Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Cây sả -Cymbopogon ssp.

Cây sả có tên khoa học là Cymbopogon ssp.., Họ Lúa Poaceae hay người dân một số vùng còn gọi cây sả là Sả chanh, cỏ Sả, Hương mao.
>> Xem thêm: Bật mí cách chữa đau lưng từ bài thuốc nam gia truyền
Có 8 loại Sả, dùng tinh dầu làm hương liệu và thuốc, khử trùng tẩy uế nơi công cộng.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây sả: cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0.8-1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá ráp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trồng khắp cả nước, trong các gia đình. Một số vùng đồi núi trồng cây sả để chưng cất tinh dầu.
Cách trồng cây sả: trồng bằng thân rễ, chịu hạn tốt.
Bộ phận dùng, chế biến của cây sả: lá và thân rễ cây sả tươi hay phơi khô, thường dùng làm gia vị. Sả còn dùng để cất tinh dầu làm mỹ phẩm.
Công dụng, chủ trị của cây sả: cây sả có vị cay ấm dùng chữa cảm sốt, cúm, chữa đau bụng đi ngoài, đây hơi, chướng bụng, nôn mửa. Rễ cây sả giã nhỏ, xát chữa chàm mặt. Tinh dầu cây sả dùng để xông trừ muỗi, khử mùi hôi tanh. Trồng cây sả quanh nhà để xua côn trùng, ruồi muỗi.
Liều dùng cây sả: Dùng 10 -20 g lá tươi để nấu nước xông chữa cảm cúm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.
Chú ý: Táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

ĐƠN THUỐC CÓ CÂY SẢ:

Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa: cây sả tươi 30-50 g đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng  2-3 lần trong ngày.
Bị ngã sưng đau: dùng 30-50 g cây sả tươi (củ, lá) đun sôi, lấy nước pha một chút rượu, uống nóng.
Phụ nữ cũng thường nấu nước lá sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu và có thể tránh được một số bệnh về tóc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét