MÃ TIỀN
Semen Strychni
1. Tên khoa học: Strychnos nuxvomica L. hoặc một số loài khác thuộc chi Strychnos.
2. Họ: Mã tiền (Loganiaceae).
3. Tên khác: Củ chi, Phan mộc miết, mác sèn sứ (Tày), Nux vomica tree (Anh), vomiquier (Pháp).
4. Mô tả:
Cây:
Cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng.
Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối, mặt trên bóng
có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành,
hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc
vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín
màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi,
một mặt lõm, có lông mượt bóng.
Dược liệu: loài Strychnos nux - vomica L.: Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên
ở mép; một số hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính 1,2-2,5 cm,
dày 0,4-0,6 cm, hơi bóng, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một
lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt toả ra xung quanh.
Rốn hạt là một chỗ lồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ
rốn hạt đến lỗ noãn (là một điểm nhô cao lên ở trên mép hạt). Hạt có
nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong
khoảng giữa nội nhũ phía lỗ noãn. Hạt không mùi, vị rất đắng.
Hạt phơi hay sấy khô của cây Mã tiền (Semen Strychni).
5. Phân bố:
Cây mọc hoang ở các vùng núi khắp nước ta.
6. Trồng trọt:
Được trồng nhiều ở các vùng núi nước ta
7. Thu hái:
Thu
hoạch vào mùa đông, hái những quả già, bổ ra lấy hạt, loại bỏ cơm quả,
hạt lép, non hay đen ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60oC đến
khô.
Bào chế:
Lấy
hạt mã tiền sạch, sao với cát sạch cho phồng đến khi có àu nâu thẫm
hoặc màu hạt dẻ sẫm. Khi ngoài vỏ có đường tách nẻ, thì đổ hạt và cát
ra; rây bỏ hết cát, cho hạt vào máy quay cho sạch lông nhung đã bị cháy.
Hạt
Mã tiền tẩm dầu vừng: Cho hạt Mã tiền sạch vào nước hoặc nước vo gạo,
ngâm một ngày đêm; hay cho hạt Mã tiền vào nước đun sôi, lấy ra, lại
ngâm nước rồi lại lấy ra vài lần như vậy khi thấy mềm. Lấy hạt, cạo bỏ
vỏ hạt, bỏ cây mầm, thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu vừng (mè) một đêm; lấy
ra sao đến màu vàng, để nguội, cho vào lọ đậy kín.
8. Tác dụng dược lý:
8.1.
Mã tiền có chất strychnine có tác dụng hưng phấn toàn bộ trung khu thần
kinh, trước hết là hưng phấn chức năng phản xạ tủy sống, tiếp theo là
hưng phấn trung khu hô hấp và vận mạch ở hành tủy, nâng cao chức năng
trung khu cảm giác của vỏ não.
8.2.Thuốc
rất đắng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng
chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn, nhưng đối với người không có tác
dụng hưng phấn cơ trơn của ruột và dạ dày.
8.3.
Trên động vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng cầm ho hóa đàm. Dùng thuốc
kéo dài và tăng lượng làm tăng tác dụng kháng histamin của thỏ nhà.
4. Nước sắc thuốc với tỷ lệ 1:2 trên ống nghiệm có tác dụng ức chế
nhiều loại nấm, 1% dịch kiềm Mã tiền trên thực nghiệm hoàn toàn ức chế
sự sinh trưởng của các loại trực khuẩn ái huyết cúm, song cầu khuẩn phế
viêm, liên cầu khuẩn A.
8.5. Dịch kiềm Mã tiền có tác dụng làm tê thần kinh cảm giác (phần rễ).
8.6.
Độc tính: người lớn dùng uống 1 lần 5 - 20mg strychnine bị trúng độc,
30mg gây tử vong. Y văn cổ có báo cáo dùng uống 7 hạt Mã tiền gây tử
vong.
9. Thành phần hoá học:
Nhiều alcaloid, chủ yếu là strychnin và brucin.
10. Công năng:
Thông (kinh) lạc, giảm đau, tán kết, tiêu thũng, trừ phong thấp và tê bại, mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt.
11. Công dụng:
Phong
thấp, tê, bại liệt, di chứng bại liệt trẻ em; đau khớp dạng phong thấp,
nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc
sưng đau, khí huyết tích tụ trong bụng (uống trong và xoa bóp bên
ngoài), tiêu hóa kém.
Chiết xuất strychnin dùng trong y học hiện đại.
12. Cách dùng, liều lượng:
Mã tiền sống: Dùng dưới dạng cồn xoa bóp bên ngoài.
Mã
tiền chế: Mã tiền dùng trong phải chế với một số phụ liệu như nước vo
gạo, dầu vừng. Dùng dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Ngày uống
0,1-0,3g, dùng phối hợp với các thuốc khác, uống lúc no. Trẻ em dưới 3
tuổi không được dùng.
13. Bài thuốc:
13.1. Trị viêm khớp và viêm đ khớp dạng thấp: thuốc có tác dụng hoạt lạc chỉ thống.
Thuốc phong Bà Giằng (Thanh hóa), trị đau nhức tê thấp sưng khớp: Bột Mã
tiền chế 50g, bột Hương phụ tử chế 13g, bột Mộc hương 8g, bột Địa liền
6g, bột Thương truật 20g, bột Quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên.
Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 - 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào
thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên lại nghỉ.
Bài
Mã kiệt tán (kinh nghiệm của Tôn Quan Lam): chế Mã tiền 30g (hương dâu
sao cháy vàng), Huyết kiện 60g, tán bột mịn trộn đều chia thành 60 gói.
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói (1,5g). tác giả dùng trị 16 ca đã
dùng nhiều thuốc không khỏi, khi dùng thuốc này 1 - 2 liều khỏi (Tạp chí
Sơn đông Trung y 1986,1:49).
13.2. Chữa thấp khớp (viên Hy đan): Công thức cho một viên: Mã tiền chế
0,013g, Hy thiêm 0,03g, Ngũ gia bì (0,005g), cao Ngũ gia bì 0,035g. Liều
dùng tối đa 1 lần: 20 viên, một ngày 80 viên.
13.3. Trị di chứng bại liệt trẻ em:
Viên
Bại liệt trẻ em: Mã tiền tử (sao cát), Xuyên tỳ giải, Ngưu tất, Mộc
qua, Ô xà nhục, Tục đọan, Ngô công, Dâm dương hoắc (chích), Đương qui,
Nhục thung dung, Kim mao cẩu tích, Ô tặc cốt đều 30g, Thỏ ty tử, Cương
tàm 60g, các loại thuốc tán bột mịn. Dâm dương hoắc sắc nước hòa bột
trộn làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 - 1,0 (cơ thể yếu giảm liều), ngày 3 lần
với nước sôi ấm.
Đảng sâm, Bạch truật đều 60g, Mã tiền chế, Đương qui, Nhũ hương, Một
dược, Xuyên sơn giáp đều 30g, Ngô công 5 con, tán bột mịn hòa mật làm
viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 2 lần với rượu ấm. Trị
chân tay yếu, cơ thể suy nhược.
13.4.
Trị chứng nhược cơ (Myasthenia): Chế Mã tiền tán bột mịn làm viên bọc
(mỗi viên 0,2g), mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần sau khi ăn với nước ấm,
cách 2 - 4 ngày tăng 1 viên cho đến 7 viên mỗi ngày, nếu chưa đủ và có
hiện tượng giật cơ thì ngưng. Nếu trước đã uống Neostigmin mà lực cơ
không tiến bộ nên giảm liều dần và ngưng thuốc. Có biện chứng luận trị
dùng thuốc. (Tạp chí Trung y Triết giang 1986,1:27).
13.5.
Trị liệt cơ hô hấp: Mã tiền tử tán (gồm Mã tiền tử, Địa long), mỗi ngày
1,8 - 2,4g, chia 2 lần uống, trẻ em giảm liều. Chứng hư thêm Sinh mạch
tán gia vị. Chứng thực dùng thêm Thừa khí thang, thông thường dùng Hoàng
long thang gia vị, uống hoặc thụt hậu môn. (Tạp chí Trung y Sơn đông
1985,3:25).
13.6. Trị chứng loạn dưỡng cơ tiến triển: La luyện Hoa dùng bài: Đảng
sâm, Sơn dược đều 15g, Hoàng kỳ 20g, Thục địa, Đương qui, Thỏ ty tử, Câu
kỷ tử, Bạch truật, Bạch linh, Xích thược, Ngưu tất, Địa long đều 9g,
Cam thảo 30g, chế Mã tiền tử (ngâm trong nước 7 ngày, lấy ra thái mỏng
phơi khô, ép dầu cho hết) 0,3g (hòa thuốc uống), mỗi ngày 1 thang, dung
liên tục 20 thang.(Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,4:202).
13.7.
Trị liệt mặt: Dùng bột Mã tiền 1g, Long não bột 0,3g, Vaselin 4g cho
lửa nhỏ trộn đều bôi vào miếng cao 7 x 7cm, dán vào vùng má đau trước
dái tai, 4 ngày thay 1 lần, (Báo cáo của Trần An Huy, Tạp chí Trung Y
Giang tô 1988,6:31).
13.8. Chữa thiếu máu, mệt mỏi, ăn không tiêu, kém ăn (viên bổ Ngũ hà):
Công thức cho một viên: Mã tiền 0,01g, cao Ngũ gia bì 0,10g, Hà thủ ô
0,01g, sắt oxalat 0,03g, Mật ong 0,01g. Liều người lớn: ngày uống 2-3
viên, mỗi lần 1 viên.
Ghi chú: Thuốc độc A.
Kiêng kỵ: Bệnh di tinh, mất ngủ, không dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét