Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Cá ngựa

Cá ngựa hay còn gọi là Hải Mã là loại dược liệu quý của Đông y có tác dụng bổ thận tráng dương chữa bệnh suy nhược cơ thể, yếu sinh lý, đau lưng, hiếm muộn, hen suyễn , chủ yếu có ở các nước ở vùng biển Đông Nam Á, Việt Nam, Trung Quốc...

Cá ngựa khô tại Y Tâm Đường được bán theo cặp, có phẩm chất tốt bởi các đặc điểm sau:
- Có mùi tanh nhẹ, khi ngửi thấy thơm, dễ chịu như mùi cá khô. 
- Mắt và miệng còn nguyên vẹn.
- Thân cá khô sạch không dính tạp chất. Gai trên thân cá nhô ra rõ và sắc.
- Cá ngựa trưởng thành, kích thước lớn, chiều dài bình quân 12 cm.

Con cá ngựa đực có túi ấp trứng để con cái đẻ trứng vào

Cá ngựa khô tại Y Tâm Đường có chiều dài 12 cm

PHÂN BIỆT THẬT GIẢ VÀ NHÂN BIẾT CÁ NGỰA KHÔ CHẤT LƯỢNG TỐT
1. Quan sát hình dáng bên ngoài: 
- Cá ngựa loại tốt phải còn nguyên vẹn miệng và cặp mắt, cá gai nhô ra sắc nhọn, rõ nét. Khi phơi khô mắt có màu ghi, các cơ mô, cấu trúc xương căng và co lại, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Cá ngựa khi đã phơi khô có màu hơi đen vàng, bụng thon dẹt, các khúc xương, gai nhám trên thân của cá khá rõ ràng. Cá ngựa khi đã phơi khô, sờ vào thấy khô ráo gai, nhám, dẻo, đuôi cá có thể cầm uốn cong được. Cá ngựa kém chất lượng sờ vào thấy nhớt do ẩm ướt. Cá ngựa giả làm bằng nhựa cứng khi uốn cong đuôi sẽ bị gãy.

cá ngựa khô
Cá ngựa khô loại tốt mắt và miệng phải còn nguyên vẹn

Cá ngựa trưởng thành có kích thước lớn từ 10 cm trở lên. Cá ngựa con có kích thước quá nhỏ sẽ có tác dụng bồi bổ và chữa bệnh kém hơn

cá ngựa khô
Cá ngựa khô loại nhỏ so với cá ngựa khô tại Y Tâm Đường

2. Mùi vị: Cá ngựa khô loại tốt có mùi tanh nhẹ, khi ngửi thấy thơm, dễ chịu như mùi cá khô. Loại phẩm chất kém có mùi tanh nồng nặc, có thể gây cảm giác buồn nôn. Cá ngựa khô loại tốt khi nướng lên rất thơm, ăn có vị ngọt và hơi mặn.
Cá ngựa giả được làm bằng nhựa, thường được ngâm vào rượu để dễ lừa bịp khách hàng. Khi đốt những con cá ngựa này trên lửa thì thấy bốc mùi nhựa cháy khét. Cá ngựa đã qua ngâm rượu có mùi nồng của rượu và mùi thuốc bắc.

CÁCH DÙNG CÁ NGỰA KHÔ (hải mã, seahorse)
Cá ngựa thường được dùng ngâm với rượu để uống hằng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hoặc chế biến thành món ăn. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa như: 
Các món ăn giúp bổ thận tăng cường sinh lý với cá ngựa (hải mã):
* Cá ngựa hầm cật lợn (thận lợn)
Dùng liền 15-20 ngày. Dùng cho các trường hợp thận hư, tinh trùng yếu, liệt dương, hiếm muộn, lãnh cảm, đau lưng, thoái hóa cột sống. 
Cách làm như sau:
- Cá ngựa 1 cặp (đực và cái) nướng sơ cho vàng, thơm rồi cắt thành từng khúc nhỏ, rửa nhanh bằng nước sạch
- Cật lợn 1 cặp bổ đôi, cắt bỏ những phần trắng và đỏ sậm trên cật đi. Cho muối, một ít giấm trắng và nước để ướp cật trong khoảng 10 phút, để khử hết mùi hôi
- Một ít thịt nạc rửa sạch
- Cho cá ngựa và thịt nạc vào nồi, đổ vào 1,5 bát nước (300 ml), chỉnh lửa nhỏ hầm trong 60 phút
- Đổ tất cả vào một nồi khác, cho thêm vào một ít muối
- Sau cùng, cho cật lợn vào nồi, đun sôi 10 phút là có thể dùng được


Cách làm cá ngựa hầm cật lợn

* Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng cho các trường hợp liệt dương, hiếm muộn. 

* Cá ngựa 1 cặp (1 con đực 1 con cái) rửa sạch, sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4-6g, uống với nước nóng, ngày uống 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, suy nhược cơ thể, liệt dương, hiếm muộn, đau lưng, thoái hóa cột sống. 

Bài thuốc ngâm rượu bổ thận tráng dương với cá ngựa:
* Hải mã tửu: Cá ngựa 15 cặp ngâm với 3 lít rượu trong 20 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 15-20 ml. Công dụng: bổ phế thận, tráng dương. Dùng cho các trường hợp liệt dương, yếu sinh lý, nam nữ chậm có con do dương khí suy, suy nhược cơ thể. 

hải mã tửu
Hải mã tửu

Để rượu ngâm với cá ngựa dễ uống hơn (đỡ mùi tanh hơn) và để làm tăng tác dụng bồi bổ cũng như điều trị bệnh, quý vị có thể ngâm cùng với các vị thuốc dưới đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét