Trạch tả còn có tên gọi khác là Mã đề nước, thuộc họ Trạch tả. Cây mọc hoang và được trồng ở những nơi có nước.
Là
cây thảo, cao 0,5-1m trông hơi giống cây Mã đề. Thân rễ trắng hình cầu
hay hình con quay. Lá mọc ở gốc hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía
cuống hơi hẹp lại. Hoa mọc thành tán có cuống dài kép nhiều tầng.
Bộ phận dùng: Thân rễ đã cạo vỏ ngoài và phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học chính: Trạch tả chứa tinh dầu, chất nhựa, protid, glucid.
Công
dụng: Thông tiểu tiện, chữa phù thũng, viêm thận, đái rắt, đái ra máu.
Chữa lipid máu cao. Chữa cao huyết áp, chữa gan nhiễm mỡ, chóng mặt hoa
mắt. Chữa đau dạ dày, sa dạ dày.
Cách dùng, liều lượng: 4-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc.
- Sỏi thận, đau lưng, đau tức bang quang, đau xuống 2 hố chậu. Người mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt: Trạch tả 12g, Kim tiền thảo 10g, Cối xay 20g, Râu ngô 8g, Cỏ mần trầu 16g, Chuối hột 16g, Xa tiền tử 12g, Sơn thù 8g, Hoài sơn 16g, Bạch phục linh 16g, Cỏ tranh 12g. Sắc uỗng mỗi ngày một thang.
- Chữa viêm gan, toàn thân mệt mỏi, da vàng, chán ăn, sốt nhẹ, nước tiểu vàng đỏ xét nghiệm gan bị viêm siêu vi B: Trạch tả 20g, Nhân trần 30g, Quế chi 10g, Xuyên khung 20g, Bạch truật 20g, Ý dĩ 10g, Thổ phục linh 20g, Hạ khô thảo 20g, Ngũ sắc 20g, Tỳ giải 20g, Mộc hương 10g, Nghệ vàng 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang uống trước các bữa ăn. Kiêng kỵ: Các thức ăn cay nóng, chiên xào, măng tre, củ cải trắng, cà pháo…
- Trị các chứng viêm dạ dày, sa dạ dày ở những người bị nôn và cảm thấy khát nước, uống nước nhiều: Trạch tả 4g, Phục linh 4g, Bạch truật 3g, Quế chi 2g, Sinh khương 3-5g, Cam thảo 1,5g(Phục linh, Trạch tả thang). Sắc uống mỗi ngày một thang uống sau bữa ăn, uống 4-5 thang sẽ có kết quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét