ĐỖ TRỌNG
Cortex Eucommiae
1. Tên khoa học: Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.)
2. Họ: Đỗ trọng (Eucomiaceae).
3. Tên khác: Xuyên Đỗ Trọng, Tiểu bạch bì đằng.
4. Mô tả:
Cây:
Cây nhỡ hay cây to cao 10m hay hơn. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, vỏ
màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa
các mảnh vỏ. Lá mọc so le, hình trứng rộng, dài 6-8cm, rộng 3-7,5cm, màu
lục bóng, mép khía răng. Lá cũng có gôm tựa gutta percha như ở vỏ. Hoa
đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc
thành chùm; hoa cái tụ tập 5-10 cái ở nách lá. Quả hình thoi dẹt, màu
nâu. Hoa tháng 3-5; quả tháng 7-9.
Dược liệu: Từng tấm phẳng hoặc hai bên mép hơi cong vào, to nhỏ không
đều, dày 0,2 - 0,5 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc màu hạt dẻ, có nhiều
nếp nhăn dọc và vết tích của cành con. Loại vỏ mỏng (bóc ở cây ít năm)
không cạo bỏ bớt vỏ thô bên ngoài có thể thấy rõ bì khổng. Mặt trong vỏ
màu tím sẫm, trơn, chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có nhiều sợi màu trắng
bạc, có tính đàn hồi như cao su. Vị hơi đắng.
5. Phân bố:
Cây
của Trung Quốc mọc hoang ở vùng lạnh và cũng được trồng nhiều. Ta nhập
giống vào trồng năm 1958, đến năm 1960, việc trồng thử ở Sapa đạt kết
quả tốt. Ta đã nhân giống và trồng ở một số nơi khác ở Vĩnh Phú. Lai
Châu, Thanh Hoá, Gia Lai, Lâm Đồng thì nhận thấy cây sinh trưởng tốt ở
vùng núi cao trên 1000m.
6. Trồng trọt:
Đỗ
trọng sinh trưởng thích hợp ở độ cao 1000-15o00m so với mặt nước biển,
nơi có khí hậu lạnh mát quanh năm, nhiệt độ trung bình 15-18oC, cao
tuyệt đối 30-32oC, lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Cây ưa ánh sáng đầy
đủ, tâng đất canh tác sâu và ẩm nhưng thoát nước với pH = 6,5-7.
Trồng Đỗ trọng bằng hạt, bằng cành hoặc bằng rễ.
Trồng
bằng hạt:Dùng hạt mới thu hoạch, tỷ lệ mọc cao; hạt để cách năm, tỷ lệ
mọc thấp hoặc khong mọc. Thơi vụ gieo thích hợp vào tháng 2-3. Chọn chân
đất cao thoát nước, có nước tưới vào mùa khô, để làm vườn ươm. Cày đất
trước 1 tháng để cho ải. Đến thời vụ, làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, rễ
cây, lên luống cao độ 20cm, rộng 60-70cm. Sau đó cuốc thành từng rạch
sâu 7-10cm, cách nhau khoảng 20cm. Dùng phân lợn mục để bón lót, mỗi sào
Bắc bộ canf 500-600kg. Trộn phân và đất cho thật đều rồi chuẩn bị gieo
hạt. Trước khi gieo, cần ngâm hạt vào nước nóng 25-30oC trong 2-3 ngày.
Mỗi ngày thay nước 2-3 lần. Khi thấy hạt phông leenlà được. Vớt hạt và
tráng nước sạch. Hạt được gieo vào từng rạch. Nên gieo thưa, hạt cách
nhau 2-3cm. Mỗi sào bắc bộ cần độ 4kg hạt. Dùng đất nhỏ trộn với mùn rác
phủ lên hạt dày 0,5-1cm. Sau đó, phủ rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm. Sau
khi gieo độ 20 ngày hạt mọc. Khi cây cao độ 5cm, nhổ cỏ bằng tay. Về
sau, cứ 20-30 ngày làm cỏ vun xới 1 lần. Trong thời kỳ vườn ươm, tưới
thúc 2-3 lần bằng phân chuồng loãng hoặc urê. Không nên để cây mọc quá
dày. Mỗi sào Bắc bộ giữ lại 15000-16000 cây, tỉa bỏ những cây còi cọc,
sâu bệnh.
Trồng
bằng cành giâm: Vào mùa xuân, khi cây chưa nẩy lộc, lấy cành bánh tẻ ở
cây 1 năm tuổi, chặt thành oạn dài 20-30cm, mỗi đoạn có 3-5 mắt ngủ. Khi
cắt, chú ý không làm giập mắt cắt. Có thể nhúng mặt cắt vào dung dịch
2,4 D 10-15 p.p.m trong 3-5 phút, rồi giâm vào luống đất đã chuẩn bị
sẵn. Cắm cành giâm chếch khoảng 45o và ngập sâu 2/3 cành, thành hàng
cách nhau độ 20cm, hom cách nhau 10-12cm. Sau đó nén chặt đất và phủ rơm
rạ kín mặt luống để giữ ẩm cho hom giống khỏi bị khô. Hàng ngày tưới ẩm
và làm sạch cỏ.
Trồng
bằng cành chiết: Vào mùa xuân hoặc mùa thu, chọn cành bánh tẻ, cắt bỏ
khoanh vỏ dài độ 3 cm. Dùng đát bùn trộn với rơm rác hoặc mùn cưa trộn
với dung dịch 2,4 D 10-15 p.p.m bó vào vết cắt. Chú ý bó thật chặt và
đảm bảo mùn đất luôn ẩm để cành chiết chóng ra rễ.
Trồng
bằng rễ; Đào nhẹ đất xung quanh gốc để tìm rễ có đường kính 0,5-1cm
hoặc to hơn. Dùng dao sắc khía ngang vỏ rễ thành từng đoạn. Sau một thời
gian, từng đoạn rễ sẽ mọc mầm. Khi đến tuổi, chặt thnahf đoạn theo vết
khía cũ đem trồng. Ở vườn ươm cây từ hạt, khi đánh cây đi trồng, nếu làm
đứt một số rễ thì những đoạn rễ này vẫn mọc mầm được, tiếp tục chăm sóc
sẽ được thêm cây giống.
Các
phương pháp nhân giống trên thường sau 1 năm mới đánh trồng. Phương
pháp ươm từ hạt, hệ số nhân cao, vận chuyển hạt dễ dàng và ít tốn kém.
Đánh trồng vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng tốt nhất trồng vào mùa xuân, khi cây chưa nẩy lộc.
Đào
hố trước 1 tháng. Khoảng cách hố 2 x 2m hoặc 2 x 2,5m, hố rộng 30-35cm,
sâu độ 30cm. Sau đó cho đất màu và 2-3kg phân chuồng. Trộn đất và phân
cho đều rồi tiến hành trồng. Đặt cây giống ngay ngắn, lấp đất chặt xung
quanh gốc, tưới nước, rồi lại đắp thêm đất. Cần tưới nước thường xuyên
đảm bảo đất luôn ẩm để cây nhanh bén rễ. Trong 3 tháng đầu, mỗi tháng
làm cỏ 1 lần. Năm đầu, có thể thúc phân 3 lần. Lần thứ nhất, sau khi cây
bén rễ, có thể bón ure. Lần thứ 2, vào tháng 5-6, bón độ 2kg phân
chuồng cho mỗi cây. Lần thứ 3, vào tháng 11-12 khi cây bắt đầu rụng lá,
cũng bón phân chuồng như lần thứ 2. Khi bón kết hợp vun xới và vệ sinh
đồng ruộng. Từ năm thứ 2 đến khi cây được 5 năm, mỗi năm bón thúc bằng
phân chuồng 3-5kg cho mỗi cây.. Trong vòng 4-5 năm sau khi trồng, cây
còn nhỏ, có thể trồng xen hoa màu như các loại đỗ, khoai lang, mì mạch
để tăng thu nhập, đồng thời có tác dụng chống sói mòn và bồi dưỡng đất
cho Đỗ trọng, nhưng chú ý không để cây hoa màu lấn át. Khi Đỗ trọng khép
tán không nên trồng xen nữa.Có thể cắt tỉa bớt cành vào mùa đông để
dinh duwowcx tập trung nuôi thân chính, cây sẽ mau lớn.
Nhân
giống: Đỗ trọng trồng ở Sapa khoảng 7-8 năm bắt đầu ra hoa quả. Có cây
đực, cây cái riêng biệt. Năng suất và chất lượng hạt giống phụ thuộc vào
tuổi cây và điều kiện trồng trọt. Hạt của cây dưới 10 năm tỷ lệ mọc
khoảng 10%, trên 10 năm tỷ lệ mọc cao hơn. Nếu trồng thưa, có đầy đủ ánh
sáng, cành quả nhiều và hạt mẩy chắc. Vì vậy, ở vườn giống phải trồng
thưa, khoảng cách 2,5 x 3,5m hoặc 2 x 3m. Chọn sườn đồi phía nam để
trồng Đỗ trọng giống.
7. Bộ phận dùng:
Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.).
8. Thu hái, chế biến:
Thu
hoạch vào mùa hạ. Sau khi trồng khoảng 10 năm, chọn nhẵng cây Đỗ trọng
có chu vi 50-60cm để thu hoạch. Có thể thu hoạch vỏ vào mùa xuân bằng
cách bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình
thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra đem ép phẳng,
xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hoặc sấy
khô. Cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng.
Bào chế:
Đỗ
trọng: Cạo vỏ thô còn sót lại, rửa sạch, thái miếng hoặc sợi còn tơ,
phơi khô, dùng sống hoặc chế.Diêm đỗ trọng (Chế muối): Đỗ trọng thái
miếng còn tơ, tẩm nước muối trong 2 giờ (1 kg Đỗ trọng dùng 30 g muối
trong 200 ml nước), sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài
màu đen sém khi bẻ gẫy, tính đàn hồi tơ kém so với khi chưa sao; vị hơi
mặn.
9. Thành phần hoá học:
Vỏ
cây chứa gutta-pereha, còn có pino-resinol-diglucosid, geniposid, acid
geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu,
albumin chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.
10. Tác dụng dược lý:
10.1.
Tác dụng hạ áp: sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp,
nước sắc còn có tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước
sắc Đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư
giãn cơ trơn của mạch máu, nhưng có tác dụng hạ áp thời gian ngắn.
10.2. Thuốc có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh, dãn mạch tăng lưu lượng máu của động mạch vành.
10.3.
Có tác dụng chống viêm, có tác dụng tăng cường chức năng vỏ tuyến
thượng thận, tác dụng hưng phấn hệ thống tuyến yên, vỏ tuyến thượng
thận.
10.4. Thuốc có tác dụng an thần giảm đau (trấn kinh, trấn thống).
10.5.
Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể: thực nghiệm chứng minh thuốc
có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào miễn dịch và nhận thấy lá,
cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau.
10.6.
Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác
dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn làm cho tử cung ở
trạng thái co bóp được hồi phục, nhưng đối với tử cung cô lập của mèo
thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ.
10.7. Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu.
10.8.
Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn
vàng, trực khuẩn lî Flexner, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh, trực
khuẩn bạch cầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B.
11. Công năng:
Bổ can thận, mạnh gân xương, an thai.
12. Công dụng:
Thuốc bổ thận, gân cốt, chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, đái đêm, liệt dương, phụ nữ khó có thai, động thai. Chữa cao huyết áp.
14. Cách dùng, liều lượng:
5-12g mỗi ngày dạng thuốc sắc, ngâm rượu hay cao lỏng.
15. Bài thuốc:
15.1.
Chữa đau vùng thắt lưng: Đỗ trọng, hạt Quít mỗi vị đều 80g, sao, tán
nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc dùng Tỳ giải, Địa cốt bì
sắc cách thuỷ với rượu, uống thường ngày.
15.2. Chữa ra mồ hôi trộm: Đỗ trọng, Mẫu lệ đều bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa.
15.3.
Chữa các chứng trẻ em thuộc hư hàn và bẩm sinh ốm yếu, kinh giản, hen
suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói,
chậm đi: Đỗ trọng 4g, Thục địa 4g, Sơn dược 4g, Sơn thù 4g, Phục linh
4g, Ngưu tất 4g, Mẫu đơn 3g, Ngũ vị 2g, Trạch tả 3g, Phụ tử chế 1,2g,
Nhục quế 0,8g, sắc uống.
15.4. Chữa phụ nữ sẩy thai quen lệ (uống dự phòng khi thai được 2-3
tháng): Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Dương quy,
Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, sắc uống.
15.5.
Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục
đoạn, Đương quy, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn,
Hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong,
mỗi ngày dùng 15-20g, chia làm 2 lần. Hoặc dùng Đỗ trọng 16g, Tỳ giải
16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, rễ Gốc hạc 12g, Thỏ ty từ 12g, rễ
Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 16g, Củ mài 25g, Sắc uống.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Ghi chú: Hiện
nay trên thị trường có vị thuốc Đỗ trọng nam, đây là vỏ thân của một số
cây, ví dụ cây Đỗ trọng nam (Parameria glandulifera Benth.), họ Trúc
đào (Apocynaceae), cây Cao su (Hevea brasilensis (HBK.) Muell.-Arg.), họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae)...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét