Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander L., Họ Trúc đào – Apocynaceae hay cây trúc đào có tên khác là cây Đào lê, Giáp trúc đào.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây trúc đào:
Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao 4- 5m, có khi trồng thành bụi. Cành
mềm dẻo. Lá Trúc đào mọc đối hay mọc vòng từng cụm 3 lá, thuộc loại lá
đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7 – 10cm, rộng 1 –
4cm, dai, cứng, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu
hồng, mọc thành xim ngù ở hai đầu cành. Vì lá Trúc đào giống lá Trúc,
hoa giống hoa Đào do đó có tên là Trúc đào. Cây được trồng làm cảnh ở
khắp các tỉnh trong cả nước.
Cách trồng cây trúc đào:
Trồng Trúc đào bằng cành. Cắt cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 15 –
20cm, cắm nghiêng, tưới nước để giữ độ ẩm, trong vòng 15 – 30 ngày là
cây mọc.
Bộ phận dùng, chế biến của cây trúc đào: Dùng lá cây trúc đào để chiết xuất chất Neriolin.
Thành phần hóa học cây trúc đào:
Trong
các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng vàng rồi hóa lục.
Trong lá Trúc đào người ta nghiên cứu thấy có cardenolid, oleandrin,
oleasids A…F, neriolin. Trong lá còn chứa nhựa, tanin, một loại parafin, vitamin C, tinh dầu.
Công dụng, chủ trị cây trúc đào: Chiết xuất nguyên liệu chế Neriolin làm thuốc chữa suy tim.
Chú ý:
Cấm dùng Trúc đào làm thang thuốc sắc hoặc ngâm rượu thuốc.
Triệu chứng ngộ độc:
Đây là tình trạng ngộ độc Glocozide tim. Bệnh nhân có thể nôn dữ dội,
sau đó mệt lả, không buồn nôn. Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng. Mạch chậm
dần, rối loạn nhịp tim, nặng hơn có thể trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn
mê.
Giải độc và điều trị:
Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày. Ủ ấm,
theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên. Nhanh chóng chuyển cấp cứu tuyến
sau, nhịp tim quá chậm (dưới 50 lần/ phút) có thể tiêm dưới da Atropin
liều 0,5 – 1,0 mg (2- 4 ống loại 1/4mg). Và có thể tiêm nhắc lại lần 2
sau 2 giờ (liều dùng 1/4mg).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét