loại Pommade làm từ Bạch chỉ có tác dụng tăng khả năng trị liệu và tránh được loét giác mạc do bỏng ánh sáng gây ra (Trung Dược Học).\
  • Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây viêm thực nghiệm bằng Kaolin trên chuột cống trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Angelicotoxin, một hoạt chất chiết từ Bạch chỉ, dùng với liều nhỏ, có tác dụng kích thích trung khu vận mạch, tủy sống, gây tăng huyết áp, mạch chậm, hô hấp hưng phấn, các phản xạ được tăng cường, ngoài ra việc kích thích tiết nước bọt. Dùng với liều quá lớn gây co giật và cuối cùng dãn đến tê liệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Dùng trong tai mũi họng: Bột làm từ Bạch chỉ và Băng phiến, hít vào lỗ mũi, có tác dụng trị đầu đau, răng đau, thần kinh sinh ba đau (Trung Dược Học). 
  • Độc tính của Angelicotoxin giống như chất Xicutoxin nhưng không mạnh bằng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc  Việt Nam). 
Thành phần hoá học: Bạch chỉ chứa tinh dầu trong tinh dầu có các thành phần: α-pinen, β-pinen, camphen, myrcen, α-phelandren, α-terpinen, terpinolen, caryophylen, ligustilid...và các hợp chất sesquiterpen.
Ngoài tinh dầu, trong rễ củ Bạch chỉ có các dẫn chất coumarin: Angenomalin, Anomalin, Bergapten, Marmesin, Scopoletin, Byak-angelicin, Byak-angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phellopterin, Xanthotoxin, Anhydrobyakangelicin, Neobyakangelicol.
Công năng: Tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ
Công dụng: Làm thuốc giảm đau, nhức đầu phía trán, chữa cảm, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi chảy nước hôi, khí hư, phong thấp, đau do viêm dây thần kinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 12g. Dạng thuốc sắc hay hoàn, tán.
Bào chế: Loại bỏ tạp chất, phân loại to nhỏ, ngâm qua, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô trong râm hay sấy nhẹ đến khô.
Bài thuốc:
  • Trị đầu phong: Bạch chỉ, Bạc hà, Mang tiêu, Thạch cao, Uất kim. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít, thổi vào mũi (Bạch Chỉ Tán – Lan Thất Bí Tàng).
  • Trị đầu đau, mắt đau: Bạch chỉ 16g, Ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà (Bạch Chỉ Tán – Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
  • Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh: Hương bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4-5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn (Đô Lương Hoàn - Bách Nhất Tuyển Phương).
  • Trị chứng trường phong: Hương bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm (Bách Nhất Tuyển Phương).
  • Trị nửa đầu đau: Bạch chỉ, Tế tân, Thạch cao, Nhũ hương, Một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại (Bạch Chỉ Tế Tân Suy Tỵ Tán - Chủng Phúc Đường Công Tuyển Lương Phương).   
  • Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).
  • Trị mũi chảy nước trong: Bạch chỉ, tán bột. Dùng Hành gĩa nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g với nước trà nóng (Bạch Chỉ Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
  • Trị xoang mũi: Bạch chỉ, Phòng phong, Tân di mỗi thứ 3,2g, Thương nhĩ tử 4,8g, Xuyên khung 2g, Tế tân 2,8g, Cam thảo 1,2g, hòa với nước bôi chung quanh rốn. Kiêng thịt bò (Dương Y Đại Toàn). 
  • Trị thương hàn cảm cúm: Bạch chỉ 40g, Cam thảo (sống) 20g, Gừng 3 lát, Hành 3 củ, Táo 1 trái, Đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi (Vệ Sinh Gia Bảo Phương).
  • Trị trẻ nhỏ bị sốt: Bạch chỉ, nấu lấy nước tắm cho ra mồ hôi (Tử Mẫu Bí Lục Phương). 
  • Trị bạch đới, ruột có mủ máu, tiểu đục, bụng và rốn lạnh đau: Bạch chỉ 40g, Đơn diệp hồng la quỳ căn 80g, Thược dược căn, Bạch phàn, mỗi thứ 20g. Tán bột. Trộn với sáp làm hoàn to bằng hạt Ngô đồng. Uống mỗi lần 10-15 hoàn với nước cơm, lúc đói (Bản Thảo Hối Nghĩa).
  • Trị các loại phong ở đầu, mặt: Bạch chỉ, xắt lát, lấy nước Củ cải tẩm vào, phơi khô, tán bột. Ngày uống 8g với nước sôi hoặc thổi vào mũi (Trực Chỉ Phương).
  • Trị trĩ ra máu: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn (Trực Chỉ Phương).
  • Trị trĩ sưng lở loét: trước hết, lấy Tạo giác  đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột Bạch chỉ, bôi (Y Phương Trích Yếu).
  • Trị chính giữa đầu đau (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả): Bạch chỉ (sao) 100g, Xuyên khung (sao), Cam thảo (sao), Xuyên ô đầu (nửa sống nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc Bạc hà, Tế tân (Đàm Dã Ông Thí Hiệu Phương).
  • Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: Bạch chỉ, Hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm pháp).
  • Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ 4g, Chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng sát vào chân răng (Y Lâm Tập Yếu Phương).
  • Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ, Ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm (Y Lâm Tập Yếu Phương).
  • Trị các bệnh ở mắt: Bạch chỉ, Hùng hoàng, tán nhuyễn, trộn mật làm viên to bằng hạt nhãn, dùng Chu sa bọc ngoài. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hạt (Hoàn Tinh Hoàn - Phổ Tế Phương).
  • Trị tiểu khó do khí (Khí lâm): Bạch chỉ, tẩm giấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mộc thông và Cam thảo (Phổ Tế Phương).
  • Trị mắc (hóc) xương: Bạch chỉ, Bán hạ, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g thì sẽ ói xương ra (Phổ Tế Phương).
  • Trị chân răng thối: Bạch chỉ 28g, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4g, sau khi ăn (Bách Nhất Tuyển Phương).
  • Trị chân răng thối: Bạch chỉ, Xuyên khung, 2 vị bằng nhau, tán bột, làm viên to bằng hạt súng, ngậm hàng ngày (Tế Sinh Phương).
  • Trị mồ hôi trộm: Bạch chỉ 40g, Thần sa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với rượu nóng (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).   
  • Trị ống chân đau: Bạch chỉ, Bạch giới tử, lượng bằng nhau, trộn nước Gừng, đắp vào    (Y Phương Trích Yếu Phương).
  • Trị bạch đới: Bạch chỉ 160g, Thạch hôi 640g. Ngâm 3 đêm, bỏ vôi đi, lấy Bạch chỉ xắt lát, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 2 lần (Y Học Tập Thành Phương).
  • Trị táo bón do phong độc: Bạch chỉ, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm trộn với ít Mật ong (Thập Tiện Lương Phương).  
  • Trị cháy máu cam không cầm: lấy huyết chảy ra đó, trộn với bột Bạch chỉ, đắp vào sơn căn (Giản Tiện Phương).
  • Trị thủng độc, nhiệt thống: Bạch chỉ, tán nhỏ, hòa dấm bôi (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
  • Trị tiêu ra máu do phong độc trong ruột: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, rất thần hiệu (Dư Cư Sĩ Tuyển Kỳ Phương).
  • Trị đinh nhọt mới phát: Bạch chỉ 4g, Gừng sống 40g, rượu 1 chén, gĩa nát thuốc, uống nóng cho ra mồ hôi (Tụ Trân Phương).
  • Trị ung nhọt trong ruột, đới hạ ra chất tanh nhớp luôn luôn: Bạch chỉ 40g, Hồng quỳ 80g, Khô phàn, Bạch thược đều 20g. Tán bột, uống với nước cơm, lúc đói. Khi hết mủ, dùng lá Sen để bổ. Khi ung nhọt đã bớt thì giảm liều dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
  • Trị ung nhọt sưng đỏ: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị vết thương do dao chém, tên bắn : Bạch chỉ, nhai nát, đắp (Tập Giản Phương). 
  • Giải độc Từ thạch: Bạch chỉ, nghiền nát, uống 8g với nước giếng (Sự Lâm Quảng Ký Phương).
  • Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, độc còn lại chạy quanh, nhập vào bụng thì nguy: Bạch chỉ, Hàn thủy thạch, tán bột, trộn nước hành, dán vào chỗ đau (Toàn Ấu Tâm Giám Phương). 
  • Trị tiểu ra máu: Bạch chỉ, Đương quy, lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 8g (Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị bệnh âm thử, xích thủng: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống  6g với nước cơm ( Kinh Nghiệm Phương).\
  • Trị ung nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, rắn cắn: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị rắn độc hoặc rết cắn: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  
  • Trị bạch đới: Bạch chỉ, Mai mực, lượng bằng nhau, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 12g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị cảm, đầu đau (đau trước trán nhiều): Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống (Khu Phong Thanh Thượng Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị lở sơn: Bạch chỉ mài với rượu hoặc dấm bôi (Dược Liệu Việt Nam).
  • Trị miệng hôi: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2-3 viên (Dược Liệu Việt Nam).
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.
Ghi chú: Bạch chỉ là một vị thuốc được dùng trong các bài thuốc chữa nhức đầu, cảm mạo. Nước ta có di thực và trồng Bạch chỉ ở nhiều địa phương. Bạch chỉ trồng ở vùng mát (SaPa, Tam Ðảo) thường có củ lớn hơn, Bạch chỉ trồng ở đồng bằng thường ra hoa sớm, phần lõi bị hoá gỗ nhiều.
Ðể giả mạo Bạch chỉ ở Trung Quốc người ta dùng rễ của một số cây trong họ Cần như: Heracleum scabridum Franch.; Seseli mairei Wolff.
Y học cổ truyền nước ta có sử dụng vị dược liệu mang tên Bạch chỉ nam, là rễ của cây Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz.), họ Ðậu (Fabaceae). Cây mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi phía Bắc (Cây Bạch chỉ nam). Bạch chỉ nam dùng cùng một số vị thuốc khác chữa đau bụng, đi ngoài, chú ý phân biệt.
Folium et Oleum Eucalypti
Tên khoa học: Eucalyptus sp. Loài thường dùng ở nước ta là Bạch đàn trắng (E. camaldulensis  Dehnhardt), Bạch đàn liễu (E. exserta F.V. Muell), Bạch đàn chanh (E. citriodora Hook.f).
Họ: Sim - Myrtaceae. 
Tên khác: Khuynh diệp.
Mô tả:
Cây: Cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén
Dược liêu: Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 - 5 cm, dài 8 - 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu.
Phân bố: Cây được trồng nhiều nơi ở Việt Nam.
Bộ phận dùng: Lá, ngọn mang lá.
Thành phần hoá học:
Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính:
  1. Nhóm giàu cineol (có hàm lượng cineol trong tinh dầu > 55%) cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti. Ðại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab. với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể đến 80 - 85%. Lá có tinh dầu: 1,3 - 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 - 2,60% (E.exserta). Hàm lượng tinh dầu DÐVN III (2002) qui định không dưới 1,2%. Thành phần tinh dầu: Thành phần chính là cineol. Loài E. camalduleusis có thể đạt 60 - 70%. Loài E.exserta thấp hơn 30-50%. DÐVN II (1994) qui đinh hàm lượng cineol không dưới 60%. Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu cineol.
  2. Nhóm giàu citronelal:cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae. Ðại diện là E. citriodora Hook.f. với hàm lượng citronelal trên 70%. Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 - 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%).
  3. Nhóm giàu piperiton: Ðại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42-48%.
Công dụng:
Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v...
Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay Bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất.
Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai - mũi - họng - bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp.
Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus).
Ghi chú:
Bạch đàn còn được gọi là Khuynh diệp. Có nhiều loài Bạch đàn. Phần lớn trồng lấy gỗ, một số loài trồng để khai thác tinh dầu. Nước ta đã di thực được một số loài Bạch đàn lấy tinh dầu có giá trị như Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnhardt), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta F.V.Muell), Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f.).
Theo Dược điển Trung Quốc (1997) tinh dầu Bạch đàn (Eucalyptus oil) được khai thác từ các cây Eucalyptus globulus Labill., họ Sim (Myrtaceae), cây Long não - Cinnamomum camphora (L.) Nees & Eberm., họ Long não (Lauraceae) và một số cây khác cùng chi của hai họ thực vật trên.
Không nhầm Bạch đàn với cây Ðàn hương (Santalum album L.), họ Ðàn hương (Santalaceae) cho gỗ làm thuốc.
Bombyx Botryticatus
Tên khác: Cương tàm, Tằm vôi.
Tên khoa học: Bombyx mori L., họ Tằm tơ (Bombycidae).
Mô tả: Hình ống tròn, nhiều vết nhăn, teo, cong. Dài chừng 2 ~ 5 cm, đường kính 4 ~ 7 cm. Vỏ ngòai máu xám trắng hoặc sắc cọ nhạt, phần nhiều có lớp bột sắc trắng. Đầu, chân và các đốt đều có thể phân biệt rõ ràng. Bên ngòai  thể thường lẫn đám tơ quấn quanh. Phần đầu sắc nâu vàng, giống hình tròn, chân 8 đôi, dạng nổi lên. Chất cứng mà giòn, dễ bẻ gãy; mặt cắt bằng phẳng, sắc cọ, đen không đều, phần nhiều sáng choang, lớp ngòai sắc trắng, bột rõ, trong có 4 cái vòng sáng màu nâu. Hơi có mùi hôi thối, vị hơi mặn. Dùng con mập khỏe thẳng, chất cứng, sắc trắng, mặt cắt sáng là tốt.
Bộ phận dùng: Con tằm nuôi lấy tơ (Bombyx mori L.), họ Tằm tơ (Bombycidae), chết do nhiễm vi nấm Botrytis bassiana Bals.= Beauveria bassiana (Bals.) Vuill., họ Mucedinaceae, đem phơi hay sấy khô.
Phân bố: Ở Việt nam có nhiều nơi nuôi tằm.
Thu hái: Thu nhặt cương tằm bệnh chết, bỏ vào trong đá vôi trộn đều, hút bỏ phần nước, phơi khô hoặc sấy khô.
Tác dụng dược lý:
  • Tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên súc vật, Bạch cương tằm có dấu hiệu gây ngủ. Cũng có tác dụng ức chế co giật do Strychnin gây ra (Trung Dược Học).
  • Tác dụng gây ngủ: Dùng dịch chiết xuất Bạch cương tằm cho chuột và thỏ uống với liều 0,5g/20g, chích với liều 0,25g/20g thấy có tác dụng gây ngủ  (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Thuốc cho uống làm giảm tỉ lệ chết của chuột bạch do Strychnin gây co giật (Trung Dược Học).
  • Tác dụng kháng khuẩn: trong ống nghiệm, thuôc có tác dụng ức chế nhẹ đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
  • Nhộng tằm có tác dụng chống co giật do Strychnin mạnh hơn là Cương tằm do thành phần Ammonium oxalate ở con nhộng tằm nhiều hơn. Thành phần chông co giật chủ yếu là chất Ammonium oxalate (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
  • Thực tiễn lâm sàng chứng minh rằng con Nhộng tằm có tác dụng hạ sốt, chỉ khái, hóa đờm, an thần, chông co giật, tiêu viêm, điều tiết thần kinh. Có tác dụng tham gia chuyển hóa mỡ, hiệu quả trị bệnh gần giống Bạch cương tằm, vì thâe có thể thay thế vị Bạch cương tằm được (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Thành phần hoá học: Protid (67%), lipid (4%).
Công năng: Tán phong đờm kết hạch, đầu phong, da ngứa lở, đơn độc phát ngứa, đờm ngược kết báng, sữa không thông, băng trung, rong huyết, đinh nhọt
Công dụng: Trị trúng phong mất tiếng, tai biến mạch máu não, méo miệng, chân tay co rút, tinh thần bất ổn, trẻ con dạ đề, lao hạch.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, trẻ em dưới 15 tuổi dùng 1-6g.
Bào chế:
  • Ngâm nước vo gạo nếp 1 ngày đêm cho nhớt và dầu nổi lên mặt nước, vớt ra, sấy khô bằng lửa nhỏ, chùi sạch lông vàng và miệng đen, tán bột, dùng (Lôi Công bào chích luận). 
  • Vào giữa tháng 4-5, chọn những con Tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn, đem phơi nơi có gió hoặc phơi nắng, cho vào bình hút ẩm có chứa vôi sống hoặc sấy cho khô hoặc ngâm nước vo gạo 1 đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Hoặc rắc cám vào nồi (cứ 10kg Cương tằm, dùng 1kg cám), đun nóng cho bắt đầu bốc khói, cho Cương tằm vào, sao cho đến khi vàng, sàng bỏ cám đi, để nguội (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 
  • Sao với cát nhỏ cho vàng lên hoặc sao vàng với rượu sấy khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Hiện nay, thường sản xuất Bạch cương tằm bằng cách lựa tằm đủ tuổi (4-5cm) rồi phun khuẩn nấm Batrytis Bassiana Bals lên mình tằm.
Bài thuốc:
  • Trị loa lịch, lao hạch: Bạch cương tằm (tán bột). Ngày uống 3 lần mỗi lần 2g, liên tục 10 ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
  • Trị rong kinh: Bạch cương tằm, Y trung bạch ngư, 2 loại bằng nhau. Tán bột, uống với nước giếng mới múc vào đầu canh 5, ngày 2 lần ( Thiên Kim Phương).
  • Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm 3-7 cái, Nhũ hương 0,4g. Tán bột. Mỗi lần dùng 4,8g, đốt cho cháy lấy khói xông vào họng, hễ nôn ra được thì khỏi (Thánh Huệ Phương).
  • Trị trẻ nhỏ bị trúng phong làm cho miệng bị co dúm lại, hoặc cấm khẩu khóc không ra tiếng, thở gấp, mặt đỏ, vàng, do khí của thai hợp với nhiệt độc của Tâm Tỳ làm cho lưỡi cứng, môi xanh, tụ ở miệng sinh ra cấm khẩu: Bạch cương tằm (dùng loại thẳng) 2 con, bỏ đầu, tán bột, trộn với mật ong bôi vào miệng, lưỡi (Thánh Huệ Phương).
  • Trị nhức ở giữa hoặc 1 bên đầu hoặc đau lan đến 2 bên thái dương: Bạch cương tằm, tán bột, uống với nước sắc Trà +  Hành (Thánh huệ phương).
  • Trị đầu đau do phong: Bạch cương tằm, Cao lương khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4g với nước trà, lúc đi ngủ (Thánh Huệ Phương).
  • Trị mặt nám đen: Bạch cương tằm tán bột, trộn với nước bôi (Thánh Huệ Phương).
  • Trị lở ngứa (gây ra) đau nhức: Bạch cương tằm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với rượu (Thánh Huệ Phương).
  • Trị các loại phong đàm: Bạch cương tằm 7 con (chọn loai thẳng), tán bột, uống với nước gừng (  Thắng Kim Phương).
  • Trị phong trĩ sưng đau, lúc phát lúc khỏi: Bạch cương tằm 80g, rửa, sao vàng, tán bột. Dùng thịt Ô mai trộn làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên với Mật ong và Gừng, lúc đói (Thắng kim phương).
  • Trị trẻ nhỏ bị động kinh: Tỏi 7 củ. Trước hết lấy đất đốt cho đỏ lên rồi lấy Tỏi mài trên đất đó thành cao. Rồi lấy Bạch cương tằm ( bỏ đầu và chân) 40g, để trên đất đó, lấy cái tô úp lại 1 đêm, đừng làm hở hơi. Sau đó lấy Bạch cương tằm tán bột thổi vào mũi hàng ngày (Phổ Tế Phương).
  • Trị răng đau: Bạch cương tằm (loại thẳng), sao chung với Gừng sống cho có mầu vàng đỏ rồi bỏ Gừng đi, tán bột. Lấy nước Tạo giác trộn với thuốc xức vào răng (Phổ Tế Phương).
  • Trị trong bụng có cục như con rùa chạy qua chạy lại: Bạch cương tằm uống với nước đái ngựa trắng (Phổ Tế Phương).
  • Trị ra gió chảy nước mắt: Bạch cương tằm (sao) 20g, Cam thảo 20g, Kinh giới 10g, Mộc tặc 20g, Tang diệp 40g, Tế tân 20g, Toàn phúc hoa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với nước sắc Kinh giới (Bạch Cương Tằm Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
  • Trị trúng phong miệng méo, nửa người liệt: Bạch cương tằm, Bạch phụ tử, Toàn yết. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với rượu nóng bôi (Khiên Chính Tán - Dương Thị Gia Tàng).
  • Trị đầu thình lình đau: Bạch cương tằm, tán bột. Uống với nước nóng (Đẩu Môn Phương).  
  • Trị da mặt sần sùi vì đánh phấn: Bạch cương tằm, Hắc khiên ngưu, 2 vị bằng nhau. Tán bột. Rửa mặt cho sạch rồi bôi thuốc lên (Đẩu Môn Phương).
  • Trị vết thương do kim khí đâm chém: Bạch cương tằm, sao vàng, tán bột, bôi (Đẩu Môn Phương).
  • Trị trẻ nhỏ bị kinh phong: Bạch cương tằm, Toàn yết, 2 vị bằng nhau, Thiên hùng, Phụ tử, mỗi vị 4g (bào chế). Tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạch cương tằm (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
  • Trị phong đàm, ho suyễn, không ngủ đêm được: Bạch cương tằm (sao), Trà đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với nước sôi (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị ho sau khi uống rượu: Bạch cương tằm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với trà (Quái Chứng Kỳ Phương).
  • Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm (sao), Bạch phàn ( nửa sống, nửa sao), 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng tươi, hễ ói ra được thì khỏi (Khai Quan Tán - Tồn Nhân phương).
  • Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm (sao) 20g, Cam thảo (sống) 4g. Tán bột, uống với nước Gừng sống (Chu Thị Tập Nghiệm Phương). 
  • Trị kinh phong mạn, thổ tả nhiều gây ra mạn tỳ phong: Bạch cương tằm (sao rượu) 4g, Nam tinh 8g, Ngũ linh chi 4g, Toàn yết (chế) 4g, Trùn (giun) đất 4g. Tán bột, nấu Bán hạ làm hồ trộn thuốc bột làm viên 0,4g. Ngày uống 1-2g (Bạch Cương Tằm Hoàn - Ấu Ấu Tu Tri).
  • Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm, Thiên nam tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước Gừng sống ngậm súc  (Như Thánh Tán - Vương Thị Bác Tễ Phương).
  • Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm, tán bột. Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước Gừng sống ngậm súc (Như Thánh Tán - Bách Nhất Tuyển Phương).\
  • Trị trẻ nhỏ bị chứng cam đã lâu,  sinh ra yếu ớt không ăn uống được mấy rồi biến chứng ra nhiều bệnh, vì hậu thiên suy yếu đến nỗi xương sống cũng không vững, đi đứng không được: Bạch cương tằm sao, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạc hà hoặc thêm ít rượu (Kim Linh Tán - Trịnh Thị Phương).
  • Trị họng sưng đau, lở loét: Bạch cương tằm 40g (để trên miếng ngói mới, nướng cho hơi vàng), Thiên nam tinh 40g (bào chế, bỏ vỏ), tán bột. Mỗi lần dùng 1 ít. Dùng nước cốt Sinh khương hòa với thuốc bột, uống với nước nóng, hễ ói ra được đờm nhớt thì khỏi (Bạch Cương Tằm Tán - Ngụy Thị Gia Tàng Phương).
  • Trị họng bế, hàm răng không mở được: Bạch cương tằm, sao sơ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cốt Gừng (Trung Tàng Kinh).
  • Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét trắng miệng: Bạch cương tằm (sao vàng), chùi bỏ lông, tán bột, trộn với mật bôi (Tiểu Nhi Cung Khí Phương).
  • Trị sữa không thông: Bạch cương tằm, tán bột, uống 8g với rượu. Lấy lược vuốt ở vú thì có sữa (Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị lưỡi sưng cứng: Bạch cương tằm 4g, Hoàng liên (sao mật) 8g. Tán bột, thổi vào cho nôn đờm ra (Tích Huệ Đường Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị tiêu ra máu: Bạch cương tằm, sao, bỏ đầu, 40g . Dùng thịt quả Ô mai sấy khô, 40g. Tán bột to bằng hạt Ngô đồng, uống trước khi ăn (Bút Phong Tạp Hứng Phương).
  • Trị kinh phong, co giật do đờm nhiệt: Bạch cương tằm, Ngưu hoàng, Hoàng liên, Đởn nam tinh (Trung Dược Học).   
  • Trị trẻ nhỏ bị kinh phong mạn do Tỳ hư, tiêu chảy kéo dài: Bạch cương tằm, Đảng sâm, Bạch truật, Thiên ma (Trung Dược Học).
  • Trị động kinh: Bạch cương tằm, Toàn yết, Thuyền thoái, Ngô công (Trung Dược Học).
  • Trị đầu đau kèm mắt đỏ: Bạch cương tằm, Tang chi, Cúc hoa, Kinh giới (Trung Dược Học).
  • Trị họng sưng đỏ, đau, khan tiếng do phong nhiệt: Bạch cương tằm, Cát cánh, Cam thảo, Bách hợp (Trung Dược Học).
  • Trị loa lịch, lao hạch: Bạch cương tằm, Hạ khô thảo, Bối mẫu, Mẫu lệ (Trung Dược Học).
  • Trị lở ngứa, đơn độc: Bạch cương tằm, Thuyền thoái, Phòng phong, Mẫu đơn bì (Trung Dược Học).
  • Trị đầu đau do phong nhiệt, co giật: Cương tằm 6g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 10g, Câu đằng 10g, Hoàng cầm 10g. sắc lấy nước, hòa thêm Chu sa 1g, uống (Tang Cúc Ẩm Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị đầu đau do phong nhiệt, co giật: Cương tằm 6g, Tuyền phúc hoa 8g, Mộc tặc 6g, Tế tân 3g, Tang diệp 12g, Kinh giới 12g, Cam thảo 4g. sắc uống. Hoặc tán bột. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 2-3 lần (Bạch Cương Tằm Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị họng sưng đau, mất tiếng: Bạch cương tằm 6g, Khương hoạt 10g, Xạ hương 0,01-0,003g, tán bộ, trộn nước Gừng uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị lao hạch không lành miệng: Bạch cương tằm, Bạch cập, lượng bằng nhau. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (Cát Lâm Trung Thảo Dược).
Kiêng kỵ: Con gái băng trung, sản hậu còn đau, không phải hàn khách nhập thì không nên dùng.
Semen Sinapis albae
Tên khác: Hạt cải trắng.
Tên khoa học: Brassica alba Boiss., họ Cải (Brassicaceae).
Mô tả:
Cây: Loại thảo sống hàng năm. Lá đơn mọc so le có cuống. Cụm hoa hình trùm, hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài, 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập, Có 6 nhị (4 chiếc dài, 2 chiếc ngắn). Bộ nhụy gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do một vách giả ngăn đôi. Quả loại cải có lông, mỏ dài, có 4-6 hạt nhỏ màu vàng nâu có vân hình mạng rất nhỏ.
Dược liệu: Hạt nhỏ hình cầu, đường kính 1,5 - 3 mm, mặt ngoài màu trắng xám hay vàng nhạt, có vân hình mạng rất nhỏ, rốn hạt hình chấm nhỏ rõ. Hạt khô chắc, khi ngâm nước nở to ra. Lớp vỏ cứng mỏng, bóng. Khi cắt hạt ra thấy có lá mầm gấp, màu trắng, có chất dầu, không màu, vị hăng cay.
Bộ phận dùng: Hạt phơi hay sấy khô của cây Cải bẹ trắng (Brassica alba Boiss.), họ Cải (Brassicaceae).
Phân bố: Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta lấy lá làm rau ăn, lấy hạt làm thuốc.
Thu hái: Thu hoạch vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu, hái quả chín, phơi cho nứt vỏ ngoài, lấy hạt bên trong phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng dược lý:
  • Men Meroxin thủy phân sinh ra dầu Giới tử, kích thích nhẹ niêm mạc dạ dầy gây phản xạ tăng tiết dịch ở khí quản, có tác dụng hóa đờm (Trung Dược Học).
  • Có tác dụng kích thích tại chỗ ở da làm cho da đỏ, sung huyết, nặng hơn thì gây phỏng rất nặng (Trung Dược Học).
Thành phần hoá học: Alcaloid, thioglycosid, enzym, tinh dầu.
Công năng: Ôn phế, trừ đàm, tán kết, thông kinh lạc, chỉ thống
Công dụng: Chữa ho hen nhiều đờm, còn dùng chế bột mù tạc thay gia vị.
Cách dùng, liều lượng: 6-12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.
Bào chế:
Bạch giới tử sống: Loại tạp chất, khi dùng giã vụn.Bạch giới tử sao: Lấy bạch giới tử sạch, sao nhỏ lửa tới khi hạt có màu vàng sẫm, mùi thơm cay bốc lên thì lấy ra để nguội, khi dùng giã vụn.
Bài thuốc:
  • Trị ăn vào mửa ra hay ợ lên dùng Bạch giới tử tán bột, uống 4 – 8g với rượu (Phổ Tế Phương).
  • Trị bực bội, nóng nảy trong người, vị nhiệt, đờm: Bạch giới tử, Hắc giới tử, Đại kích, Cam toại, Mang tiêu, Chu sa, mỗi vị liều lượng đều nhau trộn hồ làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
  • Trị đầy tức do hàn đờm dùng Bạch giới tử, Đại kích, Cam toại, Hồ tiêu, Quế tâm các vị bằng nhau tán bột viên hột bằng hạt ngô đồng, lần uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
  • Trị hơi lạnh trong bụng đưa lên: Bạch giới tử 1 chén, sao qua, tán bột, trộn với nước sôi làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 hạt vơi nước Gừng (Tục Truyền Tín Phương).
  • Phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt:  Bạch giới tử nghiền bột, trộn nước gián dưới lòng bàn chân để kéo độc xuống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
  • Trị ngực sườn bị đờm ẩm:  Bạch giới tử 20g, Bạch truật 80g, tán bột. Nghiền nát Táo nhục, trộn với thuốc bột làm thành viên, to  bằng hạt ngô đồng.  Uống 50 viên với nước (Trích Huyền Phương).
  • Trị hàn đờm ủng tắc ở phế, ho suyễn, đờm nhiều chất dãi trong, sườn ngực đầy tức: Bạch giới tử 4g, Tử tô, Lai phúc tử, mỗi thứ 12g sắc uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang).
  • Trị đờm ẩm lưu ở ngực, hoành cách mô, ho, suyễn, ngực sườn đầy tức: Đại kích (bỏ vỏ), Cam toại (bỏ ruột), Bạch giới tử, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn với nước cốt Gừng làm viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 2-4g với nước Gừng tươi sắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị đau nhức các  khớp do đờm trệ: Mộc miết tử 4g, Bạch giới tử, Một dược, Quế tâm, Mộc hương mỗi thứ 12g, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, với rượu nóng (Bạch Giơi Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị hạch lao ở cổ:  Bạch giới tử, Thông bạch lượng bằng nhau. Đem Bạch giới tử tán bột trộn với hành trắng đã gĩa nát. Đắp lên vùng hạch, ngày một lần, cho đến khi khỏi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị nhọt sưng độc mới phát: Bạch giới tử, tán bột, trộn giấm đắp vào (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị trẻ nhỏ phế quản viêm cấp hoặc mạn: Bạch giới tử 100g, tán bột. Mỗi lần dùng 1/3, thêm bột mì trắng 90g, thêm nước vào làm thành bánh. Trước lúc đi ngủ, đắp vào lưng trẻ. Sáng thức dậy, bỏ đi. Đắp 2 – 3 lần. Đã trị 50 ca, kết quả tốt (Kỳ Tú Hoa và cộng sự, Hắc Long Giang Trung Y Dược Học Báo 1988, 1: 29).
  • Trị trẻ nhỏ bị phổi viêm: Bạch giới tử tán bột, trộn với bột mì và nước làm thành bánh, đắp ở ngực. Trị 100 ca phổi viêm nơi trẻ nhỏ, thuốc có tác dụng tăng nhanh tác dụng tiêu viêm (Trần Nãi cần, Trung Tây Y Kết Hợp tạp Chí 1986, 2: 24).
  • Trị liệt thần kinh mặt ngoại biên: Bạch giới tử hoặc Hoàng giới tử, tán bột 5-10g, trộn với nước, gói vào miếng gạc đắp vào vùng liệt ở má, giữa 3 huyệt Địa thương, Hạ quan và Giáp xa. Dùng băng keo dính cố định lại. 3 – 12 giờ thì lấy ra. Cách 10 – 14 ngày đắp 1 lần. Thêm dùng phép Chích Lể. Đã trị 1052 ca, trong đó 137 ca trị 1 lần bỏ dở, còn 915 ca tiếp tục theo dõi. Tỉ lệ kết quả 97,7% (Trương Chính Quảng, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1986, 5: 25).
Kiêng kỵ: Phế hư, ho khan không dùng.
Ghi chú: Hắc giới tử là hạt của cây Brassica nigra Koch.; Giới  tử là hạt của cây Cải (Brassica juncea L.) dùng chữa ho hen.
Radix Rhinacanthi
Tên khác: Kiến cò, Nam uy linh tiên.
Tên khoa học: Rhinacanthus communis Nees., họ Ô rô (Acanthaceae).
Mô tả: Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.
Phân bố: Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng gốc.
Thu hái: Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Rhinacanthi)
Thành phần hoá học: Anthranoid (rhinacanthin)
Công năng: Chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.
Công dụng:
  • Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, dấm để uống.
  • Trị hắc lào (ngâm rễ với dầu hoả, xoa lên vết hắc lào).
Bài thuốc:
  1. Lao phổi: Thân và lá Bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống.
  2. Eczema, hắc lào: Giã một lượng vừa đủ cây lá tươi thêm cồn 70o ngâm và dùng ngoài. Có thể dùng rễ tươi giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong một tuần lễ lấy nước bôi.
Agkistrodon seu Bungarus
Tên khác: Cây đuôi công.
Tên khoa học: Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công (Plumbaginaceae).
Mô tả: Cây sống dai cao 0,3-0,6m, có gốc dạng thân rễ, với thân sù sì, bóng láng. Lá mọc so le, hình trái xoan, hơi có tai và ôm thân, nguyên, nhẵn, nhưng trăng trắng ở mặt dưới. Hoa màu trắng, thành bông ở ngọn và ở nách lá, phủ lông dính, tràng hoa dài gấp đôi đài.
Cây ra hoa quả gần như quanh năm, chủ yếu vào tháng 5-6.
Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở Ấn Độ và Malaixia, nhưng thuần hoá và thường trồng trong tất cả các xứ nhiệt đới, nhất là ở Java (Inđônêxia). Ởnước ta, cây cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình; trồng bằng cành ở nơi ẩm mát.
Bộ phận dùng: Rễ, lá.
Thu hái: rễ, lá quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, cắt đoạn ngắn rồi phơi khô dùng dần. Lá thường được dùng tươi.
Tác dụng dược lý: Plumbagin là một tác nhân làm viêm tấy và sát trùng tốt; nó kích thích mô cơ với liều thấp và làm tê liệt với liều cao, gây co thắt mô cơ của quả tim, ruột và giun ký sinh, kích thích sự tiết mồ hôi, nước tiểu và mật, còn có tác dụng kích thích đối với hệ thần kinh.
Thành phần hoá học: Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5- naphtoquinon-1-4).
Công năng: Khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt.
Công dụng: Ở Trung Quốc, thường dùng trị 1. Phong thấp đau nhức xương, da thịt thâm tím; 2. Đau dạ dày, gan lách sưng phù; 3. Bệnh ngoài da (hecpet mọc vòng), nhọt mủ, bong gân. Kinh nghiệm dân gian dùng lá giã đắp chữa đinh nhọt rất đặc hiệu, do đó có tên là cây lá dính. Ở Inđônêxia, cũng dùng chữa bệnh ngoài da, thấp khớp, nhức đầu, các bệnh về cơ quan tiết niệu và làm thuốc gây sẩy thai. Để chữa các bệnh ngoài da, người ta lấy lá và rễ giã ra trộn lẫn với bột gạo làm thuốc đắp. Để trị nhức đầu, chỉ cần dùng một lượng nhỏ thuốc đắp vào phía sau tai sẽ làm giảm đau. Ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị ghẻ. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị các bệnh ngoài da, ỉa chảy, khó tiêu, bệnh trĩ, phù toàn thân, làm thành bột đắp với giấm, sữa hay muối và nước dùng đắp ngoài trị phong hủi và những bệnh ngoài da khác. Cồn thuốc của rễ cây có khả năng làm ra mồ hôi. Dịch sữa của cây dùng đắp trị ghẻ và mụn loét.
Cách dùng, liều lượng: Dùng rễ 10-15g đun sôi kỹ trong 4 giờ, lấy nước uống hoặc lấy rễ ngâm rượu xoa bóp. Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ.
Bài thuốc:
  • Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá dâu 20 g, hoa đại 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) 16 g, cỏ xước 12 g, ích mẫu 12 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Mụn, nhọt sưng tấy: Lá bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng.
  • Táo bón: Lá bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh, uống 1/2 chén.
  • Phong thấp: Rễ bạch hoa xà 12 g, dây đau xương 12 g, thổ phục linh 16 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.
  • Bong gân sai khớp: Rễ bạch hoa xà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu làm thuốc xoa bóp.
  • Chốc lở: Lá bạch hoa xà giã nát, đắp lên tổn thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra.
  • Đau gan, đau dạ dày: Rễ bạch hoa xà 12 g, nhân trần 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Ghẻ: Rễ bạch hoa xà sắc lấy nước, dùng nước này để bôi ghẻ.
  • Chậm kinh: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá móng tay 40 g, củ nghệ đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Khi thấy kinh phải ngừng uống ngay.
  • Tê thấp: Bột rễ bạch hoa xà trộn với dầu vừng, xoa bóp (kinh nghiệm của Ấn Độ).
Chú ý:
  • Ở nước ta còn có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa xà (Plumbago rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà.
  • Cần phân biệt với cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (Hedyotis diffusa Willd.), họ Cà phê (Rubiaceae)
  • Không dùng cho phụ nữ có thai. Nếu bị bỏng rộp, dùng acid boric để rửa chỗ da bị tổn thương.
Herba Hedyotis difusae
Tên khác: Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo.
Tên khoa học: Hedyotis diffusa (Willd), họ Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả: Loài cỏ nhỏ, mọc bò lan sống hàng năm. Thân màu nâu nhạt, tròn ở gốc, thân non có bốn cạnh, mang rất nhiều cành. Lá hình mác thuôn, dài khoảng 1,5 – 3,5 cm, rộng 1 – 2 mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, gần như không có cuống, lá kèm khía răng cưa ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc, hoặc từng đôi ở nách lá. Hoa nhỏ có 4 lá đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu. Tràng gồm 4 cánh hoa, 4 nhị dính ở họng ống tràng. Quả bế, bầu hạ, còn đài, hình cầu hơi dẹt ở 2 dầu, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.
Phân bố: Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp.
Bộ phận dùng: Dược liệu là toàn cây phơi hay sấy khô của cây Bạch hoa xà thiệt thảo Hedyotis diffusa (Willd), họ Cà phê (Rubiaceae).
Thu hái: Thu hái vào mùa hạ, lấy toàn cây, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ (Trung Dược Học).
  • Tác dụng trên hệ miễn dịch: những thực nghiệm căn bản  trên thỏ, có thể tin rằng  sự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu (Trung Dược Học).
  • Tác dụng chống khối u: thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ cao  in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp (Trung Dược Học).
  • Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
  • Tác dụng kháng ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng (Trung Dược Học).
  • Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi 102 cas, kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc (Trung Dược Học).
  • Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho bệnh nhân bị  nhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống nọc độc,  thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc. Ở các cas trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ (Trung Dược Học).
  • Điều trị ruột dư viêm: dùng liều cao (40g tươi hoặc 20g khô) Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong nhiều nghiên cứu thấy có kết quả tốt. Trong 1 lô 30 bệnh nhân, bị ruột dư viêm được điều trị bằng thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong khi nhóm khác dùng Dã Cúc Hoa và Hải Kim Sa. Có 2 bệnh nhân cần giải phẫu, còn lại tất cả đều hồi phục, không có vấn đề gì. Thời gian nằm viện là 4,2 ngày (Trung Dược Học).
Thành phần hóa học:
  • Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học).
  • Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28).
  • Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366).
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông  lâm, tiêu ung tán kết.
Công dụng: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp, sang chấn, rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu, trường ung (viêm ruột thừa), dương hoàng (viêm gan cấp tính).
Cách dùng, liều lượng: Ngày 15 - 60 g dạng khô, 60 - 320 g dạng tươi, phối ngũ trong các bài thuốc. Dùng ngoài dạng tươi lượng thích hợp giã nát đắp tại chỗ.
Bài thuốc:
  • Trị ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
  • Trị ung thư phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị ruột dư viêm cấp tính: Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị amidal viêm cấp : Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nước  trà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị chấn thương thời kỳ đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
  • Bảo vệ gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang - Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
  • Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lần  uống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983).
  • Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14). 
  • Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh): Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài - Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11).
  • Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thành xi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang - Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1).
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Bulbus Lilii
Tên khoa học: Lilium brownii var. colchester Wils., thuộc họ Hành (Liliaceae).
Tên khác: Cánh hoa li ly.
Mô tả: Cây thảo cao 0,5-1m, sống nhiều năm. Thân hành to màu trắng đục có khi phớt hồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gẫy. Lá mọc so le, hình mắc thuôn, mép nguyên, dài 2-15cm, rộng 0,5-3,5cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2-6 hoa to, hình loa kèn, dài 14-16cm, với 6 cánh hoa màu trắng hay hơi hồng. Quả nang 5-6cm có 3 ngăn, chứa nhiều hạt nhỏ hình trái xoan.
Thu hái: Sau một năm thu hoạch thường người ta ngắt hết hoa để cho củ to. Thu hoạch củ vào cuối mùa hè, đầu thu, khi cây bắt đầu khô héo. Ðào về rửa sạch, tách riêng từng vẩy, nhúng nước sôi 5-10 phút cho vừa chín tái, rồi đem phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng: Vẩy đã chế biến khô của cây Bách hợp (Lilium brownii var. colchester Wils.), họ Hành (Liliaceae).
Phân bố: Cây Bách hợp  mọc hoang ở một số vùng núi cao nước ta. Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học: Tinh bột (30%), protid (4%), lipid (0,1%), vitamin C, alcaloid.
Công năng: Nhuận phế, giảm ho, định tâm, kiện vị, dưỡng trung tiêu
Công dụng: Chữa ho nhiều do lao, thổ huyết, mệt mỏi, hồi hộp.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc bột. Phối hợp trong các phương thuốc bổ phế chỉ khái, ho lao suy nhược. Dạng thuốc sắc hoặc hoàn, tán.
Bài thuốc:
  1. Chữa ho lâu, phổi yếu, tâm thần suy nhược, lo âu, hồi hộp, buồn bực, ít ngủ; dùng Bách hợp. Mạch môn, Sinh địa, đều 20g. Tâm sen sao 5g sắc uống.
  2. Chữa triệu chứng đau ngực, thổ huyết: Bách hợp giã tươi, lấy nước uống.
  3. Chữa viêm phế quản, Bách hợp 30g, Mạch môn 10g. Bách bộ 8g, Thiên môn đông 10g. Tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, sắc với 1 lít nước, còn 400ml chia ba lần uống trong ngày.
  4. Chữa đại tiện ra máu: Hạt Bách hợp tẩm rượu sao, tán nhỏ, uống 6-12g.
  5. Chữa đau dạ dày mạn tính, thỉnh thoảng đau bụng: Bách hợp 30g, Ô dược 10g sắc uống.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không dùng. Ho do phong hàn không dùng.
Poria
Tên khác: Bạch linh, phục linh.
Tên khoa học: Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Bộ phận dùng: Quả thể của nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Mô tả: Thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi.
Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
Bộ phận dùng:
Dược liệu chia thành 4 thứ:
  • Phục linh bì là vỏ ngoài.
  • Xích phục linh là lớp thứ 2 sau vỏ ngoài.
  • Bạch phục linh là phần bên trong màu trắng, thường được sơ chế thành phiến hình khối vuông dẹt.
  • Phục thần là những quả thể có lõi gỗ (rễ thông) ở giữa.
Phân bố: Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác, vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hái: Thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến.
Tác dụng dược lý:
  • Thuốc có tác dụng lợi tiểu, cũng có báo cáo cho là tác dụng lợi tiểu không rõ, có thể do điều kiện nghiên cứu khác nhau.
  • Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột.
  • Thuốc có tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể.
  • Thuốc có tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống lóet bao tử.
  • Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.
Thành phần hoá học: đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.
Công năng: thuốc lợi thuỷ và cường tráng,  nhuận táo, bổ tỳ, ích khíù, sinh tân, chỉ khát.
Công dụng:
  • Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.
  • Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).
  • Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.
  • Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.
Bào chế: Ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.
Kiêng kỵ: âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Rhizoma Imperatae
Tên khác: Cỏ tranh, rễ tranh.
Tên khoa học: Imperata cylindrica P. Beauv., họ Lúa (Poaceae).
Mô tả:
Cây: Cây cỏ tranh là một cây cỏ sống lâu năm, thân rễ mọc bò lan dài sâu dưới đất, lá mọc đứng, hẹp, dài cứng, gân lá ở giữa phát triển, mặt trên nháp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc dễ cứa đứt chân tay. Hoa tự hình chuỳ, máu trắng bông, gió thổi bay đi rất xa.
Dược liệu: Thân rễ hình trụ, dài 30-40 cm, đường kính 0,2 – 0,4 cm. Mặt ngoài trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài 1 – 3,5 cm, trên các đốt còn sót lại vết tích của lá vẩy và của rễ con. Dược liệu dai, dễ bẻ gẫy ở đốt, mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang gần hình tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều, ở giữa thường rách nứt. Dưới ánh sáng đèn tử ngoại 365 nm, phần tủy có phát quang màu xanh lơ, phần vỏ phát quang màu vàng nhạt. Dược liệu không mùi, không vị, sau hơi ngọt.
Bộ phận dùng: Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ tranh (Imperata cylindrica P. Beauv.), họ Lúa (Poaceae).
Phân bố: Cây mọc hoang nhiều nơi.
Thu hái: Thường thu hoạch vào mùa thu (tháng 10 - 11) và mùa xuân (3-4). Đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, xong đem phơi khô và phân loại to, nhỏ, buộc lai thành bó.
Thành phần hoá học: Rễ cỏ tranh chứa chất cylindrin, arundoin, glucose, fructose, acid hữu cơ, muối khoáng.
Công năng: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu
Công dụng: Chữa sốt khát nước, hoàng đản, tiểu tiện ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10 - 40g, dạng thuốc sắc.
Bào chế:
Bạch mao căn: Rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đọan phơi khô, sàng bỏ chất vụn.
Mao căn thán: Lấy những dọan Bạch mao căn, cho vào nồi sao lửa mạnh tới màu nâu đen, nhưng phải tồn tính, phun nước trong, lấy ra phơi khô
Bài thuốc:
  1. Chữa hen: Sinh mao căn (rễ tranh tươi) 20g. Sắc uống lúc nước còn ấm, sau bữa ăn.
  2. Chữa đái ra máu: Bạch mao căn, Thán khương (gừng khô sao cháy đen) Thêm mật o¬ng trắng. Sắc uống.
  3. Chữa viêm cầu thận cấp (Bệnh viện Ngô Quyền Hải Phòng): Mã đề 10g, Kim ngân hoa 10g, Rễ cỏ tranh 10g, Cam thảo nam 10g, Kim anh tử 10g, Đậu đen 10g, Hoàng đằng 10g Kinh giới 10g, Cỏ mần trầu 10g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống mỗi ngày 200 - 300 ml.
  4. Chữa hư lao trong đờm có máu. Cũng có thể dùng chữa lao phổi, giãn phế quản, ho ra máu, chảy máu cam: Nước uống Tam Tiên (3 thứ tươi) Rễ cỏ tranh tươi 30g, Ngó sen tươi 30g, Rễ tiểu kế tươi 15g. Sắc uống.
  5. Chữa đái ra máu: Rễ cỏ tranh 30g, Rễ đại kế 15g, Sắc uống.
  6. Lợi niệu, chữa phù thũng do viêm thận cấp tính, bí tiểu tiện. Còn dùng chữa cả hoàng đản do thấp nhiệt, ho gà: Rễ cỏ tranh tươi 30g, Vỏ quả dưa hấu 30g, Râu ngô 9g, Xích tiểu đậu 12g. Sắc uống
Kiêng kỵ: Người hư hỏa, không thực nhiệt, kiêng dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.
Semen Ginkgo
Tên khác: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử.
Tên khoa học: Ginkgo biloba L., họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
Mô tả: Hạt hình trứng, chắc,vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài từ 1,5 - 2,5 cm, rộng 1 - 2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.
Phân bố: Cây này không có ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay Bạch quả (Ginkgo biloba L.), họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng dược lý: Có thể ức chế sinh trưởng trực khuẩn lao, bên ngoài cơ thể có tác dụng ức chế không đồng trình độ đối với nhiều loại vi khuẩn và chân khuẩn ngoài da. Chất chiết cồn ethanol có tác dụng tiêu đàm nhất định, có tác dụng làm giãn ra hơi yếu đối với cơ trơn phế quản. Diphenol Bạch quả có tác dụng giáng áp ngắn tạm, và gây nên mạch máu tăng gia tính thẩm thấu. Thành phần tan trong nước vỏ ngoài của hạt Ngân hạnh có thể thanh trừ superoxide radical cơ thể, có tác dụng chống suy lão, còn có tác dụng ức chế miễn dịch và chống quá mẫn (dị ứng) (Trung dược học).
Thành phần hoá học: Hạt hàm chứa thành phần có độc, là 4-O-methylpyridoxine, gọi là ginkgotoxin. Còn hàm chứa 6-(pentadec-8-enyl-2,4-dihy-droxybenzoic acid, 6-tridecy-2,4-dihydroxybenzoic acid, anacaridc acid và kali, lân, magiê, canxi, kẽm, đồng v.v… Nhân hàm chứa protein, chất béo, carbohydrate, đường v.v...
Công năng: Liễm phế, định suyễn, chỉ đới trọc, súc tiểu tiện.
Công dụng: Chữa ho, hen, đờm suyễn, đái đục, đái nhiều, đái són, đái dầm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-9g dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp vớicác vị thuốc khác.
Bào chế: Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.
Chú ý:
  • Không dùng hạt sống vì có độc
  • Lá cây Bạch quả được dùng trong nhiều phương thuốc làm tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện não suy; rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc bằng trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng. Trong lá có flavonoid và hợp chất diterpen.
  • Cao chiết từ lá cây Bạch quả đã được bào chế thành biệt dược "Fitôbrain-f", "Hoạt huyết bổ trí não-f"...
Fructus Tribuli terrestris
Tên khác: Thích tật lê, Gai ma vương, Gai trống.
Tên khoa học: Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê (Tribulus terrestris L.), họ Tật lê (Zygophyllaceae).
Mô tả: Dược liệu là quả do 5 phân quả xếp đối xứng toả tròn tạo thành, đường kính 7- 12 mm. Các phân quả phân cách nhau rõ rệt, có hình rìu nhỏ, dài 3 - 6 mm. Mỗi phân quả có 1 đôi gai dài ngắn khác nhau, mọc đối nhau. Mặt lưng quả màu lục hơi vàng nhô lên, có các gờ dọc; mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay.
Bộ phận dùng: Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê (Tribulus terrestris L.)
Phân bố: Cây mọc hoang ở ven sông, biển một số tỉnh miền Nam nước ta.
Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.
Thành phần hoá học: Alcaloid, chất béo, tinh dầu
Công năng: Bình can giải uất, hoạt huyết, khu phong, sáng mắt, ngừng ngứa
Công dụng: Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, gầy yếu, súc miệng chữa loét miệng
Bào chế :
Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.
Tật lê sao: Lấy Tật lê đã bỏ gai, sạch cho vào nồi, sao lửa nhỏ, cho đến khi màu hơi vàng là được, lấy ra phơi khô.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Radix Paeoniae lactiflorae
Tên khác: Thược dược.
Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall., họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Mô tả:
Cây: Cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8-12cm, rộng 2-4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng thịt trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc... khác nhau. Hoa tháng 5-6.
Dược liệu : Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng; đều nhau hoặc một đầu to hơn, dài 10 - 20 cm, đường kính 1 - 2,0 cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Đôi khi còn vỏ ngoài màu nâu thẫm. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gẫy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng. Mô mềm vỏ hẹp, mạch gỗ xếp thành hình nan hoa xe đạp, không có mùi, vị hơi đắng, hơi chua.
Bộ phận dùng : Vị thuốc là rễ đã cạo bỏ lớp bần và chế biến khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.)
Phân bố: Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học: Trong rễ có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol... còn có tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.
Công năng: Liễm âm, dưỡng huyết, bình can, chỉ thống
Công dụng: Trị đau ngực sườn, mồ hôi trộm, huyết hư, thai nhiệt, kinh nguyệt không đều.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 -12g, dạng thuốc sắc.
Bào chế: Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, cạo sạch vỏ ngoài, cho vào nước sôi rồi vớt ra phơi khô, hoặc thái lát phơi khô.
Bài thuốc:
  1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, hoặc máu xấu ứ trệ sinh đau nhức; Bạch thược, Sinh địa mỗi vị 20g, Đương quy 10g. Xuyên khung 4g, gia Ngưu tất 20g sắc uống.
  2. Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy: Bạch thược, Trắc bá diệp, sao sém đen, mỗi vị 12-20g sắc uống.
  3. Chữa tiêu khát, đái đường: Bạch thược, cam thảo lượng bằng nhau tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần.
Kiêng kỵ: Đầy bụng không nên dùng
Ghi chú: Xích thược là rễ cây mọc hoang của các loài Thược dược Paeonia lactiflora Pall., P. obovata Maxim, P. veitchii Lynch., có công dụng tương tự như Bạch thược; cần phân biệt với cây hoa  Thược dược (Dahlia variabilis Desf), họ Cúc (Asteraceae).
Rhizoma Atractylodes macrocephalae
Tên khác: Sơn kế, Dương bão kế.
Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả:
Cây: Cây thảo cao 40-60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Lá mọc so le, mép khía răng, lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thuỳ; lá gần cụm hoa có cuống ngắn, không chia thuỳ. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn; hoa nhỏ màu tím. Quả bế có túm lông dài. Mùa hoa quả tháng 8-10.
Dược liệu : Thân rễ to (quen gọi là củ) có hình dạng thay đổi, hình chùy có nhiều mấu phình ra, phía trên thót nhỏ, hoặc từng khúc mập, nạc, dài 5 - 10 cm, đường kính 2 - 5 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc xám, có nhiều mấu, có vân hình hoa cúc, có nhiều nếp nhăn dọc. Chất cứng, khó bẻ gãy, mặt cắt không bằng, có màu vàng đến nâu nhạt, rải rác có khoang chứa tinh dầu màu nâu vàng, mùi thơm nhẹ.
Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz., họ Cúc (Asteraceae).
Phân bố: Cây có di thực vào nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hái: Cây đã trồng 2 - 3 năm, khi lá ở gốc cây đã khô vàng, đào lấy thân rễ, rửa sạch đất, bỏ rễ con, phơi hay sấy nhẹ cho khô.
Tác dụng dược lý: Bạch truật có tác dụng điều tiết hướng đôi đối với họat động của ruột, lúc ruột hưng phấn có tác dụng ức chế, mà lúc ruột ức chế có tác dụng hưng phấn; có tác dụng phòng trị bao tử lóet thực nghiệm, có tác dụng cường tráng; có thể xúc tiến tăng gia thể trọng của chuột con; có thể xúc tiến hợp thành albumin ruột non rõ rệt; có thể xúc tiến công năng miễn dịch tế bào; có tác dụng tăng bạch cầu nhất định; còn có khả nang bảo vệ gan, lợi mật, lợi tiểu, giáng đường huyết, chống đông máu, kháng khuẩn, chống khối u. Dầu bay hơi Bạch truật có tác dụng trấn tĩnh (Trung dược học).
Thành phần hóa học: Tinh dầu (1%), trong đó chủ yếu là atractylol và atractylon, atractylenolid I, II và III, endesmol và vitamin A.
Công năng: Kiện tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy, chỉ đạo hãn, an thai
Công dụng: Tỳ hư ăn kém, bụng trướng tiêu chảy, đàm ẩm, chóng mặt đánh trống ngực, thủy thũng, mồ hôi trộm, động thai.
Bào chế: Bạch truật đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, làm khô.Thổ Bạch truật: Lấy Bạch truật phiến, dùng bột mịn phục long can (đất lòng bếp) sao đến khi mặt ngoài có màu đất, rây bỏ đất, cứ 100 kg Bạch truật phiến dùng 20 kg bột mịn phục long can. Sao Bạch truật: Lấy cám mật chích, cho vào trong nồi nóng khi khói bốc lên, cho Bạch truật phiến vào sao cho đến khi có màu vàng sém, có mùi thơm cháy, lấy ra rây bỏ cám mật chích, cứ 100 kg Bạch truật phiến dùng 40 kg cám mật chích.
Cách dùng, liều lượng: 10 - 20g mỗi ngày. Dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
  1. Thuốc bổ và chữa dị ứng: Bạch truật 6kg cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước, thêm nước mới, làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.
  2. Viêm gan nhiễm trùng: Bạch truật 9g. Nhân trần 30g, Trạch tả 9g. Dành dành 9g. Phục linh 12g, nước 450ml sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  3. Viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu: Bạch truật 6g. Trần bì 4,5g, Toan táo nhân 3g. Hậu phác 4,5g. Gừng 3g, Cam thảo 1,5g nước 600ml, sắc, sau đó lọc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Kiêng kỵ: Đau bụng do âm hư, nhiệt trướng, đại tiện táo, khát nước, không dùng.
Ghi chú: Trên thị trường nước ta có vị thuốc mang tên Bạch truật nam hay Truật nam thường đã thái phiến mầu trắng. Đó là thân rễ của cây Gynura pseudochina DC., họ Cúc (Asteraceae). Vị thuốc này để nguyên còn gọi là Thổ tam thất.
Fructus Amomi cardamomi
Tên khoa học: Amomum cardamomum L., họ Gừng (Zingiberaceae).
Tên khác: Đậu khấu, viên đậu khấu.
Mô tả:
Cây: Cây thảo cao khoảng 2-3m. Thân rễ nằm ngang to bằng ngón tay, lá hình dải, mũi mác, nhọn 2 đầu, dài tới 55cm, rộng 6cm mặt trên nhẵn, dưới có vài lông rải rác bẹ lá nhẵn, có khía, lưỡi bẹ rất ngắn. Cụm hoa mọc ở gốc của thân mang lá, mọc bò, dài khoảng 40cm, mảnh, nhẵn, bao bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc ở phía trên, lá bắc mau rụng. Cuống chung của cụm hoa ngắn, mang 3-5 hoa, ở nách những lá bắc nhỏ hình trái soan. Hoa màu trắng tím, có cuống ngắn, đài hình ống nhẵn, có 3 răng ngắn. Tràng hình ống nhẵn, dài hơn đài 2 lần, thùy hình trái xoan tù, thùy giữa hơi dài rộng hơn, lõm hơn. Cánh môi hình thoi. Quả nang hình trứng, bao bởi đài tồn tại, có khi lớn đến 4cm.
Dược liệu: Quả hình cầu dẹt, có 3 múi, đường kính 1 - 1,5 cm. Mặt ngoài vỏ màu trắng, có một số đường vân dọc, đôi khi còn sót cuống quả. Vỏ quả khô dễ tách. Mỗi quả có 20 - 30 hạt, gọi là khấu mễ hoặc khấu nhân, tập hợp thành khối hình cầu gọi là khấu cầu. Khấu cầu chia làm 3 múi có màng mỏng màu trắng ngăn cách, mỗi múi có 7 - 10 hạt. Hình dạng hạt không đồng nhất, phần nhiều là hình khối nhiều mặt không đều, đường kính khoảng 3 mm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, có vân nhỏ, chất cứng. Mặt cắt ngang màu trắng. Hạt chứa nhiều tinh dầu. Mùi thơm, vị cay.
Bộ phận dùng: Quả gần chín phơi khô của cây Bạch đậu khấu (Amomum cardamomum L.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Phân bố: Cây mọc hoang, được trồng ở nước ta và nhiều nước khác.
Thu hái: Thu hái vào mùa thu, hái cây trên 3 năm, hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng xanh. Hái về phơi trong râm cho khô, có khi phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng cất dùng, khi dùng bóc vỏ lấy hạt.
Thành phần hoá học: Tinh dầu trong đó thành phần chủ yếu là borneol và camphor.
Công năng: Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, khai vị, tiêu thực, ôn trung
Công dụng: Chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, nôn oẹ, ăn không tiêu, ỉa chảy, trúng độc rượu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-8g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Chế biến: Hái quả khi có màu lục, bỏ cuống, phơi khô. Khi dùng bỏ vỏ quả lấy hạt, giã nát.
Bài thuốc:
  • Trị đột ngột muốn nôn, ngột ngạt khó chịu ở tim: nhai vài hạt Bạch đậu khấu (Trửu Hậu Phương).
  • Trị trẻ nhỏ ọc sữa do vị hàn: Bạch đậu khấu, Súc sa nhân, Mật ong, mỗi thứ 15 hạt, sinh Cam thảo, chích Cam thảo mỗi thứ 8g, tán bột, xát vào miệng trẻ con (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
  • Trị Vị hàn ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu 3 trái, tán bột, uống với một chén rượu nóng liên tiếp vài ngày (Trương Văn Trọng Bị Cấp Phương).
  • Trị Tỳ hư  ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu, Súc sa nhân mỗi thứ 80g, Đinh hương 40g, Trần thương mễ 1 chén, sao đen với Hoàng thổ, xong bỏ đất, lấy thuốc, tán bột, trộn nước gừng làm viên. Mỗi  lần uống 8~12g với nước gừng (Tế Sinh Phương).
  • Trị sản hậu nấc cụt: Bạch đậu khấu, Đinh hương mỗi thứ 20g, tán bột, uống với nước sắc Đào nhân (Càn Khôn Sinh Ý).
  • Trị Vị hư hàn sinh ra nôn mửa, ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu, Nhân sâm, Gừng sống, Quất bì, Hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị hàn đàm đình trệ lại ở vị làm nôn mửa như bị phản vị: Bạch đậu khấu, Bán hạ, Quất hồng, Gừng sống, Bạch truật, Phục linh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị Tỳ hư quá đến nỗi mắt trắng, mộng thịt che mắt: Bạch đậu khấu, Quất bì, Bạch truật, Bạch tật lê, Quyết minh tử, Cam cúc hoa, Mật mông hoa, Mộc tặc thảo, Cốc tinh thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Lý khí ở phần thượng tiêu để khỏi trệ khí: Bạch đậu khấu, Hoắc hương, Quất bì, Mộc hương, thêm Ô dước, Hương phụ, Tử tô, trị các chứng nghịch khí của phụ nữ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị Vị hư hàn ăn vào mửa ra thường sảy ra lúc mùa thu: Bạch đậu khấu làm quân, Sâm, Truật, Khương, Quất làm tá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Giải độc rượu, muốn nôn vì uống quá nhiều rượu: Bạch đậu khấu, Biển đậu, Ngũ vị tử, Quất hồng, Mộc qua (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị ngực bụng đau do khí trệ: Bạch đậu khấu 6g, Hậu phác 8g, Quảng mộc hương 4g, Cam thảo 4g, sắc uống (Ngũ Cách Khoan Trung Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ngực đầy tức do thấp trọc uất ở thượng tiêu, khí cơ trở trệ: Bạch khấu nhân 6g, Hạnh nhân 12g, Ý dĩ nhân 20g, Hậu phát 8g, Hoạt thạch 16g, Trúc diệp 12g, Bán hạ 12g, Thông thảo 8g, sắc uống (Tam Nhân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ: Trường vị thực nhiệt, táo bón không dùng.
Ghi chú: Hồng đậu khấu (Fructus Alpinia galangae), còn gọi là Sơn khương tử, Hồng khấu, là quả của cây Riềng nếp (Alpinia galanga Willd.); Thảo đậu khấu: (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt của cây Thảo khấu (Alpinia katsumadai Hayt.), họ Gừng, cả hai vị thuốc này có thể dùng thay Bạch đậu khấu.
Herba et Radix Clerodendri
Tên khác: Mò trắng, Bấn trắng.
Tên khoa học: Clerodendrum viscosum Vent. = Clerodendrum canescens Wall., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả: Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá. Nhánh vuông, có lông vàng. Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên. Chuỳ hoa to, hình tháp có lông màu vàng hung. Hoa trắng vàng vàng, đài có tuyến hình khiên; tràng có lông nhiều, nhị thò ra. Quả hạch đen, mang đài màu đỏ tồn tại ở trên. Cây ra hoa tháng 2-3.
Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá (Herba Clerodendri); Rễ (Radix Clerodendri).
Phân bố: Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.
Thu hái: Có thể thu hái rễ quanh năm. Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng.
Tác dụng dược lý:
  • Năm 1968, Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược khoa phối hợp với Viện YHDT nghiên cứu Bạch đồng nữ thấy có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi, có tác dụng lợi tiểu và có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do Phenol gây ra trên tai thỏ.
  • Bạch  đồng nữ có tác dụng chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ở hiện tượng giảm phù trong mô hình gây phù thực nghiệm trên chuột với Kaolin.
  • Bạch  đồng nữ có tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trên mô hình gây u hạt thực nghiệm với Amian ở chuột.
  • Bạch  đồng nữ không có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột non. Tác dụng gây thu teo tuyến ức là một trong những đặc điểm của các thuốc ức chế miễn   dịch.
  • Nước sắc 3/1 của Cleodendrum philippinum đã được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lạp từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococus aureus, Escherichia coli và các Proteus.
  • Theo tài liệu nước ngoài, lá, hoa và rễ Xích đồng nam Clerodendrum kaempferi có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập súc vật thí nghiệm gây nên bởi Acetylcholin hoặc Histamin.
Cả cây Bạch đồng nữ có các tác dụng kháng nguyên sinh vật trong thí nghiệm của Entamoeba histolitica, chủng STA, hạ đường huyết trên chuột trắng và gây giảm đau trong thí nghiệm tấm kim loại nóng của Edy và Leimbach. Chất Clerodin chiết xuất chủ yếu từ cành non và lá Xích đồng nam có tác dụng dbt giun đất trong dung dịch nước trong vòng 30 phút (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Nước sắc lá tươi của cây Clerodendrum philipinum được dùng rửa trực tiếp lên vết thương nhiễm trùng rồi phủ gạc (Không dùng phối hợp với kháng sinh nếu viêm nhiễm cư trú; có phối hợp với kháng sinh nếu nhiễm trùng toàn thân). Đa số bệnh nhân đều kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. Tác dụng của thuốc đã làm giảm rõ phù nề quanh vết thương, không gây sốt, bệnh nhân lại thấy mát, dễ chịu, làm sạch nhanh vết thương, kể cả đối với trực khuẩn mủ xanh là loại nhiễm trùng dai dẳng, rất khó điều trị với dung dịch thuốc thông thường  và làm tổ chức hạt mọc nhanh, vết thương mau lành, làm sẹo đẹp, không để lại sẹo lồi (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Chất đắng Clerodin chiết xuất từ lá cũng có tác dụng trị giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Dịch ép lá tươi được bơm vào hậu môn có tác dụng trị giun đũa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Thành phần hóa học: Alcaloid, flavonoid, muối calci.
Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm
Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao.
Cách dùng, liều lượng: Dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, mỗi ngày 15 - 20g.
Bào chế: Rửa sạch, xắt nhỏ, sao vàng sắc uống. Có thể nấu cao đặc hoặc làm viên.
Bài thuốc:
  • Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều: 40-80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới: Bạch đồng nữ,  Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị phong thấp khớp, vàng da:  rễ Bạch đồng nữ sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch đồng nữ 80g, Dây gắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc,  chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống (Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn - Việt Nam).
Ghi chú:
  • Cao Hương ngải là cao lỏng chế từ lá Bạch đồng nữ, chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng. Thuốc HA1 làm hạ huyết áp.
  • Loài Mò trắng (Clerodendrum fragrans (Vent.) Willd.), Xích đồng nam (Clerodendrum squamatum Vahl.) được dùng với cùng công dụng.
Rhizoma Typhonii trilobati
Tên khác: Bán hạ nam, chóc chuột, củ chóc.
Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L.) Schott.), họ Ráy (Araceae).
Mô tả:
Cây: Cây cỏ, sống một năm, cao 20 - 30cm. Thân củ tròn, nạc. Lá chia 3 thùy, cuống dài, có bẹ. Cụm hoa là một bông mo, màu xanh pha đỏ tím. Hoa nhỏ, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, có mùi hôi. Quả mọng, khi chín màu đỏ.
Dược liệu: Phiến có hình tròn, đường kính thường là 0,5 – 3 cm, ít khi đến 4 cm; dầy 0,1- 0,3cm; màu trắng đục, trắng ngà hay vàng nhạt. Xung quanh phiến còn ít vỏ mỏng và vết tích sẹo của rễ con. Thể chất chắc, khô cứng. Vị nhạt, gây tê lưỡi, ngứa.
Bộ phận dùng: Dược liệu là thân rễ đã chế biến khô của cây Củ chóc (Typhonium trilobatum (L.) Schott.), họ Ráy (Araceae).
Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và một số nước khác.
Thu hái: Rễ củ vào tháng 8 hoặc tháng 9, khi cây lụi. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con. Đổ thành đống, ủ khoảng 7 - 10 ngày đến khi vỏ ngoài mềm nát, chà sát cho tróc hết lớp vỏ ngoài. Đồ bằng hơi nước đến khi củ chin đều (không còn nhân trắng đục). Thái phiến dày 0,2 - 0,3 cm. Phơi (hoặc sấy) đến khi khô kiệt.
Thành phần hóa học: Tinh bột, saponin, alcaloid.
Công năng: Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho
Công dụng: Thuốc chống nôn, trừ đờm, chữa ho nhiều đờm, tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-16g, dạng thuốc sắc hay bột. Trước khi dùng phải chế biến cho gần hết ngứa. Có nhiều quy trình chế biến khác nhau, phụ liệu thường là nước vo gạo, nước vôi trong, gừng, cam thảo... Dùng cho phụ nữ có thai phải phối hợp với Hoàng cầm, Bạch truật.
Công thức:
  • Bán hạ phiến - 1000 g
  • Phèn chua (bột) - 100 g
  • Gừng tươi - 100g
  • Nước vo gạo vừa đủ.
Chế biến: 1 kg gạo, vo lấy 3 lít dịch nước. Ngâm phiến bán hạ trong 2 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Gạn bỏ dịch ngâm, rửa nhẹ bằng nước sạch đến khi hết nước đục trắng.
Hoà tan phèn chua trong 3 lit nước sạch. Ngâm bán hạ tiếp trong 2 ngày đêm đến khi không còn ‘’nhân trắng đục’’. Vớt ra, rửa sạch, phơi khô.
Gừng tươi, giã nát, thêm 100 ml nước sạch, nghiền kỹ, ép lấy dịch. Làm 2 lần như vậy. Trộn đều dịch gừng. Tẩm vào bán hạ ở trên. ủ 2 – 3 giờ. Thỉnh thoảng đảo cho dịch nước gừng thấm đều.
Sao đến khi phiến bán hạ chuyển sang màu vàng đậm.
Tiêu chuẩn bán hạ chế: Phiến tròn hoặc mảnh vụn, kích thước không nhỏ hơn 0,2 cm. Thể chất khô giòn,  màu vàng đậm đến  nâu, cạnh phiến cháy. Mùi thơm đặc trưng của gừng. Vị cay nhẹ, không ngứa.
Định tính. Cân 5 g bột thô dược liệu đã chế, nghiền với 10 ml nước nóng. Thêm 30 ml ethanol 75% (TT), ngâm 12 giờ. Lọc lấy dịch. Cô trên nồi cách thuỷ đến khi còn khoảng 3  ml
Cho 0,5 ml dịch chiết trên vào ống nghiệm, thêm 5 giọt dung dịch ninhydrin 0,1% trong aceton (TT), đun sôi nhẹ trong khoảng 2 phút. Dung dịch trong ống nghiệm không chuyển màu.
Kiêng kỵ: Phản Ô đầu. Không phối hợp với Phụ tử. Không nên dùng cho nguời âm hư, ho khan, khạc máu. Thận trọng khi dùng cho người mang thai.
Ghi chú: Vị thuốc bán hạ của Trung Quốc là thân rễ cây Bán hạ (Pinellia ternata (Thunb.) Brett), họ Ráy (Araceae).
  • Thực tế chữa bệnh ở nước ta dùng Củ chóc làm Bán hạ, các lương y cho rằng có công hiệu tốt.
Rhizoma Paridis Chinensis
Tên khác: Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu.
Tên khoa học: Paris polyphilla Sm. và một số loài khác thuộc chi Paris, họ Hành (Liliaceae).
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm, thường có 5-8 lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược dài 7-17 cm, rộng 2,5-5cm hay hơn, gốc tròn, chóp có mũi; cuống lá 5-6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân trên một trục cao 70-80 cm. Lá đài màu xanh nom như lá; cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu vàng. Quả mọng, cao 3cm, hạt to màu vàng.
Ra hoa tháng 3-7, quả tháng 8-12.
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Phân bố: Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Bắc Thái (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Cũng mọc nhiều ở Trung Quốc với nhiều thứ khác nhau
Thu hái: rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông,rửa sạch phơi khô.
Thành phần hoá học: Saponin (diosgenin, pennogenin).
Công năng: thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng viêm.
Công dụng: Chữa sốt, rắn độc cắn, ho lâu ngày, hen suyễn.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài (giã đắp lên nơi sưng đau) không kể liều lượng.
Ghi chú: Cây có độc, khi dùng phải thận trọng.
Semen Cucurbitae
Tên khác: Bí đỏ, Bù rợ.
Tên khoa học: Cucurbita pepo L., họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân có năm cạnh, có lông dầy, thường có rễ ở những đốt. Lá mọc so le, có cuống dài 8-20 cm, phiến lá mềm, hình trứng rộng hoặc gần tròn, chia thùy nông, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mềm, đôi khi có những đốm trắng ở mặt trên ; tua cuốn phân nhánh. Hoa đơn tính cùng gốc, mầu vàng ; hoa đực có đế hoa ngắn ; đài loe rộng có thùy hình dải hoặc gần dạng lá, tràng hoa có 5 thùy rộng ; hoa cái có lá đài dạng lá rõ,  bầu hình tròn hoặc hơi dài. Quả to, cùi dày, rỗng giữa có nhiều dạng : dạng tròn, hơi dẹt, có rãnh sâu ; dạng hình trứng hoặc hình trứng hơi dài, có khía rãnh, vỏ ngoài nhẵn, khi chín mầu vàng trắng, vỏ giữa mầu vàng cam, có mùi thơm, vị ngọt lợ, cuống quả có rãnh và loe rộng ở chỗ tiếp giáp với quả ; hạt mầu trắng xám, có mép mỏng và mầu sẫm hơn. Mùa hoa : tháng 3-4 ; mùa quả tháng 5-6
Bộ phận dùng: Hạt quả bí ngô đã già, chín và đã chế biến khô (Semen Cucurbitae).
Phân bố: Cây được trồng nhiều nơi làm thực phẩm.
Thu hái: Khi cây được 2-3 lá chính thức, cắt ngọn, mỗi nhánh nên giữ 2-3 quả để có quả to, cắt bỏ phần ngọn sau quả thứ 3. Ðể làm rau ăn, có thể dùng quả non hay quả già. Ðể làm thuốc, ta thu hái quả già, lấy thịt quả dùng tươi, còn hạt có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Hạt bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các chất khoáng P, Mg, Ca, K. Hoạt chất là một alcaloid: cucurbitin trong phôi và vỏ lụa (có tác dụng tẩy giun sán).
Cùi quả bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các acid amin (arginin, adenin…) các chất khoáng P, Na, K, Ca, Mg, Fe, Cu, As,… các vitamin B1, C, caroten.
Công năng: Tẩy giun sán, ức chế sự phát triển của sán máng còn gọi Huyết hấp trùng (schistosomiase). Cùi quả bí ngô được coi như có tác dụng bổ não.
Công dụng: Chữa sán.
Cách dùng, liều lượng: Bóc hết vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, giã nhỏ trộn với đường hoặc mật để ăn vào lúc đói, sau khoảng 3 giờ uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm. Người lớn dùng khoảng 100g nhân hạt. Trẻ con 3-4 tuổi dùng 30g; 5-10 tuổi dùng 75g.
Bài thuốc:
  1. Trị giun đũa: Lấy 30-50g hạt Bí ngô, bóc vỏ, nghiền ra, lẫn với mật ong, ăn làm 3 lần, cách nhau 1/2 giờ. Sau đó 1 giờ, cho uống 1 liều thuốc xổ. Ðể trục giun sán nói chung, có thể dùng hạt Bí ngô rang ăn cho đến no, đến chán, rồi uống nhiều nước pha muối, cho đi ngoài, thì giun bị tẩy ra.
  2. Trục sán xơ mít: Kinh nghiệm của nhân dân ta là chiều hôm trước ăn nhẹ hoặc dùng thuốc tẩy nhẹ để sáng hôm sau dùng thuốc. Lấy hạt Bí ngô bóc vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, dùng 100g nhân giã nhỏ, chế vào 60 ml nước, thêm vào 60g mật hay đường, trộn đều ăn vào tảng sáng đói lòng, ăn hết trong một lúc, nằm nghỉ. Ba giờ sau uống thuốc muối sulfat magnesium một liều, hay 10g Phác tiên hoà trong một cốc nước nguội. Sau đó, đổ 1 lít nước nóng pha thêm 2-3 lít nước lạnh vào trong chậu, để cho bệnh nhân ngồi đi ngoài trong nước ấm thì sán sẽ ra hết. Hoặc có thể dùng phối hợp với nước sắc hạt Cau, vỏ rễ Lựu thì tác dụng lại càng mạnh hơn.
  3. Trị táo bón, dùng Bí ngô một miếng. Khoai lang một củ, nấu chè với đường đủ ngọt, ăn càng nhiều càng tốt.
  4. Viêm đường tiết niệu, dùng hạt Bí ngô giã ra và nghiền nhỏ, đem nấu lên cho được một nhũ tương mà uống.
  5. Ðái đường: Người ta xắt Bí ngô ra từng miếng, rắc muối, bỏ vào nấu, ăn thêm với nước mắm hoặc tương Ðậu nành. Hoặc xắt bí ra từng miếng, đem xào bằng dầu thực vật rồi thêm hành, muối, tương và nước vừa đủ, nấu lên ăn.
Semen Arecae
Tên khác: Hạt cau.
Tên khoa học: (Areca catechu L.), họ Cau (Arecaceae).
Mô tả: Cây cau là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao độ 15 – 20m, đường kính 10 – 15cm, thân tròn, không chia cành, không có lá, có nhiều đốt do vết lá cũ rụng, chỉ ở ngọn mới có một chùm lá to, rộng, xẻ lông chim. Lá có bẹ to. Hoa tự mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ  màu trắng ngà, thơm mát. Quả hạch, hình trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc đầu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già biến thành màu vàng đỏ. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Cây cau được trồng ở khắp nơi trong nước ta, nhất là vùng Thanh Hóa, Nghệ An. Trồng bằng quả, sau 5 – 6 năm mới thu hoạch, đó là cau nhà, còn gọi là Gia tân lang, có loại cau tứ thời (Cau bốn mùa), cây thấp đã có quả, ra quả quanh năm.
Cau rừng (Areca oleracea Linn cùng họ) còn gọi là Sơn tân lang, cây bé, hạt nhỏ, nhọn và chắc hơn. Vùng Nghệ An, Thanh Hóa có nhiều. Hiện nay ta thu mua cả hai loại cau nhà và cau rừng.
Bộ phận dùng: Vị thuốc là hạt già phơi hay sấy khô của cây Cau (Areca catechu L.), họ Cau (Arecaceae).
Phân bố: Cây được trồng khắp các miền nước ta.
Thu hái: Mùa thu hoạch khoảng tháng 9 – 12 (không kể loại cau tứ thời) lấy quả thật già, róc bỏ vỏ ngoài và vỏ già, lấy nguyên hạt ở trong đem phơi sấy thật khô.
Thành phần hoá học: Trong hạt cau có tanin, tỷ lệ trong hạt non độ 70% nhưng khi chín chỉ còn 15 – 20%. Hoạt chất chính là 4 alcaloid (tỉ lệ độ 0,4%) chủ yếu là arecolin C8H13NO2, arecaidin C17H11NO2, guvacin C6H9NO2 guvacolin C17H11NO2 Ngoài ra còn có mỡ béo (14%) các đường (2%), muối vô cơ và một sắc tố đỏ.
Công năng: Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích).
Công dụng: Chữa sán, giúp tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng, sốt rét, cước khí sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4 - 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, để trị sán thường phối hợp với hạt Bí ngô, để trị sốt rét phối hợp với Thường sơn.
Bào chế:
Theo Trung Y: Ngâm nước ủ mềm, cạo bỏ dưới đáy, thái nhỏ. Chớ chạm tới lửa sợ kém sức, nếu dùng chín thì thà không dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
  • Ngâm nước 2 - 3 ngày, ngày thay nước một lần trong chậu sành hay men, vì có chất chát, kỵ sắt, thái mỏng, phơi khô, không được sao.
  • Thuốc trị sán: do xét nghiệm thấy nước sắc hạt Cau có tác dụng làm tê liệt sán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng chủ yếu làm tê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói ăn 40 - 100g hạt bí rợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em trên 10 tuổi 30g,  phụ nữ  50 - 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây đun với 300 ml nước. Đun cho cạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun cạn cho còn 150 - 200ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.
Kiêng ky: Người khí hư hạ hãm không tích trệ, trẻ em và phụ nữ có thai không được dùng Binh lang. Kỵ lửa.
Ghi chú: Vỏ quả Cau già là vị thuốc có tên Đại phúc bì làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng toàn thân, nhất là bụng.
Tuber Stephaniae glabrae
Tên khác: Ngải tượng.
Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).
Mô tả: Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngoài có màu trắng xám. Hoặc đã thái thành miếng to, nhỏ không đều, có màu trắng xám, vị đắng.
Bộ phận dùng: Phần gốc thân phình thành củ của cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).
Phân bố: Cây mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta và một số nước khác, thường gặp trên các núi đá vôi.
Thu hái: Có thể thu hái quanh năm, đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: nhiều alcaloid (1%), trong đó quan trọng nhất là L-tetrahydropalmatin và roemerin
Công năng: An thần, tuyên phế
Công dụng:
  • Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, khó thở, chữa đau dạ dày.
  • Y học hiện đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích hợp để làm thuốc an thần.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g bột củ hoặc 10-15ml rượu thuốc 10%.
Ghi chú: Alcaloid của Bình vôi có trong các chế phẩm Rotunda, Stilux-60...
Tên khác: Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác.
Tên khoa học: Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3 - 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
Bộ phận dùng: Lá, cành.
Phân bố: Cây mọc hoang, phân bố chủ yếu ở các vùng ấm thuộc các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin và các nước Đông Dương. Ở Việt Nam, Bồ công anh phân bố rải rác khắp mọi nơi (thường ở độ cao dưới 1000 mét) đến trung du và đồng bằng. Cây thường mọc ở nơi đất ẩm, trong vườn, ven đường đi, bãi sông hoặc trên các thửa ruộng, nương rẫy đã bỏ hoang.
Thu hái: vào khoảng tháng 5 - 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
Tác dụng dược lý Bồ công anh (Đông y cho là thuộc về hàn lương) được áp dụng phương pháp lồng cử động đã thể hiện tác dụng an thần.
Flavonoid của Bồ công anh đã được nghiên cứu tác dụng sinh học thấy có tác dụng ức chế men Oxy hóa khử peroxydase và catalase máu chuột cống trắng. Những thí nghiệm tiến hành với huyết thanh người cũng cho những kết quả ức chế men oxy hóa khử rõ rệt.
Theo tài liệu nước ngoài, tại một số nước, người ta có sử dụng và nghiên cứu những loài Lactuca khác như L.virosa, L. sativa (rau diếp ăn của Việt Nam), thấy những cây này không độc và có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ngủ nhẹ.
Thành phần hoá học: Flavonoid, chất nhựa.
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết
Công dụng: Trị nhọt độc, sưng vú do tắc tia sữa, tràng nhạc.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 - 30g sắc uống. Lá tươi giã nát đắp ngoài.
Bào chế: Rửa sạch lá, cắt đoạn 3 - 5 cm, phơi khô để dùng.Nấu cao: Rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc (1 ml cao tương đương 10 g dược liệu)
Bài thuốc:
  • Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương).
  • Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).
  • Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).
  • Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh gĩa nát,  đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).
  • Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g  đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  1. Thuốc tiêu độc chữa sưng vú, mụn nhọt: Bồ công anh 12g, Ké đầu ngựa 12g, Vòi voi 12g, Liên kiều 12g, Kim ngân hoa 10g, Kinh giới l0g, Hạ khô thảo l0g, Cỏ mần trầu l0g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn l00ml, uống làm 2 lần trong ngày. (Kinh nghiệm của bệnh viện Hưng Yên - Hải Hưng).
  2. Chữa đau dạ dày: Lá Bồ công anh khô 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm l0g, nước 300ml. Đun sôi trong vòng 15 phút, thêm đường, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  3. Chữa mụn nhọt, lành nhọt chóng chín và vỡ mủ: Lá Bồ công anh tươi phối hợp với lá Phù dung, rễ Vông vang hoặc rễ Gai, gĩa đắp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Kiêng kỵ: Các chứng âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ cấm dùng.
Ghi chú: Rễ, lá Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale Bigg), họ Cúc (Asteraceae) được dùng với công dụng tương tự Bồ công anh Việt nam.
Semen Psoraleae
Tên khác: Bổ cốt chỉ, Hạt đậu miêu, Phá cố chỉ.
Tên khoa học: Psoralea corylifolia L., họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả: Quả hình thận, hơi dẹt, dài 3 – 5 mm, rộng 2 – 4 mm, dầy  khoảng 1,5 mm. Mặt ngoài màu đen, nâu đen hoặc nâu xám, có vết nhăn và vân hình mạng lưới nhỏ. Đỉnh tròn, tù, có núm nhỏ nhô lên; một bên mặt hơi lõm vào, có vết cuống quả ở một đầu. Vỏ quả mỏng, khó tách rời hạt. Hạt có hai lá mầm, cây mầm trắng hay hơi vàng, có chất dầu. Quả cứng chắc, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Bộ phận dùng: Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia L.), họ Đậu (Fabaceae).
Phân bố: Nước ta có trồng cây này, dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hái: vào mùa thu, hái lấy cụm quả  đã chín, phơi khô, tách lấy quả, loại bỏ cuộng và tạp chất, phơi hoặc sấy khô lại.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng đối với hệ tim mạch: thuốc có tác dụng làm dãn động mạch vành rõ rệt, có tác dụng đối kháng với kích tố làm co động mạch vành của thùy sau tuyến yên, trên thực nghiệm tim cô lập chuột Hà lan và chuột to, thuốc làm tim co bóp mạnh hơn và tăng cường lưu lượng máu của động mạch vành.
  • Trên động vật thực nghiệm: thuốc có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của tế bào bạch cầu hạt.
  • Tác dụng kháng khuẩn in vitro: thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, tụ cầu trắng, trực khuẩn lao.
  • Thuốc có tác dụng đối với cơ trơn: dịch chiết xuất Bổ cốt chi có tác dụng hưng phấn cơ trơn của ruột cô lập nhưng có tác dụng làm mềm dãn tử cung của chuột Hà lan cô lập.
  • Tác dụng chống lão suy: thuốc có tác dụng kéo dài kỳ ấu trùng của tằm nuôi, các học giả qua nghiên cứu cho rằng có thể do thuốc có khả năng điều tiết thần kinh và huyết dịch, kích thích tủy xương tạo máu, tăng cường miễn dịch và chức năng các hocmôn mà chống lão suy.
  • Chống ung thư: trên thực nghiệm sơ bộ có nhận xét là tinh dầu Bổ cốt chi có tác dụng chống ung thư. Bổ cốt chi tố B có tác dụng ức chế Sarcoma-180 và tế bào Hela.
  • Tác dụng tăng cường sắc tố da. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bổ cốt chi tố B có tác dụng dãn mạch, cải thiện dinh dưỡng, tổ chức cục bộ làm tăng sắc tố ở da.
  • Tác dụng Oestrogen và chống thụ thai: Phenol Bổ cốt chi có tác dụng chống thụ thai (chống làm ổ), phenol Bổ cốt chi làm thay đổi kỳ động dục của chuột cái đã cắt buồng trứng, làm tăng trọng lượng tử cung rõ rệt.
Thành phần hoá học: Dầu béo, coumarin: Psoral, Isopsoralin, bavachin, bavachinin, Isobavachin, bavachalcone, Isobavachalcone, bakuchiol, raffinose.
Công năng: Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả.
Công dụng:
  • Thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư.
  • Hạt ngâm rượu dùng ngoài chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ).
  • Các nước châu Âu thường dùng để chiết xuất coumarin làm thuốc trị các bệnh ngoài da như nấm tóc.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 6 - 15g, dùng dạng thuốc sắc, bột, viên.
Bào chế:
Bổ cốt chỉ sống: Loại bỏ tạp chất.
Diêm Bổ cốt chỉ (chế muối): Lấy Bổ cốt chỉ sạch trộn đều với nước muối 20% ủ cho thấm đều hết nước muối , cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi khô phồng lên,  lấy ra để nguội. Dùng 2 kg muối cho 100 kg Bổ cốt chi.
Bài thuốc:
1. Trị tiêu chảy kéo dài do dương hư (thường tiêu chảy vào lúc sáng sớm nên gọi là Ngũ canh tả): dùng các bài:
  • Tứ thần hoàn (chứng trị chuẩn thằng) gồm: Bổ cốt chi 160g, Ngũ vị tử 80g, Nhục đậu khấu (sao) 80g, Ngô thù du 40g, Sinh khương 320g, Đại táo 240g, Khương Táo sắc lấy nước, các vị khác tán bột mịn trộn với nước sắc hồ làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 16g với nước muối hoặc nước sôi ấm trước lúc ngủ.
  • Bổ cốt chi, Nhục đâïu khấu lượng bằng nhau, Khương, Táo sắc trộn hồ làm hoàn, uống mỗi lần 12g, ngày 2 lần.
2. Trị liệt dương, đái nhiều, đái dầm: Bổ cốt chi phối hợp với Ích trí nhân, Thỏ ty tử, dùng bài:
  • Bổ cốt chi hoàn: Bổ cốt chi, Thỏ ty tử, Hồ đào nhục, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt. Trị đái dầm có thể dùng độc vị Bổ cốt chi tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
  • Bổ cốt chi (ngâm rượu sao) 100g, Tiểu hồi sao 100g, tán nhỏ trộn đều làm thành viên, mỗi tối dùng với nước ấm uống: Từ 3 - 9 tuổi:1,5g; từ 10 - 12 tuổi:2,5g. Trị 6 ca đều khỏi (Tân trung y 1976,1:57).
3. Trị ho lao (Đỗ tất Lợi): Bổ cốt chi 400g tẩm rượu 1 đêm phơi khô, lấy một nắm vừng trộn lẫn thuốc rang lên cho đến khi vùng hết nổ, lấy Phá cố chỉ tán bột làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 30 viên, chia 2 - 3 lần.
4. Trị bệnh bạc đới, sói tóc: dùng Bổ cốt chi 40g ngâm với 100ml cồn 75%, 5 - 7 ngày bôi lên vùng bệnh và chích bắp dịch tiêm Bổ cốt chi ngày 1 lần 5 ml, gia chiếu tia tử ngoại trị bạch điến 49 ca, tỷ lệ kết quả 75,5%. Đối với sói tóc, chỉ dùng tiêm và chiếu tia tử ngoại trị 45 ca có kết quả 84,4% ( Tờ thông tin Trung thảo dược 1972,1:41).
5. Trị tử cung xuất huyết: Bổ cốt chi và Xích thạch chỉ lượng bằng nhau chế thành viên cầm máu . Trị 326 ca, có kết quả trên 90% ( Tạp chí Thiên tân Y dược 1973,1:36).
6. Trị chứng bạch cầu giảm: dùng bột thuốc luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 6g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 - 3 hoàn hoặc 3g bột, một liệu trình 4 tuần. Trị 19 ca, 14 ca khỏi, 4 ca tiến bộ ( Tân y học 1975,10:497).
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa động, tiểu tiện ra máu, đại tiện táo bón, viêm đường tiết niệu không nên dùng.
 
Folium et Cortex Breyniae fruticosae
Tên khác: Sâu vẽ.
Tên khoa học: Breynia fruticosa Hool. F, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: 
Cây nhỏ, cao 3-6m. Thân hình trụ nhẵn, cành thường dẹt ở ngọn, đốm đỏ nhạt hoặc đen do sâu vẽ. Lá mọc so le, phiến dày và dai, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn hoặc thuôn, đầu nhọn, dài 3-6cm, rộng 2-4 cm, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, một số là thường bị sâu bò thành những đường ngoằn ngoèo; là kèm hình tam giác nhọn, mặt trong và mép mầu vàng.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm có 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái, mầu lục ; hoa đực có đài hình ống hoặc hình chuông, nhị 3 ; hoa cái hình chuông có lá đài bằng nhau xòe rộng, bầu hình trứng, 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn.
Quả nang hình cầu dẹt, mầu đen, đường kính : 5mm, có đài tồn tại ; hạt có 3 cạnh, mầu nâu nhạt.
Mùa hoa quả: tháng 6-8.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Breyniae fruticosae), Vỏ thân (Cortex Breyniae fruticosae).
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc, nước ép, cao nước bồ cu vẽ có tác dụng trên 6 trong 8 loại vi khuẩn thông thường.
  • Có tác dụng trên amip in vitro
  • Nước ép lá, cao lỏng lá, cao lỏng rễ có tác dụng chống viêm thực nghiệm.
  • Nâng cao được tỷ lệ chuột nhắt sống và kéo dài thời gian cầm cự trước khi chết, khi tiêm nọc rắn hổ mang vào tĩnh mạch.
  • LD50 thử trên chuột nhắt trắng dùng đường uống là 72g/kg (dạng cao lỏng toàn cây)
Thử lâm sàng cho thấy:
  • Điều trị 93 trường hợp mụn nhọt bằng cao dán, chế từ cao mềm bồ cu vẽ, nghệ và mật cóc thấy khỏi 48, đỡ 30 và không kết quả 15.
  • Điều trị 86 trường hợp viêm hắc võng mạc bằng cao Bồ cu vẽ 3:1 (cứ 3kg được 1 lít cao) ngày 50-100ml phối hợp với cao Hà thủ ô trắng 3:1 ngày 100ml. Kết quả tốt 30 (34,9%), khá 46 (53,5%), không kết quả 10 (11,6%).
  • Nước sắc Bồ cu vẽ để rửa vết thương bỏng, làm mát vết thương, tránh nhiễm khuẩn và mau thành hình tổ chức hạt.
  • Viện sốt rét, ký sinh trùng Việt Nam thí nghiệm sơ bộ thấy có tác dụng chữa bệnh giun kim.
Thành phần hoá học: Acid hữu cơ.
Công năng: Hạ sốt, giải độc, thông mạch, hóa ứ, tiêu viêm, giảm đau
Công dụng: Chữa rắn cắn, chữa bệnh giun chỉ, làm thuốc cầm máu, chữa mụn nhọt, chữa các vết lở loét.
Cách dùng, liều lượng: 30-40g lá tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài. Vỏ cây cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét.
Bài thuốc:
  1. Chữa viêm họng, sưng amidan, viêm dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ: Lá Bồ cu vẽ, Cỏ sữa lá to, Cỏ sữa lá nhỏ mỗi vị 10-15g, sắc uống.
  2. Chữa mụn nhọt, lở loét, viêm da, chốc đầu: Lá Bồ cu vẽ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp. Nếu lở loét chảy nước, có thể cạo vỏ cây, lấy bột rắc.
  3. Chữa bỏng: Toàn bộ cây Bồ cu vẽ cả rễ, chặt nhỏ, sắc đặc, rửa vết bỏng, ngày nhiều lần.
  4. Chữa rắn cắn:
  • Lá Bồ cu vẽ tươi 30-40g, rửa sạch, nhai, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.
  • Lá Bồ cu vẽ tươi, lá Sòi tía, mỗi vị 20 g, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước cốt, mài thêm 1-2 g Hùng hoàng vào rồi uống, bã đắp.
Folium et Radix Clerodendri
Tên khác: Đại thanh.
Tên khoa học: Clerodendron cyrtophyllum Turcz, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả: Cây bụi hay cây nhỏ cao khoảng 1-1,5m có các cành màu xanh, lúc đầu phủ lông, về sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục- mũi mác hay hình trứng thuôn, dài 6-15cm, rộng 2-5,7cm đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn và hơi nhọn: phiến lá thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng ít khi đỏ, hợp thành ngù, hoa ở đầu các cành phía ngọn cây: nhị thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng. Quả hạnh hình trứng tròn, có đài. Mùa hoa ra vào tháng 6, tháng 8.
Bộ phận dùng: lá (Folium Clerodendri - có nơi gọi là Đại thanh diệp), rễ tươi hoặc khô (Radix Clerodendri); Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam.
Phân bố: Phân bổ ở Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia. Ở nước ta, thường gặp Bọ mẩy trên các đồi hoang vùng trung du
Thu hái: Rễ và lá quanh năm. Rễ mang về rửa sạch, thái lát, phơi khô để dùng, lá dùng tươi hay sấy khô
Thành phần hoá học: Alcaloid.
Công năng: Thanh nhiệt, tả hoả, lương huyệt, giải độc, tán ứ, chỉ huyết.
Công dụng: Chữa sởi, viêm họng, chảy máu chân răng, trị lỵ cấp tính và viêm đại tràng mãn tính. Dùng uống sau khi đẻ để chữa ho, thông huyết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
  1. Bệnh ôn nhiệt, sốt nóng mùa hè, chứng thực nhiệt, sốt cao, nhức đầu, tâm phiền khát nước, dùng 12-20g lá Bọ mẩy tươi nấu nước,hoà với đường cho uống.
  2. Trẻ em sốt bại liệt, sốt viêm não, sốt phát ban, quai bị, sốt xuất huyết: Bọ mẩy, Kim ngân, Thạch cao, Huyền sâm, mỗi vị 20g , Sắc uống.
  3. Ngộ độc Nhân ngôn hay Bã đậu: Dùng rễ Bọ mẩy tươi giã nhỏ, chế nước và vắt lấy nước cốt, hoà đường cát vào uống càng nhiều càng tốt để giải độc.
  4. Chữa lỵ trực trùng, dùng rễ Bọ mẩy, rễ Phèn đen, mỗi vị 15g sắc uống.
  5. Đàn bà rong huyết: Ngó sen sấy khô, giã nát rồi trộn với rễ Bọ mẩy nấu nước uống với rượu, mỗi lần 1 muỗng canh.
  6. Cầm máu khi băng huyết: Lá Bọ mẩy tươi giã ra, thêm nước gạn uống.
  7. Viêm gan B truyền nhiễm: Dùng lá và rễ Bọ mẩy tươi giã ra từ 15-30g nấu nước uống, cách 4 giờ một lần.
Kinh nghiệm điều trị của tôi: tôi hái lá và rễ, phân loại để chữa cho người bệnh thì thấy có tác dụng hạ nhiệt rất tốt do ôn bệnh mùa hè.  Các bệnh thực nhiệt, lỵ, các bệnh đơn sưng, cảm sốt thể phong nhiệt, quai bị dùng chung hoặc phối hợp với các vị thuốc khác có kết quả rất tốt.
Ghi chú: Tránh nhầm lẫn lá cây Bọ mẩy với vị thuốc Đại thanh diệp (nhập từ Trung Quốc) là lá của cây Isatis tinctoria L.
Bulbus Fritillariae
Tên khác: Xuyên bối mẫu, Triết bối mẫu, Thổ bối mẫu.
Tên khoa học: Triết bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.) cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don), và một số loài Bối mẫu khác (Fritillaria spp.), họ Hành (Liliaceae)
Mô tả:
Cây:
  1. Xuyên bối mẫu là loại cây mọc lâu năm, cao chừng 40-60cm. Lá gồm 3-6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại. Hoa hình truông chúc xuống đất, dài 3,5 đến 5cm, ngoài màu vàng lục nhạt. Có ở Tứ xuyên, Trung Quốc, vì vậy gọi là Xuyên bối mẫu.
  2. Triết Bối mẫu: Cây này khác Xuyên bối mẫu ở chỗ lá hẹp hơn, 3-4 lá mọc vòng và dài 2-3cm. Cây này có ở Triết giang nên gọi là Triết bối mẫu hoặc Tượng bối mẫu.
Dược liệu:
  1. Xuyên bối mẫu sản xuất ở Tứ xuyên, hình cầu dẹt hoặc gần hình cầu viên chùy, hợp thành bởi 2 phiến lá vảy dầy mập lớn nhỏ và 2 phiến vảy nhỏ bọc bên trong, dày khoảng 2-3 phân, vùng đầu nhọn, vùng dưới rộng, hai phiến lá bên ngoài thể hiện hình tròn trứng trong lõm ngoài lồi hơn, phẳng trơn màu trắng, 2-3 phiến cánh trong nhỏ dài hẹp màu vàng nhạt có chất bột có chất bột. Loại sản xuất ở huyện Tòng xuyên như dạng bồng con, hình tròn bóng trơn sạch sẽ, hơi ngọt, vị này tương đối tốt nên được gọi là Chân trâu Bối mẫu.
  2. Triết bối mẫu sản xuất ở Tượng Sơn (Triết Giang) cho nên người ta gọi là Tượng Bối mẫu, hình tròn hơi giống bánh bao, họp thành 2 phiến lá vảy dầy mập và vài phiến lá vảy nhỏ bọc bên trong, lớp ngoài phiến vảy mọc dài như dạng nguyên bửu (vàng xưa) đường kính khoảng 2,5-3cm đến hơn 3cm, mặt ngoài màu trắng phấn, vùng vỏ tàng dư ghé màu vàng nhạt nâu. Triết bối mẫu nguyên vẹn chính giữa có 2-3 lá vẩy nhỏ héo teo, mặt bên ngoài màu xám trắng thường có vết đốm màu vàng nhạt. mặt bên trong màu nâu có chất bột giòn. Các loại Bối mẫu trắng nặng nhiều bột, khô, không đen không mốc mọt, hoặc vụn nát là tốt.
Bộ phận dùng: Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Triết bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.) cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don), và một số loài Bối mẫu khác (Fritillaria spp.), họ Hành (Liliaceae).
Phân bố: Cây ưa khí hậu mát, vùng ôn đới, vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
  1. Xuyên bối mẫu: đào dò về vào khoảng  giữa tháng 8-10, rửa sạch, phơi trong râm cho khô.
  2. Triết bối mẫu: đào dò về sau tiết lập hạ, rửa sạch, rồi lựa loạt lớn thì tách thành tép riêng, bỏ vỏ ngoài, cho vôi vào để hút chất nhựa, rồi phơi nắng hoặc sấy khô gọi là ‘Nguyên Bảo Bối’, loại nhỏ gọi là ‘Châu Bối’. Loại to thường tốt hơn loại nhỏ. Có nơi dùng thứ nhỏ màu trắng đầu nhọn là thứ tốt nhất gọi là Tiêm Bối.
Thành phần hóa học chính: Các alcaloid, tinh bột
Công năng: Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết.
Công dụng: Chữa ho, ung nhọt ở phổi, teo phổi, nhọt vú, tràng nhạc, bướu cổ, thổ huyết.
Cách dùng, liều lượng: 6 - 12 g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.
Bào chế:
  • Bối mẫu bỏ lõi, sao với gạo nếp cho tới khi vàng, sàng bỏ gạo nếp, lấy bối mẫu cất dùng. Hoặc sau khi bỏ lõi, tẩm với nước gừng sao vàng (Lôi Công Bào Chích Luận).
  • Xuyên bối mẫu rút bỏ lõi, sấy khô tán bột dùng sống hoặc tẩm với nước gừng sao vàng tán bột, khi dùng hoà nước thuốc thang đã sắc mà uống (loại này không dùng sắc). Thổ bối mẫu loại củ tròn không nhọn đầu. Rửa sạch, ủ, bào mỏng, phơi khô hoặc tẩm nước gừng sao vàng (Loại này thường dùng sắc với thuốc) (Trung Dược Học).
Bài thuốc:
  • Trị thương hàn chứng Dương minh kinh: Bối mẫu, Tri mẫu, Tiền hồ, Cát căn, Mạch đông, Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị sốt rét có đàm: Bối mẫu, Quất bì, Tiền hồ, Thạch cao, Tri mẫu, Mạch môn đông, Trúc lịch (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị ho do phế nhiệt trong ngực nóng nẩy bực tức, dùng Bối mẫu, Thiên môn, Mạch môn, Tang Bạch bì, Tỳ bà diệp, Bách bộ, Cát cánh, Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị các loại nhiệt độc, đinh nhọt, ung thư: Bối mẫu, Cam cúc (sống), Tử hoa địa đinh, Kim ngân hoa, Bạch cập, Bạch liễm, Thử  niêm tử, Cam thảo, Hạ khô thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị phong rút co giật: Bối mẫu, Thử niêm tử, Huyền sâm, Qua lâu căn, Bạch cương tàm, Cam thảo, Cát cánh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị các loại lao, lao vú, lao hạch dùng Bối mẫu, Uất kim, Quất diệp, Liên kiều, Qua lâu căn, Thử niêm tử, Hạ khô thảo, Sơn từ cô, Sơn đậu căn, Huyền sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị nôn ra mủ máu do phế nhiệt: Bối mẫu, Bách bộ, Bách hợp, Ý dĩ nhân, Mạch môn, Tô tử, Uất kim, Đồng tiện, Trúc nhự, Ngư tinh thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị phiền uất không thư thái, làm khoan khoái dễ chịu trong ngực: Bối mẫu bỏ lõi,  sao với nước gừng, tán bột, trộn với nước gừng làm thành viên. Mỗi lần uống 70 viên (Tập Hiệu Phương).
  • Hóa đàm giáng khí, cầm ho giải uất, tiêu thực trừ nê, ruột căng sình, dùng Bối mẫu (Bỏ tim) 40g, Hậu phác (chế gừng) 20g. tán bột, làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước (Đặng Bút Phong Tạp Hứng Phương).
  • Trị ho gà, trẻ nhỏ có đàm nhớt: Bối mẫu 20g, Cam thảo sống 4g, Chích thảo 4g. Tán bột,  sao với đường làm viên to bằng hạt súng. Mỗi lần  uống 1 viên với nước cơm (Toàn Ấu Tâm Giản Phương).
  • Trị đàn bà có thai, ho: Bối mẫu (bỏ tim), Miến sao vàng, tán bột, sao với đường cát hồ làm viên to bằng hạt súng. Mỗi  lần ngậm nuốt 1 viên (Cấp Cứu Phương).
  • Trị có thai mà tiểu khó: Bối mẫu, Khổ sâm, Đương qui đều 160g, tán bột, làm viên với mật to bằng hạt đậu lớn. Mỗi lần uống 3 - 10 viên (Quỷ Di Phương).
  • Trị sữa không xuống: Bối mẫu, Tri mẫu, bột Mẫu lệ, đều bằng nhau, tán bột. Mỗi lần 4g, với nước hầm giò heo ngày 2 lần (Nhị Mẫu Tán - Thang Dịch Bản Thảo).
  • Trị nước mắt sống chảy làm mắt lem nhem: Bối mẫu 1 củ, Hồ tiêu 7 hạt, tán bột, điểm vào mắt (Nho Môn Sự Thân).
  • Trị mắt có mộng thịt:  Bối mẫu, Chân đơn hai vị bằng nhau, tán bột. Hàng ngày điểm vào mắt (Trửu Hậu Phương).
  • Trị mắt có mộng thịt:   Bối mẫu, Đinh hương, hai vị bằng nhau, tán bột, trộn với sữa điểm vào mắt (Trích Huyền Phương).
  • Trị nôn ra máu không cầm: Bối mẫu sao vàng, tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với nước tương nóng, có thể trị được chứng chảy máu cam (Thánh Huệ Phương).
  • Trị  trẻ nhỏ bị Nga khẩu sang, miệng trắng lở: Bối mẫu (bỏ tim) tán bột 2g, 5 phân nước, 1 chút mật ong,  sắc lấy nước rơ vào miệng mỗi ngày 3 lần (Thánh Huệ Phương).
  • Trị vú sưng giai đoạn đầu: Bối mẫu uống 8g với rượu, bóp sữa ra thì thông (Dương Nhân Trai Trực Chỉ Phương).
  • Trị dịch hoàn đau nhức do sưng tấy: Bối mẫu, Bạch chỉ, hai vị bằng nhau, tán bột. Uống với rượu hoặc sắc với rượu uống, còn bã đắp lên nơi đau (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  • Trị bạch điến, tử điến: Bối mẫu, Nam tinh,  hai vị bằng nhau, tán bột, dùng Gừng sống gĩa nát lấy nước, trộn với thuốc bột bôi. Có thể dùng Bối mẫu, Gừng khô hai vị bằng nhau tán bột xong vào phòng kín tắmsạch, lấy thuốc sát vào chờ cho ra mồ hôi thì tốt (Đức Sinh Đường Phương)
  • Trị bạch điến, tử điến:  Gừng sống sát mạnh vào da xong,  mài Bối mẫu với giấm bôi vào (Đàm Dã Oâng Phương).
  • Trị bạch điến, tử điến:  Bối mẫu, Bách bộ hai vị bằng nhau, tán bột, uống với nước gừng (Thánh Huệ Phương).
  • Trị Nhện độc cắn: Buộc chặt gần chỗ bị cắn, đừng làm cho độc chạy đi, dùng Bối mẫu tán bột, uống 20g với rượu, khi say thì thôi, lát sau rượu hóa hơi nước tan ra khỏi nơi bị cắn. Khi nước chảy ra thì lấy bột thuốc rắc vào cho kín miệng. Bài này có thể trị được rắn rít cắn (Dương Nhân Trai Trực Chỉ Phương).
  • Trị lao hạch: Huyền sâm 16g, Bối mẫu 12g, Mẫu lệ 20g. Tán bột,  trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống 12g với nước (Tiêu Loa Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị vú mới bị sưng:  Bối mẫu, Thiên hoa phấn, mỗi thứ 12g, Bồ công anh 20g, Liên kiều 12g, Thanh bì 8g, Đương quy 12g, Lộc giáo 12g sắc uống (Tiêu Ung Tán Độc Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị phát sốt do âm hư, ho đàm ít: Tri mẫu 12g, Bối mẫu 12g, gia thêm vài lát gừng sắc uống (Nhị Mẫu Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ho lâu ngày, thở gấp: Bối mẫu 12g, Hạnh nhân 8g, Mạch đông, Tử uyển mỗi thứ 12g, sắc hoặc tán bột uống (Bối Mẫu Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ: Không dùng phối hợp với Phụ tử, Ô đầu.
Tên khoa học: Kalanchoe pinata (Lam.) Pers.
Họ: Thuốc bỏng (Crassulaceae).
Tên khác: Cây sống đời, Diệp sinh căn, Thuốc bỏng, trường sinh, đả bất tử, tầu púa sung (Dao).
Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 - 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại.
Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nước ta.
Trồng trọt: Trồng bằng lá, vì nó có thể tạo thành cây ra từ nách các vết khía của mép lá. Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh
Bộ phận dùng: Lá
Thu hái, chế biến: Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi
Thành phần hoá học: Lá chứa acid malic, isocitric, citric, succinic, fumaric, pyruvic, oxalacetic, lactic, oxalic và một số acid hữu cơ khác. Còn có các glucosid flavonoic như quercetin 3-diarabinosid, kaempferol 3-glucosid, các hợp chất phenolic bao gồm acid p-cumaric, syringic, cafeic, p-hydroxybenzoic.
Công năng: Tiêu thũng, giảm đau, sinh cơ.
Công dụng: Ngọn và lá non có thể thái nhỏ nấu canh ăn. Thường dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Cũng dùng chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên nó được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.
Cách dùng: Lá tươi giã nát đắp hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày. Để uống trong, dùng lá tươi (40g), rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước hoặc hoà nước chín, lọc lấy nước cốt để uống. Lá tươi giã nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai chữa viêm tai giữa cấp tính. Cũng nước lá tươi, thêm rượu và đường uống chữa bị đòn ngã, bị thương thổ huyết.
Cách dùng, liều dùng: Dùng trong, ngày 20 - 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.
Bài thuốc :
  1. Chữa chấn thương do té ngã, đánh đập; bỏng do lửa hay nước sôi và bỏng do nóng: dùng lá sống đời tươi giã nhuyễn đắp lên.
  2. Viêm họng: ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày.
  3. Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống.
  4. Mất sữa: sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời; người mất ngủ dùng đơn này, thì giấc ngủ sẽ đến sớm.
  5. Chữa kiết lỵ và bệnh trĩ: lá sống đời, rau sam mỗi thứ 20g nhai nuốt nước hay sắc uống; hoặc mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá), ăn khoảng 5 ngày.
  6. Giải rượu: khi say rượu ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu.
  7. Chữa viêm xoang mũi: giã nát 2 lá sống đời lấy nước thấm vào bông, nút lỗ mũi bên viêm, ngày 4-5 lần; nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này còn dùng cho người bị chảy máu cam.
  8. Chữa phong ngứa không rõ lý do: dùng lá sống đời, lá nghễ răm, lá ké, lá bồ hòn, nấu nước xông và tắm; dùng thêm lá ké đầu ngựa, sắc uống trong vài ngày.
Chú ý: Có thời gian người ta dùng lá cây này như là một loại thuốc chữa bách bệnh
Herba Lygodii
Tên khác: Thòng bong.
Tên khoa học: Lygodium sp., họ Bòng bong (Schizaeaceae). Cây mọc hoang leo trên các cây khác ở bờ bụi.
Mô tả: Thòng bong là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bảo tử nang.
Bộ phận dùng: Cả dây mang lá (Herba Lygodii.)
Phân bố: Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào.
Thu hái: Gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.
Thành phần hoá học: Flavonoid, acid hữu cơ.
Công dụng: Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc (thường kết hợp với Thổ phục linh)
Bài thuốc: Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, Phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá Trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho Phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương. Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi (Cudrania cochinchinensis) rửa sạch bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng một lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá Mỏ quạ tươi và lá Thòng bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng một lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá Mỏ quạ tươi, lá Thòng bong, lá Hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng  chỉ 2-3 ngày mới thay băng một lần (Tạp chí Đông y 4/1966)
Chú ý: Người ta dùng bào tử ở phía sau lá của loài Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. gọi là Hải kim sa (Spora Lygodii) trị đái buốt, đái rắt.
Ghi chú: Có tài liệu quy định cây Fritillaria verticillata Willd; Triết bối mẫu; cây Fritillaria roylei Hook; Xuyên bối mẫu.
Tên khác: Cây nổ, Bỏng nẻ.
Tên khoa học: Flueggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây nhỏ, cao 2-3m. Cành già màu nâu sẫm. Lá mỏng, nguyên, có kích thước và hình dạng thay đổi, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc. Lá kèm hình tam giác. Cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa ở nách. Hoa đực thành cụm nhiều hoa; hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp 2-3 cái. Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình 3 cạnh, màu đỏ nâu.
Cây ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-11
Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân, rễ.
Phân bố: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng thưa, ở chỗ dãi nắng ven đường.
Thành phần hoá học: Alcaloid (securinin), tanin.
Công năng: Cành, lá có tác dụng thu liễm. Vỏ chát, có độc cũng có tác dụng thu liễm.
Công dụng: Cành lá sắc lấy nước có thể diệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, mụn bọc trắng. Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cùng với lá thuốc lá giã thành bột đắp trị sâu ở vết loét.
Rễ chứa sốt nóng, khát nước, chóng mặt, chân tay run; ở Ấn Độ, rễ được dùng làm thuốc trị bệnh lậu.
Vỏ thân và vỏ rễ được dùng làm thuốc trừ sâu và duốc cá.
Cách dùng, liều lượng: Rễ thái mỏng, phơi sấy khô sao vàng. Ngày uống 6-12g dạng nước sắc.
Tên khác: Cây Ngũ sắc.
Tên khoa học: Lantana camara L., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả: Cây cao từ 1,5-2 m, hay có thể hơn một chút. Thân có gai, cành dài hình vuông có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía răng, mặt dưới có lông.
Cụm hoa là những bông co lại thành dầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng lợt rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả hạch hình cầu nằm trong lá dài, khi chín mầu đen, nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì. Cây bụi, thân gỗ. Cành non dài, mềm - có lông và gai mềm, cong xuống. Lá hình trái xoan, nhọn đầu, gốc hình tim - dày, xanh nhạt, mặt trên phủ lông ngắn, mặt dưới có lông mềm. Cuống ngắn. Cụm hoa dạng tán hình cầu mang nhiều hoa sát nhau - hoa nở từ vòng ngoài lần lần vào trong. Hoa không có cuống, có cánh hoa dạng ống hẹp màu trắng, vàng cam và đỏ xen lẫn nhau. Quả hạch, vỏ nhẵn hình cầu màu xanh chuyển sang tím đậm. đài thường đều; tràng hơi không đều hoặc ít khi 2 môi với các thùy xếp lợp; nhị thường 4, đôi khi 5 hoặc 2,đỉnh trên ống tràng và xen kẽ với các thùy của tràng; lá noãn 2, hợp thành bầu thượng 2-4 ô; vòi thường dính ở đỉnh bầu. Quả thường là hạch, ít khi gồm 4 tiêu hạch khô hoặc quả nang chẻ ô (loculicide). Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, đất xấu - cho hoa nở quanh năm, trồng bằng hạt hay giâm cành, chồi rễ.
Bộ phận dùng: Lá, hoa và rễ (Folium, Flos et Radix Lantanae).
Phân bố: Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, sau phổ biến khắp vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam cây được trồng làm cảnh hoặc mọc dại.
Thành phần hoá học: Tinh dầu (cameren, isocameren...), alcaloid (lantanin).
Công dụng, cách dùng: Rễ chữa sốt lâu không khỏi, phong thấp, đau xương, chấn thương, bầm dập, ngày dùng: 30-60g dưới dạng thuốc sắc. Hoa chữa ho lâu ngày, ho ra máu.
Cách dùng, liều lượng: ngày: 10-12g dạng thuốc sắc. Lá cây giã nát đắp lên vết thương, vết loét, xông chữa cảm mạo, sốt. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Ghi chú: Không nhầm với cây Hoa cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) cũng gọi là Hoa ngũ sắc.
Tên khoa học: Hibiscus subdariffla L., họ Bông (Malvaceae).
Mô tả: Cây sống một năm, cao 1,5 - 2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10
Bộ phận dùng: Đài quả, lá.
Phân bố: Cây này có nguồn gốc ở Tây Phi và được dùng để lấy lá, đài hoa dùng làm rau chua. ở nước ta, từ lâu cây Bụp giấm được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nước ta. Cây này trồng nhiều ở miền Trung, có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam bộ.ở miền Bắc, cây này được trồng thí điểm ở vùng Hà tây và Bắc thái. Từ đầu thập niên 90 đến nay, Bụp giấm (giống lấy từ Đức) được Công ty Dược liệu TW 2 trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận  (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu. Năng xuất khoảng 400 -800kg đài khô/ha. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về  trạng thái tươi.
Thu hái: Vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất.
Tác dụng dược lý: Đài hoa Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng.  Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.
Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bụp giấm đem tiêm vào mèo thí nghiệm  (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa bụp giấm tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn  như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus... và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus...
Thành phần hoá học:
Cả lá, đài hoa Bụp giấm giầu về acid và protein. Các acid chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric, acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và clorid hibiscin là những chất có tính kháng sinh.
Hoa chứa một chất mầu vàng loại flavonol glucosid là Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin.  Quả khô chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.
Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụp giấm tương tự như dầu hột  bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.
Công năng: Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut...
Công dụng:
Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro.  Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut.  Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.
Lá, đài của hoa bụp giấm chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm.  Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.
Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Gần đây, Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của Bụp giấm.
Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư.
Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận.  Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy.
Ở Myanma, hạt Bụp giấm chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu.
Ở Philippin, rễ Bụp giấm là thuốc bổ và kích thích tiêu hoá.
Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Nước ta cũng đã chiết mầu đỏ từ lá, đài Bụp giấm cho mục đích này.
Cách dùng, liều lượng: Sử dụng dưới dạng rượu vang, trà.
Ghi chú: Lá cây Bụp giấm thường được sử dụng để nấu canh chua, chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang Hibiscus phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis
Tên khác: Bươm bướm, Hoa bướm.
Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait.f., họ Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính.
Ra hoa kết quả vào mùa hè.
Bộ phận dùng: Hoa, rễ, cành lá.
Phân bố: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc.
Thành phần hóa học chính: saponin (Mussaendosides D, E and H).
Công năng: Thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm.
Công dụng: Lợi tiểu, chữa ho, hen, gẫy xương, chữa tê thấp.
Cách dùng, liều lượng:
  • Hoa làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, ngày 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng giã nát đắp lên nơi viêm tấy, gẫy xương.
  • Rễ làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc, cành, thân lá cũng dùng như rễ ngày 6-12g.
Bài thuốc:
  1. Phòng ngừa say nắng, dùng Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.
  2. Sổ mũi, say nắng: Thân Bướm bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống.
  3. Giảm niệu: Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống.
Tên khác: Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.
Tên khoa học: Solanum hainanense Hance. hoặc Solanum procumbens Lour., họ Cà (Solanaceae).
Mô tả: Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hay hơn. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều; cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá, gồm 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Hoa tháng 4-5, quả tháng 7-9.
Phân bố: Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào..
Bộ phận dùng: Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng).
Thu hái: Có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Rễ và dây có alcaloid (solasodin, solasodinon), rễ còn chứa tinh bột, flavonoid.
Công năng: Tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
Công dụng: Trị cảm cúm, phong thấp, sâu răng, chân răng chảy máu, rắn cắn và dị ứng. Nhân dân còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.
Cách dùng, liều lượng: Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát, chiết nước uống và lấy bã đắp.
Bài thuốc:
  1. Chữa rắn cắn, lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
  2. Chữa phong thấp, dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống.
  3. Chữa ho, ho gà, dùng rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
  4. Chữa sưng mộng răng, dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng (theo Bách gia trân tàng).
Herba Solani Surattensis
Tên khác: Cà dại quả đỏ, Dã tiên gia.
Tên khoa học: Solanum surattense Burm. F, họ Cà (Solanaceae).
Mô tả: Cây thảo cao 30-60cm; toàn cây có lông và có nhiều gai. Lá mọc so le, phiến dài 5-12cm, thường chia 5-7 thuỳ. Cụm hoa xim ngoài nách lá, mang 1-4 hoa, màu trắng với 5 nhị có bao phấn màu vàng. Quả mọng màu đỏ, đường kính 2-2,5cm; hạt nhiều, rộng 4mm. Hoa mùa hè - thu; quả vào tháng 7.
Bộ phận dùng: Dùng toàn cây tuơi hoặc phơi khô.
Phân bố: Cây mọc ở đất hoang ở một số tỉnh miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà tĩnh
Thu hái: cây vào mùa hè thu, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: saponin (solanin, solasonin, solamargin, solasurin).
Công năng: Có độc, có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng, chống đau, gây tê.
Công dụng: Chữa đau dạ dày, viêm khoang miệng, trị mụn nhọt lở loét.
Cách dùng, liều lượng: Rễ phơi khô tán thành bột, uống mỗi ngày 1g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài đắp lên vết loét.
Ghi chú: Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng.
Folium et Flos Daturae
Tên khác: Mạn đà hoa.
Tên khoa học: Datura metel L., họ Cà (Solanaceae).
Mô tả: Cây thảo cao đến 2m, sống hằng năm, phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc so le; phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa to, mọc đứng, thường đơn độc, ít khi xếp từng đôi ở nách lá; đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 5 răng; cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu dài đến 20cm nhưng vẫn thấy có 5 thuỳ; có 5 nhị dính trên cánh hoa; bầu trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, màu lục, đường kính 3cm, có nhiều gai mềm mỏng ở mặt ngoài, khi chín nở làm 4 mảnh. Hạt nhiều, nhăn nheo, màu nâu nhạt. Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 11 .
Bộ phận dùng: Lá, hoa (Folium, Flos Daturae).
Phân bố: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được thuần hoá ở nhiều miền nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm cảnh và làm thuốc.
Thu hái: Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bắt đầu nở, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá bị sâu bệnh và héo vàng, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khô.
Thành phần hoá học: Alcaloid (scopolamin, hyoscyamin, atropin).
Công năng: Bình xuyễn, chỉ khái, chỉ thống
Công dụng: Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật. Lá Cà độc dược là vị thuốc chặn cơn hen suyễn, chống co bóp trong bệnh đau loét dạ dày ruột, chống say sóng gây chóng mặt, nôn mửa khi đi tàu, thuyền và máy bay. Còn dùng chữa phong tê thấp, cước khí (sưng chân), đau dây thần kinh toạ, đau răng, động kinh, lòi dom. Lá đem ngâm lấy nước trị chứng ho có tính co cứng, suyễn và các nhánh khí quản viêm.
Cách dùng, liều lượng:
  • Thuốc độc bảng A. Dạng cao, bột, cồn để uống. Bột, cao lỏng 1/1 - Liều trung bình: 0,1g x 3 lần trong một ngày; cồn 1/10 - 0,5g x 4 lần trong một ngày.
  • Hoa, lá thái nhỏ phơi khô cuốn vào giấy hút như thuốc lá chữa hen, liều 1-1,5g/ngày.
Kiêng kỵ: Đối với lá chống chỉ định cho người hen suyễn do nhiễm trùng hô hấp, cao huyết áp, thiên đầu thống.
Radix Glycyrrhizae
Tên khác: Cam thảo bắc.
Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher, Họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả:
Cây: Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 mét. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5-1,50 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9-17 lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loại đậu, loài glabra nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong và có lông cứng
Dược liệu: Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20-30 cm, đường kính 0,5-2,5 cm. Cam thảo chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ cùng những vết nhăn dọc. Cam thảo đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc. Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.
Bộ phận dùng: Rễ, thân rễ cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza uralensis Fish.) Loài này ta phải nhập từ Trung Quốc. Một số nước châu Âu thường khai thác Cam thảo từ loài Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae), loại này cũng được nhập vào nước ta.
Phân bố: Được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô cũ, Hungari .v.v. Dược liệu phải nhập từ Trung Quốc.
Thu hái: Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Ba năm đầu có thể trồng xen các hoa màu khác. Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu trở nên vàng. Rễ và thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài 15 - 30 cm, đường kính 5 - 20 mm, bó thành từng bó. Dược liệu mặt ngoài có lớp vỏ màu nâu, vết bẻ có xơ, màu vàng, dễ xé theo chiều dọc. Vị rất ngọt, hơi khé cổ.
Tác dụng dược lý:
  • Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày. Tác dụng đã được chứng minh bằng thí nghiệm trên súc vật. Trên chuột lang thì gây loét bằng cách tiêm những liều xác định histamin; trên chó thì gây loét bằng atophan (= acid 2-phenyl quinolein 4-carboxylic); trên chuột cống thì thắt u môn. Súc vật thí nghiệm được mổ và quan sát tình trạng tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
  • Tác dụng chống co thắt của dịch chiết cam thảo được chứng minh trên ruột cô lập của chuột lang hoặc thỏ thấy có tác dụng đối kháng với histamin, acetylcholin. Tác dụng chống co thắt và tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày chủ yếu là do các thành phần flavonoid.
  • Tác dụng long đờm do các saponin .
  • Tác dụng tương tự như cortison do glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng cam thảo một thời gian lâu thì có hiện tượng phù. Trong một số trường hợp thí nghiệm trên súc vật cho thấy tác dụng chống viêm bằng 1/5 hydrocortison. Glycyrrhizin làm giảm những tổ chức hạt tạo thành xung quanh viên bông cấy dưới da của chuột cống trắng hoặc làm giảm độ sưng của chân chuột sau khi tiêm formol. Acid liquiritic cũng có tác dụng chống viêm, chống loét và làm chóng lành sẹo.
  • Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của 2 hoạt chất liquiritigenin và isoliquiritigenin cũng được phát hiện. Chất isoliquiritigenin có tác dụng mạnh hơn.Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
  • Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Thành phần hóa học:
  • Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose). Đây là saponin quan trọng nhất của rễ cam thảo. Glycyrrhizin được Robiquet phân lập năm 1809 dưới dạng mảnh màu vàng. Glycyrrhizin tinh khiết ở dạng bột kết tinh trắng dễ tan trong nước nóng, cồn loãng, không tan trong ether và chloroform. Glycyrrhizin ở trong cây dưới dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizic (còn gọi là acid glycyrrhizinic).
Dưới tác dụng của acid vô cơ, acid glycyrrhizic bị đẩy ra khỏi muối của nó. Khi thủy phân bằng acid thì cho phần aglycon là acid glycyrrhetic (còn gọi là acid glycyrrhetinic) và 2 phân tử acid glucuronic. Acid glycyrrhetic có một OH ở C-3 (2 phân tử acid glucuronic nối vào đó), một nhóm carbonyl ở C-11, một nối đôi ở C-12-13 và ở C-30 là nhóm carboxyl. Glycyrrhizin trên thị trường là muối ammoni glycyrrhizat thu được bằng cách chiết bột cam thảo với nước rồi acid hoá để kết tủa, rửa tủa rồi lại hoà tan trong ammoniac, bốc hơi trong các khay mặt bằng sẽ thu được những vẩy màu đen nhạt, bóng, tan trong nước và rất ngọt.
Trong cam thảo còn có các dẫn chất triterpenoid khác như: acid liquiritic (acid này khác acid glycyrrhetic bởi nhóm carboxyl ở C-29), acid 18-alpha-hydroxy-glycyrrhetic, acid 24-hydroxyglycycrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid, isoglabrolid, 24-alpha-hydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11-desoxoglycyrrhetic, acid 24-hydroxy 11-desoxoglycyrrhetic.
  • Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm lượng 3-4%. Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid).
Liquiritin được Shinoda và Ueda (1934) phân lập. Chất này thuộc nhóm flavanon, có phần aglycon là liquiritigenin (= 4',7 dihydroxy - flavanon).
Isoliquiritin được Puri và Seshadri phân lập (1954). Chất này là đồng phân của chất trên và thuộc nhóm chalcon, phần aglycon là isoliquiritigenin (= 4,4',6' trihydroxy chalcon). Isoliquiritigenin ở môi trường acid thì đồng phân hoá thành liquiritigenin (xem phần flavonoid).
Ngoài ra còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-bridin), isoflavon (glabron), isoflaven (glabren).
  • Những hoạt chất estrogen steroid: phần này tan trong ether dầu hỏa, khi thí nghiệm trên chuột cống đã thiến thì thấy xuất hiện những tế bào sừng trong niêm dịch âm đạo.
  • Những dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin (= 6-acetyl-5-hydroxy-4-methyl coumarin).
  • Trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose. Toàn bộ các chất chiết được bằng nước có thể đến 40%.
Phần trên mặt đất của cây cam thảo cũng đã xác định được các flavonoid: pinocembrin (= 5,7-dihydroxyflavanon), prunetin (= 5,4'-dihydroxy 7-methoxy-isoflavon), isomucronulatol (= 7,2'-dihydroxy 3',4'-dimethoxyisoflavon).
Công năng: Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ  ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc.
Công dụng:
  • Thuốc chữa ho.
  • Thuốc chữa loét dạ dày và ruột, uống 10-14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesium carbonat, calci carbonat, bột vỏ Rhamnus (hoặc đại hoàng).
  • Acid glycyrrhetic được dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ.
  • Trong bào chế khoa, cam thảo dùng làm tá dược điều vị để làm mất các vị khó uống trong các chế phẩm.
  • Vì có tác dụng chống co thắt, cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng.
  • Cam thảo còn được dùng làm mứt, nước uống, làm thơm thuốc lá.
Cách dùng, liều lượng: 2-9g mỗi ngày. Dạng thuốc sắc, cao thuốc, bột, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bào chế: Lấy rễ Cam thảo, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.
Chích Cam thảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (cứ 1 kg Cam thảo, dùng 200 g mật, thêm 200 g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm.
Bài thuốc:
1. Cam thảo được dùng rất nhiều trong các bài thuốc đông y: vì Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong bài thuốc. Ví dụ: dùng với Hoàng liên thì làm cho thuốc bớt đắng hàn, trong bài Tam ảo thang, Cam thảo ngoài tác dụng chỉ khái hóa đờm còn có tác dụng làm bớt vị cay của Ma hoàng, vị đắng của Hạnh nhân, trong bài Điều vị thừa khí thang, Cam thảo có tác dụng làm giảm tác dụng xổ mạnh của Đại hoàng, Mang tiêu.v..v.. hoặc Cam thảo dùng với Bán hạ, Cam thảo dùng với Tế tân cũng chủ yếu làm giảm bớt vị cay tê của các vị thuốc kia. Ngoài ra vị Cam thảo ngọt nên thường dùng trong nhi khoa để cho thuốc dễ uống.
2. Dùng Cam thảo trong các bài thuốc bổ khí để tăng thêm tác dụng bổ khí như trong bài Tứ quân, Bổ trung ích khí: Cam thảo cùng dùng với Hoàng kỳ, Nhân sâm làm tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm kỳ, để bổ khí thường dùng Chích Cam thảo.
3. Dùng trị chứng tâm huyết khí bất túc sinh chứng mạch kết, mạch đại ( rối loạn nhịp tim) dùng bài Chích Cam thảo thang (Phục mạch thang):
  • Chích Cam thảo thang (Thương hàn luận): Chích Cam thảo 16g, Thục địa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
4. Trị các chứng viêm nhiễm: ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng đau, viêm tuyến vú, phế ung ( ápxe phổi), chàm lở, lở mồm. dùng Sinh Cam thảo. Thường phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt giải độc như trị ung nhọt, dùng với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều. Trị hầu họng sưng đau, gia Cát cánh, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.
5. Trị bệnh Addison: Diệp duy pháp và cộng sự dùng nước sắc Cam thảo, ngày 3 lần, mỗi lần 3 - 5ml ( có thể dùng 8 - 10ml, uống 25 - 40 ngày, chỉ dùng Cam thảo 33 ca, dùng thêm corticoit 16 ca đều có kết quả, nhẹ thì dùng Cam thảo, nặng có thể bớt lượng corticoit ( Học báo trường Đại học Y khoa Bạch cầu an 1978).
6. Trị loét dạ day tá tràng:
  • Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần. Trị 100 ca có kết quả tốt 90%, kiểm tra X quang 58 ca, 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt ( Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1960).
  • Dùng chế phẩm Cam thảo có 5% kẽm (Zinc), dược lý chứng minh có chống loét, dùng trị 247 ca loét, uống ngày 3 lần, mỗi lần 0,25 - 0,5g, có kết quả trên 90% (Thông báo Dược học 1987).
7. Trị lao phổi: mỗi ngày dùng Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống 30 - 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao . Trị 23 ca kết quả tốt, 32 ca tiến bộ, không có ca nào xấu đi (Y dược Giang tây 1965).
8. Trị viêm gan: Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glycyricin, trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e chuyển âm tính 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mở và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan (Thông báo Trung dược 1987).
9. Trị rối loạn nhịp tim: dùng Cam thảo sống, chích Cam thảo, Trạch tả mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống. Trường hợp bất thường ra mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường, uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang rồi uống thuốc này. Trị 23 ca loạn nhịp thất đều kết quả tốt, ca uống là 3 chén, nhiều là 12 chén thì hết triệu chứng, điện tâm đồ trở lại bình thường (Học báo Học viện Trung y Bắc kinh 1983).
10. Trị lưng chân đau: Trị 27 ca đau cấp và mạn tính dùng thủy châm huyệt vùng đau bằng dịch Cam thảo 300% 4ml, cách nhật 4 - 7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình, bệnh nhân mạn 2 liệu trình. Kết quả 20 ca hết đau, vận động tốt, 7 ca giảm hoặc cơ bản hết triệu chứng (Tạp chí Trung y Triết giang 1980).
11. Trị cơ cẳng chân run giật: dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 - 15ml, ngày 3 lần, trong 3 - 6 ngày. Trị 254 ca có kết quả rõ rệt 241 ca, tỷ lệ 94,8% (Tạp chí ngoại khoa Trung hoa 1960).
12. Trị xuất huyết tiểu cầu: Mã trọng Lân trị 8 ca giảm tiểu cầu nguyên phát, 5 ca mỗi ngày dùng Cam thảo 30g, 3 ca mỗi ngày 15g, sắc chia uống 3 lần uống, phần lớn dùng 2 - 3 tuần. Kết quả tốt 3 ca, có kết quả 4 ca, tiến bộ 1 ca. Toàn bộ bệnh nhân sau khi dùng thuốc 3 - 4 ngày hết chảy máu, sau 4 - 10 ngày, các điểm xuất huyết lặn (Tạp chí Nội khoa Trung quốc 1981).
13. Trị nhiễm độc thức ăn:
  • Dùng Sinh Cam thảo 9 - 15g, sắc nước chia 3 - 4 lần uống trong 2 giờ, một số rất ít có sốt gia bột Hoàng liên 1g, trộn nước thuốc uống, trường hợp nhiễm độc nặng dùng Cam thảo 30g sắc cô còn 300ml, mỗi 3 - 4giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dạ dày, truyền dịch( Báo Tân Trung y 1985).
  • Trị ăn phải độc quả Bồ hòn 55 ca, ăn độc quả Lệ chi núi 179 ca, nhiễm độc thịt vịt quay không sạch 204 người, đều có kết quả tốt (Cam thảo điều trị 454 ca nhiễm độc thức ăn, Hoàng Nhuệ Thương).
14. Trị đái nhạt: Mỗi lần uống bột Cam thảo, ngày uống 4 lần, dùng trị 2 ca kết quả tốt ( Báo cáo của Anh Hồng, Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1959).
15. Trị viêm họng mạn: Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 - 5 tháng. Đã trị 38 ca, khỏi 34 ca, tốt 4 ca (Tống Viễn Trung, Cam thảo ẩm trị viêm họng mạn, Học báo học viện Trung y Vân nam 1983).
16. Trị viêm tuyến vú: Dùng Sinh Cam thảo, Xích thược mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục, uống 1 - 3 thang. Trị viêm tuyến vú cấp ( chưa có mủ), 27 ca có kết quả tốt ( Thi Vĩnh Phát, Cam Xích thang trị viêm tuyến vú cấp. Tạp chí Y dược Hồ nam 1976).
17. Trị viêm tắc tĩnh mạch: Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g (giảm lượng tùy bệnh), sắc phân 3 lần, uống trước bữa ăn. Đã trị 3 ca có 1 ca do có việc nên phải ra viện, còn các ca khác đều khỏi, các triệu chứng đau, phù và nổi tĩnh mạch tại chỗ đều hết ( Trương Thạch sanh, Quan sát kết quả điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Cam thảo, Tạp chí Ngoại khoa Trung hoa 1959,7:656).
18. Trị chứng nứt da: Cam thảo 50g ngâm cồn 75% 200ml sau 24 giờ, bỏ xác, cho glycerin 200ml, lúc dùng rửa sạch chỗ nứt, bôi thuốc vào. Đã trị 100 ca, theo dõi 50 ca trong 2 năm không tái phát 36 ca, sau 1 năm không tái phát 11 ca, 3 ca không kết quả (Lý Cảnh Dục, Cam thảo ngâm cồn trị nứt da, Báo Tân Y học 1974).
19. Một số bài thuốc khác có Cam thảo:
  • Kavet chữa đau bao tử: Cao Cam thảo 0,03g, bột Cam thảo 0,1g, Nảti bicarbonat 0,15g, Magné carbonat 0,2g, bismutnitrate basic 0,5g, bột Đại hoàng 0,02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ dày với liều 2 - 4 viên/lần, ngày 2 - 3 lần.
  • Cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hòa tan, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ, không uống lâu quá 3 tuần lễ, chữa loét bao tử.
Cao Cam thảo mềm: chữa các chứng mụn nhọt, ngộ độc, ngày uống 1 - 2 thìa con
Kiêng kỵ: Không dùng chung với các vị Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại.
Ghi chú: Fito Pharma sản xuất nhiều sản phẩm thuốc YHCT với thành phần là Cam thảo như:
  1. Bổ trung ích khí –f: chữa tỳ vị suy nhược, trung khí hạ hãm, thân thể mệt mỏi, yếu sức, ăn ít, bụng trướng tiêu chảy lâu ngày.
  2. Thanh nhiệt tiêu độc –f: chữa mẩn ngứa, nổi mề đay, nám da, tiểu ít và gắt. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm da và các bệnh lý da liễu khác như nấm, chàm…dùng tốt cho người bị viêm gan.
  3. Ngân kiều giải độc –f: chữa cảm mạo phong nhiệt, phát sốt, ho, miệng khô, họng đau.
Herba Abri precatorii
Tên khác: Dây cườm cườm, Dây chi chi.
Tên khoa học: Abrus precatorius L. họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả: Cây leo với cành nhánh nhiều và mảnh. Lá kép lông chim chẵn gồm 9-11 cặp lá chét thuôn, tù, màu lục sẫm; cuống lá chét và cuống lá kép đều có đốt. Hoa nhiều, nhỏ, màu hồng hay tím nhạt, có tràng hoa dạng bướm, xếp thành chuỳ ở nách lá. Quả đậu dẹt, có 3-7 hạt. Hạt hình trứng, nhẵn bóng, to bằng hạt đậu gạo, màu đỏ chói, có một đốm đen rộng bao quanh tễ. Mùa hoa quả tháng 3-6 trở đi đến tháng 9-10.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Abri precatorii)
Phân bố: Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng. Ở nước ta, thường gặp nhiều ở các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận. Cũng thường được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi.
Thu hái: Trồng được 3 tháng đã có thể thu hoạch dây lá. Cắt các đoạn dây mang lá, quấn lại thành bó rồi phơi khô. Thu hái rễ vào mùa xuân-hè; thu hoạch quả vào mùa thu rồi phơi khô, đập lấy hạt.
Thành phần hóa học: Lá, rễ Cam thảo dây chứa một chất ngọt tương tự glycyrrhizin của Cam thảo, nhưng vị khó chịu và đắng. Hạt chứa một albumin độc (toxalbumin) là abrin có cấu trúc và tính chất gần với ricin trong hạt thầu dầu; 1/2mg abrin đã là liều tử cho người trưởng thành; còn có các chất khác như L. abrin, abralin, precatorin, hemaglutinin, trigonellin. N-dimethyl tryptophan methyl este, hypaphorin, một số sterol như stigmasterol, brassicasterol, men ureaza. Vỏ hạt chứa chất màu là abarnin (anthocyan monoglycosid).
Công năng: Dây lá, rễ Cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, rất độc, có tác dụng thông cửu khiếu, sát trùng, tiêu viêm. Abrin là một albumin độc; khi vào cơ thể, nó sẽ tạo ra một kháng thể gây vón hồng cầu dễ dàng, làm phù tẩy kết mạc và gây hại tới giác mạc một cách vĩnh viễn.
Ở Đông Phi, có nơi dùng lá trị rắn độc cắn. Ở Inđônêxia, người ta dùng dây lá làm thuốc chữa đau bụng, trị bệnh spru (ỉa chảy vùng nhiệt đới). Ở Philippin, lá và rễ sắc chữa ho, chữa đau mắt hột mạn tính. Rễ dùng thay Cam thảo vì có tính làm dịu. Hạt dùng để tẩy nhưng độc nên không dùng nhiều. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt làm thuốc tẩy, gây nôn và kích dục, dùng trong những rối loạn thần kinh và ngộ độc của súc vật. Người ta cũng dùng bột làm thuốc đạn gây sẩy thai. Rễ cũng dùng gây nôn và chống độc.
Công dụng: Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Có thể dùng thay Cam thảo bắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Người ta còn dùng lá Cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để chữa chứng đánh trống ngực. Hạt chỉ dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột, trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8 - 16g sắc uống, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú: Hạt cam thảo dây rất độc. Chất độc đó là abrin, tan được trong nước. Nếu đem hạt giã nhỏ, hòa với nước uống sẽ bị ngộ độc với triệu chứng biếng ăn, ăn mất ngon, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, huyết áp hạ, mất thăng bằng cơ thể, chân tay run rẩy, nôn mửa, tiêu chảy. Thời kỳ tiền ngộ độc kéo dài ít nhất vài giờ trước khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Nửa hạt cam thảo dây nhai nuốt cũng đủ gây độc cho người. Nước ngâm hạt cam thảo dây bôi vào chỗ da bị xước sẽ gây loét tại chỗ, nhỏ vào mắt sẽ gây phù tấy kết mạc dẫn đến hỏng giác mạc.
Herba Scopariae dulcis
Tên khoa học: Scoparia dulcis L.
Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Tên khác: Dã cam thảo, Cam thảo nam.
Mô tả: Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở nách lá. Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt. Ra hoa quả vào tháng 5-7.
Phân bố: Loài liên nhiệt đới mọc khắp nơi ở đất hoang ven các đường đi, bờ ruộng.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Scopariae dulcis).
Thu hái, chế biến: Vào mùa xuân hè, thu hái toàn cây rửa sạch, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng dần. Loại bỏ tạp chất, cắt đoạn, vi sao.
Thành phần hóa học: Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Rễ chứa (+) manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen. Vỏ rễ chứa hexcoxinol, b-sitosterol và (+) manitol.
Tác dụng dược lý: Amellin trong cây là một chất chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường - huyết và các triệu chứng của bệnh đái đường và tăng hồng cầu. Nó cũng ngăn cản sự tiêu hao mô và dẫn đến sự tiêu thụ tốt hơn protein trong chế độ ăn, làm giảm mỡ trong mô mỡ và thúc đẩy quá trình hàn liền vết thương.
Công năng: Kiện tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Công dụng:
Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm; 2. Lỵ trực tràng; 3. Tê phù, phù thũng, giảm niệu. Để tươi chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema.
Nước hãm lá Cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành.
Có thể dùng thay Cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-12g khô hoặc 20-40g tươi
Bài thuốc:
  1. Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.
  2. Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.
  3. Mụn nhọt: Cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
  4. Dị ứng, mề đay: Cam thảo đất 15 g, ké đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc uống ngày một thang.
  5. Sốt phát ban: Cam thảo đất 15 g, cỏ nhọ nồi 15 g, sài đất 15 g, củ sắn dây 20 g, lá trắc bá 12 g. Sắc uống ngày một thang.
  6. Tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 15 g, hạt mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang.
  7. Ho: Cam thảo đất 15 g, lá bồng bồng 10 g, vỏ rễ cây dâu 15 g. Sắc uống ngày một thang.
  8. Lỵ: Cam thảo đất 15 g, lá mơ lông 15 g, cỏ seo gà 20 g. Sắc uống ngày một thang
Radix Euphorbiae sieblodianae
Tên khoa học: Euphorbia sieblodian Morren et Decasne hay Euphorbia kansui Liou.).
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả:
Cây: Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơi hồng tím, lá dài hình viên chùy, mép nguyên, mọc đôi, lá dưới cuống hoa tương đối lớn, nở hoa đầu mùa hè màu nâu tím.
Dược liệu: Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dài khoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàng trắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn, chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chất bột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàng trắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt.
Phân bố: Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Dược liệu là rễ cây Cam toại (Euphorbia sieblodian Morren et Decasne hay Euphorbia kansui Liou.)
Thu hái, chế biến: Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho khô.
Bào chế:
Lấy rễ giã nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nước thành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần cho đến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Lấy bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắt mỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một phần Cám bằng nhau, cho tới khi vàng giòn. Có thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tề ni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Lấy Cam  đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch, xong đốt cho cháy cám ở ngoài (Trung Dược Đại Từ Điển).
Thành phần hoá học:
Phenolic: 1,1-bis(2,6-dihydroxy-3- acetyl-4-methoxyphenyl)methane, methyl (2,4-dihydroxy-3-formyl-6-methoxy)phenyl ketone;
Diterpene:20-O-(2'E,4'E-decadienoyl)ingenol,20-O-(2'E,4'Z-cadienoyl)ingenol,3-O-(2'E,4'Z-decadienoyl)ingenol,3-O-(2'E,4'E-decadienoyl)ingenol,3-O-(2'E,4'Z-decadienoyl)-5-O-acetylingenol,3-O-(2'E,4'Z-decadienoyl)-20-O-acetylingenol,3-O-(2'E,4'E-decadienoyl)-20-O-acetylingenol, 20-O-(decanoyl)ingenol, and 5-O-(2'E,4'E-decadienoyl)ingenol
Công năng: Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác dụng giải độc tán kết.
Công dụng: Là thuốc xổ tẩy mạnh. Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng. Dùng ngoài để trị thấp nhiệt sưng độc
Cách dùng, liều lượng: Cam toại dùng sống (Sinh cam toại) có tác dụng mạnh và độc tính mạnh (liều mỗi ngày 0,3-1g). Cam toại nướng, xào dấm làm chậm tác dụng xổ tẩy và giảm độc tính (liều mỗi ngày 1,5-3g). Dùng dạng bột hay dạng viên.
Bài thuốc:
  1. Thương hàn biến chứng thủy kết hung, dùng Cam toại bỏ vào thang “Hãm hung thang” uống rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  2. Mặt mình sưng húp dùng Cam toại 2 chỉ, dùng thịt thăn của heo đực “Yêu tử” cắt làm 7 miếng, bỏ bột Cam toại vào lấy giấy ướt bao ngoài nướng chín ngày ăn một miếng, liên tục 4-5 ngày khi nào nghe sôi bụng, lợi tiểu là có hiệu quả (Trửu Hậu Phương).
  3. Dưới tim như có cảm giác nước đọng đầy cứng, mạch Phục, bệnh nhân đi cầu là dễ chịu: Cam toại củ lớn 3 củ, Bán hạ 12 củ, sắc một thăng nước còn phân nửa, bỏ vào 5 củ Thược dược với 2 bát nước sắc lại còn nửa thăng bỏ bã, trộn với nửa cân mật ong sắc còn 8 phân uống (Cam Toại Bán Hạ Thang -  Kim  Quỹ Yếu Lược).
  4. Đại tiểu tiện không thông dùng bột Cam toại, bột miến sống trộn dẻo đều đắp vào giữa rốn rồi đơn điền rồi cứu 3 tráng, bên trong uống ‘Cam Thảo Thang’, khi nào thông thì thôi, lại dùng Cam toại 1 lượng trộn mật, chia làm 4 lần, ngày uống 1 lần thì thông (Thánh Huệ Phương).
  5. Phù thủng, thở gấp dùng Cam toại, Đại kích mỗi thứ 1 lượng, sao lửa cho kỹ tán bột, lần uống nửa muỗng cà phê sắc với nửa chén nước sôi uống (Thánh Tế Tổng Lục).
  6. Bí đái tức tối khó chịu: bột Cam toại 4g uống với ‘Trư Linh Thang’ thì thông  (Bút Phong Tạp Hứng Phương).
  7. Phù thủng bụng căng đầy: dùng Cam toại (sao) 2 chỉ 2 phân, Hắc khiên ngưu 1 lượng 5 chỉ tán bột sắc, uống từng hớp (Phổ Tế Phương).
  8. Phù thẳng căng đầy, đại tiểu tiện không lợi muốn chết, dùng Cam thảo 5 chỉ (nửa sống nửa sao), dùng Yên chi phôi tử 5 muỗng cà phê tán bột lần uống 1 chỉ, Bạch miến 4 lượng trộn nước làm như con cờ nấu với nước khi nào nổi lên là được rồi ăn nhạt, sau khi lợi đại tiểu tiện dùng tiếp “Bình vị tán” gia thục Phụ tử 2 chỉ sắc uống (Phổ Tế Phương).
  9. Thận thủy lưu chú làm đùi gối co quắp, tứ chi sưng đau, dùng bài trên gia thêm Mộc hương 4 chỉ, mỗi lần dùng 2 chỉ lùi chín uống nhai với rượu nóng khi nào đái ra nước vàng thì có hiệu quả (Ngự Dược Viên Phương).
  10. Trẻ em cam thủy dùng Cam toại (sao), Thanh quật bì, 2 vị bằng nhau tán bột, 3 tuổi dùng 1 chỉ uống với “Mạch nha thang”, khi nào đi ngoài được là thôi. Củ đồ chua mặn trong 3,5 ngày gọi là “Thủy bảo tán” (Tổng Vi Luận Phương).
  11. Phù thủng thở gấp, đại tiểu tiện không thông dùng “Thập táp hoàn” gồm Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, các vị bằng nhau tán bột, lấy Táo nhục làm viên bằng hạt ngô đồng, lần uống 40 viên với ‘Xâm Thần Nhiệt Thang’ khi nào đi ra nước vàng là thôi, nếu chưa thì trưa hôm sau uống tiếp (Tam Nhân Phương).
  12. Có thai phù húp thở gấp, bụng dưới đầy, tiểu không thông, đã dùng ‘Trư Kinh Tán’ nhưng không bớt, dùng Cam toại 2 lượng, gĩa nát, trộn mật viên bằng hạt ngô đồng lần uống 50 viên, hễ đi ra ngoài được là tốt nhưng phải uống ‘Trư Linh Tán’, nếu không đi được, lại uống tiếp (Tiểu Phẩm Phương).
  13. Cước khí sưng đau, phong khí đập vào thận khí, hạ bộ ngứa dùng Cam loại nửa lượng. Mộc miết tử nhân 4 cái tán bột, thăn thịt heo 1 cái bỏ màng da xắt lát để dùng, lần 4 chỉ thuốc bỏ vào trong thịt bao với giấu ướt nướng chín ăn lúc đói với nước cơm, sau khi uống thì duỗi 2 chân răng, đi đại tiện xong phải ăn cháo trắng 2-3 ngày là có hiệu quả (Bản Sự Phương).
  14. Sán khí sa dịch hoàn, dùng Cam toại, Hồi hương 2 vị bằng nhau tán bột uống lần 2 chỉ (Nho Môn Sự Thân).
  15. Đàn bà huyết kết ở bụng nước căng đầy tiểu khó nhưng không khát nước là do thủy và huyết cùng kết lại ở huyết thất, dùng Đại hoàng 3 lượng, Cam toại, A giao mỗi thứ 1 lượng, 1 thăng rưỡi nước sắc còn nửa thăng uống thì  huyết đó sẽ hạ (Trọng cảnh phương).
  16. Nghẹn, nấc cụt, dùng Cam thảo trộn với miến nướng 5 chỉ, Nam mộc hương một chỉ tán bột, người mạnh lần uống 1 chỉ, người yếu uống 5 phân với rượu (Quái Bệnh Phương).
  17. Tức ngực phát sốt, ra mồ hôi trộm đầu nhức vùng vai lưng dùng Cam toại bao với miến nấu với nước tương thật sôi bỏ iến đi rồi lấy cám nhỏ sao vàng tán bột, người lớn dùng 3 chỉ, trẻ em dùng 1 chỉ uống với mật khi ngủ. Cữ dầu béo, thịt cá (Phổ tế phương).
  18. Tiêu khát hay khát nước dùng Cam toại (sao cám) nửa lượng, Hoàng liên 1 lượng tán bột nấu làm bánh bằng hạt đậu xanh, lần uống 2 viên với nước Bạc hà, Kỵ Cam thảo (Dương Thị Gia Tàng).
  19. Trị phong đàm làm mê tâm khiếu, động kinh, đàn bà phong tà ở tâm huyết, dùng Cam toại 2 lượng tán bột, bỏ thuốc vào tim heo bao giấy lại nước chín bảo vào 1 chỉ Thần sa chia làm 4 viên, lần uống một viên với nước sắc ‘Tâm Tiển Thang’, đại tiện ra những vật độc là có hiệu quả, không nên uống tiếp (Toại Tâm Đơn - Tế Sinh Phương).
  20. Mã tỳ phong dùng Cam toại bao với miến sắc 1 chỉ rưỡi, Thần sa (thủy phi) 2 chỉ rưỡi khinh phấn 1/4 muỗng cà phê. Lần uống nửa muỗng cà phê, 1 chút nước tương, nhỏ 1 giọt trên thuốc cho thấm xuống rồi bỏ nước tương đi, rót nước vào đó gọi là “Vô giá tán” (Toàn Ấu Tâm Giám).
  21. Trị tê mất cảm giác đau nhức, dùng Cam toại 2 lượng, Tỳ ma nhân tử 4 lượng, Chương nảo 1 lượng tán bột làm bánh dán vào đó, trong uống Cam thảo thang (Vạn Linh Cao - Trích Huyền Phương).
  22. Tai điếc đột ngột, dùng Cam toại nửa tấc ta, bọc lông lại nhét vào trong hai lỗ tai, trong miệng nhai Cam thảo thì tai tự nhiên thông (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  23. Trị Can Tỳ sưng lớn, cổ trướng, đại tiểu tiện ít, mạch trầm sác có lực “” gồm: Cam toại 1 lượng, Nguyên hoa 1 lượng, Đại kích 1 lượng, Khiên ngưu tử 4 lượng, Binh lang 5 chỉ, Khinh phấn 1 chỉ, Mộc hương 5 chỉ, Thanh bì 5 chỉ, Tất cả tán bột trộn hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 1 chỉ, ngày 1 lần lúc đói với nước nóng (Chu Xa Hoàn). Cần chú ý bệnh tình phản ứng sau khi uống thuốc để dùng tiếp hoặc ngưng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  24. Trị thủy kết hung hiếp, đầy tức ngực, bón, mạch chứng đều thuộc nhiệt, các loại động kinh có đàm nhớt ủng thịnh: Cam toại 5 phân, Đại hoàng 3 chỉ, Mang tiêu 3 chỉ, sắc uống (Đại Hãm Hung Thang -  Kim Quỹ Yếu Lược)
  25. Trị sưng độc do thấp nhiệt các loại bỉ khối: Bột Cam toại trộn nước dán nơi sưng đồng thời sắc nước Cam thảo uống, dùng để trị các loại sưng độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  26. Trị điên cuồng có thể dùng Cam toại 5 phân, Châu sa 3 phân, tán bột uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ghi chú: Dược liệu độc, không dùng cho phụ nữ có thai, không dùng chung với Cam thảo.

Benzoinum
Tên khác: An tức hương (安 息 香),
Tên khoa học: cây Bồ đề (Styrax tonkinensis  Pierre), họ Bồ đề (Styraceae).
(Benzoinum); tk. cánh kiến trắng Thái Lan, an tức hương. Nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây bồ đề, còn gọi là cây CKT (Styrax tonkinensis Pierre). Họ Bồ đề (Styracaceae). Cục rời nhau, màu trắng vàng nhạt hay đỏ nhạt, đường kính có thể tới 5cm. Đục, dễ bẻ, vạch móng tay được, vết bẻ trông như sáp, trắng nhạt sau thành nâu. CKT Việt Nam chứa ancol benzylic, ancol cinnamic, vanilin, axit benzoic, axit cinamic, benzyt benzoat, benzyl cinnamat, cinnamyl benzoat, cinamyl cinnamat. Theo tài liệu nước ngoài, có thể có coniferyl benzoat. CKT có mùi vani đặc biệt, càng để lâu càng thơm, sau cay và hăng. Gần như không tan trong nước, tan gần hoàn toàn trong cồn, tan một phần trong ete. Dung dịch CKT trong cồn đổ vào nước cho nhũ dịch trắng, có phản ứng axit với giấy quỳ. Chỉ số axit 140 – 170, chỉ số xà phòng hóa 220 – 240.
CKT là vị thuốc trị viêm phế quản mạn tính. Dùng 0,5 – 2g dưới dạng xirô, trong đó CKT là độc vị hay phối hợp với các vị thuốc khác, còn dùng dưới dạng thuốc xông. Dùng ngoài, làm lành vết thương, trị nẻ vú, dưới dạng cồn CKT 20%. CKT là nguyên liệu chế nước hoa. Để nơi khô mát, tránh ánh sáng. 

Mô tả:
Cây Bồ đề: Cây gỗ lớn cao 20 m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn. Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thuỳ xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10. Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại. Ra hoa tháng 5 - 6. Quả chín tháng 9 - 10.
Dược liệu: Từng cục nhựa nhỏ rời nhau, to nhỏ không đều, một số dẹt, một số dính lại với nhau thành từng khối. Bên ngoài màu vàng cam, láng bóng như sáp (nhựa do tổn thương tự nhiên); hoặc có hình trụ không đều, mảnh dẹt, bên ngoài có màu trắng xám, hơi vàng (nhựa do vết rạch). Chất giòn, dễ vỡ; mặt vỡ phẳng, màu trắng, để lâu dần dần chuyển thành nâu vàng hoặc nâu đỏ. Đun nóng thì mềm và chảy ra. Mùi thơm vani đặc biệt. Vị hơi cay, khi nhai có cảm giác sạn.
Bộ phận dùng: Nhựa thơm để khô lấy từ cây Bồ đề (Styrax tonkinensis  Pierre), họ Bồ đề (Styraceae).
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng rừng núi, trung du nước ta để lấy gỗ làm que diêm, làm giấy và lấy nhựa.
Thu hái: Lấy nhựa từ thân cây bị tổn thương hoặc vào mùa hạ và mùa thu, rạch thân cây, thu lấy nhựa chảy ra, phơi âm can đến khô.
Thành phần hoá học: Acid benzonic tự do 26,13%, Acid cinnamic tự do 2,75%, Vanilin 1,38%, Benzyl benzoat  4,24%, Cinnamyl cinnamat 1,81%, Benzyl cinnamat 1,23%, Alcol coniferilic, Acid siaresinolic
Công năng: Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.
Công dụng:
Chữa ho, long đờm, chữa trúng hàn người lạnh toát.
Uống 0,5 - 2g dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc, siro.
Dung dịch cánh kiến trắng trong cồn dùng làm thuốc xông chữa ho, khản cổ, hoặc pha với nước bôi ngoài chữa vú nứt nẻ.
Cánh kiến trắng còn dùng làm hương liệu.
Bồ đề là cây công nghiệp dễ phát triển , mọc nhanh, có giá trị kinh tế, dùng trong ngành gỗ dán, gỗ diêm, bột giấy, và làm nguyên liêu chế sợi nhân tạo.
Cách dùng, liều lượng:
  • 0,5-2g mỗi ngày. Dạng thuốc sắc, hoàn tán.
  • Dung dịch 20% trong cồn làm thuốc bôi chữa nẻ vú.
Lacca
Tên khoa học: Vị thuốc là sản phẩm do Sâu cánh kiến (Laccifer lacca Kerr.), họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae) tạo ra.
Mô tả: Rệp son cánh kiến là một côn trùng rất nhỏ, dài vào khoảng 0,6-0,7mm, rộng 0,3 đến 0,35mm hình trông giống thuyền nhỏ, trên đầu có 2 râu, miệng có vòi nhỏ để hút nhựa. Thân có ngực gồm 3 đốt, 3 đôi chân, 2 đôi lỗ thở, bụng dài, ở phía cuối có 2 lông cứng dài. Rệp son có con cái con đực, nhưng từ khi nhỏ đến lớn có nhiều dạng khác nhau, trong con đực lại có con có cánh có thể bay từ cành này sang cành khác trên một khoảng cách không xa và có con đực không có cánh, chỉ bò quanh tập đoàn nhựa mà thôi. Trong một tập đoàn, bình thường con đực chiếm 30-40%, con cái chiếm 60-70%. Con cái mới sản xuất ra nhựa cánh kiến, con đực cũng nhựa nhưng tổ nhỏ và mỏng. Tổ nhựa của con đực hơi hình thoi, còn tổ nhựa của con cái hình tròn. Khi mới ở tổ mẹ chui ra, con rệp son cánh kiến tìm đến những cành non thích hợp của cây chủ rồi  định cư thành những tập đoàn bao bọc cả hay một phần chung quanh cành, chiều dài của tập đoàn (tổ nhựa) dài 2 đến 50 cm có khi dài trên 1m. Khi rệp mới nở ra trông không rõ đực cái, cũng không thấy râu, chân và đuôi, chỉ là một hình bầu dục, đầu có vòi nhỏ cắm vào vỏ cây, hai bên lưng và đuôi có 3 chùm lông tơ trắng. Sau 2 tuần định cư thấy xuất hiện các tổ nhựa đực (hình thoi) và tổ nhựa cái (hình tròn), sau 1 tháng rưỡi các tổ đã khít lại gần nhau, lúc này ta thấy có một số cánh kiến đực có cánh và không cánh đi tìm con cái để giao hợp. Con cái nằm nguyên trong tổ. Con đực chỉ sống 2-3 ngày, làm xong nhiệm vụ thì chết. Sau thời kỳ này tổ phát triển mạnh. Đến tháng 4-5 đối với vụ mùa hay tháng thứ 5 thứ 6 (đối với vụ chiêm)
Phân bố: Sâu cánh kiến có ở nước ta và nước ta có trên 200 loài cây chủ, trên đó Sâu cánh kiến có thể sinh sống và tạo Cánh kiến đỏ.
Thu hái: Mỗi năm có 2 vụ cánh kiến: Vụ chiêm buộc giống vào tháng 8-10, thu hoạch vào tháng 4-5, vụ mùa buộc giống vào tháng 4-5, thu hoạch vào tháng 9-10
Thành phần hoá học:
  • Nhựa 4%: Gồm nhựa mềm tan trong ether (25%) và nhựa cứng không tan trong ether (75%). Nhựa là hỗn hợp các poliester dẫn chất của các acid béo có nhóm OH và các acid thuộc nhóm sesquiterpen.
Các acid là acid aleuritic (22%), acid senlolic, acid jolaric, acid butonic, acid tetradecanoic, acid hexadecanoic, acid octadecanoic...
  • Chất màu (2 - 3%): Gồm các chất đỏ tan trong nước là phức hợp của nhiều loại acid laccaic, chất màu vàng không tan trong nước, erytrolaccin (1, 2, 5, 7 tetrahydroxy-4-methylantraquinon).
  • Sáp (6,6%): Trong đó phần tan trong cồn nóng chiếm 80% và phần tan trong benzen chiếm 20%.
  • Các muối, đường (glucose, arabinose, fructose).
  • Tạp chất: Xác sâu kiến, đất, cát.
Công năng: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, chỉ huyết, đậu chẩn.
Công dụng: Nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột cà phê và một số loại hột khác. Nhựa cánh kiến cũng được dùng để pha màu sơn và vẹc ni các loại và dùng trong keo xịt tóc. Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh liến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín các miếng ron (joints hay gaskets), làm loại sáp làm kín, làm mực in, để tráng lên mặt sau các lá bài có tiêu chuẩn cao, và dùng shellac trắng,  pha chế với các chất hóa học khác làm chất sáp đánh bóng sàn nhà. Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường. Ngày nay, nhựa cánh kiên đỏ còn được dùng trong công nghiệp vecni, son, mạ những sản phẩm chiu nhiệt, chịu acid, chiu tác động của khí hậu khắc nghiệt, như máy bay, đồ điện tử cao cấp; Sản phẩm cánh kiến đỏ còn dùng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, túi nilon tự hủy.... Những sản phẩm thân thiên với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cách dùng, liều lượng: Thuốc hạ sốt: Ngày dùng 4 - 6g; Cồn gômlac 5% chấm răng để phòng sâu răng, làm hương liệu, bao viên thuốc chống ẩm. Làm chất mầu, chất tạo màng (vecni, chất cách điện, keo dán).
Cortex Cinchonae
Tên khoa học: Canhkina đỏ (Cinchona succirubra Pavon), Canhkina vàng (C. calisaya Weddell), Canhkina xám (C. officinalis L.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả: Chi Cinchona L. gồm tới 40 loài. Chúng đều là những cây gỗ có lá mọc đối, có lá kèm, có hoa đều, trắng hay hồng, mẫu 5 và tập hợp thành cụm hoa hình xim. Tất cả các loài Cinchona đều có xuất xứ từ sườn đông của dãy núi Andes, ở phía này hay phía kia của xích đạo, thuộc các nước Colombia, Ecuador, Pêru, Bolivia ở độ cao từ 1000m tới 3000m, tức là ở những miền có mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình và tương đối ổn định. Những loài được nói đến là:
  • Canhkian đỏ - Cinchona succirubra Pav. (C. pubescens Vahl) xuất xứ ở Ecuador là loài có thân lớn và thường được sử dụng làm gốc ghép.
  • Canhkina vàng - Cinchona calisaya Weddell xuất xứ ở Bolivia và nam Pêru, được trồng nhiều ở Java.
  • Canhkina xám - Cinchona officinalis L., xuất xứ từ phía bắc Colombia tới Pêru.
  • Canhkina thon - Cinchona ledgeriana Moens có khi được xem như là một loài lai, có xuất xứ ở Bolivia và được trồng sớm nhất ở Inđônêxia. Loài này đã được tuyển chọn qua một thời gian dài và hiện được trồng ở nhiều nước châu Phi nhiệt đới cũng như nhiều đồn điền ở châu Mỹ.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi, sấy khô của nhiều loài Canhkina như: Canhkina đỏ (Cinchona succirubra Pavon), Canhkina vàng (C. calisaya Weddell), Canhkina xám (C. officinalis L.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Phân bố: Ở nước ta, Canhkina được đem trồng thí nghiệm từ những năm 1871 ở một số nơi nhưng không thành công. Cho đến sau Đại chiến thế giới thứ nhất, A Yersin thí nghiệm trồng ở cao nguyên Lang Bian (vùng Xuân Thọ hiện nay) và ở vùng Hòn Bà ở Khánh Hoà rồi di chuyển tới Di Linh, Đơn Dương thì thành công. Năm 1927 có trại nghiên cứu trồng Canhkina ở Thủ pháp, vùng chân núi Ba Vì. Cho đến trước Đại chiến thế giới thứ hai, có năm sản lượng Canhkina thu được lên đến 30 ngàn tấn. Do chiến tranh mà việc phát triển trồng Canhkina bị đình trệ và bị khai thác kiệt quệ. Cho đến năm 1978, chỉ còn lại một số nơi có Canhkina như Lâm Đồng (Xuân Thọ, Tà Nung ở Đà Lạt, Xuân Sơn ở Đơn Dương. Lán Tranh ở Đức Trọng, Dinh trang thượng ở Di Linh), Đắc Lắc (Đắc Nông) và Gia Lai (Biển Hồ, Sa Thầy). Ở miền Bắc Việt Nam, tại tỉnh Hà Tây (vùng Thủ Pháp) cho đến năm 1958, chỉ còn sót lại vài chục cây, nhưng trong khoảng 1960-1970, ta đã khôi phục lại và tiếp tục nghiên cứu phát triển Canhkina, đưa diện tích tại đây lên tới 60 ha.
Hiện nay, ta đang nghiên cứu phát triển trồng Canhkina ở Lâm Đồng. Loài được trồng chủ yếu là Canhkina thon. Nhân giống bằng gieo hạt. Canhkina trồng sau 3-4 năm đã có thể cho vỏ, nhưng tốt nhất là sau 7-10 năm thì thu hoạch vỏ tốt nhất. Bóc vỏ vào mùa thu hay đầu xuân. Hàm lượng hoạt chất trong cây tuỳ thuộc vào loài trồng và chất đất ở các độ cao khác nhau. Khi chặt cây, cành để bóc vỏ, cần chừa lại gốc để cây tạo ra thân cành mới.
Tác dụng dược lý: Các hoạt chất trong Canhkina có tác dụng trị bệnh sốt rét, quan trọng nhất là quinin. Quinin là một chất độc đối với tế bào, có tác dụng đối với các loại đơn bào; nó tác dụng trên những dạng vô tính và ký sinh trùng; nó diệt giao tử hơi yếu đối với các dạng Plasmodium vivax và P. malariae. Còn có những tác dụng khác là ức chế trung tâm sinh nhiệt nên dùng làm thuốc giảm sốt; tác dụng chống nhiễm trùng, kích thích nhẹ lên hệ thần kinh, ức chế hoạt động của tim (cũng tương đương với quinidin nhưng yếu với liều diệt ký sinh trùng), tác dụng kích thích tử cung, tác dụng đối với thính giác, thị giác và tiêu hóa, tác dụng gây xơ cứng. Các alcaloid khác có tác dụng chữa sốt, sốt rét nhưng kém hơn và có tác dụng hợp đồng. Nói chung, Canhkina bổ, lợi tiêu hoá, hạ nhiệt, chống nhiễm trùng, chống ký sinh trùng, hàn liền sẹo.
Thành phần hoá học: Vỏ Canhkina giàu tanin catechic (3 tới 5%), khi oxy hoá sẽ thành phlobaphen màu đỏ của canhkina. Còn có ít tinh dầu, acid hữu cơ (acid quinic) và một heterosid triterpenic (quinovosid). Trong vỏ có nhiều alcaloid có thể đạt tới 15% trọng lượng của vỏ. Các alcaloid chính tạo thành 2 cặp đồng phân lập thể: một bên là quinin và quinidin, một bên là cinchonin va cinchonidin. Quinin và cinchonidin quay trái, còn quinidin và cinchonin quay phải. Quinin và quinidin sẽ biến đổi thành quinicin (hay quinotoxin). Các alcaloid chính này đều kèm theo những alcaloid có hàm lượng thấp. Trong vỏ của Canhkina đỏ, có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 3-8% và hàm lượng quinin trong đó chỉ chiếm ít hơn 50%; còn trong vỏ Canhkina thon, tỷ lệ alcaloid toàn phần tới 15% và hàm lượng quinin trong đó lên tới 80-90%.
Công dụng: Chiết quinin và các alcaloid khác làm thuốc điều trị sốt rét. Vỏ cây làm thuốc hạ sốt, thuốc bổ kích thích tiêu hóa, điều trị các vết thương, vết loét.
Cách dùng, liều lượng: Uống dạng bột, cao, siro, rượu bổ. Dạng bột: 4-12g. Cồn: 2 - 15g. Siro: 20 - 100ml mỗi ngày. Quinin chữa sốt rét 0,5g/lần, 1-1,5g/ngày.
Ghi chú: Cây Ô môi (Cassia fistula Lin. = Cassia grandis L. f.) được trồng ở nhiều nơi cũng được gọi là Canh ki na, cơm quả làm thuốc nhuận, tẩy, cần phân biệt tránh nhầm lẫn.
Rhizoma Ligustici
Tên khác: Ligusticum root, (Gaoben).
Tên khoa học: Bắc cảo bản (Ligusticum jeholense Nak. et Kitaga), hay loài Ligusticum sinense Oliv., họ Cần (Apiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 0,5-1m hay hơn. Lá mọc so le, kép lông chim 2-3 lần, cuống lá dài 9-12cm, phía dưới ôm lấy thân. Lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ. Cụm hoa tán kép, có 16-20 cuống mang tán đơn; mỗi tán này mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm 2 phân quả; mỗi phân quả có 5 sống chạy dọc; các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ; trong các rãnh nhỏ có từ 3-5 ống tinh dầu.
Bộ phận dùng: Thân rễ của cây Bắc cảo bản (Ligusticum jeholense Nak. et Kitaga), hay loài Ligusticum sinense Oliv., họ Cần (Apiaceae).
Phân bố: Vị thuốc được nhập từ Trung Quốc.
Thu hái: Đào thân rễ, cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô. Thân rễ gần như hình cầu, đường kính 1-3cm, mặt ngoài màu nâu sần sùi, mặt trong màu trắng ngà.
Thành phần hoá học: Tinh dầu (phenola), acid hữu cơ.
Công năng: Tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Công dụng: Thường được dùng chữa 1. Cảm phong hàn, đau đầu; 2. Kinh nguyệt không đều; 3. Bán thân bất toại (liệt nửa người), chân tay co quắp
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc. Còn dùng ngoài chữa ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa và làm sạch gầu ở đầu.
Bào chế: Cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
Bài thuốc:
Trị đau đầu (chủ yếu chứng đau đầu ở đỉnh, do ngoại cảm phong hàn sợ lạnh, không có mồ hôi, hoặc do viêm mũi, viêm xoang gây đau đầu): Dùng phương "Khương hoạt phòng phong thang” gồm khương hoạt 8g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, cảo bản 12g, mạn kinh tử 12g, xuyên khung 6g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Đau khớp do phong thấp: Dùng cảo bản 12g, phòng phong 12g, bạch chỉ 12g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Trị chứng đau nửa đầu: Dùng cảo bản 6g, xuyên khung 3g, phòng phong 5g, bạch chỉ 3g, tế tân 2g, cam thảo 3g, đổ 3 bát nước sắc còn khoảng 1 bát (200ml) chia 2 lần uống nóng, sau bữa ăn trong ngày.
Trị ghẻ lở chốc đầu ở trẻ: Dùng cảo bản sắc lấy nước tắm và gội đầu ngày 1 lần.
Chữa nhiều gàu: Lấy cảo bản và bạch chỉ, hai thứ có lượng như nhau, tán bột mịn đem xát vào đầu, để qua đêm sáng hôm sau dậy gội sạch đầu. Hoặc nấu lấy nước để tắm và gội đầu.
Chú ý: Không dùng khi nhức đầu do thiếu máu.
Radix Puerarie
Tên khác: Sắn dây.
Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth., họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả:
Cây: Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Rễ phát triển thành củ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
Dược liệu: Rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, dài 12 - 15 cm, đường kính 4 - 8 cm, có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớp bần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng  đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.
Bộ phận dùng: Vị thuốc là rễ củ cạo vỏ phơi khô của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.), họ Đậu (Fabaceae).
Phân bố: Cây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc.
Thu hái: Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng Giải nhiệt: Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (‘Nghiên Cứu Dược Lý Tác Dụng giải Nhiệt Một Số Thuốc Trung Y’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1956, 42 (10): 964-967); Nước sắc loại Cát căn mọc ở Nhật Bản  có tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ được gây sốt nhân tạo (Trung Dược Học).
  • Tác dụng giãn cơ: Chất Daidzein có tác dụng gĩan cơ  ở ruột của chuột, tương tự như chất spasmaverine (Trung Dược Học).
  • Tác dụng đối với tim mạch: Chích chất Puerarin vào động mạch cảnh trong của chó được gây mê, thấy tăng lưu lượng máu trong não và giảm sức đề kháng của mạch máu. Tác dụng này kéo dài khoảng 20 phút. Chích tĩnh mạch có tác dụng nhẹ hơn và không thể so sánh với hiệu quả của Epinephrin hoặc Norepinephrine. Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn  làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó (Trung Dược Học).
  • Điều trị huyết áp cao: Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùng Cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy 33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển đối vơi 58%. Thuốc cũng đồng thời cải thiện các triêïu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tác dụng đối với huyết áp thấp (Trung Dược Học).
  • Điều trị rối loạn ở động mạch vành: Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38%  có cải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ. Thường các dấu hiệu cải thiện xẩy ra trong khoảng 1 tháng. Hiệu quả không rõ lắm đối với bất cứ trường hợp giảm Cholesterol (Trung Dược Học).
  • Dùng trong tai mũi họng: Nước sắc Cát căn cho 33 ca điếc đột ngột uống mỗi ngày, kèm uống thêm Vitamin B complex. Kết quả 9 ca khỏi, 6 ca có dấu hiệu tiến triển (Trung Dược Học).
  • Giãn động mạch vành: Kết quả thực nghiệm cho thấy, nước sắc Cát căn có tác dụng đối kháng với nội kích tố thùy sau, gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp (‘Nghiên Cứu Thực Nghiệm Và Ứng Dụng lâm Sàng Vị Cát Căn Phòng trị Bệnh Tâm Phế, Bệnh Mạch Vành và Huyết Áp Cao’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972).
  • Có tác dụng tăng lượng huyết ở não do làm giãn mạch não trên súc vật thực nghiệm (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972).
  • Nước sắc Cát căn có tác dụng thu liễm, tiêu viêm, làm giãn co thắt của cơ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thành phần hóa học chính:
Tinh bột 12 - 15% (rễ tươi)
Flavonoid:
  • Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).
  • Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67).
  • Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A 1990, 112: 42557y).
  • Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846).
Công năng: Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả.
Công dụng:
  • Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt.
  • Chế tinh bột làm thực phẩm, làm thuốc.
Cách dùng, liều lượng: 8 -12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc. Có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống.
Bào chế: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô.
Bài thuốc:
1. Chữa cảm mạo: Sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: Sài hồ 4g, Cát căn 8 - 12g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 4 - 8g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4 - 8g, Thạch cao 16g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc nước uống.
2. Chữa chứng nhiệt tả ( Viêm ruột cấp, lî trực khuẩn ) dùng bài: Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: Cát căn 12 - 20g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.
3. Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều, dùng bài:
  • Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8 - 16g, Thược dược 8 -12g, Chích thảo 2 - 4g, sắc nước uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài:
  • Cát căn thang: Cát căn 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 12g, Uất kim 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.
4. Trị chứng tiểu đường: kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài: Cát căn 16 - 20g, Mạch môn 12 - 16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6 - 8g, Khổ qua 12g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nước uống.
5. Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1: dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia Cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp.
6. Trị bệnh mạch vành: do thuốc làm giãn mạch vành mà bớt cơn đau thắt ngực và cải thiện điện tâm đồ.
7. Trị điếc đột ngột mới mắc: do co thắt mạch máu tai trong gây rối loạn thần kinh thính giác.
8. Ngoài ra còn dùng:
  • Bột sắn dây 5g, Thiên hoa phấn 5g, Hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên vùng nhiều mồ hôi ngứa.
  • Giã lá sắn dây vắt nước uống, bã đắp ngoài chữa rắn cắn.
  • Hoa sắn dây giải độc say rượu.
Radix Platycodi
Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ  Hoa chuông (Campanulaceae).
Mô tả:
Cây: Cây thảo sống dai. Thân cao 50-80 cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc vòng 3-4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3-6 cm rộng 1-2,5 cm, mép có răng cưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông màu lơ nhạt. Quả hình trứng ngược.
Dược liệu: Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới, đôi khi phân nhánh, phần trên còn sót lại gốc thân, có nhiều sẹo nhỏ là vết tích của rễ con, dài 5 – 15 cm, đường kính 0,7 – 2 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu nhạt, có nhiều rãnh nhăn nheo theo chiều dọc và những nếp nhăn ngang. Thể chất giòn, mặt bẻ không có xơ. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, vùng tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng rõ, màu vàng nâu nhạt; có vân như hoa cúc. Không mùi, vị ngọt sau hơi đắng.
Bộ phận dùng: Dược liệu là rễ đã cạo vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ  Hoa chuông (Campanulaceae).
Phân bố: Mọc hoang và trồng ở Trung Quốc, Liên xô cũ. Năm 1960 bộ môn dược liệu trường đại học dược khoa Hà nội đã nhập hạt giống của nước ngoài thấy cây mọc tốt, thích nghi đươc với khí hậu của nước ta nhưng chưa trồng ở quy mô lớn. Hiện nay ta còn phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thu hái: Vào mùa thu đông hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô.
Tác dụng dược lý:
  • Ảnh hưởng đối với hệ hô hấp: Cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch rõ, chứng minh rằng Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh (Chinese Hebra Medicine).
  • Tác dụng nội tiết: Nước sắc Cát cánh làm giảm đường huyết của thỏ,đặc biệt trong trường hợp gây tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng càng rõ (Chinese Hebra Medicine).
  • Tác dụng chuyển hóa Lipid: Trên thí nghiệm, cho chuột uống nước sắc Cát cánh, thấy có tác dụng chuyển hóa Cholesterol, giảm Cholesterol ở gan (Chinese Hebra Medicine).
  • Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc cát cánh có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường (Chinese Hebra Medicine).
  • Tác dụng đối với huyết học: Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần so với Saponin Viễn chí, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân nên không còn tác dụng tán huyết. Do đó không được dùng để chích (Chinese Hebra Medicine).
  • Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, giảm đau, giải nhiệt, chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch (Trung Dược Học). Saponin của Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh, có tác dụng long đờm và tiêu đờm, làm hạ cholesterol máu. Dược liệu còn có tác dụng hạ đường huyết, làm dịu thần kinh và giảm sốt. Có trường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Cần thận trọng trong trường hơp bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.
Thành phần hoá học:
  • Platycodin A, C, D (Konishi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 (2): 668)
  • Deapioplatycodin D, D3, 2”-O-Acetylplatycodin D2, 3”-O-Acetylplatycodin D2, Polygalacin D, D2, 2”-O-Acetylpolygalacin D, D2, 3”-O-Acetylpolygalacin D, D2, Methylplatyconate-A, Methyl 2-O- Methylplatyconate-A, Platiconic acid-A-Lactone (Ishii Hiroshi và cộng sự, Chem Soc, Perkin Trans I, 1984, (4): 661).
  • Polygalin acid, Platycodigenin, a-Spinasterol, a-Spinasteryl, b-D-Glucoside, Stigmasterol, Betulin, Platycodonin, Platycogenic acid, A, B, C, Glucose (Chinese Hebra Medicine).
Công năng: Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng.
Công dụng: Chữa ho, ho có đờm hôi tanh, viêm họng, khản tiếng, tức ngực, khó thở.
Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày 4-16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, siro, dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Bào chế: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hay sấy khô. Dược liệu này là phiến mỏng, hình tròn hoặc không đều, thường có vỏ còn sót lại. Mặt cắt có phần ngoài màu trắng nhạt, tương đối hẹp, hình thành tầng vân vòng màu nâu nhạt. Phần gỗ rộng có nhiều khe nứt. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, sau đắng. Khi dùng chích gừng.
Bài thuốc:
  • Trị họng sưng đau: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống (Cát Cánh Thang – Thương Hàn Luận).
  • Trị ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
  • Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa:  Cát cánh, Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén, uống nóng (Cát Cánh Bán Hạ Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
  • Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
  • Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người như rét run, mạch Sác, họng khô không khát nước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống nhiều lần,  lúc nóng. Buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra mủ, máu đặc là tốt (Cam Cát Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
  • Trị hầu tý, họng viêm,  họng sưng đau: Cát cánh 80g, sắc với 3 thăng nước,  còn 1 thăng, uống (Thiên Kim phương).
  • Trị bị đánh đập hoặc té ngã gây nên ứ huyết trong ruột, không tiêu lâu ngày, thỉnh thoảng vết thương bị động đau: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Trửu Hậu phương).
  • Trị có thai mà ngực và bụng đau, đầy tức: Cát cánh 40g, gĩa lấy nước 1 chén, sắc với 3 lát Gừng sống còn 6 phân, uống nóng (Thánh Huệ Phương).\
  • Trị răng sâu, răng sưng đau: Cát cánh, Ý dĩ nhân, 2 vị tán bột, uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
  • Trị chân răng sưng đau, lợi răng loét: Cát cánh tán bột, trộn với nhục Táo làm thành viên, to bằng hạt Bồ kết, xong lấy bông bọc lại, ngậâm thêm với nước Kinh giới (Kinh Nghiệm phương).
  • Trị cam ăn làm răng lở thối: Cát cánh, Hồi hương 2 vị bằng nhau, tán bột, xức vào (Vệ Sinh Giản Dị phương).
  • Trị mắt đau do can phong thịnh: Cát cánh 1 thăng, Hắc khiên ngưu đầu nhỏ 120g. Tán bột, làm hành viên, to  bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 40 viên với nước nóng,  ngày 2 lần (Cát Cánh Hoàn - Bảo Mệnh Tập).
  • Trị mũi chảy máu: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần  uống 1 muỗng canh với nước, ngày 4 lần (Phổ Tế Phương).
  • Trị trúng độc, tiêu ra phân như gan gà, ngày đêm ra hàng chậu: Khổ Cát cánh tán bột. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g với rượu, liên tục 7 ngày, xong ăn gan heo,  phổi heo để bồi dưỡng(Cổ Kim Lục Nghiệm phương).
  • Trị trẻ nhỏ khóc đêm, khóc không ra hơi gần chết: Cát cánh đốt, tán bột 12g, uống với nước cơm, cần uống thêm 1 ít Xạ hương (Bị Cấp phương).
  • Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc:  Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2-4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị amidal viêm: Cát cánh 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi thứ 12g, Sinh Cam thảo 4g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 160g, Hồng đằng 340g, Ý dĩ nhân 32g, Ngư tinh thảo 340g, Tử hoa địa đinh 32g. Chế thành rượu chừng 450ml [mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 4g, Bạch mao căn 40g, Ngư tinh thảo 8g, Cam thảo (sống) 4g, Ý dĩ nhân 20g, Đông qua nhân 24g, Bối mẫu 8g, Ngân hoa đằng 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị ngực đau tức nơi tuổi gìa: Cát cánh 12g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 12g, Hương phụ 12g, Đương quy 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Dùng bôi vào chân răng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ: Âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu đều không nên dùng. Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng. Ghét bạch cập, Long đờm thảo, Kỵ thịt heo. Trần bì làm sứ càng tốt.
Ghi chú: Fito pharma nghiên cứu và sản xuất thuốc nước Ho bổ phế và Cao bổ phổi với dược liệu Cát cánh: chữa các chứng ho do cảm cúm, viêm nhiễm nhẹ đường hô hấp trên khi chưa cần dùng đến kháng sinh.
Ramulus Uncariae cumunsis
Tên khoa học: Uncaria sp.
Họ: Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả:
Cây: Câu đằng là một loại dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu nên có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu.
Dược liệu: Thân vuông, màu nâu thẫm, được cắt đoạn 2 - 3 cm, đường kính 2 - 5 mm; một đầu thường cắt sát gần móc câu (ở phía trên). Phần lớn mấu thân có hai móc câu cong xuống hướng vào trong, đối diện nhau; một số mấu chỉ có một móc ở một bên và phía đối diện là một sẹo ở cao hơn. Các móc câu thường tròn hoặc hơi dẹt, đầu móc nhọn, đế tương đối rộng. Chất cứng, dai, ruột màu trắng vàng hoặc có lỗ. Không mùi, vị nhạt.
Phân bố: Ở nước ta, cây Câu đằng mọc hoang nhiều ở vùng thượng du Cao bằng, Hoàng Liên Sơn. Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc. Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn.
Trồng trọt: Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh
Bộ phận dùng:  Dược liệu là những đoạn cành có gai hình móc câu đã phơi khô của một số loài Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Thu hái, chế biến: Thu hái vào tháng 7-9, cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu, chặt thành từng đoạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu, phơi nắng hoặc sấy đến thật khô. Có đốt 1 móc, có đốt 2 móc câu. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn. Thường dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì nên để riêng, sau khi thuốc sắc gần được mới cho và để sôi 1-2 trào là được. Có thể tán bột dùng làm thuốc hoàn tán.
Bào chế: Dùng khô, thái nhỏ nếu có to quá. Không phải tẩm sao. Dùng sắc thì sau khi thuốc gần tới mới cho Câu đằng vào, chỉ để sôi vài dạo là được. Có thể tán bột dùng làm hoàn tán.
Thành phần hóa học: Thân và rễ chứa 0,041% alcaloid, trong đó hoạt chất chính là rhynchophyllin (C22H28O4N2) chiếm 28,9%.
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng hạ áp: các loại chế phẩm và chiết xuất của Câu đằng đều có tác dụng hạ áp hòa hoãn và kéo dài. Thành phần chủ yếu có tác dụng hạ áp là chất kiềm Câu đằng. Nguyên lý hạ áp chủ yếu là thuốc trực tiếp tác dụng và phản xạ tác dụng ức chế trung khu thần kinh vận mạch và chẹn nút thần kinh giao cảm, làm giãn mạch ngoại vi nên lực cản giảm và hạ áp. Nếu đun sôi quá 20 phút tác dụng hạ áp giảm cho nên không nên đun lâu.
  • Tác dụng an thần: nước sắc Câu đằng và chiết xuất cồn thuốc trên súc vật thực nghiệm đều có tác dụng an thần rõ nhưng không gây ngủ. Cao ngâm rượu của thuốc có tác dụng chống co giật trên chuột Hà lan thực nghiệm.
  • Câu đằng còn có tác dụng ức chế cơ trơn của ruột, làm dịu cơn co thắt cơ trơn của phế quản.
Công năng: Bình can, tức phong, trấn kinh.
Công dụng: Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh...
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 15g, dạng thuốc sắc. Thời gian sắc thuốc không quá 10 phút.
Bài thuốc:
1. Trị huyết áp cao do can dương thịnh:
  • Câu đằng 12g, Kim ngân hoa 10g, Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Địa long 10g, nước sắc uống.
  • Câu đằng, Cúc hoa đều 10g, Thạch cao 20g, Mạch môn 10g, Trần bì 10g, Cam thảo 3g sắc uống.
  • Câu đằng, Tang diệp, Cúc hoa đều 10g, Hạ khô thảo 16g, sắc nước uống.
  • Huyền sâm, Bạch truật, Câu đằng (cho sau) đều 15g, Hoài ngưu tất 12g, Đơn bì 10g, sắc uống.
  • Viên chiết xuất kiềm Câu đằng 20 - 40mg/1 lần uống (liều có thể 60mg), ngày 3 lần. Tác giả dùng trị cho 245 ca cao huyết áp, tỷ lệ hạ áp 77,2%, tỷ lệ hạ áp rõ là 38,2%, tốt nhất đối với thể âm hư dương kháng, hạ áp ổn định và kéo dài (Báo cáo của Sở nghiên cứu thuốc, kiểm nghiệm sản phẩm thuốc thị xã Thiên tân, Thông tin Trung thảo dược 1976,3:38).
2. Trị co giật do phong nhiệt, trẻ em sốt cao co giật:
  • Câu đằng ẩm tử (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): Câu đằng 12g, Quảng tê giác (sừng trâu) bột 10g, Thiên ma 10g, Toàn yết 5g, Mộc hương 3g, Cam thảo 3g sắc uống.
  • Câu đằng 10g, Thiên ma 6g, Cúc hoa 8g, Bạc hà 6g, Thuyền thoái 2g, Kinh giới 6g, sắc uống trị trẻ em lên sởi sốt cao.
3. Trị trẻ em uốn ván sốt: Câu đằng 15g, Tang diệp 15g, Hoàng cầm 10g, Đởm nam tinh 6g, Thạch cao 60 - 100g, Thuyền thoái 30g, Toàn yết, Bạch phụ tử mỗi thứ 10g, Ngô công 2 con, sắc nước uống ngày 1 thang (Theo liều lượng mà tác giả dùng: Toàn yết và Bạch phụ tử có thể 15g, Ngô công 5 con).
4. Trị trẻ em khóc đêm: Câu đằng, Thuyền thoái đều 3g, Bạc hà 1g sắc uống, ngày 1 thang liên tục 2 - 3 ngày. Đã trị 18 ca, khỏi 17 ca ( Thông tin Trung thảo dược 1979,3:38).
Ghi chú: Vị Câu đằng của Trung Quốc được lấy từ cây Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks., vị này kích thước nhỏ hơn Câu đằng Việt Nam, nhiều móc câu, đều đặn, mầu đỏ tía.
Fructus Licii
Tên khác: Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi.
Tên khoa học: Lycium sinense Mill., họ Cà (Solanaceae).
Mô tả:
Cây: Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, cao 0,5 - 1m. Cành cứng đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá
Lá nguyên mọc so le hoặc tụ tập 4 -5 cái, hình mũi mác, mép uốn lượn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá ngắn.
Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc 2 - 3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc tím đỏ, tràng hình phễu, 5 cánh, có lông ở mép, nhị 5 đính ở đỉnh của ống tràng.
Quả mọng, hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ; hạt nhiều, hình thận dẹt.
Ngoài ra còn có loài câu kỷ quả tím đen (Lycium ruthenicum Murray) cũng được dùng.
Dược liệu: Quả hình trứng dài hay trái soan, hai đầu hơi lõm, dài 6 – 20 mm, đường kính 3 – 10 mm. Mặt ngoài màu đỏ cam, mềm, bóng, thường nhăn nheo. Gốc quả có vết cuống quả màu trắng còn sót lại, đỉnh quả có điểm nhỏ hơi nhô lên. Quả có nhiều hạt nhò hình thận dẹt, hai mặt hơi cong phồng hoặc có một mặt lõm. Hạt màu vàng nâu có nội nhũ, rốn hạt là một điểm lõm nhỏ ở mép hạt. Chất mềm, vị ngọt hơi chua.
Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô của cây Câu kỷ tử hay Khủ khởi (Lycium sinense Mill.), họ Cà (Solanaceae).
Phân bố: Cây này có trồng ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thu hái: Vào mùa Hạ và mùa Thu khi quả đã chuyển màu đỏ vàng. Sau khi phơi âm can để vỏ ngoài nhăn lại, lấy ra phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khi vỏ ngoài quả khô và cứng, thịt quả mềm. Loại bỏ cuống.
Tác dụng dược lý:
  1. Tăng cường miễn dịch: Nước sắc câu kỳ tử làm tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể.
  2. Hạ cholesterol huyết, đường huyết, bảo vệ gan: Dạng chiết nước từ câu kỳ tử có tác dụng làm giảm cholesterol và có tác dụng bảo vệ gan, hạ đường huyết, tăng khả năng dung nạp đường.
  3. Tác dụng đối với hệ thống máu: Nước sắc câu kỳ tử làm tăng lượng bạch cầu.
Thành phần hoá học:
Quả chứa betain, 8 - 10% acid amin trong đó chừng một nửa ở dạng tự do, acid ascorbic (vitamin C), caroten, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, tinh dầu và các nguyên tố vi lượng như phospho, canxi, sắt.
Vỏ rễ chứa một alcaloid gọi là kukoamin và một dipeptid gọi lyciumamid (N -benzoyl - L - phenylalanyl - L - phenylalaninol acetat).
Công năng: Dưỡng can, minh mục, bổ thận, ích tinh, nhuận phế.
Công dụng: Thuốc bổ, chữa ho lao, đau lưng mỏi gối, di tinh, mắt ra nhiều nước, mắt mờ, tiểu đường.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 10g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Bào chế: Quả thường dùng sống, hoặc tẩm rượu sao, đem sắc ngay hoặc sấy nhẹ (dưới 50 oC) đến khô giòn, tán bột hoặc phun rượu cho quả trở nên đỏ tươi, khi dùng giã nát.
Bài thuốc:
  • Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt: Câu kỷ giã nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt,  rất hiệu nghiệm (Trửu Hậu Phương).
  • Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ 10 cân, Sinh địa 3 cân, tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con nít (Thánh Huệ Phương).
  • Trị chảy nước mắt do Can hư: Câu kỷ tử 960g bọc trong túi lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau uống (Long Mộc Luận).
  • Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, hoặc đau rít sáp trong mắt:  Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Sơn dược mỗi thứ 8g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
  • Trị suy nhược vào mùa hè, không chịu nổi với thời tiết: Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà (Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương).
  • Trị suy nhược, thận hư, hoa mắt, mắt mộng thịt:  Cam câu kỷ tử 1 cân, ngâm cho thấm với rượu ngon rồi chia làm 4 phần, 1 phần sao với 40g Thục tiêu, 1 phần sao với 40g Tiểu hồi hương, 1 phần sao với 40g Chi ma (mè), 1 phần sao với Câu kỷ không thôi. Thêm Thục địa, Bạch truật, Bạch phục linh mỗi thứ 40g, tán bột, luyện mật làm viên uống hằng ngày (Tứ Thần Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư: Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đưung qui 12g, Kỷ tử 12-24g, Sinh địa 24-40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống (Nhất Quán Tiễn - Liễu Châu Y Thoại).
  • Trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi, di tinh, huyết trắng nhiều: Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao) 160g, tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần (Tả Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
  • Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, thủy tinh thể dục:  Thục địa 320g, Sơn thù 1690, Sơn dược 160g, Đơn bì 80g, Trạch tả 80g, Phục linh 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn - Y Cấp).
  • Câu kỷ tử, Thục địa, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Địa cốt bì, Thanh hoa, Miết giáp, Ngưu tất trị âm hư lao nhiệt nóng bức rứt âm ỉ trong xương, hoặc muốn dùng làm thuốc chính để trị phát sốt, lạnh thì thêm Thiên môn đông, Bách bộ, Tỳ bà diệp, có thể trị được cả chứng ho do âm hư, phế nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 
  • Câu kỷ tử, hái những quả chín đỏ hằng ngày, tẩm giấm, rượu,rồi lấy giấy sáp phong niêm kín lại đừng làm cho bay hơi đủ hai tháng đổ vào chậu khuấy nhừ nát lọc lấy nước rồi ngâm với rượu. Sau đó cho vào nồi bạc nấu lửa liu riu nhỏ, đồng thời quấy luôn để khỏi dính và đều cho tới khi thành cao như Mạch nha, cuối cùng bỏ vào bình sạch đậy kỹ, mỗi buổi sáng uống mỗi lần 2 muỗng canh lớn, trước khi đi ngủ, liên tục trong 100 ngày mới thấy mạnh khỏe (Kim Tủy Tiễn - Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, thủy tinh thể dục: Cúc hoa 8g,  Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống (Cúc Thanh Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Trị nam giới sinh  dục suy yếu (vô sinh): Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị 42 ca, sau 1 liệu trình: hồi phục bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6 ca không có kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không kết quả, theo dõi sau 2 năm, tinh dịch trở lại bình thường, 3 ca đã có con (Đông Đức Vệ và cộng sự, ‘Kỷ Tử Trị Vô Sinh Nam Giới’, Tân Trung Tạp Chí 1987).
  • Trị dạ dầy viêm teo mạn  tính:  Dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giă nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là một liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2- 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca (Trần Thiệu Dung và cộng sự, ‘Báo Cáo 20 Ca Dạ Dầy Viêm Teo Mạn Tính Điều Trị Bằng Câu Kỷ Tử,’ Trung Y Tạp Chí 1987).
  • Trị  thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng (Câu Kỷ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị Can hư sinh ra bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt: Câu kỷ tử, dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần (Câu Kỷ Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng.
Ghi chú: Vỏ rễ của cây Khủ khởi được gọi là Địa cốt bì dùng chữa sốt, ho khan, ho ra máu, đi tiểu ra máu...
Rhizoma Cibotii
Tên khác: Kim Mao Cẩu Tích, Cu Ly, Nhung Nô, Xích Tiết.
Tên khoa học: Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Mô tả:
Cây: Cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải - ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông len. Ổ túi bào tử 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3; các túi màu nâu nâu, có 2 môi không đều nhau; cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn, thuôn.
Dược liệu: Đoạn thân rễ đã loại bỏ lớp lông màu vàng nâu bên ngoài, mặt ngoài rất gồ ghề, khúc khuỷu, có những chỗ lồi lên thành mấu, màu nâu hoặc nâu hơi hồng, đường kính 2 - 5 cm, dài 4 - 10 cm, rất cứng, khó cắt, khó bẻ gẫy; đôi khi còn sót lại ít lông màu vàng nâu. Dược liệu khi dùng thường đã thái thành phiến mỏng hình dạng thay đổi, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu hồng hay nâu nhạt, có vân.
Bộ phận dùng: Thân rễ đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô của cây Lông culi (Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Phân bố: Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào Cai. Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng.
Thu hái: Thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu- đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng để riêng. Rễ củ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4-10mm, phơi hay sấy khô. Cần bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm dược liệu với rượu để một đêm rồi sao vàng.
Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
Công năng: Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.
Công dụng:
Chữa đau khớp, đau lưng, phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ, người già thận yếu đi tiểu nhiều.
Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông vàng (Kim mao Cẩu tích) rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại phun rượu để lông mọc tiếp.
Cách dùng, liều lượng: 10-18g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, ngâm rượu.
Bào chế: Rang cát nóng, cho dược liệu đã thái phiến vào, tiếp tục rang cho cháy hết lông còn sót lại. Lấy ra để nguội, rửa sạch, ngâm nước 12 giờ, đồ kỹ cho mềm, tẩm rượu 12 giờ rồi sao vàng. có thể chích muối ăn để tăng bổ thận.
Bài thuốc:
Trị đau lưng, gân mạch khớp chân khó cử động:
  • Cẩu tích, đỗ trọng, khương hoạt, nhục quế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi thứ 50 g; tang ký sinh 40 g. Rượu trắng 1.500 ml ngâm một tuần, lọc phần trong để uống. Hoặc ngâm 3 lần nhập lại để uống thì kinh tế hơn.
  • Cẩu tích, khương hoạt, đỗ trọng, quế tâm, tang ký sinh, phụ tử chế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, ngưu tất mỗi thứ 45 g. Rượu trắng 2.500 ml ngâm như trên (hai bài trên cùng công dụng, cùng thành phần, khác liều lượng).
Trị can thận hư suy, phong thấp lưng chân đau: Cẩu tích, đan sâm, hoàng kỳ mỗi thứ 30 g, đương quy 25 g, phòng phong 15 g; rượu trắng 1.000 ml.
Trị lưng đau, gối mỏi thuộc thận âm hư: Cẩu tích, thỏ ty tử, đương quy, phục linh, lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, luyện mật ong thành viên 9 g. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 1-2 viên uống với nước sôi.
Bổ thận cường yêu (yêu = cột sống): Can thận bất túc, đau mỏi thắt lưng tiểu tiện luôn, phụ nữ đới hạ. Cẩu tích 16 g, ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, lộc giao (chưng), đỗ trọng mỗi thứ 12 g, thục địa 16 g. Sắc uống.
Lưng gối mỏi do thận can hư: Cẩu tích 10 g, sa uyển tử 12-15 g, đỗ trọng 10-12 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm cột sống tăng sinh có gai do can thận bất túc: Cẩu tích, bạch thược, thục địa, nhục thung dung, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi thứ 15 g; sơn thù du, câu kỷ tử, nữ trinh tử, đương quy mỗi thứ 10 g; kê huyết đằng 30 g; mộc hương 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Đau nhức tất cả các khớp to nhỏ (riêng từng khớp hoặc cùng lúc nhiều khớp vào buổi sáng ngủ dậy hoặc về chiều tối nhiều hơn): Cẩu tích 30 g; cốt toái, huyết giác, độc hoạt, ngưu tất mỗi thứ 20 g; sinh địa, mạch môn, mộc qua, đan bì, cốt khí củ mỗi thứ 15 g.
Nếu đau lưng, nhức mỏi, gia thêm ba kích, tục đoạn, hà thủ ô mỗi thứ 12 g. Chân tê bì hay hơi nề, gia mộc thông, tỳ giải, thiên niên kiện mỗi thứ 12 g. Sưng khớp có sốt, gia hoàng đằng 12 g, bạch chỉ 6 g.
Đau đầu, khó ngủ, táo bón, huyết áp cao thêm quyết minh tử (hạt muồng sao) 24 g.
Các khớp tê buốt, sưng phát cước, sợ nước, sợ lạnh ăn kém tiêu, đại tiện lỏng: Cẩu tích, bạch chỉ, cốt toái, thiên niên kiện, độc hoạt, thương truật đều 15 g; bạch truật 20 g; xuyên khung, tô mộc, tùng hương hay nhũ hương, quế chi đều 10 g; phụ tử chế, cam thảo đều 8 g. Sắc uống hai ngày một thang.
Kiêng kỵ: Thận hư nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng.
Folium Camelliae
Tên khác: Trà, Trà diệp, Chè hương, Chè tàu.
Tên khoa học: Camellia sinensis O. Ktze = Thea chinensis Seem., họ Chè (Theaceae). Cây thường được trồng lấy lá tươi sắc nước uống hoặc chế biến theo những quy trình nhất định thành trà để pha nước uống.
Mô tả: Cây nhỡ thường xanh, cao 1-6m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4-10cm, rộng 2-2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, với 5-6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm; nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa mỗi ở một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo.
Bộ phận dùng: Cành, lá.
Phân bố: Gốc ở Bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc, được truyền sang Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Chè được trồng khắp nơi ở nước ta, tập trung nhiều ở Vĩnh Phú, Hà Giang, Bắc Thái, Quảng Nam - Đà Nẵng cho tới Đắc Lắc, Lâm Đồng. Cây ưa khí hậu ẩm, đất chua và cần được che bóng ở một mức độ nhất độ nhất định để đảm bảo hương thơm.
Thu hái: Thường ta bẻ cả cành lá nấu nước uống gọi là chè xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao để làm chè hương pha nước uống gọi là trà. Lại còn có cách để cho lên men mới phơi sấy khô làm chè mạn hay chế thành chè đen.
Hoa tháng 9-10; quả tháng 11-3.
Tác dụng dược lý: Chè đã được sử dụng hơn 2000 năm trước Công nguyên. Do có cafein và theophyllin, chè là một chất kích thích não, tim và hô hấp. Nó tăng cường sức làm việc trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. Nó cũng lợi tiểu, làm dễ tiêu hoá. Sự có mặt của các dẫn xuất polyphenolic làm cho tác dụng của chè đỡ hại hơn hơn và kéo dài hơn là cafein. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P. Tuy vậy, nếu sử dụng kéo dài với liều cao, chè có thể gây nhiễm độc mạn tính, biểu hiện bởi sự mất ngủ, sự gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, có rối loạn thần kinh.
Thành phần hoá học: Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, xanthin. Còn có các vitamin C, B1, B2, B3 và các men.
Công năng: Thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt, và cầm tả lỵ
Công dụng: Thường được dùng trong các trường hợp: Tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều; đau đầu, mắt mờ; sốt khát nước; tiểu tiện không lợi; ngộ độc rượu. Dùng ngoài, nấu nước rửa vết bỏng hay lở loét thì chóng ra da và lên da non.
Cách dùng, liều lượng: Pha nước đặc để uống hoặc thụt.
Bài thuốc:
  1. Chữa phù thũng, dùng Chè tươi 300g nấu nước uống, mỗi ngày 2-3 lít; uống luôn 3-4 ngày sẽ kiến hiệu.
  2. Chữa ỉa chảy hay đi lỵ, dùng búp chè, búp ổi, mỗi thứ một nắm, sao vàng sắc uống, hoặc nhai một nắm trà hương khô mốc.
  3. Chữa bị bỏng, nấu nước chè đặc giội vào vết bỏng và rửa sạch, rồi lấy lòng trắng trứng gà phết vào sẽ chóng lành.
Ramulus Ampelopsis
Tên khác: Chè hoàng gia, Song nho Quảng Đông.
Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch, họ Nho (Vitaceae).
Mô tả: Dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa hình trứng; hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, màu đen, chứa 3-4 hạt.
Ra hoa tháng 6, có quả tháng 10.
Bộ phận dùng: Lá, cành phơi hay sấy khô của cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis).
Phân bố: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc dại theo bờ bụi ở nhiều nơi: Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An... tới Lâm Đồng, Đồng Nai.
Thu hái: Dây và lá tươi quanh năm, lá, loại bỏ lá sâu, già úa, phơi khô.
Tác dụng dược lý: Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương.
Thành phần hoá học: Flavonoid, tanin.
Công năng: Giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.
Công dụng: Chữa đau dạ dày, giải độc trong cơ thể, làm nước giải khát.
Cách dùng, liều lượng: Ngày10-50g pha uống như chè, dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Hiện nay trên thị trường có chế phẩm Ampelop được sản xuất từ Chè dây.
Folium Jasmini subtriplinervis
Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume.
Họ: Nhài (Oleaceae).
Tên khác: Chè cước man. Dây vàng.
Mô tả: Là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.
Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta.
Trồng trọt: Trồng bằng dâm cành, rất dễ mọc: cắt thân hay cành thành từng đoạn dài 15-20cm, dâm xuống đất ẩm chừng 1 tháng sau cây bén rễ. Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh.
Bộ phận dùng: Lá phơi hay sấy khô của cây Chè vằng (Jasminum btriplinerve).
Thu hái, chế biến: Lá tươi về rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Flavonoid, coumarin.
Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm.
Công dụng: Lá sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh, nhất là sau khi sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung và viêm tuyến sữa. Cũng dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, hoặc thấy kinh đau bụng. Còn chữa phong thấp, đau nhức các đầu chi và khớp xương, ghẻ lở, chốc đầu, các bệnh ngoài da. Ngày dùng 20-30g cành lá sắc uống. Lá tươi nấu nước dùng tắm, rửa hoặc giã đắp.
Cách dùng, liều lượng: Lá phơi khô pha nước uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Chữa rắn cắn. Lá giã nát hoặc giã với cồn 900 đắp vào nơi áp xe. Ngày dùng 20 - 30 g dược liệu khô, dùng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc làm nước tắm lượng thích hợp.
Chú ý: Cây Chè vằng có một số đặc điểm giống cây Lá ngón cần chú ý tránh nhầm lẫn khi thu hái.
Fructus Aurantii immaturus
Tên khoa học: Citrus aurantium L. và một số loài Citrus khác.
Họ: Cam (Rutaceae).
Tên khác: Chanh chua, chấp.
Mô tả:
Cây: Cây gỗ cao 4-5m hay hơn, phân nhánh nhiều, cành có gai dài và nhọn. Lá hình trái xoan nhọn, nguyên, hơi dai, bóng, phiến dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, có đốt trên cuống, nở thành một cánh rộng hay hẹp tuỳ thứ. Hoa màu trắng họp thành xim nhỏ ở nách lá. Quả hình cầu kích thước trung bình có đường kính 6-8cm, khi chín màu da cam, mặt ngoài sù sì. Ở var. amara Engl. hay Cam đắng, cuống lá có cánh rộng, quả màu da cam hay đỏ da cam, có trung tâm rỗng, vỏ dính, nạc chua.
Dược liệu hình bán cầu, một số có hình cầu, đường kính 0,5-2,5 cm. Vỏ ngoài màu lục đen hoặc màu lục nâu thẫm với những nếp nhăn và những điểm lỗ hình hạt, có vết cuống quả hoặc vết sẹo của vòi nhụy. Trên mặt cắt, vỏ quả giữa hơi phồng lên, màu trắng vàng hoặc nâu vàng, dày 0,3-1,2 cm, có 1-2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài. Vỏ quả trong và múi quả màu nâu. Chất cứng. Mùi thơm mát, vị đắng, hơi chua.
Phân bố: Dược liệu thu hái trong nước, đôi khi nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Quả non phơi khô của cây Chanh chua (Citrus aurantium L.) và một số loài Citrus khác, họ Cam (Rutaceae).
Thu hái, chế biến:
Vào tháng 4-6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non rụng dưới gốc cây thì được Chỉ thực. Dùng quả có đường kính dưới 1cm thì để nguyên, quả có đường kính trên 1cm thì bổ đôi theo chiều ngang, khi dùng rửa sạch đất bụi, ủ mềm, xắt lát hay bào mỏng, sao giòn.
Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày và phơi khô. Lát thái không đều hay tròn dài 2,5, rộng 1,2cm, đường kính 0,3 – 1,5 cm. Vỏ ngoài lát thái có màu lục đen hay nâu thẫm, vỏ giữa có màu trắng hơi vàng hay nâu hơi vàng, có 1- 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài, vỏ trong và tép màu nâu.
Chỉ thực sao cám: Cho cám vào chảo, đun đến khi bốc khói, cho chỉ thực dã thái lát vào, sao đến khi bề mặt thuốc chuyển sang màu vàng hay thẫm đều lấy ra loại bỏ cám và để nguội. Dùng 1 kg cám cho 10 kg dược liệu.
Thành phần hoá học: Tinh dầu, flavonoid, pectin, saponin, alcaloid, acid hữu cơ.
Tác dụng dược lý:
  1. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng huyết áp do thành phần chủ yếu Neohesperidin, nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận, nhưng máu của động mạch đùi lại giảm.
  2. Chỉ thực và Chỉ xác sắc nước đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng cho chó có gây dò bao tử và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và bao tử tăng, đó cũng là căn cứ dược lý của thuốc dùng để trị các chứng sa bao tử, giãn bao tử, lòi dom, sa ruột... Kết quả thực nghiệm cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt vừa có thể hưng phấn tăng nhu động ruột, do trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt.
  3. Chỉ thực và Chỉ xác sắc nước có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hay chưa có thai, cô lập hay tại thể, nhưng đối với tử cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế. Tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc là phù hợp với kết quả điều trị sa tử cung có kết quả trên lâm sàng.
  4. Chỉ thực có tác dụng lợi tiểu, chống dị ứng, Glucosid của Chỉ thực có tác dụng như Vitamin P làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch.
Công năng: Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ.
Công dụng: Thuốc giúp tiêu hóa, chữa ngực sườn đau tức, bụng chướng khó tiêu, chữa ho, lợi tiểu, ra mồ hôi.
Cách dùng, liều lượng: 6 - 12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
1. Trị táo bón:
Chỉ thực đạo trệ hoàn (Nội ngoại thương biện luận): Chỉ thực, Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Trạch tả, Đại hoàng đều 10g, Hoàng liên 4g, Sinh khương 8g, Hoàng cầm 8g, tán bột làm hoàn hoặc sắc uống. Trị: trường vị tích nhiệt, bụng đầy táo bón.
Tiểu thừa khí thang (Thương hàn luận) Chỉ thực, Hậu phác, Đại hoàng lượng bằng nhau sắc uống hoặc tán bột làm hoàn. Trị: táo bón do nhiệt kết.
Chỉ kết hoàn ( kinh nghiệm): Chỉ thực, Bồ kết đều 20g tán mịn viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 10 viên, tối trước lúc ngủ.
2. Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích đầy bụng: dùng các bài:
Chỉ truật hoàn (Kim quỉ yếu lược): Chỉ thực ( mạch sao) 40g, Bạch truật 80g tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g tùy tuổi với nước cơm.
Khúc mạch chỉ truật hoàn ( y học chính truyện): tức Chỉ truật hoàn gia Mạch nha, Thần khúc lượng bằng Chỉ thực tăng tác dụng tiêu thực.
3. Trị suy tim: Tổ nghiên cứu bệnh tim mạch nội khoa Bệnh viện trực thuộc số 1 Trường Đại học Y Hà nam dùng dịch chích ( tương đương 40g thuốc, nặng trên 60kg dùng 60g) cho vào 250ml glucose 10% nhỏ giọt tĩnh mạch 1 lần. Trị 20 ca có tác dụng cường tim lợi tiểu. Có 4 ca dùng dịch chích Chỉ thực 80g cho vào 10% dung dịch glucose 500ml, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần, một liệu trình là 10 ngày có kết quả tốt. (Tạp chí Trung thảo dược 1980, 4:171)
4. Trị sa tử cung: Diệp khắc Nghĩa dùng Thăng đề thang: Chỉ thực, Sung úy tử đều 15g sắc đặc uống 100ml trong một ngày, liệu trình một tháng. Kết quả trị sa tử cung độ 1 được 924 ca, tỷ lệ khỏi 83,87% ( Tạp chí kết hợp Trung tây y 1984, 4:238).
Chú ý: Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Semen Gardeniae
Tên khoa học: Gardenia jasminoides Eltis. = Gardenia florida L.
Họ: Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả:
Cây: Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.
Dược liệu: Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục, hai đầu nhỏ dần khoảng 15-18mm không tính dài khô ở đỉnh, thô khoảng 9-12m, phấn trên có 6 lá đài tồn tại, teo hình mũi mác, nhỏ dài thường không toàn vẹn, vỏ quả ngoài cấu thành bởi hai đài liền tồn tại, chung quanh có 6 cạnh dọc hình sợi, phần dưới có gốc tàn cuống quả. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ, và quả chất cứng mỏng, nửa trong suốt, trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.
Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn.
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh.
Bộ phận dùng: Hạt đã phơi khô của cây Dành dành (Gardenia jasminoides).
Thu hái, chế biến: Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.
Tác dụng dược lý:
  1. Giải nhiệt: tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt như Hoàng cầm, Hoàng liên nhưng yếu hơn.
  2. Tác dụng lợi mật: quả Dành dành làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật, Chi tử có tác dụng ức chế không cho bilirubin trong máu tăng, dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật.
  3. Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy thành than có tác dụng cầm máu.
  4. Kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lî, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
  5. An thần: thuốc có tác dụng chữa mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh.
  6. Thực nghiệm đã chứng minh nước ngâm kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với chuột trắng.
  7. Hạ huyết áp: trên súc vật thực nghiệm cũng đã chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp.Ngoài ra trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong nước bụng.
Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết
Công dụng: Chữa sốt phiền khát, hoàng đản, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, hoả bốc nhức đầu, đỏ mắt, ù tai, tiểu tiện ít và khó, chữa đắp vết sưng đau. Nhuộm thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 5 - 10g, dạng thuốc sắc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
  1. Trị chứng thấp nhiệt hoàng đản (bệnh viêm gan virus cấp): sách Y học cổ truyền qua các triều đại đều có ghi vị Chi tử chữa chứng Hoàng đản là chủ dược. Thường phối hợp với Nhân trần, Mật gấu tác dụng chữa Hoàng đản càng nhanh. Bài thuốc thường dùng: Nhân trần cao thang ( Nhân trần cao 18 - 24g, Chi tử 8 -16g, Đại hoàng 4 - 8g), sắc nước uống, thường gia giảm tùy tình hình bệnh lý.
  2. Trị các chứng viêm nhiễm khác như: Hội chứng cam nhiệt ( mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt, mồm khô đắng, ngủ không yên, bứt rứt). Ví dụ chữa viêm màng tiếp hợp cấp lưu hành dùng bài: Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Cam thảo 4g, sắc nước uống; Chữa viêm bể thận, viêm đường tiểu dùng Chi tử 12g, Cam thảo tiêu 12g, sắc nước uống lợi tiểu.
  3. Trị các chứng huyết nhiệt sinh chảy máu: như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, huyết lâm ( tiểu ra máu), đại tiện có máu . dùng Chi tử kết hợp với các loại thuốc lương huyết chỉ huyết như dùng bài Lương huyết thang gồm Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g,sắc nước uống. Chữa ho ra máu dùng bài Khái huyết phương (Đan khê tâm pháp) gồm Hắc chi tử 12g, bột Thanh đại 4g ( hòa thuốc uống), Qua lâu nhân 16g, Hải phù thạch 12g, Kha tử 3g, sắc uống.
  4. Trị bỏng nhiễm trùng, sốt bứt rứt, khát nước ..: dùng Chi tử kết hợp Hoàng bá, Sinh địa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc như bài Gia vị tứ thuận thanh lương ẩm gồm Sinh Chi tử 12g, Liên kiều 20g, Phòng phong 12g, Đương qui 24g, Xích thược 12g, Khương hoạt 8g, Sinh Cam thảo 12g, Sinh Hoàng kỳ 40 - 60g, Sinh địa 20g, Hoàng bá 12g sắc uống.
  5. Trị chấn thương bong gân: dùng Chi tử sống tán bột trộn với bột mì, lòng trắng trứng gà trộn đều đắp vùng bị thương. Hoặc trong bệnh trĩ nóng đau dùng bột Chi tử đốt cháy đen trộn vaselin bôi vào có tác dụng giảm đau.
  6. Trị chảy máu cam: có thể dùng Chi tử đốt thành than thổi vào mũi.
Kiêng kỵ: Không dùng đối với chứng tiêu lỏng hư hàn.
Thành phần hóa học: Chi tử có một glucosid màu vàng gọi là Gardenin, khi thủy phân cho phần không đường gọi là Gardenidin, tương tự với chất anpha croxetin C20H24O4 hoạt chất của vị Hồng hoa. Ngoài ra trong Dành dành còn có tanin, tinh dầu, chất pectin.
Fructus Citri aurantii
Tên khoa học: Citrus auranticum L. và một số loài Citrus khác.
Họ: Cam (Rutaceae).
Tên khác: Thanh bì, Chỉ xác lục y.
Mô tả: Chỉ xác cũng giống như Chỉ thực, Chỉ thực dùng quả non, còn Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín, thường bổ đôi để phơi cho mau khô. Chỉ xác to hơn Chỉ thực và thường được bổ đôi
Bộ phận dùng: Quả già phơi khô của cây Chanh chua (Citrus auranticum L.) và một số loài Citrus khác họ Cam (Rutaceae).
Phân bố: Dược liệu có trong nước, đôi khi nhập từ Trung Quốc.
Thu hái, chế biến:
Vào tháng 7 - 8, lúc trời khô ráo, hái các quả xanh, bổ ngang làm đôi, phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 – 50 oC cho tới khô.
Chỉ xác phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, nạo bỏ ruột, hột, thái lát ngang, phơi hoặc sấy khô. Lát thái hình dải hay hình cung không đều, dài 5 cm rộng đến 1,3 cm. Quan sát lát ngang bề ngoài màu nâu đến nâu thẫm, giữa có màu nâu hơi vàng hoặc trắng, có 1 - 2 lớp túi tinh dầu ở phía ngoài vỏ, đôi khi thấy tép màu nâu hay tía đỏ, sợi cứng, mùi thơm, vị đắng, hơi chua.
Chỉ xác sao cám: Cho cám vào chảo, đun đến khi bốc khói cho Chỉ xác phiến vào sao đến khi có màu vàng thẫm lấy ra, sàng bỏ cám, để nguội. Dùng 1 kg cám cho 10 kg Chỉ xác. Các phiến hình dải hay hình vòng cung không đều, hơi thẫm màu, đôi khi có vết cháy, mùi thơm nhẹ.
Thành phần hoá học: Tinh dầu (α-Pinene, Limonene, Camphene, Terpinene, p-Cymene, Caryophyllene, flavonoid (Hesperidin, Neohesperidin, Naringin), pectin, saponin, alcaloid, acid hữu cơ.
Tác dụng dược lý:
  1. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng huyết áp do thành phần chủ yếu Neohesperidin, nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận, nhưng máu của động mạch đùi lại giảm.
  2. Chỉ thực và Chỉ xác sắc nước đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng cho chó có gây dò bao tử và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và bao tử tăng, đó cũng là căn cứ dược lý của thuốc dùng để trị các chứng sa bao tử, giãn bao tử, lòi dom, sa ruột... Kết quả thực nghiệm cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt vừa có thể hưng phấn tăng nhu động ruột, do trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt.
  3. Chỉ thực và Chỉ xác sắc nước có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hay chưa có thai, cô lập hay tại thể, nhưng đối với tử cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế. Tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc là phù hợp với kết quả điều trị sa tử cung có kết quả trên lâm sàng.
  4. Chỉ thực có tác dụng lợi tiểu, chống dị ứng, Glucosid của Chỉ thực có tác dụng như Vitamin P làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch.
Công năng: Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực).
Công dụng: Thuốc giúp tiêu hóa, chữa ngực sườn đau tức, bụng chướng khó tiêu.
Cách dùng, liều lượng: 6 - 12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng ky: Tỳ vị hư hàn, không tích trệ, đàn bà có thai sức yếu không nên dùng.
Herba Phylanthi
Tên khác: Diệp hạ châu.
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi).
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
Thu hái: vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
Tác dụng dược lý:
Điều trị viêm gan:
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
Tác dụng giải độc:
Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,... Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu - Việt Nam (1987 - 2000) cho thấy khi dùng liều 10 - 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..
Bệnh đường hô hấp:
Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,. ..
Tác dụng giảm đau:
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu - Phyllanthus niruri.
Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.
Tác dụng lợi tiểu:
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
Điều trị tiểu đường:
Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
Thành phần hoá học: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
Công năng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu.
Công dụng: trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc:
  • Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày.
  • Chữa viêm gan do virus B: Diệp hạ châu đắng: 100g Nghệ vàng : 5g.
Cách dùng: Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc còn 1 chén. Lần 2 và 3 đổ vào 2 chén nước với 50g đường, sắc còn nửa chén. Chia làm 4 lần, uống trong ngày.
Ghi chú: Cây chó đẻ thân xanh (Diệp hạ châu đắng - Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) cũng được dùng với cùng công dụng.
Fito pharma nghiên cứu sản xuất sản phẩm Fitôhepa-f điều trị viêm gan siêu vi, làm giảm men gan do virut gây nên.
Herba Baeckeae
Tên khác: Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện.
Tên khoa học: Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae).
Mô tả: Cây bụi, phân nhánh nhiều, cao 50 - 150cm. Lá mọc đối, hình dải hay hình dùi dạng dải, dài 5 - 8mm, rộng 0,4 - 0,6mm, đầu nhọn, không lông, có tuyến mờ nâu, cuống rất ngắn.
Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính, màu vàng trắng, đường kính cỡ 2 - 3mm; cuống hoa cỡ 1mm, mang ở giữa 2 lá bắc rất nhỏ, sớm rụng. Đài hoa hình ống, dài cỡ 1mm, chia 5 thùy hình tam giác, tồn tại; cánh hoa 5, gần tròn, dài cỡ 4mm; nhị 10, ít khi 8, ngắn hơn cánh hoa; bầu ha,̣ 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn.
Quả nang nhỏ, dài cỡ 1mm, mở theo đường rách ngang; hạt có cạnh.
Bộ phận dùng: Lá, phần trên mặt đất.
Phân bố: Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên - Huế, Quang Nam - Ðà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng.
Thu hái: Cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà dùng.
Thành phần hóa học: Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% a- thuyon và a- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau.
Công năng: Tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn.
Công dụng:
Thân, cành dùng làm chổi và cất dầu thơm để dùng trong y dược.
Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu và kinh nguyệt không đều.
Rượu chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa chổi dùng làm thuốc điều kinh và ăn uống kém tiêu.
Cách dùng, liều lượng: Sắc lá và hoa làm nước uống (6-8g). Đốt cây khô để xông, dùng tinh dầu xoa bóp.
Bài thuốc:
  1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa, dùng cành và hoa lá Chổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi.
  2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa; nấu nước cây Chổi để ngâm rửa.
  3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh, dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.
Fructus, Radix et Folium Embeliae
Tên khoa học: Embelia ribes Burn.
Họ: Đơn nem (Myrsinaceae).
Tên khác: Cây chua meo, Cây thùn mũn, Cây phi tử.
Mô tả:
Cây bụi leo cao 1-2m, có thể đến 7m, hay hơn. Trục cụm hoa, cuống hoa, lá bắc và lá đều có lông, màu hơi trắng. Thân màu nâu đỏ hay nâu sẫm, hơi có khía dọc. Lá mọc so le, thuôn, gốc tròn hoặc có góc, có mũi nhọn ngắn, nguyên, nhẵn, cuống lá lõm ở mặt trên. Hoa nhiều nhỏ, màu vàng lục, xếp thành chùm ở ngọn. Quả hạch hình cầu, màu đỏ sẫm, lẫn những điểm màu lơ, dài và rộng khoảng 2,5mm, vỏ quả thường nhăn nheo.
Cây ra hoa tháng 2-4, có quả tháng 3-10.
Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Trồng trọt: Cây mọc khắp nơi ở nước ta
Bộ phận dùng: Quả phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Quả chứa tanin, hợp chất anthraquinon, tinh dầu, dầu béo và 2-3% embelin (embelic acid). Ở Ấn Độ người ta đã tìm thấy trong quả có embelin 2,5-3, quercitol 1-0 và thành phần chất béo là 5,2%, một alcaloid là christembin, một resinoid và phần hay hơi. Trong lá có caroten 4,6mg% và vitamin C 62,5mg%.
Tác dụng: Kháng sinh, sát trùng. Thân cây có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ huyết. Quả có tác dụng trừ giun sán, làm se, gây trung tiện, tăng chuyển hoá và kích thích giải khát và bổ. Cao lỏng của quả có tác dụng kháng khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichiacoli; cao này cũng có tác dụng co bóp tử cung, có tác dụng trên chức năng nội tiết sinh dục và khả năng sinh sản.
Công dụng: Lá non của Chua ngút thường được dùng nấu canh chua và cũng dùng trị rắn cắn (nhai lá tươi nuốt nước lấy bã đắp). Quả có vị chua ăn được, có tác dụng giải khát, cũng thường được dùng trị giun, nhất là giun đũa, giun kim. Thân cây dùng trị ban trái, bạch đới. Người ta cho người bệnh uống 5g (trẻ em 2-2,5g) bột quả trộn với đường hay mật vào buổi sáng sớm (sau khi đã nhịn ăn tối hôm trước). Ở Ấn Độ người ta dùng làm thuốc trị giun, dưới dạng bột uống với sữa, sau đó uống thuốc tẩy. Nước sắc quả khô làm thuốc hạ sốt và trị bệnh về ngực và da. Quả khô Chua ngút cũng là thành phần của những chế phẩm chữa bệnh nấm da loang vòng và các bệnh da khác; cũng được dùng trị vết đốt của bọ cạp và rắn cắn. Nước hãm rễ dùng trị ho và ỉa chảy.
Cách dùng, liều lượng: Nhịn ăn tối hôm trước, sáng sớm hôm sau uống 5g bột quả.
Ghi chú: Các nước khác dùng quả cây Embelia robusta Roxb., cây E. micrantha DC. với cùng tác dụng.
Radix Rumicis
Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn.
Họ: Rau răm (Polygonaceae).
Tên khác: Thổ đại hoàng, Lưỡi bò, Dương đề.
Mô tả:
Cây: Cây thảo, rễ khỏe, thân mọc đứng, có rãnh. Các lá gần gốc có kích thước lớn hơn  các lá phần trên nhiều, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp, hơi nhọn ơ ûhai đầu, nhẵn, mép nguyên, các lá ở phần giữa có cuống và phiến hẹp hơn, còn các lá ở trên cùng thì rất hẹp, đầu thuôn dài, bẹ chìa mỏng, khá phát triển. Hoa họp thành chùy ở ngọn, và gần ngọn tạo thành những xim có mang rất nhiều hoa, mọc sát nhau nhất là ở đỉnh, trên cụm hoa có nhiều lá hẹp hình dài, cuống hoa mảnh, có đốt ở phần gốc. Bao hoa có 6 mảnh, vòng trong tròn, kéo dài ra thành một đầu nhọn. Nhị 6, đính ở gốc của bao hoa, bao phấn đính nhụy nhiều. Quả hình 3 cạnh nằm trong bao hoa tồn tại.
Dược liệu: Mấu rễ tròn, dài 10-20cm, đường kính 1-1,5cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hay nâu tươi, có vết nhăn dọc, cắt ngang vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn màu vàng, mùi nhẹ, đặc biệt.
Phân bố: Cây mọc hoang ở khắp nơi, ở bờ ruộng ẩm, hoặc ở trong các ruộng rau muống, nương mạ đã hết nước. Thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5.
Trồng trọt: Cây mọc tự nhiên ở khắp nước ta.
Bộ phận dùng: Rễ củ (Radix Rumicis).
Thu hái, chế biến: Rễ thu hoặc quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông (Tháng 8,9,10). Đào lấy rễ cây già, rửa sạch, bỏ rễ con, để nguyên hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Rễ và lá chứa anthranoid (1-2 %) (rumicin, emodin, acid chrysophanic, crizarobin..), tanin, nhựa.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, nhuận trường, sát trùng.
Công dụng: Thuốc nhuận tràng, tẩy, chữa hoàng đản, mụn nhọt, hắc lào, đầu có vẩy trắng, ứ huyết sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Nhuận tràng 4 - 6g; Tẩy  6 - 12g, dùng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, bột. Rễ, lá tươi, giã vắt lấy nước (hoặc rễ khô ngâm cồn) bôi chữa hắc lào, tắm ghẻ.
Bài thuốc:
  1. Trị ngứa ngáy có trùng dùng rễ cây Dương đề, đâm nát trộn mỡ heo bỏ vào tý muối xức hàng ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
  2. Trị hầu tý, dùng rễ cây Dương đề loại nguyên 1 củ, quyết với giấm lâu năm rịt lên cổ (Thiên Kim Phương).
  3. Trị đầu nổi vẩy trắng dùng rễ cây Dương đề đâm với nước mật của con dê xức vào (Thánh Huệ Phương).
  4. Trị đại tiện táo bón, dùng rễ Dương đề sắc với 1 chén nước còn 6 phân uống lúc nóng (Thánh Huệ Phương).
  5. Trị đại tiện ra máu, dùng rễ cây Dương đề sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  6. Trên mặt nổi từng vết đỏ như đồng tiền lớn, dùng Đại hoàng 120g đâm lấy nước, Xuyên sơn giáp 10 cân đốt tồn tính, Xuyên tiêu (tán bột) 15g, gừng sống 120g đâm lấy nước, trộn lại nghiền nát, lấy vải bọc lại sát vào, nếu khô bỏ dấm vào sát tiếp (Lục Thị Tích Đức Đường).
  7. Da nổi lên từng đám nhỏ kết thành về ra mồ hôi ngứa. Dùng rễ Dương đề hai lượng, Khô phàn 6g, Khinh phấn 3g, Sinh khương nửa lượng, tất cả quyết nhuyễn lấy nước rửa, dùng tay cạo cho lóc vẩy để thuốc thấm vào (Lục Thị Kinh Nghiệm Phương).
  8. Ngứa lâu ngày không khỏi, dùng rễ cây Dương đề đâm vắt lấy nước bỏ vào một chút Khinh phấn trộn sệt sệt xức vào 3-5 lần thì khỏi (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
  9. Xổ: Dương đề củ 6g, Cam thảo 3g, nước 300ml sắc còn phân nửa chia 2-3 lần uống, buổi sáng lúc đói (Kinh nghiệm dân gian).
  10. Công hạ gấp trong bệnh bí ỉa, dùng 2-9g, Dương đề, nhai sống hoặc sắc uống, nếu không ra dùng Dương đề 9g, Chỉ xác 9g, Mộc thông 6g sắc uống, sau 1 giờ chưa đi thì sắc nước thứ 2 uống tiếp (Kinh nghiệm dân gian).
  11. Dùng rễ bột Dương đề 90g, ngâm với rượu 600, chừng 500ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xứ vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  12. Trị ngứa ngoài da: Dùng lá tươi Dương đề giã nát ,sát nhè nhẹ nơi ngứa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  13. Trị ngưu bì tiển, viêm da thần kinh, Rễ dương đề 8 chỉ, Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm xức vào nơi đau ngứa, ngày 1-2 lần ( Dương Đề Căn Tán- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  14. Trị ung nhọt sưng đau: Rễ dương đề mài với dấm, xức bên ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  15. Trị viêm amiđan cấp tính:Rễ dương đề tươi 30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  16. Trị táo bón: rễ Dương đề 15g sắc uống  (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  17. Trị bón, trĩ nội ra máu, đau nhức không yên: Rễ Dương đề tươi 30g, thịt heo 120g, nửa kg. Nấu cho thịt mỡ nhừ, lấy nước nấu và ăn thịt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  18. Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng: Toàn cây Dương đề tươi 30g, sắc uống, Rễ Dương đề nghiền bột, lần uống 9g, ngày uống 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Los Eriocauli
Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L.
Họ: Cỏ dùi trống (Eriocaulaceae).
Tên khác: Cốc tinh thảo.
Mô tả:
Cây: Cây thảo mọc thành bụi. Lá rộng hình dải, dài 15-40cm, rộng 6-8mm, nhẵn, có nhiều gân, có vách. Cuống cụm hoa có 6 cạnh sắc, xoắn lại nhiều hay ít, dài 10-55cm. Ðầu hoa hình trứng hay hình trụ, đường kính 4-6mm, có lá bắc kết lợp dày, các lá bắc ngoài màu vàng, các lá bắc trên xám xám, hoa mẫu 3, trừ hoa đực có hai lá đài; bao phấn đen. Ra hoa quanh năm.
Dược liệu: Hoa và thân Cốc tinh thảo có hoa thân khô nhỏ mịn, dài khoảng 16-20cm, vỏ ngoài màu vàng xanh lục, thường cong, hoa loại như hình cầu mọc ở đỉnh, đường kính khoảng hơn 1,6mm, lớp ngoài là bao phiến của tổng bao, màu vàng lục nhạt, nhiều quả dạng phiến vảy chất màng phần trong là phiến dài liền với cánh hoa, màu trắng Thương phẩm thường đem vài trăm thân hoa bọc lại thành một bó, lấy loại đã khô hoàn toàn, đoá hoa lớn là loại tốt.
Phân bố: Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Bắc. Cũng phân bố ở các xứ nóng. Vị thuốc phải nhập một phần từ Trung Quốc.
Trồng trọt: Cây mọc trên đất ẩm lầy đến độ cao 800m.
Bộ phận dùng: Cụm hoa phơi khô của cây Cỏ dùi trống (Eriocaulon sexangulare).
Thu hái: vào tháng 9, hái hoa hình sao trắng là tốt, phơi âm can cất dùng.
Thành phần hoá học: Carbohydrat.
Công năng: Tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.
Công dụng: Chữa đau mắt do phong nhiệt, chữa nhức đầu mãn tính, đau răng, đau họng, ngứa lở, thông tiểu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 - 16g, dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
  1. Trị nhức đầu, đau vùng mi mắt, thiên đầu thống: Cốc tinh thảo 6g, Địa long 9g, Nhũ hương 3g, tán bột mỗi lần dùng nửa chỉ đốt cháy vào ống ngức bên nào ngửi bên lỗi mũi ấy (Thánh Tế Tổng Lục).
  2. Trị nhức đầu một bên hoặc chíng giữa đầu:  Cốc tinh thảo 30g tán bột hồ với bột miến trắng Phết lên giấy dán vào chỗ đau, khô thay miếng khác (Tập Nghiệm Phương). Lại dùng Cốc tinh thảo tán bột, Đồng lục mỗi thứ 3g, Tiêu thạch nửa phân tùy theo đau bên phải hoặc trái mà thổi vào mũi (Thánh Tế Tổng Lục).
  3. Trị chảy máu cam không cầm: Cốc tinh thảo tán bột uống với nước miến sắc lần 6g (Thánh Huệ Phương).
  4. Trị mắt có màng mộng, dùng Cốc tinh thảo, Phòng phong, 2 vị bằng nhau tán bột uống với nước cơm (Minh Mục Phương).
  5. Trị mắt kéo màng sau khi đậu mùa, lèm nhèm nước mắt sống chảy rít rát khó chịu, lâu ngày không bớt, dùng Cốc tinh thảo tán bột bỏ vào trong gan heo nấu ăn, bài khác gia Cáp phấn 2 vị bằng nhau bỏ trong gan heo nấu ăn hàng ngày (Thiệu Chân Nhân, Tế Chúng Phương).
  6. Trị trẻ nhỏ bị quáng gà, dùng phổi dê đã thiến rồi 1 cặp đừng rửa nước lấy dao tre xẻ bỏ vào một nắm Cốc tinh thảo vào nồi sành nấu chín ăn hằng ngày. Có thể nướng sao tán làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 3 viên với nước trà (Vệ Sinh Gia Bảo).
  7. Trị trẻ nhỏ bị trúng nắng, trên mửa dưới ỉa, khát nước bồn chồn khí chịu, dùng Cốc tinh thảo đốt tồn tính, xong hạ khử thổ cho người mới tán bột, uống với nước cơm nguội lần nửa chỉ (Bảo Ấu Đại Toàn).
  8. Cốc tinh thảo kết hợp với Quyết minh tử, Mộc tặc thảo, Cam cúc-hoa, Mật mông hoa, Sinh địa-hoàng chuyên trừ bệnh màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  9. Trị màng mộng trong mắt: Cốc tinh thảo, Phòng phong, mỗi thứ 9g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
  10. Trị trẻ nhỏ bị cam tích, nhìn không rõ, mắt đỏ sợ ánh sáng: Cốc tinh thảo 1-60g, gan heo 60g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
  11. Trị mắt đỏ, mắt có màng mộng, nhức nửa đầu, đau răng do phong hỏa: Cốc tinh thảo 9g, Long đởm 6g, Sinh địa 12g, Xích thược 9g, Hồng hoa 3g, ngưu bàng tử 9g, Kinh giới 6g, Phục lonh 9g, Mộc thông 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Cốc Tinh Long Đởm Tán - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
  12. Trị lợi răng sưng đau: Cốc tinh thảo 15g-30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Ghi chú: Ở Trung Quốc, người ta thường dùng các loài Cốc tinh thảo khác - Eriocaulon buergerlanum Koern và E. sieboldianum Sieb, et Zucc. Ở nước ta, loài Cỏ dùi trống nam - Ericocaulon australe R. Br cũng có thể dùng.
Herba Eleusinis Indicae
Tên khoa học: Eleusine indica Gaerth.
Họ: Lúa (Poaceae).
Tên khác: Tết suất thảo, Ngưu cần thảo, Cỏ vườn trầu, Màng trầu, Thanh tâm thảo, Cỏ chỉ tía, Ngưu cân thảo, Hang ma (Tày), Co nhả hút (Thái), Hìa xú xan (Dao), Cao day (Ba Na), Hất t’rớ lạy (K’Ho), R’day (H’Dong).
Mô tả:
Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh.
Cây ra hoa từ tháng 3-11.
Phân bố: Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang.
Trồng trọt: Mọc hoang khắp nơis ở nước ta.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thu hái, chế biến: Vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: Phần trên mặt đất chứa: 3-0-β-D-Glucopy ranosyl-β-sitosterol và dẫn chất 6’-0-palmitoyl. Cành lá tươi có flavonoid.
Tác dụng: Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Ở Trung Quốc, thường dùng chữa: 1. Ðề phòng chứng viêm não truyền nhiễm; 2. Thống phong; 3. Viêm gan vàng da; 4. Viêm ruột, lỵ; 5. Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn.
Cách dùng, liều lượng: 60 - 100g cỏ khô hoặc 300 - 500g cỏ tươi, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
  1. Chữa cao huyết áp; dùng toàn cây Cỏ mần trầu, rửa sạch cắt nhỏ, cân 500g, giã nát, thêm chừng 1 bát nước sôi để nguội, vắt lấy nước cốt, lọc qua vải, thêm chút đường, ngày có thể uống 1 lần sáng và chiều.
  2. Ðể phòng viêm não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g, dùng như trà uống trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày uống tiếp 3 ngày nữa.
  3. Viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g sắc uống.
  4. Viêm tinh hoàn: Cỏ mần trầu tươi 60g, thêm 10 cùi vải, sắc uống.
  5. Chữa cảm sốt nóng, khắp người mẩn đỏ, đi đái ít, dùng 16g Cỏ mần trầu phối hợp với 16g rễ Cỏ tranh, sắc nước uống.
Tên khoa học: Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. = Eupatorium rebaudianum Bert.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Tên khác: Cỏ đường, Cúc ngọt.
Mô tả:
Là một loại cỏ sống lâu năm, 6 tháng sau khi trồng; gốc bắt đầu hoá gỗ, mỗi gốc có nhiều cành (nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm). Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ (hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ hơn nhiều). Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau (theo dương lịch). Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt).
Phân bố: Cây có nguồn gốc từ Paragoay được đưa vào trồng ở Việt Nam trước năm 1990. Từ năm 1990 Công ty Dược liệu TWI hướng dẫn kỹ thuật trồng trên diện tích sản xuất để cung ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trồng trọt: Trồng trên các vùng chuyên canh.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Thu hái, chế biến: Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.
Thành phần hoá học: Lá chứa các glycosid diterpenic: steviosid, rebaudiosid và dulcosid. Steviosid có vị ngọt gấp 150-280 lần cao hơn saccharose.
Công năng: Tiêu khát, lợi tiểu, hạ huyết áp.
Công dụng: Thay thế đường cho các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đái nhạt, bí tiểu tiện, huyết áp cao. Dùng trong công nghiệp thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng:
Nếu ngửi thấy có mùi ngái, cần khử mùi ngái; phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt.
Ví dụ: Hoa hoè, Nhân trần, Actisô... khi pha trà hoặc sắc thuốc.
Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.
Chú ý: Cách khử mùi ngái: Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người. Cách làm như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.
Herba Ecliptae
Tên khoa học: Eclipta prostrata L. = Eclipta alba Hassk.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Tên khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo.
Mô tả: Cỏ nhọ nồi mọc thẳng đứng, có thể cao tới 80cm, thân đỏ tím có lông cứng, sờ nháp. Lá mọc đối, có lông ở 2 mặt, phiến lá hình mũi mác nhỏ. Hoa tự hình đầu, màu trắng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Cây vò ra biến thành màu đen hoặc khi bấm có nước màu đen chảy ra nên gọi tên như vậy.
Phân bố: Cỏ nhọ nồi mọc hoang khắp nơi, trong nước ta, ở những chỗ ẩm thấp.
Trồng trọt: Mọc hoang tự nhiên khắp nước ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Thu hái: Thu hái vào mùa hạ, khi lá cây đang tươi tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất và lá úa, đem phơi khô. Dùng tươi thì thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học: Trong cỏ nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và một alcaloid gọi là ecliptin. Có tài liệu ghi là có nicotin và một chất gọi là wedelolacton.
Tác dụng: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận.
Công dụng: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10 - 20g. Dạng thuốc sắc, cao, hoàn.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy phân sống không nên dùng.
Bài thuốc:
  1. Toa thuốc căn bản (Viện Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam) giải độc, bồi dưỡng cơ thể, điều hòa. Chữa các chứng bệnh người lớn, trẻ em bốn mùa cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ho hen, ăn không tiêu, gan yếu, táo bón, máu kém lưu thông: Rễ cỏ tranh 8g, Ké đầu ngựa 8g, Lá mơ tam thể 8g, Gừng sống 2g, Rau má 8g, Củ sả 2g, Cỏ nhọ nồi 8g, Vỏ quít 4g, Cỏ màn trầu 8g, Cam thảo nam 8g.
  2. Chữa đái ra máu: Cỏ nhọ nồi 30g, Cả cây mã đề 30g. Cả 2 thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (say máy sinh tố), chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.
  3. Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: Cỏ nhọ nồi15g, Lá trắc bá 15g, Sắc uống.
Dùng ngoài da: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã (xay) ép lấy nước (nếu khô thì tán bột), bảo đảm vệ sinh vô trùng: đắp lên vết thương chảy máu do chấn thương.Thợ nề dùng cỏ nhọ nồi tươi xoa xát lên chân tay tránh tác hại của vôi ăn da.
Herba Verbenae
Tên khoa học: Verbena officinalis L.
Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Tên khác: Mã tiên thảo.
Mô tả:
Cây thảo sống dai, mọc thành bụi cao 30-70cm. Thân vuông. Lá mọc đối, dài 2-8cm, rộng 1-4cm, chia thùy hình lông chim, có răng, cuống lá rất ngắn hoặc không có. Hoa mọc thành chùy ở ngọn, gồm nhiều bông hình sợi, lá bắc có mũi nhọn; hoa nhỏ không cuống, màu lam; đài 5 răng, có lông; tràng có ống hình trụ, uốn cong, có lông ở họng, có 5 thùy nhỏ trải ra; nhị 4, bầu 4 ô. Quả nang có 4 nhân. Hạt không có nội nhũ.
Ra hoa từ mùa xuân tới mùa thu.
Phân bố: Loài phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc ven đường ở gần rừng hay làng bản vùng núi từ Lạng Sơn, Bắc Thái vào tới Lâm Ðồng Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Verbenae
Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ của cây Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis).
Thu hái, chế biến: Toàn cây lúc đang có hoa, rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hoá học: Có glucosid là verbenalin và verbenin. Thân và rễ chứa stachyose. Cây có hoa chứa acid ascorbic với tỷ lệ 20mg% trọng lượng tươi.
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu phù, hoạt huyết tán ứ, trừ sốt rét.
Công dụng: Ðược dùng trị: 1. Sốt rét, giun chỉ, bệnh sán máng; 2. Cảm lạnh và sốt, viêm họng, ho gà; 3. Viêm dạ dày ruột cấp, lỵ amíp; 4. Viêm gan, vàng da, cổ trướng; 5. Viêm thận, phù thũng, viêm nhiễm đường tiết niệu, loét bìu; 6. Bế kinh, kinh nguyệt khó khăn, làm cho mau đẻ. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương và viêm mủ da; lấy cây tươi giã đắp và nấu nước rửa, tắm.
Cách dùng, liều lượng: 6-12g khô (25-50g tươi) mỗi ngày, dùng dạng thuốc sắc, thường kết hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai phải thận trọng khi sử dụng. Sách Bản thảo kinh sơ viết: người mắc chứng thấp nhiệt và huyết nhiệt, nhưng tỳ âm hư mà vị khí suy nhược không nên dùng.
Bài thuốc:
  1. Chữa cảm cúm phát sốt: Cỏ roi ngựa 50g, Khương hoạt 25g, Thanh cao 25g; cho vào nồi đổ ngập nước, sắc lấy 2 bát con, chia thành 2 lần uống trong ngày (cũng có thể đem các vị thuốc tán nhỏ, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày); nếu kèm theo đau họng, thêm Cát cánh 15g cùng sắc uống. Đã thử nghiệm đối với 51 trường hợp: khỏi hoàn toàn 46, bệnh giảm 3, không có tác dụng 2 (Giang Tô nghiệm phương thảo dược tuyển biên).
  2. Họng sưng đau:  Cành và lá Cỏ roi ngựa tươi một nắm to, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm một lượng sữa người vào, ngậm và nuốt dần từng ít một (Giang Tây Trung thảo dược học).
  3. Bạch hầu:  Dùng Cỏ roi ngựa khô 30-50g, sắc lấy khoảng 300ml nước thuốc. Người lớn mỗi lần uống 150ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày, trẻ em 8-14 tuổi mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày; trẻ nhỏ dưới 8 tuổi mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày. Y dược vệ sinh khoa nghiên tư liệu 1/1972 thông báo: đã thử nghiệm điều trị 50 trường hợp, toàn bộ khỏi bệnh; thuốc viên và thuốc tiêm tác dụng kém thuốc sắc; cỏ tươi có tác dụng tốt hơn cỏ khô (Thảo mộc liệu pháp). 
  4. Sốt rét:  Dùng Cỏ roi ngựa khô 30-60g, sắc nước uống. Trước và sau lúc lên cơn sốt 1-2 giờ uống 1 lần. Đã tiến hành điều trị cho 236 ca, 216 ca có kết qủa tốt. Thuốc có tác dụng ức chế đối với nguyên trùng sốt rét (malarial parasite), khiến trùng bị biến hình và chết (Thảo mộc liệu pháp). 
  5. Ăn phải cá độc sinh cổ trướng:  Cỏ roi ngựa một nắm to, sắc nước uống nhiều lần trong ngày (Tuệ Tĩnh - Nam dược thần hiệu).
  6. Phòng viêm gan truyền nhiễm:  Dùng Cỏ roi ngựa 25g, cam thảo 5g, sắc với 150ml nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 40ml - đó là liều lượng 1 lần uống đối với người lớn, mỗi ngày uống 3 lần vào trước bữa cơm, liên tục trong 4 ngày. Trung y tạp chí 4/1960 thông báo: trong thời kỳ có dịch viêm gan truyền nhiễm, 74 người trong diện có nguy cơ bị nhiễm bệnh đã được sử dụng phương thuốc trên, theo dõi trong 4 tháng không thấy  bị nhiễm bệnh.  Trong khi đó, nhóm đối chứng 35 người,  có 3 người bị bệnh, như vậy sơ bộ có thể thấy mã tiên thảo có tác dụng dự phòng nhất định đối với bệnh viêm gan nhiễm trùng (Thảo mộc liệu pháp). 
  7. Hoàng đản (vàng da):  Dùng rễ Cỏ roi ngựa tươi hoặc toàn cây tươi 50g, sắc lấy nước, bỏ bã, pha thêm đường, chia thành 3 phần uống trong ngày; nếu vùng gan trướng đau thêm sơn tra 15g vào cùng sắc uống (Giang Tây Thảo dược thủ sách).
  8. Đái ra máu và dưỡng chấp, kèm theo bí đái:  Dùng Cỏ roi ngựa 60g, sắc nước, chia thành 2 phần uống trong ngày. Phúc Kiến y dược tạp chí 3/1982 thông báo: có trường hợp đái dưỡng chấp 10 năm, sau đó lại thường bị bí đái; uống thuốc trên 2 ngày thì tiểu tiện thông, sau 3 ngày không còn đái ra máu, sau bốn ngày nước tiểu hết dưỡng chấp, tiếp tục theo dõi không thấy tái phát (Thảo mộc liệu pháp). 
  9. Trĩ nội: Dùng Cỏ roi ngựa, rau dền gai, mỗi thứ 20g, sắc nước uống thay trà trong ngày, liên tục trong nhiều ngày. Tạp chí Quảng Tây trung dược học số 2/1977 thông báo: 1 nữ bệnh nhân 26 tuổi, bị trĩ nội xuất huyết đã 11 năm, sử dụng phương thuốc này trong nửa tháng đã khỏi bệnh, 2 năm sau không thấy tái phát  (Thảo mộc liệu pháp).
  10. Viêm khoang miệng:  Dùng Cỏ roi ngựa tươi 30g, sắc nước, uống thay trà trong ngày. Sách Thảo mộc liệu pháp cho biết  trường hợp 1 bé gái 4 tuổi, khoang miệng bị viêm đã 4 tháng, nhiều điểm bị mưng mủ, chân răng hay chảy máu, miệng  hôi, lưỡi đỏ; đã điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với vitamin B2 và vitamin C nhưng không có kết quả. Dùng phương thuốc này trong 5 ngày bệnh đã khỏi, theo dõi một năm sau không thấy tái phát.
Herba Pteridis Multifidae
Tên khoa học: Pteris multifida Poir. (Tên đồng nghĩa: Pteris serrulata F. f.).
Họ: Seo gà (Pteridaceae).
Tên khác: Cỏ luồng, Phượng vĩ thảo, Phượng vĩ, Spider brake (Anh).
Mô tả: Cây thảo, cao 20-40cm, có thể hơn. Thân rễ nhỏ, ngắn, mọc bò. Lá mọc thẳng từ thân rễ, xẻ sâu hình lông chim 2 lần, nhẵn, gân lá rõ, có 2 loại: lá không sinh sản ngắn, mầu lục nhạt hơi vàng, các thùy to nhỏ không đều mọc đối nhau, mép hơi khía răng, có đầu tròn, riêng thùy tận cùng thuôn dài thành mũi nhọn; lá sinh sản dài, mầu đen sẫm gồm các thùy hình dải thuôn uốn éo, mọc đối, đầu nhọn hoắt, mép lá gập lại mang túi bào tử dày đặc ở trong; cuống lá rất dài, mầu nâu nhạt ở gốc, hơi vàng phía trên. Bào tử bốn cạnh, hơi tròn, mầu vàng nhạt, có nhiều u sần nhỏ. Mùa sinh sản: tháng 5-10.
Phân bố: Mọc phổ biến ở miền Bắc và Trung bộ, trên vách đá, vách đất, quanh thành giếng, nơi thoáng ẩm và mát.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Pteridis Multifidae).
Thu hái: Quanh năm, phơi khô.
Thành phần hóa học: Các dẫn chắt sterol: β-sitosterol và β-sitosterol- β-glucosid. Các chất diterpen: ent-kauran-2- β-16α-diol và ent-kaur-16-en-2 β-15 α-diol. Các flavonoid: apigenin 7-O- β-D-glucosid, luteolin-7-O- β-D-glucosid. Ngoài ra còn có một số chất pterosin B,F,O,S,C.
Công năng: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ.
Công dụng: Thường được dùng chữa: 1. Kiết lỵ mạn tính, lỵ trực tràng; 2. Viêm ruột, viêm đường tiết niệu; 3. Ngoại cảm phát sốt, sưng hầu họng; 4. Viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, ngứa lở và bệnh ngoài da.
Cách dùng, liều dùng: 30-60g cây khô sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Ðể dùng ngoài lấy cây tươi giã nát hoặc dùng cây và thân rễ hơ lửa, nghiền thành bột, trộn với dầu vừng mà bôi.
Bài thuốc:
1. Chữa kiết lỵ:
Cỏ seo gà, dây Mơ lông, rễ Cỏ tranh, Phèn đen, mỗi vị bằng nhau 20-30g, Gừng sống 3 lát, sắc đặc để nguội, uống vào lúc đói.
Cây seo gà 24g, Chè tươi 100g. Đun với 150ml nước trong 30 phút. Gạn lấy nước, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
Seo gà 30g, vỏ sắn thuyền 12g, Đậu đen rang cháy 20g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Seo gà 20g, dây mơ lông 20g, rễ cỏ tranh 20g, rễ phèn đen 20g, gừng sống 3 lát. Sắc uống, chia 2 - 3 lần trong ngày, uống lúc đói (Nam dược thần hiệu).
2. Chữa lỵ cấp tính:
Rễ phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, rễ seo gà 20g, rễ cỏ tranh 20g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Rễ phèn đen 20g, rễ seo gà 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen, sắc đặc. Ngày uống 1 thang.
Trị xuất huyết: seo gà 60g, rễ cây duối 60g. Sắc uống trong ngày.
3. Dùng ngoài:
Giã cây tươi để đắp, chữa viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, thấp chẩn.
Nước sắc đặc seo gà để rửa mụn trĩ.
Rễ và lá sao vàng thái nhỏ, đun trong dầu vừng, lọc bỏ rễ lá seo gà để lấy dầu thuốc. Thuốc dầu seo gà để bôi chữa một số bệnh ngoài da của trẻ em.
Herba Euphorbiae Hirtae
Tên khoa học: Euphorbia pilulifera L. hay Euphorbia hirta L.
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên khác: Cỏ sữa lá to.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay nhiều năm, có thân mảnh cao 15-40cm, toàn cây có lông ráp và có nhựa mủ trắng. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, dài 4-5cm, rộng 7-15mm, mép có răng cưa nhỏ. Gốc cuống lá có 2 lá kèm nhỏ hình lông cứng. Nhiều cụm hoa hình chén nhỏ ở các nách lá. Mỗi chén mang các hoa đơn tính. Quả rất nhỏ, đường kính khoảng 1,5mm, khi già nứt thành 3 mảnh vỏ mang 3 hạt rất nhỏ. Ra hoa quanh năm.
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi, ở những chỗ đất có sỏi đá, bãi cỏ, đường đi.
Trồng trọt: Cây mọc hoang khắp cả nước.
Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ.
Thu hái, chế biến: Cây được thu hái vào mùa hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Trong cây có quercetin, triacontan, jambulol, một chất phenolic, enphosterol, một phytosterol và phytosterolin, các acid hữu cơ (gallic, melissic, palmitic, oleic và linoleic), l-inositol và một alcaloid xanthorhamnin.
Công năng: Tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa; cây còn có tính làm dịu, chống co thắt và làm dễ thở.
Công dụng:
Người ta dùng Cỏ sữa để chữa: 1. Lỵ trực khuẩn, lỵ amíp; 2. Viêm ruột cấp, khó tiêu, viêm ruột non do Trichomonas; 3. Viêm khí quản mạn tính; 4. Viêm thận, viêm bể thận. Dùng ngoài trị eczema, viêm da, hắc lào, zona, apxe vú, viêm mủ da. Còn dùng cho phụ nữ đẻ ít sữa hoặc tắc tia sữa.
Ở Ấn Ðộ, Cỏ sữa lá lớn được dùng trị bệnh giun ở trẻ em, bệnh đường ruột và ho; dịch lá dùng trị lỵ và cơn đau bụng, nước sắc cây dùng trị bệnh về phế quản và hen; nhựa cây đắp trị hột cơm, mụn cóc. Ở phương Tây, Cỏ sữa được dùng trị bệnh đường hô hấp (hen, sổ mũi, khí thũng, ho mạn tính). Còn dùng chữa bệnh về mắt (viêm kết mạc, loét giác mạc). Nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày nên cần uống thuốc trước các bữa ăn.
Cách dùng, liều lượng: Có thể dùng dưới nhiều dạng. Nếu hãm, lấy 1g cho vào trong 1 chén nước sôi, mỗi ngày uống 2 chén. Hoặc dùng cao lỏng 0,50g - 1,50g hàng ngày. Hoặc dùng cao nước rượu 0,05-0,10g hàng ngày, dạng poxio. Hoặc dùng cồn thuốc 1-3g mỗi ngày. Người ta cũng thường dùng nước nấu cây để chữa bệnh ngoài da hoặc giã đắp ngoài.
Ghi chú: Không dùng quá liều vì cây có độc, sẽ gây ỉa chảy và làm tim hoạt động bất thường. Có thể giải độc bằng nước sắc Cam thảo và Kim ngân hoa, mỗi vị 12-16g.
Herba Euphorbiae Thymifoliae
Tên khoa học: Euphorbia thymifolia Burm.
Họ:  Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm. Cây ra hoa vào mùa hè.
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá.
Trồng trọt: Cây mọc hoang khắp nước ta.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Thu hái: Cây quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.
Tác dụng dược lý: Dùng dung dịch cỏ sửa đưa vào ruột sẽ ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,...) cũng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da. Chất nhựa mủ của nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày và độc đối với cá và chuột. Ở Ấn Ðộ, người ta xem nó như có tác dụng làm thơm, săn da, kích thích và nhuận tràng.
Thành phần hoá học: Trong cây có một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol và myrixyl alcohol.
Công năng: Thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
Công dụng: Thường dùng trị: 1. Lỵ trực trùng, viêm ruột ỉa chảy; 2. Trị xuất huyết; 3. Phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa.
Ở Ấn Độ còn dùng làm thuốc diệt sâu bọ, giã đắp chữa bệnh ngoài da.
Cách dùng, liều lượng: Toàn cây phơi khô, sao vàng, sắc uống, mỗi ngày 15-20g, có thể tới 50g cho trẻ em. Người lớn có thể dùng tới 100-150g.
Bài thuốc:
  1. Lỵ trực trùng: dùng Cỏ sữa 100g. Rau sam 80g sắc với 300ml nước, lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  2. Lợi sữa: Cỏ tươi 100g, hạt cây Gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.
  3. Viêm da nổi mẩn ngứa: Cỏ sữa giã nát xoa hay nấu nước rửa.
Folium Erythroxyli Coca
Tên khoa học: Erythroxylon coca Lamk.
Họ: Côca (Erythroxylaceae).
Mô tả: Cây bụi cao 1,5-2m. Lá hình trái xoan hay bầu dục, màu xanh lục, đậm, hơi có mũi nhọn, mép nguyên; gân phụ rất mảnh. Cụm hoa xim gồm 3-10 hoa ở nách lá; hoa mẫu 5, màu vàng; 10 nhị sinh sản. Quả hạch có vỏ ngoài nạc, chứa 1 hạt.
Phân bố: Cây có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới. Cây được đưa vào trồng ở nước ta từ đầu thế kỷ XX.
Bộ phận dùng: Lá.
Thu hái, chế biến: Lá quanh năm và phơi khô, tán bột, đóng gói, làm nguyên liệu chiết xuất cocain.
Thành phần hoá học: Trong lá có vết tinh dầu, tanin, các flavonoid. Các hoạt chất chính là các alcaloid ester dẫn xuất của tropan-3ol: Cocain, cinnamylcocain, truxillin. Còn có các pyrrolidin đơn: alhygrin, cuscohygrin. Hàm lượng của alcaloid thay đổi tuỳ loài và vùng địa lý, từ 0,5 - 2% nhưng chủ yếu là cocain (0,2%). Những mẩu lá coca trồng ở nước ta có hàm lượng cocain là 0,21-0,31%.
Tác dụng: Tác dụng dược lý của cocain 1. Gây tê cục bộ, nhất là gây tê bề mặt có các đầu mút thần kinh làm giảm tính dẫn truyền, do hiệu quả ổn định màng neuron thần kinh; 2. Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, khi tiêm qua mạch máu hay hít thở, alcaloid này kích thích các chức năng sinh lý, cảm giác, vận động, làm giảm cảm giác mệt, sau giai đoạn kích thích nhất thời, nó làm giảm các trung tâm vận mạch và hô hấp; 3. Tác dụng lên hệ thần kinh tự do. Như kiểu thần kinh giao cảm, cocain ức chế sự tiếp nhận nor-adrenalin ở mức khớp thần kinh; như chất co mạch, tăng huyết áp, dãn con ngươi; nó làm tăng hoạt động của tim ở liều thấp, nhưng với liều cao lại có thể làm ngừng đập tim. Dược động học và các hiệu quả sinh lý quan sát được phụ thuộc vào cách sử dụng (ăn, hút, hít thuốc, tiêm).
Công dụng: Sản xuất cocain hydrochlorid làm thuốc tê tại chỗ trong nha khoa, tai mũi họng.
Làm nguyên liệu chế nước giải khát (coca-cola).
Ghi chú: Lá Côca và alcaloid chiết xuất từ lá là sản phẩm gây nghiện, cocain là một trong các chất ma tuý gây hại trên thế giới hiện nay.
Herba Abutili indici
Tên khác: Nhĩ hương thảo (磨盘草), Kim hoa thảo.
Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet, họ Bông (Malvaceae).
Mô tả:
Cây: Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
Mùa hoa quả tháng 2-6.
Dược liệu: gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Tất cả các bộ phận đều có lông. Thân lớn đường kính khoảng 1,2 cm, được cắt vát dài 1 - 1,5 cm. Thân nhỏ và cành thường được cắt thành đoạn dài 3 - 4 cm. Vỏ thân có vân nhăn nheo dạng lưới, màu nâu xám nhạt hay lục xám, vỏ cành thường nhẵn. Lá khô bị nhăn nheo, nhàu nát, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, nếu ngâm nước rồi rải trên một mặt phẳng sẽ thấy lá mỏng mềm, hình tim, đầu nhọn, dài rộng khoảng 5 - 10 cm. Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay, đường kính 1,5 - 2 cm, có khoảng 20 phân quả, mỗi phân quả có một vỏ nhọn như gai, có lông dày, chứa 3 hạt màu đen nhạt, hình thận.
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.
Thu hái: Vào mùa hạ, đem về, giũ sạch bụi, cắt thành những đoạn theo kích thước quy định, phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Abutili indici), rễ, hạt.
Thành phần hóa học: Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.
Công năng: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu.
Công dụng: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
Cách dùng, liều lượng: Sắc uống hoặc giã nát đắp mụn nhọt. Lá ngày dùng 8 - 20g, hạt 2 - 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
  1. Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.
  2. Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống.
  3. Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.
Ghi chú: Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.
Tên khoa học: Sambucus javanica Reinw., họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).
Mô tả: Cây mọc thành bụi lớn, cây mọc nhanh có thể cao đến 3m. Thân xốp, nhẵn, màu xám-nâu nhạt. Cành to bên trong rỗng có chứa chất trắng xốp như tủy, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, có mùi hăng khó chịu, mọc đối, thuộc loại lá kép gồm 5-7 lá chét hình soan hay mũi giáo, dài 8-15 cm x 3-5 cm. Mép có khía như răng. Cuống lá rất ngắn, có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, có mùi thơm nhẹ, mọc thành sim, tạo thành một tán. Quả mọng, hình cầu màu đỏ rồi chuyển sang đen, mọc từ một cuống màu đỏ, quả có chứa 3 hạt dẹt.
Bộ phận dùng: Cành, lá, hoa, quả.
Phân bố: Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng. Còn được trồng làm cây cảnh. Trồng bằng cành hoặc gieo hạt vào mùa xuân.
Thu hái: cả cây vào mùa hè-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học:
1. Thành phần hóa học của Hoa: 0,03-0,14 % tinh dầu có dạng như bơ do ở hàm lượng acid béo cao (phần chính là palmitic acid chiếm đến 66%) và 7,2 % n-alkanes.
Cho đến nay khoảng 63 hợp chất, phần lớn là những monoterpenes (như hotrienol và linalool oxide). 0,7-3,5 % flavonoids (theo Chế dược thư Châu Âu, không dưới 0.8% tính theo isoquercitroside), gồm glavonols và các glucoside của flavonol, nhiều nhất là rutin (2.5%), isoquercitrin, hyperoside, quercirin, astragalin và 3-O-rutinoside và glucoside của isorhamnetin. Các hợp chất loại phenolic gồm chừng 5.1% các chất chuyển hóa từ hydroxycinnamic acid như chlorogenic acid (2.5-3%), p-coumaric acid, caffeic- vàferulic acid. Sambunigrin (beta-glucoside của mandelic acid nitrile).
Alcohol loại triterpenic (chừng 1% các alpha và beta amyrine, đa số ở dạng acid béo đã bị ester hóa). Acid loại triterpene (như ursolic và oleanolic acid, 20-beta-hydroxy ursolic acid). Sterols (chừng 0,11%) ở các dạng tự do, dạng ester hóa và dạng kết nối glycosidic.
2. Thành phần hóa học của quả: Các flavonoid glycosides như rutin, isoquercetrin.
Các anthocyan glycosides như sambucin, sambucyanin, chrysanthe min (=cyanidin-3-rhamnoglucoside,-3-xyloglucoside). Khoảng 0,01% tinh dầu chứa 34 hợp chất thơm.
Các glucosides cho cyanide như sambunigrin, prunasin, zierin, hocalin (thưởng ở trong hạt). Các đường hữu cơ (7.5%): glucose, fructose. Các acid hữu cơ trong trái cây như citric, malic. Các vitamin
3. Thành phần của lá: chứa sambunigrin một glycoside cyanogenic (0.042%).
Công năng: Khu phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ.
Công dụng: Cành, lá tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả, hoa, vỏ làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi, nhuận tràng, quả ngâm rượu uống chữa thấp khớp.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-12g hoa, quả hoặc vỏ dưới dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
  • Chữa đau nhức: Sách "Thiên Kim phương" có ghi lại cách dùng cây cơm chấy để chữa như sau: Mùa lạnh dùng rễ (giã nát), còn mùa nóng thì dùng cành lá, sao lên cho nóng, xoa và đắp lên rốn bệnh nhân; đồng thời dùng lá cây cơm cháy, hun nóng, rải lên chiếu cho bệnh nhân nằm.
  • Chữa gãy xương: Dùng vỏ rễ và lá cây cơm cháy, giã nát đắp vào chỗ xương gãy rồi băng lại cho cố định (Vân Nam trung thảo dược tuyển).
  • Chữa bị đánh, bong gân sưng đau: Dùng lá cây cơm cháy cắt nhỏ, giã nát cùng với mấy củ hành để liền cả rễ và bã rượu, đắp vào chỗ đau rồi băng lại, mỗi ngày thay thuốc một lần  (Giang Tây dân gian thảo dược).
  • Chữa bị đánh, ngã, chấn thương thổ ra huyết: Dùng rễ cây cơm cháy, trắc bách diệp, mỗi thứ 9g, địa du 12g, sắc nước uống (Triết Giang dân gian thảo dược).
  • Chữa phong thấp khớp xương sưng đau: Dùng rễ cây cơm cháy 20 - 30 g sắc nước uống trong ngày; đồng thời nấu lấy nước đặc rửa chỗ đau (Vân Nam trung thảo dược tuyển).
Radix Polygoni cuspidati
Tên khoa học: Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc.
Họ: Rau răm (Polygonaceae).
Tên khác: Hổ trượng.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1-1,5m. Rễ phình thành củ cứng màu vàng nâu. Thân có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, có bẹ chìa ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả khô có 3 cạnh. Hoa tháng 6-7, quả tháng 9-10.
Phân bố: Cây của vùng Đông Á ôn đới, mọc hoang ở vùng đồi núi nước ta và thường được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thuốc.
Trồng trọt: Trồng nhiều nới trên đất nước ta.
Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Cốt khí củ.
Thu hái, chế biến: Rễ củ quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu đông, rửa sạch, thái phiến, dùng tươi hay phơi khô trong râm.
Thành phần hóa học: Rễ chứa physcin, emodin 8-0-b glucosid, b-sitosterol glucosid, 3.4.5. trihydroxystilben 3-0-b - 0 glucosid, polygonin, rheochrysin, polydatin, resveratol, cuspidatin.
Công năng: Hoạt huyết, tiêu viêm, kháng sinh, chống virus, lợi tiểu, lợi sữa, chống ho, tiêu đờm.
Công dụng: Thường dùng trị 1. Phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, ngã ứ huyết; 2. Viêm gan cấp, viêm ruột, lỵ; 3. Viêm amygdal, viêm hầu; 4. Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ; 5. Viêm ruột cấp, nhiễm trùng đường niệu; 6. Kinh nguyệt khó khăn, vô kinh, huyết hôi không ra (đẻ xong ứ huyết); 7. Táo bón.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị rắn cắn, vết đứt và bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, viêm âm đạo; thường dùng thuốc bột đắp.
Bài thuốc:
  1. Phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức: Củ cốt khí, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15-20g sắc uống.
  2. Viêm gan cấp tính, sưng gan: Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uống. Hoặc dùng Cốt khí với Nhân trần, mỗi vị 30g, sắc uống.
  3. Thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, Lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày.
Chú ý: Khi dùng phải sao kỹ để giảm bớt anthranoid, nếu dùng sống dễ bị ỉa lỏng.
Rhizoma Drynariae
Tên khoa học: Drynaria fortunei J.Sm.
Họ: Dương xỉ (Polypodiaceae).
Tên khác: Hầu khương, Hồ tôn khương, Thân khương, cây Tổ phượng, cây Tổ rồng, Tổ diều, Tắc kè đá
Radix Dioscoreae
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill.
Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae).
Tên khác: Hoài sơn, Sơn dược.
Flos Chrysanthemi
Tên khoa học: Dược liệu là cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa (Chrysanthemum indicum L.).
Họ: Cúc (Asteraceae).
Tên khác: Cúc hoa vàng, Kim cúc.
Tên khác: cúc từ bi, cần dầy lá, tần canh chua.
Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less, họ Cúc (Asteraceae). 
Tên khác: Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi
Tên khoa học: Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).
Herba Hediotis capitellatae
Tên khác: Cây loét mồm, Đất lượt.
Tên khoa học: Hediotis capitellata Wall. ex G.Don, họ Cà phê (Rubiaceae). 
Tên khác: Bông bụt, Bụp.
Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L., họ Bông (Malvaceae).
Herba Epimedic
Tên khác: Cương tiền, Tiên linh tỳ, Tam chi cửu diệp thảo, Phỏng trượng thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Can kê cân, Hoàng liên tổ.
Tên khoa học: Dâm dương hoắc (Epimedum macranthum Merr. et Desne.) Dâm dương hoắc lá hình tim (E. brevicornn Maxim) Dâm dương hoắc lá mũi tên:  E. sagittatum (Sieb. et Zucc.) Maxim), họ Hoàng liên (Berberidaceae).
Tên khác: Cây thanh hao dại, Thổ kinh giới.
Tên khoa học: Chenopodium ambrosioides L. = Chenopodium anthelminticum A. Gray., họ Rau muối (Chenopodiaceae). 
Tên khác: Tang (桑), Mạy môn (dân tộc Thổ); Dâu cang (dân tộc Mèo); Nằn phong (Dao); Tầm tang.
Tên khoa học: Morus alba L., họ Dâu tằm (Moraceae). 
Tên khác: Dây muôi, Lừa ty rừng.
Tên khoa học: Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult., Họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Caulis Tinosporae tomentosae
Tên khác: Khoan cân đằng (寬 筋 藤), Tục cốt đằng.
Tên khoa học: Tinospora tomentosa Miers., họ  Tiết dê (Menispermaceae). 
Tên khác: Thùa, Dứa Mỹ.
Tên khoa học: Agave americana L., họ Thùa (Agavaceae). 
Herba Catharanthi Rosei
Tên khác: Trường Xuân hoa, hải đằng, dương giác, bông dừa.
Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don = Vinca rosea L., họ Trúc đào (Apocynaceae). 
Tên khác: Dứa gai, Dứa gỗ.
Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol., họ Dứa dại (Pandanaceae). 
Folium Digitalis
Tên khác: Mao địa hoàng, Địa chung hoa, Digital   
Tên khoa học: Digitalis purpurea L.; Digitalis lanata Ehr. và một số loài Digitalis khác, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). 
Cortex et Flos Plumeriae
Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey.
Họ: Trúc đào (Apocynaceae).
Tên khác: Cây sứ, Bông sứ.   
Tên khoa học: Blumea balsamifera (L.) D C.
Họ: Cúc (Asteracea).
Tên khác: Mai hoa băng phiến, Long não hương, Từ bi, đại ngải, mai phiến, mai hoa não, ngải nạp hương, co nát (Thái), phặc phà (Tày).
Rhizoma Rhei
Tên khoa học: Rheum  palmatum L.
Họ: Rau răm (Polygonaceae) và một số loài thuộc chi này.
Tên khác: Tướng quân, Cẩm văn đại hoàng, Xuyên đại hoàng, Hoàng lương, Phu như, Phá môn, Vô thanh hổ, Cẩm trang hoàng. 
Fructus Anisi stellati
Tên khoa học: Illicium verum Hook.f.
Họ:  Hồi (Illiciaceae).
Tên khác: Bát giác hồi hương, hồi sao, mác chác, mác hồi (Tày).
Fructus Zizyphi sativae
Tên khoa học: Zizyphus sativa Mill.
Họ: Táo (Rhamnaceae).
Tên khác: Táo tàu.
Herba Lophatheri
Tên khác: Áp chích thảo, Cỏ lá tre, Sơn kê mễ ,Thủy trúc. Rễ gọi là Toái cốt tử.
Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn., họ Lúa (Poaceae). 
Radix Salviae
Tên khác: Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm.
Tên khoa hoc: Dược liệu là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae). 
Radix Campanumoeae
Tên khác: Phòng đẳng sâm, Thượng đảng nhân sâm.
Tên khoa học: Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông (Campanulaceae). 
Medulla Junci caulis
Tên khác: Cỏ bấc đèn, Bấc, Hổ tu thảo, Bích ngọc thảo, Tịch thảo, Xích tu, Cổ ất tâm, Đăng thị, Thần đăng nhị.
Tên khoa học: Juncus effusus L., họ Bấc (Juncaceae). 
Semen Persicae
Tên khoa học: Prunus persicae (L.) Batsch., họ Hoa hồng (Rosaceae).
Bộ phận dùng: Nhân hạt đã phơi khô lấy từ quả chín của cây Đào (Prunus persicae).
108.ĐẬU ĐEN
Tên khoa học: Vigna cylindrica, Vigna unguiculata.
Radix et Rhizoma Sanguisorbae
Tên khoa học: Sanguisorba officinalis L., họ Hoa hồng (Rosaceae). 
Radix Rehmanniaeglutinosae
Tên khác: Đại sinh địa, Can địa hoàng.
Tên khoa học: Rehmania glutinosa (Gaerth) Libosh., họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). 
Rhizoma Kaempferiae
Tên khác: Sơn nại, Tam nại, Thiền liền, Sa khương, Faux galanga (Pháp), Galanga Resurrectionily Rhizome (Anh).
Tên khoa học: Kaempferia galanga L., họ Gừng (Zingiberaceae). 
Flos Caryophylii
Tên khác: Công Đinh hương, Hùng tử hương, Đinh tử, Đinh tử hương, Kê tử hương.
Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) Merill et L.M. Perry = (Eugenia caryophylata Thunb.), họ Sim (Myrtaceae). 
Tên khác: Cây gỏi cá, Nam dương lâm.
Tên khoa học: Tieghemopanax fruticosus Vig. = Panax fruticosum L. = Polyscias fruticosa Harms, họ Ngũ gia (Araliaceae). 
Cortex Eucommiae
Tên khác: Xuyên Đỗ Trọng, Tiểu bạch bì đằng.
Tên khoa học: Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.), họ Đỗ trọng (Eucomiaceae).  
Radix Angelicae
Tên khác: Đương quy lông.
Tên khoa học: Angelica spp., họ Cần (Apiaceae). 
Tên khác: Đơn lá đỏ, Đơn tía, Đơn mặt trời, Liễu đỏ.
Tên khoa học: Excoecaria bicolor Hass; Excoecaria cochichinensis Lour; Excoecaria orientalis Pax. et Hoffm; Antidesma bicolor Hask. họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). 
Radix Angelicae sinensis
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần (Apiaceae).
Tên khác: Mộc miết (木鳖), Muricic (Pháp), Cochinchina Momordica (Anh).
Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng, họ Bầu bí (Cucurbitaceae). 
Fructus Cannabis
Tên khoa học: Cannabis sativa L.
Họ: Gai mèo (Cannabinaceae).
Tên khác: Gai mèo, Bồ đà, Cần sa.
Flos, Radix, Cortex et Resina Bombacis.
Tên khoa học: Bombax malabaricum DC. = Gossampinus malabarica (DC.) Merr. = Bombax heptaphylla Cav.
Họ: Gạo (Bombacaceae). 
Herba Gynostemmae pedatae
Tên khác: Cam Trà vạn, Thất diệp đởm, cây trường sinh, cây cỏ Thần kỳ, Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm.
Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb). Makino họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Rhizoma zingiberis
Tên khác: Sinh khương (生姜), can khương (干姜), bào khương, Zingiber (Anh), Gingembre, Amome des Indes (Pháp).
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). 
Spica Prunellae
Tên khoa học: Prunella  vulgaris L., họ Bạc hà (Lamiaceae). 
Radix Fallopiae multiflorae
Tên khác: Dạ giao đằng.
Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum Thunb.), họ Rau răm (Polygonaceae). 
Radix Streptocauli Juventatis
Tên khác: Dây sữa bò.
Tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr., họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Semen Sesami
Tên khác: Hạt vừng đen, Mè Đen, Vừng Đen.
Tên khoa học: Sesamum indicum L., họ Vừng (Pedaliaceae). 
Bulbus seu Herba Allii
Tên khác: Thông bạch, Hành hương, Hành hoa, Hom búa (Thái), Sông (Dao). English names: Japanese leek, Welsh onion, cibol, stone leek.
Tên khoa học: Alium fistulosum L., họ Hành (Liliaceae).
Cortex Cinnamomi
Tên khác: Hậu phác nam, Quế rừng.
Tên khoa học: Cây chành chành (Cinnamomum liangii Allen.) hoặc Cây de (Cinnamomum sp.) họ Long não (Lauraceae). 
Fructus Piperis nigri
Tên khác: Hạt tiêu, Hắc hồ tiêu, Tiêu.
Tên khoa học: Piper nigrum L., họ Hồ tiêu (Piperaceae). 
Flos Styphnolobium japonici
Tên khác: Hòe hoa, cây Hòe, Hòe.
Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott = Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae). 
Herba Pogostemonis
Tên khác: Thổ Hoắc hương, Quảng hoắc hương.
Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Blanco., họ Bạc hà (Lamiaceae). 
Cortex Phellodendri
Tên khác: Hoàng nghiệt.
Tên khoa học: Phellodendron chinense Schneid., họ Cam (Rutaceae). 
Cortex Oroxyli
Tên khác: Vỏ Núc nác, Nam hoàng bá.
Tên khoa học: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae). 
Radix Scutellariae
Tên khác: Hủ trường, Túc cầm, Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục, Khổ đốc bưu, Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm, Điều cầm, Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo,  Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng.
Tên khoa học: Dược liệu là rễ khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.), họ  Bạc hà (Lamiaceae). 
Radix et Caulis Fibraurea
Tên khoa học: Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea  recisa Pierre hay F. tinctoria Lour.)
Họ: Tiết dê (Menispermaceae).
Tên khác: Hoàng liên đằng, Dây vàng giang, Nam hoàng liên.
Radix Astragali
Tên khác: Miên Hoàng kỳ, Tiễn kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ.
Tên khoa học: Vị thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bge.) hoặc Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bge), họ Đậu (Fabaceae). 
Rhizoma Coptidis
Tên khoa học: Hoàng liên chân gà (Coptis teeta Wall.) và một số loài Hoàng liên khác (Coptis teetoides C.Y.Cheng., Coptis chinensis Fronclo.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae). 
Cortex Strichni wallichianae
Tên khác: Hoàng đàn, Vỏ doãn, Vỏ dãn, Mã tiền, Lá quế.
Tên khoa học: Strychnos wallichiana Steud. ex DC., họ Mã tiền (Loganiaceae). 
Rhizoma Poligonati
Tên khác: Củ cây cơm nếp.   
Tên khoa học: Hoàng tinh hoa đỏ: Polygonatum kingianum Coll et Hemsl., Hoàng tinh hoa đốm: Polygonatum punctatum Royle ex Knuth, Hoàng tinh hoa trắng  Disporopsis longifolia Craib, Polygonatum sibiricum Red., Polygonatum multiflorum L. ...), họ Hành (Liliaceae). 
Flos Carthami
Tên khác: Hồng lam hoa, Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa.
Nguồn gốc: Hoa đã phơi hoặc sấy khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), họ Cúc (Asteraceae). 
Folium Colei
Tên khác: Dương tử tô, Rau thơm lông, Rau tần lá dày.
Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth. (Tên đồng nghĩa: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng), họ Bạc hà (Lamiaceae). 
Tên khác: Húng giổi, Húng chó, Rau quế, É quế.
Tên khoa học: Ocimum basilicum L. var basilicum, họ Bạc hà (Lamiaceae). 
Herba Ocimi sancti
Tên khác: É đỏ, é tía.
Tên khoa học: Ocimum sanctum L., họ Bạc hà (Lamiaceae). 
Herba Ocimi gratissimi
Tên khác: É trắng, hương nhu trắng lá to.
Tên khoa học: Phần trên mặt đất của cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), họ Bạc hà (Lamiaceae). 
Rhizoma Cyperi
Tên khác: Cỏ gấu, cỏ cú  củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, hải dương phụ.
Tên khoa học: Hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.) hay Hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.), họ Cói (Cyperaceae).
Rhizoma Corydalis
Tên khác: Diên hồ sách (延 瑚 索), huyền hồ sách, nguyên hồ sách, khuê nguyên hồ, sanh diên hồ, sao diên hồ, vũ hồ sách, trích kim noãn.
Tên khoa học: Corydalis bulbosa DC., họ Thuốc phiện (Papaveraceae). 
Radix Scrophulariae
Tên khác: Hắc sâm, Nguyên sâm, Ô nguyên sâm.
Tên khoa học: Scrophularia buergeriana Mig. và loài Scrophularia ningpoensis Hemsl, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). 
Folium Cordyline
Tên khác: Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ, Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diên ái (Dao).
Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth var. ferrea Bak. (Tên đồng nghĩa Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval. và Cordyline ferrea C.Koch), họ Hành (Liliaceae). 
Lignum Dracaenae cambodianae
Tên khác: Cau rừng, Cây xó nhà, Dứa dại, Trầm dứa, Giác ông, Giác máu, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái), Dragon tree (Anh), dragonnier de Loureiro (Pháp).
Tên khoa học: Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep., họ Huyết dụ (Dracaenaceae).
Sanguis Draconis
Tên khác: Máu rồng, Sang dragon, calamus gum, dragonis blood.
Tên khoa học: Calamus draco Willd. (Tên đồng nghĩa Daemonorops draco Blume), họ Dừa (Palmaceae). 
Herba Siegesbeckiae
Tên khác: Cỏ đĩ, Cây cứt lợn, Chó đẻ hoa vàng, Niêm hồ thái, Chư cao, Hổ cao, Nụ áo rìa, Cỏ bà a, Hy tiên, Nhã khỉ cáy  (Thổ), Co boóng bo (Thái).
Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc (Asteraceae). 
Herba Leonuri
Tên khác: Sung úy, chói đèn, làm ngài, xác diến (Tày), chạ linh lo (Thái).
Tên khoa học: (Leonurus heterophyllus Sweet), họ Bạc hà (Lamiaceae). 
Fructus Alpiniae oxyphyllae
Tên khác: Anh Hoa Khố, Ích Chí Tử, Trích Đinh Tử.
Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Mig., họ Gừng (Zingiberaceae). 
Fructus Xanthii strumarii
Tên khác: Thương nhĩ tử (蒼 耳 子), Xương nhĩ, Thương nhĩ, Phắc ma, Mac nháng (Tày).
Tên khoa học: Xanthium strumarium L. (Tên đồng nghĩa Xanthium japonicum Widder), họ Cúc (Asteraceae).
Caulis Sargentodoxae,Caulis Mucunae, Caulis Milletiae
Tên khác: Cây máu gà.
Nguồn gốc: Hiện nay, dược liệu mang tên Kê huyết đằng với cùng công dụng có nhiều loài lấy từ một số chi thuôc những họ khác nhau như: Thân phơi sấy khô của cây Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd et Wils.), họ Đại huyết đằng (Sargentodoxaceae) hoặc một số loài thuộc họ Đậu (Fabaceae) như Mucuna birwoodiana Tutcher, Milletia nitida Benth, Milletia dielsiana Harms. 
Semen Leucaenae leucocephalae
Tên khác: Táo nhơn, Bình linh, Bọ chét, Keo giun, Bồ kết dại, Phắc căn thin (Tày), Nàng dung điẳng (Dao).
Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit (tên đồng nghĩa Leucaena glauca Benth.),  họ Đậu (Fabaceae). 
Fructus Chebulae
Tên khác: Chiêu liêu, Chiêu liêu hồng, Xàng, Tiếu.
Tên khoa học: Terminalia chebula Retz., họ Bàng (Combretaceae). 
Cortex, Fructus, Flos, Folium et Radix Averrhoae Carambolae
Tên khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang- Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử- Dương đào - Carambola, Carambolier.
Tên khoa học: Averrhoa carambola L., họ Chua me đất (Oxalidaceae).  
Semen euryales
Tên khác: Kê đầu thực.
Tên khoa học: Euryale ferox Salisb., họ Súng (Nymphaeaceae). 
Semen Pharbitidix
Tên khác: Hắc sửu, Bạch sửu, Bạch Khiên Ngưu, Bồn Tăng Thảo, Cẩu Nhĩ Thảo, Giả Quân Tử, Hắc Ngưu, Hắc Sửu, Nhị Sửu, Tam Bạch Thảo, Thảo Kim Linh, Thiên Gìa, Bìm Bìm Biếc, Lạt Bát Hoa Tử.
Tên khoa học: Ipomoea hederacea Jacq., họ  Bìm bìm  (Convolvulaceae).
Folium Tonkinensis
Tên khác: Khổ sâm Bắc bộ, cù đèn, co chạy đón (Thái), croton du Tonkien, croton du Nord Vietnam (Pháp).
Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Radix Sophorae
Tên khác: Dã hoè, Khổ sâm, Khổ sâm bắc, Khổ cốt, Kushenin, Ku shen, Light yellow sophora (Anh).
Tên khoa học: Sophora flavescens Ait., họ Đậu (Fabaceae). (Tên đồng nghĩa : Tên đồng nghĩa: Sophora angustifolia Sieb. & Zucc.).
Folium Ardisiae Silvestris
Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard.
Họ: Đơn nem (Myrsinaceae).
Tên khác: Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía.
Flos Tussilaginis farfarae
Tên khác: Đồ Hề, Đông Hoa, Đông Hoa Nhị, Hổ Tu, Khỏa Đống, Khoản Đống, Khoản Hoa, Mật Chích Khoản Đông, Thác Ngô, Thị Đông, Toản Đông, Xá Phế Hậu, Tussilage (Pháp), Chassetoux (Pháp).
Tên khoa học: Tussilago farfara L., họ Cúc (Asteraceae). 
Rhizoma et radix notapterygii
Tên khác: Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh, Tây Khương Hoạt, Xuyên Khương Hoạt, Trúc tiết khương.
Tên khoa học: Notopterygium incisum Ting ex H. T. Chang., họ Cần (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Là thân rễ và rễ phơi khô (Rhizoma et radix notapterygii).
Fructus Rosae laevigatae
Tên khác: Kim anh tử, Mác nam coi (Tày), Thích lê tử, Đường quán tử.
Tên khoa học: Rosa laevigata Michx., họ Hoa hồng (Rosaceae). 
Tên khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái), Japanese honeysuckle (Anh), Chèvrefeuille du Japon (Pháp).
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.; Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa DC.; Lonicera cambodiana Pierre, họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).
Herba Desmodii
Tên khác: Đồng tiền lông, Mắt trâu, Vảy rồng, Dây sâm lông, Bươm bướm, Cỏ Đồng tiền vàng (Gold Money Herb), Cat’s foot, maiden-hair, ground ivy (Anh); Herbe de St-Jean, couronne de terre, lierre terrestre, rondette (Pháp).
Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., họ  Đậu (Fabaceae).
Herba Elsholtziae ciliatae
Tên khác: Kinh giới Việt Nam, Bán biên tô, Tiểu kinh giới, Bài hương thảo, Giả tô, Khương giới, Thử minh, Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Kinh giới rìa, Kinh giới trồng, Tịnh giới, Hồ kinh giới, Nhả nát hom (Thái).
Tên khoa học: Elsholtzia cristata Willd. (Tên đồng nghĩa Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Fructus Siraitiae Grosvenorii
Tên khác: La hán, Quang quả mộc miết, Giả khổ qua.
Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle., họ Bầu bí (Cucirbitaceae). 
Herba Piperis lolot
Tên khác: Lá lốp, Tất bát, Lotlot (Anh).
Tên khoa học: Piper lolot C. DC, họ Hồ tiêu (Piperaceae). 
Tên khoa học: Gelsemium elegans Benth.
Họ: Mã tiền (Loganiaceae).
Herba Passiflorae
Tên khác: Chùm bao, nhãn lồng, dây lưới, mắn nêm, dây bầu đường (Đà Nẵng), tây phiên liên, mò pì, mác quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), Stinking passion-flower, granadilla, tagua passion-flower (Anh); passiflore, passion (Pháp).
Tên khoa học: Passiflora foetida L., họ   Lạc tiên (Passifloraceae). 
Herba Geranii
Tên khác: Cỏ quan, Mỏ hạc.
Tên khoa học: Một số loài thuộc chi Geranium như Geranium nepalense Sweet, G.  nepalense var. thunbergii (Sieb et Zucc) Kudo, G. sibiricum var. glabrius (Hara) Ohwi, họ Mỏ hạc (Geraniaceae). 
Fructus Forsythiae
Tên khác: Lão kiều, Thanh kiều, Hạn liên tử, Hoàng thọ đan, Trúc căn, Weeping forsuthia (Anh).
Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl., họ Nhài (Oleaceae). 
Ganoderma Lucidum
Tên khác: Linh chi thảo, nấm lim, nấm thân tiên, nấm trường thọ, nấm Trường thọ (Longevity mushroom).
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst., họ Nấm gỗ (Ganodermataceae). 
Aloe
Tên khác: Lưu hội, Nha đam, Lưỡi hổ, Hổ Thiệt.
Tên khoa học: Aloe spp. (Hai loài được sử dụng nhiều: Aloe vera L. và Aloe ferox Mill.), họ Lô hội (Asphodelaceae). 
Tên khác: Dã hương, Rã hương, Chương não, Triều não, Não tử, Mạy khảo khuông (Tày), Cà chăng điẳng (Dao), Camphor tree (Anh), laurier à camphre (Pháp).
Tên khoa học: Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm., họ Long não (Lauraceae). 
Arillus Longanae
Tên khác: Lệ chi nô, Á lệ chi, Mạy ngận, Mác nhan (Tày), Lày nghịn điẳng (Dao), dragon’ eye (Anh).
Tên khoa học: Euphoria longan (Lour.) Steud., họ Bồ hòn (Sapindaceae). 
Radix et rhizoma Gentianae
Tên khác: Lăng Du, Thảo Long Đởm, Sơn Lương Đởm, Đởm Thảo, Khổ, Đởm, Quan Âm Thảo, Tà Chi Đại Phu, Tà Chi Đại Sĩ, Trì Long Đởm, Gentiane (Pháp).
Tên khoa học: Gentiana scabra Bunge., họ Long đởm (Gentianaceae). 
Tên khác: Lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm.
Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson, họ Thài lài (Commelinaceae).
Pericarpium Granati
Tên khác: An thạch lựu, Thạch lựu, Thạch lựu bì (石榴皮), Pomegranate (Anh), grenadier (Pháp).
Tên khoa học: Punica granatum L., họ Lựu (Punicaceae). 
Tên thuốc: Radix Linderae.
Tên khoa học: Lindera myrrha (Lour) Merr.
Họ: Long Não (Lauraceae).
Tên thuốc: Aconiyum.
Tên khoa học: Aconitum sinense Paxt.
Họ: Mao Lương (Ranunculaceae).
Tên thuốc: Folium Sennae.
Tên khoa học: Cassia angustifolia Vahl. hoặc Cassia acutifolia Delile.
Tên thông thường: lá Cây Keo.
Tên thuốc: Fructus citri Sarcodactylis.
Tên khoa học: Citrus medica L var. Sarcodactylis Swingle.
Tên thuốc: Semen Toreyae.
Tên khoa học: Embelia ribes Burn.
Họ: Đơn Nem (Myrrinaceae).
Tên dược: Radix Stephaniae Tetrandrae.
Tên khoa học: Stephania tetrandrae S. Moore; Cocculus trilobus (Thunb.) DC.; Aristolochia fangchi Wu et L.D. Chou et S.M.Hwang.
Họ: Tiết Dê (Menispermaceae).
Tên thuốc: Radix Ledebouriellae.
Tên khoa học: Saphoshnikovia dicaricala (Lurcz) Schischk.
Họ: Hoa Tán (Umbelliferae).
Tên thuốc: Herba Lemnae.
Tên khoa học: Pislia stratiotes L.
Họ: Ráy (Araceae).
Tên thuốc: Fructus tritici Levis.
Tên khoa học: Triticum Aestivum.
Tên thuốc: Fructus Trichosanthes.
Tên khoa học: Trichosanthes sp.
Họ: Bí (Cucurbitaceae).
Tên thuốc: Rhizoma Dryopteris crassirhizomae.
Tên khoa học: Cyrtomium fotunei.
Họ: Dương Xỉ (Polypodiaceae).
Tên thuốc: Ramulus Cinnamoni.
Tên khoa học: Cinnamomum loureirrii Ness.
Họ: Long Não (Lauraceae).
Tên thuốc: Semen Sennae.
Tên khoa học: Cassia angustifolia Vahl. hoặc Cassia acutifolia Delile. 
Herba Glini oppositifolii
Tên khác: Rau đắng lá vòng, Bitter Cumin, Slender carpetweed (Anh).
Tên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) DC.
Họ: rau đắng (Molluginaceae).
Herba Orthosiphonis
Tên khác: Cây bông bạc.
Tên khoa học: Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, cao 0.3 – 0.5m, có khi hơn. Thân mảnh cứng, hình vuông, mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành. Lá mọc đối, hình trứng, dài 4 – 6cm, rộng 2,5 – 4cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới; cuốn lá dài 3 – 4cm. Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, dài 8 – 10cm, gồm 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím; lá bắc nhỏ rụng sớm; dài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài; tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2 cm, môi trên chia 3 thùy, môi dưới nguyên; nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2 – 3 lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn; vòi nhụy dài hơn nhị. Quả bế tư, nhỏ, nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Orthosiphonis).
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta.
Thu hái: khi cây chưa có hoa, phơi khô.
Tác dụng dược lý:
Theo các tác giả Chow S.Y.Liao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính mạch vơi liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0.179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp. Dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD50 = 196g/kg.
Các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy-3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật. Xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, 2 tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiếc tách từ râu mèo. Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinensentin không thể hiện tác dụng chống viên. Về tác dụng kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudômnas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây nhiễm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flovon sinensetin, tetramethylsutellarein và 3’ – hydroxy -3, 6, 7, 4’ tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu.
Về dược lý lâm sàn, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị bệnh thận và phù thũng.Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng  hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.
Thành phần hoá học: Bên cạnh các chất thông thường như muối kali (3%), β–sitosterol, ∂-amyrin, inositol, còn có glycosid orthosiphonin, nhiều hợp chất polyphenol và một tỷ lệ rất thấp tinh dầu (0,02 – 0,06%). Polyphenol là thành phần có liên quan đến tác dụng trị liệu của cây râu mèo và gồm: các phenylpropanoid (acid rosmarinic, acid dicafeytartric), các flavonoid (dẫn xuất di, tri, tetra, pentametyl của sinensentin, salvigenin, eupatorin, rhamnazin, cirsimaritin, scutellarein; các dẫn xuất metylen của luteolol và trimetyl apigenin). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen (β – elemen,  β – caryophylen, β – selinen ∂ - guaien, ∂ - humulen và ∂ - cadinen). Trong hoa có 4% một dẫn xuất benzopyran là metyl ripariochromen A.
Công năng: lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp.
Công dụng: Thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 5-6g bột dược liệu pha với nửa lít nước nóng, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 15-30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2-4 ngày.
Bài thuốc:
  • Chữa viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống.
  • Chữa đái ra sỏi, đái ra máu và đái buốt: Râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 – 7 ngày.
Herba portulaxae Oleracere
Tên khác: Mã xỉ hiện (馬齒莧), phắc bỉa, slổm ca (Tày).
Tên khoa học: Portulaca oleracca Lin, họ Rau sam (Portulacaceae).
Tên thuốc: Fructus amoni.
Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall.
Họ: Gừng (Zingiberaceae).
Tên thuốc: Radix Glehniae.
Tên khoa học: Glehnia liloralis F.S.
Họ: Hoa Tán (Umbelliferae).
Tên thuốc: Semen Astragali Complanati.
Tên khoa học: Astragalus complanatus E. Br.
Tên khoa học: Wedelia calendulacea Less.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Tên thuốc: Radix Bupleuri.
Tên khoa học: Bupleurum sinense DC.
Họ: Hoa Tán (Umbellferae).
Thường gọi là Bắc sài hồ, lá giống lá trúc, nhưng nhỏ hơn, hoa vàng và thơm.
Tên thuốc: Fructus corni.
Tên khoa học: Cornus officinalis Sieb. et Zuce.
Họ: Sơn Thù Du (Cornaceae).
Tên thuốc: Fructus Crataegi.
Tên khoa học: Crataegus cuneata S.et.Z.
Họ: Hoa Hồng (Rosaceae).
Tên khoa học: Quisqualis indica
Họ: Bàng (Combretaceae)
Cortex Alstoniae
Tên khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Mò cua.
Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R.Br., họ Trúc đào (Apocynaceae). 
Tên thuốc: Rhizoma Sparganii.
Tên khoa học: Seipus yagara Ohwi.
Họ: Cói (Cyperaceae).
Tên thuốc: Radix Notoginsing.
Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng (Burk).
Họ: Ngũ Gia Bì (Araliaceae).
Tên khoa học: gleditschia australis Hemsl.
Họ: Vang (Caesalpiniaceae).
211.TẦM CỐT PHONG
Tên thuốc: Herba Aristolochiae Mollissimae.
Tên khoa học: Aristolochia mollissima Hance.
Tên thuốc: Flos Magnoliae.
Tên khoa học: Magnolia litiflora Desrousseaux.
Họ: Mộc Lan (Magnoliaceae).
213.TẦN GIAO
Tên thuốc: Radix Gentianae macrophyllae.
Tên khoa học: Genliana dakuriea Fisch.
Họ: Long Đởm (Genlianaceae).
214.TÂY DƯƠNG SÂM
Tên thuốc: Radix panacis quinquefolii; Radix ginseng americane.
Tên khoa học: Panax quinquefolium L.
215.TẾ TÂN
Tên thuốc: Herba asaricum Radice.
Tên khoa học: Asarum sieboldii Mip.
Họ: Mộc hương (Arisiolochiaceae).
216.THẠCH HỘC
Tên thuốc: Herba Dendrobii.
Tên khoa học: Dendroblum sp.
Họ: Lan (Orchidaceae).
217.THẠCH XƯƠNG BỒ
Tên thuốc: Rhizome Acori graminei.
Tên khoa học: Acorus gramineus Soland.
Họ: Ráy (Araceae).
218.THANH HAO (THANH CAO)
Tên khoa học: Artemisia apiacea Hance.
Họ: Cúc (Compositae).
219.THANH TƯƠNG TỬ  
Tên thuốc: Semen Celosiae.
Tên khoa học: Celosia argentea L. celosia cristata L.
Tên Việt Nam: Hạt Mào Gà.
220.THẢO ĐẬU KHẤU  
Tên thuốc: Semen Alpiniae Katsumadai.
Tên khoa học: Alpinia katsumadai Hayata.
221.THẢO QUẢ 
Tên thuốc: Fructus Tsaoko.
Tên khoa học: Amomum Isao-ko C.et L.
Họ: Gừng (Zingiberaceae).
222.THĂNG MA  
Tên thuốc: Rhizoma cimicifugae.
Tên khoa học: Cimicifuga foetida L.
Họ: Mao Lương (Ranunculaceae).
223.THIÊN MÔN ĐÔNG
Tên thuốc: Radix Asparagi.
Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour). Merr.
Họ: Hành Tỏi (Liliaceae).
224.THIÊN NAM TINH
Tên thuốc: Rhizoma Arisaematis.
Tên khoa học: Arisaema consanguinesum schott; Arisaema amurense Maxim; Arisaema heterophyllum Bl.
Họ: Ráy (Araceae).
225.THIÊN NIÊN KIỆN  
Tên thuốc: Rhizoma Homalomenae.
Tên khoa học: Homalomena affaromatica Roxb.
Họ: Ráy (Araceae).
226.THIÊN THẢO 
Tên thuốc: Radix Rubiae.
Tên khoa học: Rubia cordifolia L.
227.THƯỜNG SƠN  
Tên thuốc: Radix Dichroce.
Tên khoa học: Dichroa febrifuga Lour.
Họ: Thường Sơn (Saxifragaceae).
228.TIÊN HẠC THẢO
Tên thuốc: Herba Agrimoniae.
Tên khoa học: Agrimonia pilosa Ledeb. Nakai.
229.TIÊN MAO
Tên thuốc: Rhizoma Curculiginis.
Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.
230.TIỀN HỒ 
Tên khoa học: peucedanum decursivum Maxim (Tiền Hồ Hoa Tím) và Praeucedanum.oraeruplorum Dúm (Tiền Hồ Hoa Trắng).
Họ: Hoa Tán (Umbelliferae).
231.TIÊU HỒI HƯƠNG  
Tên thuốc: Fructus Foeniculi.
Tên khoa học: Foenicuhem vulgare Mill.
232.TÔ MỘC 
Tên thuốc: Lignum Sappan.
Tên khoa học: Caesalpinia sappan L.
Họ: Vang (Caesalpiniaceae).
233.TÔNG LƯ THÁN  
Tên thuốc: Petilus Trachycarpi Carbonisatus.
Tên khoa học: Trachycarpus fortunei H. Wendl.
Tên Việt Nam: Bẹ Móc.
234.TRẠCH LAN
Tên thuốc: Herba Lycobi.
Tên thực vật: Lycopus lucidus Turcz. var. Hirtus Regel.
Tên Việt Nam: Lá Mần Tưới.
235.CÂY TRÁM TRẮNG
Fructus Canari
Tên khác: Cảm lãm, Thanh quả, mác cơm, cây bùi.
Tên khoa học: Canarium album (Lour) Raensch, họ Trám (Burseraceae).
236.TRINH NỮ HOÀNG CUNG
Crinum Latifolium
237.TRÚC NHỰ  
Tên thuốc: Caulis bambusae in Teanis.
Tên khoa học: Phylostachys nigra Var Henonis Stapf.
238.TRƯ LINH 
Tên thuốc: Polyporus.
Tên khoa học: Polyporus umbellalus Fries.
Họ: Nấm Lỗ (Polyporaceae).
239.TỤC ĐOẠN 
Tên thuốc: Radix Dipsaci.
Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq.
Họ: Tục Đoạn.
240.TUYỀN PHÚC HOA  
Tên thuốc: Flos Inulae.
Tên khoa học: Inula Japonica Thunb.
Họ: Cúc (Compositae).
241.TỬ THẢO 
Tên thuốc: Radix Lithospermi Sen Arnebiae.
Tên khoa học: Lithospermun erythrorhizon Sieb. et Zucc; Arnebia euchroma (Royle johnst); Macrotomia euchroma.
242.TỬ UYỂN
Radix Asteris Tatarici
243.TỲ BÀ DIỆP
Tên thuốc: Folium Eriobotryae.
Tên khoa học: Eriobotrya japonica Lindl.
Họ: Hoa Hồng (Rosaceae).
244.TỲ GIẢI 
Tên khoa học: Dioscorea tokoro Mahino.
Họ: Củ Nâu (Dioscoreaceae).
245.UẤT KIM   
Tên thuốc: Radix Curcumae.
Tên khoa học: Curcuma long L.
Họ: Gừng (Zingiberaceae).
246.ÚC LÝ NHÂN
Tên thuốc: Semen Pruni.
Tên khoa học: Prunus japonica Thunb. hoặc Prunus humilis Bge. hoặc Prunus tomentosa.
247.UY LINH TIÊN  
Tên thuốc: Radix Clematis.
Tên khoa học: Clematis sinensis Osbeck.
Họ: Mao Lương (Ranunculaceae).
248.VIỄN CHÍ 
Tên khoa học: Polygala sp.
Họ: Viễn Chí (Polygalaceae).
249.VÚ BÒ
Tên khác: Cây vú chó.
Tên khoa học: Ficus heterophyllus L., họ Dâu tằm (Moraceae).
250.VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH (TRÂU CỔ) 
Tên thuốc: Semen Vaccariae.
Tên khoa học: Vaccaria pyramidala Medie.
Họ: Cẩm Chướng (Caryophyllaceae).
251.XÀ XÀNG TỬ   
Tên thuốc: Fruetus Cnidii.
Tên khoa học: Cnidlum monnleri (L) Cuss.
Họ: Hoa Tán (Umbelliferae).
252.XẠ CAN (Cây Rẻ Quạt) 
Tên khoa học: BelamCan da sinensis (L) D. C.
Họ: Lay Ơn (Iridaceae).
253.CÂY XẤU HỔ
Herba Mimosae Pudicae
Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.
Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae).
254.CÂY XUÂN HOA
Tên khác: Cây Hoàn ngọc, Cây con khỉ.
Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.
Họ: Ô rô (Acanthaceae).
255.XÍCH THƯỢC 
Tên thuốc: Radix paeoniae Rubra.
Tên khoa học: Paeonia liacliflora Pall.
Họ: Mao Lương (Ranunculaceae).
256.XÍCH TIỂU ĐẬU (Đậu Đỏ) 
Tên khoa học: Phaseolus angularis Wigth.
Họ: Cánh Bướm (Papilionaceae).
257.XUYÊN KHUNG
Tên thuốc: Radix Chuanxiong.
Tên khoa học: Ligusticum Wallichii Franch.
Họ: Hoa Tán (Umbelliferae).
Tên thuốc: Herb Andrographitis.
Tên khoa học: Andrographis pamiculat (Burm f) Nees.
Tên khoa học: Zanthoxylum simulans Hance.
Họ: Cam Quýt (Rulanceae).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét