Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

CỐT TOÁI BỔ

Tên khác: Bổ cốt toái – Cây tổ phượng- Cây tổ rồng…
Tên khoa học: Drynari fortunei (Mett.) .I.Sm.
Họ: Dương xỉ (Polypodiaceae)
1. Mô tả, phân bố
Cốt toái bổ là loại sống bám trên các hốc thân cành các cây cổ thụ khác Nố có thân – rễ dày khỏe, phủ nhiều vảy màu vàng Cốt toái bổ có hai loại lá, đó là lá bất
thụ (không cuống) màu nâu, phiến hình trứng và lá hữu thụ (có cuống) màu xanh, nhẵn, kép long chim, cuống lá có dìa.
Cây mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên v.v…
cay cot toai bo
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Cốt toái bổ là thân rễ (thường gọi là củ) Thu hái quanh năm, nhưng tối nhất là vào mùa đông, xuân. Đào lấy củ bỏ rễ và các lá còn sót lại. Rửa sạch đất cát, chọn củ đạt yêu cầu đốt qua lửa hay cạo cho sạch lông nhung, cắt thành từng đoạn theo đúng quy cách, phơi sấy khô (có thể đồ lên trước khi phơi sấy khô sẽ bảo quản tốt hơn).
3. Thành phần hóa học
Cốt toái bổ có chứa đường, tinh bột, còn các hoạt chất khác thì chưa được nghiên cứu rõ.
duoc lieu cot toai bo
4. Công dụng, cách dùng
Cốt toái bổ có tác dụng bổ thận, làm mạnh gân cốt, phá huyết ứ, cầm máu, giảm đau… Dùng chữa các chứng bệnh: Thận hư, đau lưng, đau răng; đau do sang chấn. bong gân, sai khớp. Dùng ngoài chữa hói đầu lang ben.
Cách dùng: Uống 5 – log/ ngày, đang thuốc sắc hoặc hoàn tán; dùng ngoài giã nát, đắp bó vào vết thương với lượng vừa đủ.
Kiêng kị: Người âm hư, huyết hư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét