Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

HY THIÊM

Tên khác: Cỏ đĩ – Cỏ mật
Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.
Họ: Cúc (Asteraceae)
1. Mô tả, phân bố
Là cây thảo sống hàng năm, cao khoảng 40 – l00m. Thân có nhiều cành, mọc đối và có nhiều lông. Lá mọc đối, phiến lá hình quả trám lệch, cuống ngắn, mép lá răng cưa. Hoa tự đầu, màu vàng, cuống có lông và hạch chất dính. Quả bế hình trứng.
Hy thiêm mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta, đặc biệt là vùng đồi núi.
cay hy thiem
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Hy thiêm là toàn bộ phần trên mặt đất
Thu hái vào mùa hạ (tháng 4 – 6) khi cây đang ra hoa là tốt nhất. cắt lấy phần trên mặt đất (dài độ 35 – 50cm kể từ ngọn xuống) rồi phơi sấy cho thật khô.
Hy thiêm đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Trong Hy thiêm có chất đắng có tên là Darutin thuộc dẫn chất của acid salicylic.
duoc lieu hy thiem
4. Công dụng, cách dùng
Hy thiêm có tác dụng trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt giải độc.
Dùng chữa các chứng bệnh: Phong thấp tê đau, chân tay tê dại, bán thân bất toại, khớp xương, lững gối đau mỏi; mụn nhọt lở ngứa, viêm gan, hoàng đản, tăng huyết áp.
Cách dùng: Uống 9 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên.
Lưu ý: Hy thiêm kị sắt, người thiếu máu không được dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét