Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Cây bồ cu vẽ -Breynia fruticosa (L.) Hook.f.,

Cây bồ cu vẽ có tên khoa học là Breynia fruticosa (L.) Hook.f., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều nơi gọi cây bồ cu vẽ là cây Đỏ đọt, Mào gà, Bồ long anh, Sâu vẽ, Bọ mảy.
>> Cách điều trị đau lưng không dùng thuốc: http://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/cac-phuong-phap-chua-dau-lung-khong-dung-thuoc/
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây bồ cu vẽ: Cây Bồ cu vẽ nhỏ, thân nhẵn. Lá có hình dáng và kích thước thay đổi, đầu nhọn, phía cuống tù hay nhọn. Chiều dài của lá từ 3 – 6cm, rộng 2 – 4cm, cuống rất ngắn, màu nâu sẫm hay đen. Mặt dưới lá thường có đường vẽ đen do một loại sâu bò trên lá để lại. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Cây mọc hoang ở khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta.
Cách trồng cây bồ cu vẽ: Trồng cây bồ cu vẽ bằng hạt.
Bộ phận dùng, chế biến của cây bồ cu vẽ: Dùng lá cây bồ cu vẽ tươi, rễ Bồ cu vẽ; thu hái quanh năm.
Công dụng, chủ trị cây bồ cu vẽ: Chữa rắn cắn, tiêu sưng, giảm đau, dị ứng, lở ngứa.
Liều dùng cây bồ cu vẽ: Dùng 30 – 40g lá tươi, giã lá vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn.
Tìm hiểu: Điều trị benh thoat vi dia dem
Đơn thuốc có cây bồ cu vẽ:
+ Chữa viêm họng, amidan: Lấy 40g rễ cây bồ cu vẽ  sắc uống.
+ Chữa viêm da, lở ngứa, chốc đầu: Lấy một nắm lá tươi giã nát, xoa tại chỗ viêm, lở 3 lần trong ngày.
+ Chữa đinh nhọt: Lá tươi bồ cu vẽ giã nhuyễn, đắp lên nhọt.
+ Chàm viêm da dị ứng, ngứa: Dùng cành lá nấu nước rửa hoặc lá tươi giã nhuyễn lấy nước cốt rửa.
+ Chữa rắn cắn: Nhai một nắm lá, nuốt nước cốt, bã đắp chỗ rắn cắn. Thay 5 – 6 lần lá đắp trong ngày đến khi hết đau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét