Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Tác dụng cây tía tô – Cây tía tô chữa tê thấp, ho, hen suyễn

chua thoai hoa Tác dụng cây tía tô   Cây tía tô chữa tê thấp, ho, hen suyễn
Cây tía tô có tên khoa học  là Perilla fructescens L. Britt họ hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây tía tô là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây tía tô: là loại cây cỏ, cao 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Được trồng khắp nơi trong cả nước.
Cách trồng cây tía tô: trồng bằng hạt, gieo hạt vào tháng 1-2 dương lịch
Bộ phận dùng, chế biến của cây tía tô: thu hái về dùng tươi hay phơi khô trong râm mát. Tử tô là cành non có mang lá của cây tía tô. Tử tô tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô diệp là lá phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô ngạnh là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.
Công dụng chủ trị của cây tía tô: Cây tía tô có vị cay ấm, lá có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa. Cành cây tía tô có tác dụng an thai. Quả cây tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Lá cây tía tô non làm gia vị.
Liều dùng cây tía tô: Lá và hạt ngày 6- 12 g, cành lá khô ngày 12 – 20 g. Dùng dưới dạng thuốc sắc. Chú ý: Đã ra mồ hôi nhiều, da khô nóng  không dùng tía tô nữa, Không sắc lâu quá 15 phút.
Đơn thuốc có cây tía tô:
Giải độc cua cá, chữa đau chướng bụng: lá cây tía tô tươi 30-50 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần sẽ giảm chướng.
Sắc lá cây tía tô, cam thảo, gừng sống mỗi thứ 10g, lấy 1 cốc (200ml) chia 3 lần trong ngày, uống nóng.
Bài thuốc dân gian giải cảm từ cây tía tô:
Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Có cho trứng vào hay không hiện nay còn 2 ý kiến trái ngược nhau có và không. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi:  Hạt cây tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.
Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái:  Hạt cây tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét