Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Mơ tam thể - Paederia foetida L.

Mơ tam thể có tên khoa học là Paederia foetida L., Họ Cà phê – Rubiaceae hay dân gian còn gọi mơ tam thể là dây Mơ lông, dây Mơ tròn, Thối địt, Ngưu bì đồng, Đại chúng diệp.
Đặc điểm thực vật, phân bố của mơ tam thể: Mơ tam thể thuộc loại dây leo, có nhiều lông, lá mọc đối hình trứng hay mũi mác dài, mặt lá thường lốm đốm vàng. Hoa mơ tam thể màu tím nhạt. Cây mọc hoang nhiều nơi trong cả nước.
Cách trồng mơ tam thể: Mơ tam thể có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào vụ đông xuân. Thường trồng bằng 1 đoạn dây bánh tẻ dài 30 – 50cm.
Bộ phận dùng, chế biến của cây mơ tam thể: Dùng lá mơ tam thể tươi.
Công dụng và chủ trị của mơ tam thể: Cây mơ tam thể chữa lỵ trực trùng, sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột, làm gia vị giúp tiêu hóa dễ dàng.
Xem thêm: hậu quả mà căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ mang lại
Liều dùng mơ tam thể: Mỗi lần dùng 30 – 50g.
Đơn thuốc chữa lỵ trực trùng thể nhẹ và vừa:
Cỏ Sữa 250g, Mơ tam thể 300g, hạt Cau già 100g, Chỉ xác 100g, vỏ Vối 50g, Rau má 200g. Các vị phơi khô, tán bột, them bột mịn vừa đủ, dập thành 5.000 viên. Người lớn 1 ngày uống 15 viên, chia 2 lần, trẻ em 1 ngày uống 10 – 15 viên, chia 2 lần. Uống với nước ấm.
Đối với bệnh kiết lỵ, ông bà ta thường dùng lá mơ tươi trộn đều với trứng gà sống. Sau đó, bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín hoặc dùng chảo (không dầu) đun vàng hai mặt. Lấy ra ăn ngày 3 lần, liên tục vài ngày.
Lá Mơ tươi đem nướng rồi nhét lỗ tai trị viêm tai chảy máu mủ, nước vàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét