Dây vằng trắng
Dây vằng trắng, Dây rơm, Sơn mục - Clematis granulata (L.) Ohwi (C. meyeniana Walp. var. granulata Finet et Gagnep), thuộc họ Hoàng Liên - Ranunculaceae.
Dây vằng trắng
Hoa tháng 6-7.
Bộ phận dùng: Toàn dây -Herba Clematidis.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông). Ở nước ta, cây mọc ở lùm bụi ven rừng và ở bờ suối, phổ biến từ Quảng Ninh vào tới Khánh Hoà. Thu hái dây vào mùa xuân, mùa thu, loại bỏ vỏ bẩn, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị nhạt, đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, thông kinh, lợi sữa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta dùng lá nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Còn dùng làm thuốc chữa bệnh tê thấp. Ở Trung Quốc, dây được dùng chữa thuỷ thũng, tiểu tiện không thông, viêm nhiễm đường tiết niệu, khớp xương đỏ đau, kinh bế và ít sữa. Liều dùng 3-6g.
Ghi chú: Phụ nữ có mang dùng phải thận trọng.Dây vác rừng
Dây vác rừng, Mùi tử qua - Tetrastigma harmandii Planch., thuộc họ Nho - Vitaceae.
Dây vác rừng
Hoa tháng 3, quả tháng 12.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Tetrastigmae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng rậm từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên-Huế cho tới Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai (Biên Hoà) và Kiên Giang (Phú Quốc). Còn phân bố ở Campuchia, Lào.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá nhai đắp chữa rắn cắn. Người ta dùng thân dây làm dây cột, nhưng không bao giờ dùng lá để ăn vì sẽ gây ngứa ở miệng.Dây sương sâm
Dây sương sâm, Dây xanh ba nhị - Tiliacora triandra (Colebr.) Diels., thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.
Dây sương sâm
Mùa hoa quả tháng 12-6.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Tiliacorae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng, trên núi đá vôi, tới độ cao 300m. Còn phân bố ở Campuchia, Lào, Thái Lan.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân ta cũng thường trồng lấy lá làm thạch và làm rau ăn. Ở Campuchia, người ta dùng lá để ăn với lẩu Samlo; thân mang lá, phối hợp với các vị thuốc khác, dùng chế biến thành thuốc để điều trị bệnh lỵ.
Ở Thái Lan, người ta dùng rễ làm thuốc chống sốt.Dây song bào
Dây song bào - Diploclisia glaucescens (Blume) Diels, thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.
Dây song bào
Hoa tháng 2.
Bộ phận dùng: Dây và lá - Herba et Folium Diploclisiae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng còi và ven rừng tới độ cao 1200m, tại nhiều nơi ở miền Bắc và đến tận Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hoà, Tây Ninh. Còn phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác của Á châu nhiệt đới.
Thành phần hoá học: Lá chứa chất nhầy và saponin.
Tính vị, tác dụng: Dây, lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, Dây song bào được dùng làm thuốc trị 1 Rắn độc cắn; 2. Phong thấp đau nhức xương; 3. Nhiễm trùng niệu đạo.
Ở Ấn Độ lá được tán thành bột và dùng uống với sữa để điều trị bệnh giang mai, thiểu năng mật và bệnh lậu. Liều dùng 20-40g, dạng thuốc sắc. Để trị rắn cắn, dùng lá tươi giã nát bôi xung quanh miệng vết thương.Dây sen
Dây sen, Ngôn vàng - Alyxia flavescens Pierre ex Pit., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Dây sen
Bộ phận dùng: Gỗ - Lignum Alyxiae.
Nơi sống và thu hái: Chỉ mới biết có trong rừng Bảo chánh vùng Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Cũng phân bố ở Thái Lan.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng gỗ đốt như đốt trầm trước đền thờ Phật và nơi thờ cúng tổ tiên; gỗ này chỉ hơi thơm. Người ta cũng dùng làm thuốc xông chữa đau đầu. Nhựa của cây rất đắng làm nôn nhẹ.
Ghi chú: Loài Ngôn tàu - Alyxia pseudosinensis Pit., ở miền Trung Việt Nam, cũng có nhựa có tác dụng trên hệ tim mạch, nghi là có độc.Dây sâm
Dây sâm, Dây sâm lông, Dây mối, Sâm nam - Cyclea barbata Miers (C. peltata Hook. et Thw.), thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.
Dây sâm
Bộ phận dùng: Rễ - Radix Cycleae Barbatae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang dại, phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái rễ quanh năm, đào về, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng giải độc, giảm đau, tán ứ. Lá lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận tràng nhẹ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân dùng dây làm vỏ để ăn trầu. Lá thường được vò làm thạch ăn (sương sâm) có tính mát, giúp giải khát, trị đái dắt và táo bón. Rễ thường dùng trị ỉa chảy, trị bệnh về gan, ghẻ cóc và bệnh trĩ.
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị: 1. Đau cổ họng (Yết hầu); 2. Đau dạ dày, đau răng; 3. Đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15-20g, dạng thuốc sắc.Dây ruột gà
Dây ruột gà, Mộc thông - Clematis chinensis Osbeck, thuộc họ Hoàng Liên - Ranunculaceae.
Dây ruột gà
Hoa tháng 6-8, quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng: Rễ - Radix Clematidis Chinensis, thường gọi là Uy linh tiên. Ta dùng cả thân dây thay vị Mộc thông (Clematis armandii Franch.) của Trung Quốc.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trong các savan cây bụi. Còn phân bố ở nhiều nơi của Trung Quốc. Có thể thu hoạch rễ quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi khô. Thân dây thu hái quanh năm, thái mỏng, phơi khô, khi dùng sao vàng.
Thành phần hoá học: Rễ chứa protoanemonin, anemonin, ranunculin, clematoside.
Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay, mặn, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, thông lạc chỉ thống. Thân có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, lợi tràng, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ thường được dùng làm thuốc giúp tiêu hoá, thông tiểu tiện và lợi sữa. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ làm thuốc trấn đau trị thiên đầu thống, đau phong và thần kinh mặt bị tê dại. Còn dùng chữa da đau tê rần, chân tay yếu mỏi, co giật gân, co duỗi khó khăn, nấc nghẹn. Thời xưa ở Trung Quốc, nó dùng làm thuốc trị phong rất cần thiết, lại làm thuốc giải nhiệt; dân gian cũng dùng làm thuốc chữa hóc xương cá.
Đơn thuốc: - Phù thũng, hoàng đản, bạch đới; dùng 15-20g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.Dây rơm
Dây rơm - Tetrastigma erubescens Planch,, thuộc họ Nho - Vitaceae.
Dây rơm
Hoa tháng 9-10; quả tháng 1.
Bộ phận dùng: Dây - Caulis Tetrastigmae Erubescentis.
Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của Đông Dương, mọc hoang ở đồi núi, nơi có lùm cây rậm rạp, có gặp ở Kontum, An Giang.
Tính vị, tác dụng: Lương y Nguyễn An Cư đã viết về Dây rơm như sau: Vị hơi ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh tân, giải khát, trừ phong nhiệt, khu phiền, nhuận táo, chỉ khái thấu, hạ đờm, tiêu đạo. Là thuốc lương giải.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân thường dùng nước ở trong cây uống giải khát; còn dùng dây làm thuốc trị ban, sốt, bổ gân cốt. Có người dùng dây trị đau dạ dày: lấy một đoạn cỡ gang tay, chẻ làm hai, nhúng vào mật đem nướng vàng, rồi chặt ra bỏ vào siêu sắc uống.
Đơn thuốc: Chữa huyết áp tăng cao, nhức đầu buổi sáng, đau cứng 2 gân cổ, rần rần trên đầu khó chịu; dùng Nhãn lồng 10g, lá Vông nem 10g, Mắc cỡ gai 10g, rễ Nhàn rừng 10g, lá Kiến cò 10g, Dây rơm 10g, Ráng bay 10g, Phục linh 10g, hiệp chung 1 thang, sắc 3 chén nước còn 8 phân uống. Ngày 1 thang.Dây quinh tàu
Dây quinh tàu, Lương vàng, Lăng vàng, Lăng nghệ, Chưn bầu dây - Combretum latifolium Blume (C. extensum Roxb.), thuộc họ Bàng - Combretaceae.
Dây quinh tàu
Mùa hoa quả tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Cành lá, quả - Ramulus et Fructus Combreti latifolii.
Nơi sống và thu hái: Loài của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc nhiều ở Ấn Độ, Campuchia và Nam Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc leo lên các cây gỗ và vách đá triền núi từ Kontum đến Bà Rịa-Vũng Tàu (Côn Đảo).
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chát, được xem như là bổ. Dân gian dùng cành lá làm thuốc trị nhức mỏi, sái khớp, đau nhức thắt lưng và trị bệnh về thận.
Đơn thuốc:
1. Sái cánh, sái khớp, nhức mỏi; dùng Dây quinh tàu 20g, Câu đằng 10g, Dây gân 10g, rễ Cam thảo cây 10g, Đỗ trọng dây 10g, Dây cổ rùa 10g, Dây gắm 10g, Nhàu 10g, Lạc tiên 10g, Cò sen 5g, cùng sắc uống (kinh nghiệm ở An Giang).
2. Đau thận: Cũng như trên, thêm củ Cát lồi 10g.Dây quần quân
Dây quần quân, Dây van, Dây độc mộc ô, Cáp Thorel - Capparis thorelii Gagnep. var. pranensis Pierre ex Gagnep., thuộc họ Màn màn - Capparaceae.
Dây quần quân
Hoa tháng 2, quả tháng 9.
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Capparidis.
Nơi sống và thu hái: Loài của Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc phổ biến trên các thảo nguyên từ Quảng Nam- Đà Nẵng tới Ninh Bình.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả có khi được ghi nhận là ăn được, nhưng có người lại cho là độc.Dây quai tròn
Dây quai tròn - Tetrastigma obtectum (Wall.) Planch., thuộc họ Nho - Vitaceae.
Dây quai tròn
Hoa tháng 4-6, quả tháng 6-9.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Tetrastigmae Obtecti.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở vùng núi cao tới 1.500m ở miền Bắc nước ta. Còn phân bố ở nhiều nơi của Trung Quốc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc khư phong trừ thấp như các loài khác cùng chi.Dây mấu
Dây mấu, Mấu đỏ, Cánh dơi - Bauhinia bracteata (Benth.) Baker subsp. bracteata, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Dây mấu
Bộ phận dùng: Vỏ và dây - Cortex et Caulis Bauhiniae Bracteatae.
Nơi sống và thu hái: Cây phân bố từ Nam Mianma cho đến bán đảo Đông Dương, nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa. Gặp dọc các rừng, trong rừng thưa, dọc đường đi quanh các làng. Ở nước ta, cây phân bố ở Kiên Giang (Hà Tiên, Phú Quốc), Minh Hải, An Giang (vùng rừng Bảy Núi) và nhiều nơi khác.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ bền dùng làm dây cột, để bện. Ở Campuchia, dùng hãm nước uống giải độc khi bị ngộ độc do ăn cá tréi pralung. Nước sắc thân dùng trị ỉa chảy.Dây mát
Dây mát, Dây chùm bao trứng - Passiflora edulis Sim, thuộc họ Lạc tiên - Passifloraceae.
Dây mát
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Passiflorae Edulis.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Brazin, được nhập trồng ở các tỉnh vùng Tây Nguyên: Kontum, Gia Lai và Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thành phần hoá học: Dịch quả chứa các acid hữu cơ tự do; acid citric và các acid khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các acid. Trong các aminoacid tự do của dịch quả có proline.
Tính vị, tác dụng: Nạc quả có vị chua, ngọt; có tác dụng hưng phấn, cường tráng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Brazin, nạc quả được dùng như một chất kích thích và bổ. Quả được dùng ăn và chế nước giải khát. Dầu ép từ hạt ăn được, và cũng dùng để chế sơn. Ở Trung Quốc, quả được dùng cho người cơ thể suy nhược và đau bụng kinh.Dây mật
Dây mật, Dây thuốc cá - Derris elliptica (Sweet) Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Dây mật
Bộ phận dùng: Rễ - Radix Derridis.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang trong rừng thứ sinh vùng đồi núi. Có thể thu hoạch rễ quanh năm. Lấy cả rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Rễ cây chứa rotenon (5,1% ở rễ khô), deguelin, tephrosin, dl-toxicarol; nhựa từ rễ chứa toxicarol. Rễ khô chứa 5,9% rotenon và 8,9% l-ellipton.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, hơi the, mùi thơm mát, tính ấm, có độc. Rễ có tác dụng độc với cá, diệt côn trùng, diệt ấu trùng (giòi); quả và vỏ độc với cá; lá độc với gia súc. Người ta biết là rotenon có tính sát trùng, diệt sâu bọ và các loài động vật có máu lạnh. Nó làm tê liệt trung tâm hô hấp của sâu bọ, làm cho chúng bị ngạt thở mà chết. Rotenon ít có tác dụng đối với động vật có máu nóng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng làm thuốc duốc cá và diệt trừ các sâu bọ và cả ấu trùng sâu bọ ăn hại cây cối. Thường dùng tán bột trộn với đậu, lạc để dễ bảo quản trừ mối mọt, gián, nhện.
Ở Philippin, nhựa cây dùng trừ sâu bọ và dùng duốc cá. Rễ tán nhỏ, trộn với 40 phần bột talc thành một thứ thuốc trừ sâu rất tốt đối với chó mèo.
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc duốc cá, diệt sâu bọ, quả và vỏ cũng làm thuốc duốc cá, còn lá được xem là độc đối với trâu bò.
Ở Thái Lan, rễ cũng được dùng như thế.
Đơn thuốc: Diệt sâu bọ trên cây: Giã nhỏ rễ, ngâm với nước (tỷ lệ 2-4g trong 100 lít nước) lọc lấy nước, thêm 100-200g xà phòng vào (để thuốc dính lâu trên cây) rồi phun, tỷ lệ có thể tăng tới 10-30%.Dây lưỡi lợn
Dây lưỡi lợn - Hoya parasitica (Roxb.) Wall. et Traill., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.
Dây lưỡi lợn
Bộ phận dùng: Lá - Folium Hoyae Parasiticae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianama, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng rải rác từ Hà Tây tới Đồng Nai, thường bám vào vách đá hay cây to.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian vẫn thường dùng lá làm thuốc lợi sữa. Ở Campuchia, người ta dùng lá giã đắp rịt các vết đứt.Dây lõi tiền rễ dài
Dây lõi tiền rễ dài - Stephania longa Lour., thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.
Dây lõi tiền rễ dài
Hoa tháng 2-5, quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng: Toàn cây Herba Stephaniae Longae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp ở vùng đất thấp các tỉnh từ Cao Bằng, Lạng Sơn tới Thừa Thiên- Huế. Thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng dùng như các loài lõi tiền khác làm thuốc thông tiểu chữa đái buốt, đái dắt, phù nề. Liều dùng 30g, dùng tươi hay 6-12g cây khô, dạng thuốc sắc.Dây lõi tiền
Dây lõi tiền - Stephania japonica (Thunb.) Miers, thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.
Dây lõi tiền
Bộ phận dùng: Rễ và toàn dây - Radix et Herba Stephania Japonicae, thường có tên gọi là Thiên kim đằng.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc rải rác từ Bắc vào Nam trong các lùm bụi. Còn phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin. Thu hái dây, rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Thành phần hoá học: Rễ chứa tinh bột; còn có các alcaloid như Stephanin, prostephanin, epistephanin, pseudoepistephanin và homostephanolin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị rắn cắn, ghẻ ngứa; còn dùng chữa đái dắt, đái buốt. Ngày dùng 6-12g cây khô sắc uống, hoặc dùng dây lá tươi giã nát, hoà nước, gạn uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nát.Dây lim
Dây lim, Dây lá bánh giầy, Ním - Pongamia pinnata (L.) Merr., (P. glabra Vent., Derris indica Benn.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Dây lim
Ra hoa tháng 5-7, quả tháng 7-8.
Bộ phận dùng: Hạt, rễ và vỏ - Semen, Radix et Cortex Pongamiae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến nhiều ít ở vùng ven biển và sát bờ nước, cũng thường được trồng. Còn phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Ôxtrâylia và Polynêdi.
Thành phần hoá học: Hạt chứa 27-36,4% dầu béo đắng và vết của một tinh dầu, một chất dầu cố định và 3 chất kết tinh là karanjin, pongamol và glabrin; còn có pongapin. Karanjin là chất chính mang tính chất trị bệnh của dầu. Rễ chứa 4 furoflavon là karanjin, pongapin, pinnatin và gamatin. Hoa chứa kampferol và sáp; vỏ thân có sáp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt được dùng ngoài trị các bệnh ngoài da. Dầu hạt có nhiều công dụng trong việc trị các bệnh về da: ghẻ ngứa, ecpét, mụn nhọt và các bệnh khác; còn dùng làm thuốc trị thấp khớp ở Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc. Dịch rễ dùng rửa những vết loét hoại thư. Có thể phối hợp với một lượng tương đương sữa dừa và nước chanh để trị bệnh lậu. Lá làm thành thuốc đắp vết loét nhiễm trùng do sâu bọ cắn. Vỏ tươi được dùng làm nước uống trị bệnh trĩ chảy máu, ở Philippin vỏ được dùng làm thuốc gây sẩy thai.
Ở nhiều nước, người ta dùng hạt và cả rễ cây làm thuốc duốc cá, dầu hạt cũng được dùng trị tê thấp, chế xà phòng và nến.Dây lá bạc
Dây lá bạc - Cryptolepis sinensis (Lour.) Merr., thuộc họ Thiên Lý - Asclepiadaceae.
Dây lá bạc
Bộ phận dùng: Cả cây bỏ rễ - Herba Cryptolepis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở hàng rào, lùm bụi, rìa rừng Lạng Sơn, Hà Bắc cho tới Vũng Tàu.
Thành phần hoá học: Cây chứa nhựa mủ độc.
Tính vị, tác dụng: Cả cây bỏ rễ có tính hạ nhiệt, cầm máu, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, được dùng trị lao phổi, ho ra máu, chảy máu dạ dày; rắn độc cắn, ghẻ lở, mụn nhọt, dao chém, kiếm đâm.
Ghi chú: Cành lá và nhựa cây có độc, dùng nhiều gây đau bụng, do đó cần thận trọng liều dùng.Dây khố rách
Dây khố rách, Mã đậu linh, Sơn dịch - Aristolochia tagala Cham. (A. roxburghiana (Klotzch), thuộc họ Nam mộc hương - Aristolochiaceae.
Dây khố rách
Mùa hoa quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng: Rễ và dây - Radix et Caulis Aristolochiae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, thường gặp mọc hoang trên núi các tỉnh Lâm Đồng, An Giang. Rễ thu hái quanh năm, tốt nhất là mùa thu. Đào rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính mát; có tác dụng hành khí giảm đau, lợi thuỷ, trừ thấp, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa bệnh trĩ lở sưng chảy máu, viêm đường tiết niệu sưng phù, đái buốt. Dân gian thường dùng rễ làm thuốc chữa đau bụng, viêm loét dạ dày - ruột, viêm họng, trúng độc thức ăn và dùng trị mụn nhọt. Liều dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với Mộc thông, Hoàng đằng, mỗi vị 10g, cùng sắc uống.
Ở Trung Quốc (Vân Nam), rễ được dùng chữa viêm nhiễm đường tiết niệu, thuỷ thũng, phong thấp đau nhức khớp, loét dạ dày.- Dây không lá, Tiết căn - Sarcostemma acidum (Roxb.), Voigt (S. brevistigma Wight et Arn.), thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.
Dây không lá
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Sarcostemmae Acidi, ở Trung Quốc gọi là Nhục san hô.
Nơi sống và thu hái: Chỉ gặp ở vùng duyên hải khô, từ Ninh Bình tới Khánh Hoà, Ninh Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang. Còn phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, hơi độc, có tác dụng khu phong, chống ho, làm long đờm, tán ứ, gây nôn, hoạt huyết, thông kinh; còn có tác dụng diệt côn trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường đem cây này rải lên các cây mía ở đồng mía để đuổi kiến.
Ở Ấn Độ, người ta dùng nhựa mủ của cây làm nước uống gây say nhưng giải khát cho khách bộ hành. Thân khô dùng làm thuốc gây nôn.
Ở Trung Quốc, người ta sử dụng làm thuốc thu liễm ngừng ho và thuốc gây tiết sữa. Ở Hải Nam dùng chữa dao chém thương tích, chân tay tê liệt, phong thấp, hen suyễn, rắn cắn và bó gãy xương. - Dây giáo vàng - Toxocarpus villosus (Blume.) Decne., thuộc họ Thiên Lý - Asclepiadaceae.
Dây giáo vàng
Hoa tháng 12-3.
Bộ phận dùng: Dây - Caulis Toxocarpi Villosi.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, gặp mọc hoang ở lùm bụi, bờ rào, ven rừng.
Tính vị, tác dụng: Cây có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng; còn bổ tỳ, tiêu thực.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa phong thấp, tê rần. Ở Ấn Độ, cây được dùng trị bệnh spru. Lương y Việt Cúc (Nguyễn Văn Thế) viết về Gáo vàng như sau: Dây gáo vàng mát, tiêu sưng thũng, mụn mọc trong dạ dày, thông lợi tiểu tiện, trị nhức mỏi.
Gáo vàng nhẩn mát, tiêu sưng thũng,
Mụn mọc dạ dày độc nội công,
Lợi khí nhuận trường hạ trọc khí,
Da vàng nhức mỏi nhẹ như không. - Dây gân, Dây cồng cộng, Đồng bìa dài cựa - Ventilago cristata Pierre, thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.
Dây gân
Cây ra hoa tháng 1, có quả tháng 4-5.
Bộ phận dùng: Dây - Caulis Ventilaginis Cristatae.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh các tỉnh phía Nam. Có thể thu hái dây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Dây gân có vị hơi cay, tính ấm, không độc, có tác dụng khu phong, hoạt huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa vọp bẻ, co gân, chân tay co quắp, mình mẩy đau nhức, bán thân bất toại. Có người còn dùng Dây gân phối hợp với Nam xích thược, rễ Cam thảo, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dền gai, đồng vị sắc uống trị cảm gió, chân tay lạnh.
Ghi chú: Người Campuchia dùng nước sắc rễ một loài gần gũi với Dây gân là Ventilago harmandiana Pierre làm thuốc uống chữa các bệnh về đường tiết niệu. Dây gắm lá rộng
Dây gắm lá rộng, Gắm cọng - Gnetum latifolium Blume var. latifolium, thuộc họ Dây gắm - Gnetaceae.Dây gắm
Dây gắm, Dây sót hay Dây mấu - Gnetum montanum Markgr. (G. scandens Roxb.), thuộc họ Dây gắm - Gnetaceae.Dây đòn kẻ cắp
Dây đòn kẻ cắp, Dây đòn gánh - Gouania javanica Miq., thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.Dây đòn gánh
Dây đòn gánh, dây đòn kẻ trộm - Gouania leptostachya DC. var. tonkinensis Pit., thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.Dây dọi tên
Dây dọi tên, Bạch đầu bầu dục - Vernonia elliptica DC. (V. elaeagnifolia DC.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.Dây đế rút
Dây đế rút. Cây thèm bép - Tetrastigma rupestris Planch., thuộc họ Nho - Vitaceae.Dây đau xương
Dây đau xương, Tục cốt đằng – Tinospora sinensis (Lour.) Merr. (T. tomentosa Miers), thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.Dây đầu mầu
Dây đầu mầu, Dực dài, Hoa tượng, Bù nhơn - Calycopteris floribunda (Roxb.) Lam., thuộc họ Bàng - Combretaceae.Dây chiều Ấn Độ
Dây chiều Ấn Độ - Tetracera indica (Christm. et Panzer) Merr. (T. assa DC.), thuộc họ Sổ - Dilleniaceae.-
Dây chiều
Dây chiều, Tứ giác leo - Tetracera scandens (L.) Merr., thuộc họ Sổ - Dilleniaceae. Dây chẽ ba
Dây chẽ ba, Dây xanh - Illigera rhodantha Hance, thuộc họ Lưỡi chó - Hernandiaceae.Dây chàm
Dây chàm - Marsdenia tinctoria R.Br., thuộc họ Thiên Lý - Asclepiadaceae.Dây cao su hồng
Dây cao su hồng, Dây răng bừa hồng - Ecdysanthera rosea Hook. et Arn., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.Dây càng cua
Dây càng cua, Dây sữa - Cryptolepis buchanani Roem. et Schult., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.Dây cám
Dây cám - Sarcolobus globosus Wall., thuộc họ Thiên Lý - Asclepiadaceae.Dây bông xanh
Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae.Dây vòng ky
Dây vòng ky - Adenia heterophylla (Blume) Koord. Subsp. heterophylla (A. chevalieri Gagnep.), thuộc họ Lạc tiên- Passifloraceae.Dây vú trâu
Dây vú trâu, Dất mèo, Mao quả có đài to - Dasymaschalon macrocalyx Finet et Gagnep., thuộc họ Na- Annonaceae.Dây xanh
Dây xanh, Mộc phòng kỷ - Cocculus orbiculatus (L.) DC. (C. trilobus (Thunb.) DC.), thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.Dây xanh lông
Dây xanh lông, Dây một, Dây Cót ken, Dây sâm, Dây hoàng thanh - Cocculus sarmentosus (Lour) Diels, thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.Dây xen
Dây xen, Dây lồng đèn - Passiflora cochinchinensis Spreng., thuộc họ Lạc tiên - Passifloraceae.
Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014
Dây
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét