Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

BA GẠC

Tên khoa học Rauwolfia verticillata, họ Trúc đào (Apocynaceae).
Tên khác: La phu mộc (dịch âm Trung Quốc của chữ Rauwolfia), santo (Sapa: santo là ba chạc: cây có 3 lá chia 3 cành), lạc toọc (Cao Bằng: nghĩa là 1 rễ)
1.  tả
  • Cây nhỏ, thân nhẵn, trên mặt thân có những lỗ sần nhỏ của bì khổng
  • Lá mọc đối nhưng thường mọc vòng 3 lá một.
  • Hoa hình ống, màu trắng
  • Quả hình trứng khi chín có màu đỏ tươiqua ba gac
2. Phân bố:
Mọc hoang ở vùng rừng núi Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai…
3. Bộ phận dùng: rễ
4. Thành phần hóa học : Tới nay đã phân lập được 50 alcaloid trong đó có các alcaloid quan trọng như: reserpin, ajmalin, raubasin…
5. Tác dụng  công dụng:
  • Reserpin là hoạt chất quan trọng nhất của ba gạc, có tác dụng làm hạ huyết áp, đối với hệ thần kinh trung ương nó có tác dụng ức chế gây an thần. Viên nén 0,1mg, 0,25mg, thuốc tiêm 5mg/2ml dùng điều trị bệnh cao huyết áp.
  • Ajmalin trong ba gạc có tác dụng làm mất nhịp tim không đều nên được dùng trong bệnh tim đập không đều( ngoại tâm thu, tim nhanh loạn nhịp). Dạng viên 50mg, ống tiêm 2ml được dùng điều trị loạn nhịp.
  • Raubasin có tác dụng làm giảm sức cản ở các động mạch nhỏ nên tăng cường lượng máu cung cấp cho các mô. Viên nén hay viên bọc đường 1-5mg, và 10mg, ống tiêm 10mg/3ml dùng trong các trường hợp tai biến mạch máu não, rối loạn tâm thần do chứng suy não ở người già, viêm động mạch chi dưới.
  • Ngoài ra còn có các chế phẩm viên Raucaxin, viên Raudixin.
Ba gạc Ấn Độ: Rauwolfia serpentina, họ Trúc Đào (Apocynaceae)
ba gac an do
  •  Cây nhỏ, ít có cành.
  •  Lá mọc vòng 3-4 lá, có khi mọc đối
  •  Hoa màu hồng, mọc thành chùm
  •  Quả nhỏ hình trứng, khi chín có màu tím đen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét