Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Các loài cây cỏ dùng nấu nước mát

Ngoài thiên nhiên có rất nhiều cây cỏ mọc hoang dại nhưng lại có tác dụng phòng chữa bệnh, nếu biết về đặc tính sinh học của chúng cũng như cách chế biến sẽ tạo nên loại nước mát hữu ích cho sức khỏe con người.

1.Cây thuốc dòi hay còn gọi là cây Bọ mắmhttp://duoclieu.hup.edu.vn/wp-content/uploads/2013/08/Pouzolzia-zeylanica-Bo-mam.jpg

Bọ mắm, cũng có tên là thuốc giòi, là một loài thực vật có hoa trong họ Tầm ma, có dạng cây thảo mọc hoang. Loài này được (L.) Benn. & R. Br. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1838.[1]
Tên khoa học là Pouzolzia zeylanica, danh pháp đồng nghĩa: Parietaria cochinchinensis Lour.[2]
Cây bọ mắm mọc bò lan trên mặt đất ở những cánh đồng ẩm thấp, bản địa trải dài từ Ấn Độbán đảo Đông Dương xuống Malaysia và quần đảo Philippin.
Lá cây mỏng, hình trứng thon, nhọn đầu, dài 4–9 cm, ngang khoảng 2 cm. Mặt lá lốm đốm chấm trắng.
Hoa nhỏ nở thành chùm ở nách nhánh. Trái bọ mắm hình trứng nhọn có khía dọc như chia ra từng múi.
Cây bọ mắm dùng trong dân gian để chữa ho cảm, đau họng, thông sữa.
Đặc biệt là trong ngành ẩm thực Việt Nam, cây bọ mắm được dùng để chống giòi. Cây hái về đem cả cây thái nhỏ rồi trộn vào mắm tôm thì mắm không bị giòi bọ[3]. Vì vậy cây mới có tên "bọ mắm" hay "thuốc giòi".
cây cỏ nấu nước uống
cây thuốc dòi
Tên khoa học là Pouzolzia Acylanica, cây thuốc dòi là loại cỏ thân mềm, thân cây có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới; lá dài 4 – 9cm, rộng 1,5- 2,5cm có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. Hoa tự đơn tính mọc thành tim co. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông. Toàn cây, lá có thể dùng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc dòi trong nhân dân bằng cách sắc uống hay nấu thành cao dùng để chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng; làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa.
Cây thuốc dòi có thể dùng tươi xay nhuyển vắt lấy nước uống để mát phổi, nếu nấu chín có vị thơm uống rất ngon.

2. Rễ cỏ tranh

cây cỏ nấu nước
Rễ cây cỏ tranh
Có tên khác là Bạch mao căn (tên khoa học: Rhizoma Imperatae), cỏ tranh là loại cỏ sống dai, thân, rễ chắc, khỏe. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, Chúng ta thu hoạch rễ tranh từ cây cỏ tranh để làm thuốc. Trong rễ cỏ tranh có các chất glucoza, fructoza và axit hữu cơ. Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn vào 3 kinh tâm, tỳ và vị có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể, dùng chữa nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp..

3. Cây mía lau

cây cỏ nấu nước
cây mía lau
Có tên khoa học là Sacharum Officinanum, là loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2 – 5m. Thân có đốt chứa nhiều sacaroza.Trong thân cây mía lau có chứa sacaroza chiếm từ 7 – 10%, protein 0,22%, chất béo (0,5%) và một số chất khác như: glyxin, arabinoza, glutamin, guanin, arabinoza… dùng toàn cây (bỏ rễ và ngọn). Theo y học cổ truyền, mía lau có tác dụng tiêu đờm.

4. Cây mã đề

cây cỏ nấu nước
cây mã đề
Tên khoa học Plantago asiatica, họ mã đề (Plantaginaceae). Tên chữ Hán là xa tiền thảo, xa tiền thái. Hạt mã đề gọi là xa tiền tử. Mã đề thường mọc nơi ẩm ướt. Người dân thường dùng lá làm rau ăn và cả thân làm thuốc.
Theo Đông y mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Tác dụng chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non…

5. Râu ngô ( râu bắp)

cây cỏ nấu nước
Râu ngô
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo , vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, làm hạ đường huyết , tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.Thường xuyên dùng nước luộc râu bắp lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.

6. Cây lẻ bạn lá lớn

cây cỏ nấu nước
Ads by OnlineBrowserAdvertisingAd Options
cây lẻ bạn
Cây lẻ bạn lá lớn hay gọi là cây hoa sò huyết  là một cây thảo, sống nhiều năm, cao 30 – 40cm, phủ bởi bẹ lá, không phân nhánh. Lá dài 18 – 28cm, rộng 3 – 5cm, không cuống, có bẹ; mặt trên lá màu lục, mặt dưới có màu tía. Cụm hoa hình tán dựng trong 2 cái mo úp vào nhau, nom như sò. Hoa có lá đài, 3 cánh hoa màu trắng vàng, quả nang dài 3 – 4mm, 3 ô, mở thành 3 mảnh vỏ, chứa một hạt có góc và cứng. Cây lẻ bạn ra hoa vào mùa hè. Được trồng làm cảnh ở nhiều nơi, nhất là các thành phố như công viên, vườn nhà.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây lẻ bạn là hoa hay lá dùng tươi hoặc phơi khô. Theo y học cổ truyền cây lẻ bạn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.

7. Hoa cúc

cây cỏ nấu nước
Cúc hoa
ừ lâu, hoa cúc được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.Dùng hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ…
Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Còn theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
Một số công thức nấu nước mát thanh nhiệt:
- Rễ tranh 1 nắm
- Mìa lau vài khúc đập dập
- Râu bắp 1 nắm
- Cây mã đề 1 nắm
- Cây thuốc dòi 1 nắm
- Vài lá lẻ bạn.Tất cả đem rửa sạch rồi nấu trong 2-3 lít nước đến khi sôi vặn nhỏ lửa thêm 10-15 phút là được.
Hay chỉ cần vài khúc mía lau và nắm to râu bắp nấu rửa sạch nấu trong 2 lít nước để sôi rồi vặn lửa nhỏ thêm 10 phút, để nguội uống dần. Nên cố gắng uống nước mát nấu trong ngày để vị thuốc nước mát còn nhiều tác dụng tốt hơn để qua đêm. Nước mát có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… thì không nên lạm dụng loại nước mát này.

THẢO DƯỢC GIẢI KHÁT MÙA NÓNG

1. THẢO QUYẾT MINH (Cassia Tora L.)
thaoquyetminh
Bộ phận dùng: Hạt già
Thành phần hóa học: Cả cây chứa anthraglucozid, thủy phân cho emodin và glucoza. Ngoài ra có Rhein, chrysophanol. Dầu hạt gồm acid oleic, linolic, palmitic, lignoceric và sitosterol.
Công dụng:
- Hạt dùng sống: Nhuận trường
- Hạt sao vàng sậm: Chữa mất ngủ, nhức đầu, ho, tăng huyết áp, mắt đỏ, mờ mắt, đau mắt. Chảy nước mắt, táo bón, tiểu ít.
Cách dùng: Dùng 20g hạt nấu với 1 lít nước, sôi 30 phút. Uống cả ngày.

2. RAU MÁ (Centella aciatica L.)
RAU MA
Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái quanh năm. Dùng tươi tốt hơn phơi khô.
Thành phần hóa học: Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glucerid của các acid: oleic, linolic, palmitic… alcaloid hydrocotylin; chất đắng vallarin; glucozid asiaticozid, vitamin C.
Công dụng: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón,vàng da, đái rắt, đái buốt, thống kinh, khí hư bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt.
Cách dùng: Ngày dùng 50g cây tươi giã nát, thêm nước sạch vắt lấy nước cốt chia 2 lần uống trong ngày. Có thể nấu nước uống nhưng hiệu quả không bằng dùng uống tươi.
3. SẮN DÂY (Pueraria Thomsonii Benth.)
SAN DAYSANDAY
Bộ phận dùng: Bột sắn hoặc rễ củ thái nhỏ phơi khô.
Thành phần hóa học: Trong rễ củ có isoflavon: puerarin, daidzin, daidzein, tinh bột.
Cộng dụng: Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g bột sắn dây pha với 200ml nước sạch, uống nguội. Hoặc dùng 50g rễ củ khô nấu với 1 lít nước, sôi 15 phút, uống cả ngày.
4. MÍA LAU (Saccharum sinensis Roxb.)
MIA LAU
Bộ phận dùng: Nước ép tươi hoặc toàn cây mía tươi bỏ ngọn.
Công dụng: Mía dùng chữa sốt, khát nước, tiểu tiện đỏ, chữa nôn ọe
Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nước mía ướp lạnh. Hoặc dùng 100g cây mía tươi rửa sạch, chẻ nhỏ nấu với 2 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày.
5. RỄ TRANH (Imperata Cylindrica P. Beauv)
Re-co-tranh-thanh-nhiet
Bộ phận dùng: Thân rễ, thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học: Thân rễ chứa glucoza, fructoza, acid hữu cơ.
Công dụng: Chữa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, sốt nóng.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 50g rễ tranh + 50g râu ngô. Nấu với 2 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày.
6. RÂU NGÔ (Zea Mays L.)
RAU NGO
Bộ phận dùng: Râu ngô phơi khô.
Thành phần hóa học: Râu ngô chứa muối Kali
Công dụng: Thuốc lợi tiểu dùng trong bệnh tim, tăng huyết áp, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 50g râu ngô nấu với 2 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày.
7. MÃ ĐỀ (Plantago Major L.)
MA DE
Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học: Lá có aucubin, acid oleanolic, chất nhầy, tanin, saponin, tinh dầu, vitamin A, C và K, acid citric, muối Kali.
Công dụng: Lợi tiểu, chữa phù, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, sỏi thận, ho lâu ngày, viêm phế quản, đau mắt đỏ.
Cách dùng: Tốt nhất là lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100g. Ngày 2 lần. Hoặc nấu uống.
8. RÂU MÈO (Orthosiphon aristatus (Blume) Mig.)
RAU MEO
Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô.
Thành phần hóa học: Toàn cây chứa glucozid đắng orthosiphonin- saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali.
Công dụng: Thuốc lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật.
Cách dùng: Tốt nhất là dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sạch, vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100g, ngày 2 lần. Nếu dùng lá khô thì chỉ được hãm nước sôi chứ không được nấu vì sẽ mất hoạt chất. Ngày 50g lá khô cho vào 2 lít nước sôi. Uống cả ngày.
9. BÍ ĐAO (Benincasa hispida (Thun) cogno)
BI DAO
Bộ phận dùng: Toàn trái bí đao còn tươi.
Thành phần hóa học: Là loại rau bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin B và C.
Công dụng: Bí đao được dùng tiêu phù, thông tiểu, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu sưng, tiêu mụn nhọt. Vỏ quả dùng chữa đái rắt do bàng quang nhiệt hoặc đái ra chất nhầy. Hạt bí đao thường dùng chữa ho, giải độc.
Cách dùng: Dùng 500g bí đao tươi cả vỏ, hạt. Nấu với 2 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày.
10. THUỐC GIÒI (Pouzalzia zeylanica (L.) Benn.)
THUOC GIOITHUOC GIOI1
Bộ phận dùng: Còn gọi là Bọ mắm, dùng toàn cây tươi rửa sạch.
Công dụng: Thường dùng trị cảm ho hoặc ho lâu ngày, viêm họng, lỵ, viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu tiện.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 200g lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch, vắt lấy nước cốt và thêm 1 muỗng canh mật ong. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Hoặc nấu nước uống.
11. HOA CÚC (Chrysanthemum indicum L.)
HOA CUC
Bộ phận dùng: Trong hoa có glucozid chrysanthemin, thủy phân cho glucoza và cyanidin; stachydrin, tinh dầu, vitamin A.
Công dụng: Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt khô, mắt mờ, tăng huyết áp, mụn nhọt, sưng tấy. Dùng lâu đẹp tươi nhan sắc.
Cách dùng: Dùng 20g hoa cúc khô (100g tươi) nấu với 2 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày.
12. LƯỜI ƯƠI (Sterculia Lychnophora Hance.)
LUOI UOILUOI UOI2LUOI UOI1
Bộ phận dùng: Hạt khô.
Thành phần hóa học: Hạt lười ươi gồm 2 phần:
- Phần nhân chiếm 35%, có chất béo, tinh bột và chất đắng.
- Phần vỏ chiếm 65%, có ít chất béo, nhiều nhất là bassorin, chất nhầy và tanin. Phần đường trong hạt chủ yếu là galactoza, pentoza và arabinoza.
Công dụng: Thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam.
Hiện nay công dụng chủ yếu của lười ươi là mát và nhuận.
Cách dùng: Ngày dùng 5 hạt cho vào 1 lít nước nóng, chờ 10 phút cho hạt nở ra, quây đều ta có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường hoặc mật ong vào cho đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày.
13. MỦ TRÔM (Sterculia foetida L.)
MU TROM MU TROM1
Bộ phận dùng: Nhựa mủ tiết ra từ cây.
Công dụng: Giải khát
Cách dùng: Mỗi lần dùng 20g mủ trôm khô rửa sạch ngâm với 1 lít nước cho nở ra, thêm đường vào đủ ngọt, ăn cho mát, giải nhiệt, giải độc.
14. SƯƠNG SÂM (Cyclea barbata (Wall.) Miers) còn có tên khác: Sâm lông, dây sâm, sâm nam leo, lá mối.
SAMSAM1
Bộ phận dùng: Lá tươi vò làm thạch sâm.
Công dụng: Lá có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ.
Cách dùng: Lấy 100g lá sương sâm tươi già, bỏ lá úa, lá sâu. Rửa sạch, cần nhẹ tay tránh làm rách lá, dùng 1 cái rây lớn đặt vào 1 thau sạch có sẵn 1 lít nước đun sôi để nguội. Bỏ lá sương sâm vào rây vò mạnh cho nát lá từ 15 – 20 phút, lọc nhanh, bỏ bã. Vớt hết bọt nổi lên trên mặt rồi để yên cho đông lại thành thạch sâm. Khi ăn thì thái nhỏ, trộn đường.
Chủ trị: Đái vàng, đái rắt, nóng ruột, sôi bụng.
15. SƯƠNG SÁO (Mesona Chinensis Benth.)
SUONG SAOSUONG SAO1
Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ phơi khô – Thạch sương sáo.
Công dụng:
- Thạch ăn cho mát
- Toàn cây khô: Chữa cảm mạo, viêm khớp cấp, viêm thận, tăng huyết áp, tiểu đường.
Cách dùng: Thân lá sương sáo khô xay thành bột, đổ nước ngập dược liệu nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột gạo vào quậy đều nấu cho sôi lại, để nguội được một thứ keo đặc nhưng mềm gọi là sương sáo. Khi ăn người ta thái nhỏ thạch đen và cho thêm đường.
- Dùng 50g lá khô sương sáo nấu với 1 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày.
16. DỪA (Cocos nucifera L.)
DUA
Bộ phận dùng: Nước
Thành phần hóa học: Nước dừa là một dung dịch đẳng trương gồm chủ yếu là glucoza, fructoza, rất ít saccaroza, ngoài ra còn có các acid malic, acid amin, các acid béo, Vitamin C nhưng hàm lượng rất ít.
Công dụng: Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát.
Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 trái dừa để giải khát không thêm đường, muối, ướp lạnh càng tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét