Cây thuốc Nam
“Cây Gai dầu” còn có tên gọi khác là cây Gai mèo, Bồ đà, Cần sa, Lanh
mèo, cây thuộc họ Gai mèo, đồng bào dân tộc H.mông trồng lấy sợi dệt
vải.
Mô tả:
Cây thảo, mọc đứng, cao 1-2m. Lá mọc so le, có lá kèm, phiến lá xẻ sâu
sát cuống thành nhiều thùy hình mác hẹp, mép có khía răng. Hoa đơn tính
khác gốc. Quả bế màu xám nhạt.
Bộ phận dùng: Hạt (Hỏa ma nhân).
Thành phần hóa học chính: Hạt chứa nhiều dầu béo. Hoa và lá cây Gai dầu có chất gây nghiện tetrahydrocannabinol…
Công dụng: Hạt làm thuốc nhuận tràng, lợi niệu, tiêu phù thũng, dùng trong trường hợp tiểu tiện bí, đái buốt, đái rắt.
Cách dùng, liều dùng: 12-20g hạt nghiền nhỏ, lọc vắt lấy nước, nấu thành cháo, thêm hành, hạt tiêu và muối, ăn khi đói.
Bài thuốc Nam:Bộ phận dùng: Hạt (Hỏa ma nhân).
Thành phần hóa học chính: Hạt chứa nhiều dầu béo. Hoa và lá cây Gai dầu có chất gây nghiện tetrahydrocannabinol…
Công dụng: Hạt làm thuốc nhuận tràng, lợi niệu, tiêu phù thũng, dùng trong trường hợp tiểu tiện bí, đái buốt, đái rắt.
Cách dùng, liều dùng: 12-20g hạt nghiền nhỏ, lọc vắt lấy nước, nấu thành cháo, thêm hành, hạt tiêu và muối, ăn khi đói.
1. Chữa táo bón do tân dịch khô: Hỏa ma nhân, Hạnh nhân, Đào nhân, Đương quy, Chỉ xác (cùng 12g), Sinh địa 16g đem tán bột, viên với mật ong, mỗi lần uống 8g, ngày dùng 2 lần.
2. Chữa ra mồ hôi trộm thường kèm theo lưng đau, gối mỏi, di tinh, miệng lưỡi mọc mụn: Hỏa ma nhân 10g, Sinh địa 18g, Thục địa 15g, Huyền sâm 10g, Mạch môn 10g, Ô mai 10g, Ngũ vị tử 5g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
3. Làm mịn da đối với người có làn da thường bị khô, nứt nẻ: Hỏa ma nhân 20g, Mè đen 20g, Hoàng kỳ 40g, Trần bì 12g, Mật ong 1 muỗng canh. Các vị thuốc sắc với 4 chén nước còn lại 1,5 chén, rồi hòa mật ong vào, trộn đều. Dùng lúc còn ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 100ml trước bữa ăn. Kết hợp quả mướp già (khô) 50g (cả hạt) thái nhỏ, sao cháy thành than, giã nát mịn rồi trộn với 50ml dầu Mù u, để xoa nơi da tay chân bị khô.
Ghi chú: Có hai loại Gai dầu: Cannabis sativa L. var. chinensis trồng để lấy sợi dệt vải và hạt làm thuốc, loài này có hàm lượng chất gây nghiện trong hoa và hạt thấp. Cannabis sativa L. var. indica hàm lượng chất gây nghiện cao, cấm trồng ở nhiều nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét