Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

CÂY ĐỊA HOÀNG (Sinh địa)


Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertner) Liboschitz ex Fischer & C. A. Meyer
Họ hoa mõm chó: Scrophulariaceae.
Cây địa hoàng: Rehmannia glutinosa (Gaertner) Liboschitz ex Fischer & C. A. Meyer

I. Nguồn gốc, thành phần hoá học, tác dụng dược lý, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất

1. Nguồn gốc lịch sử

Cây địa hoàng có nguồn gốc Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc đang độc quyền loại sản phẩm này. Các nước khác như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam trồng trên quy mô diện tích nhỏ. Trung Quốc hiện nay có hai loại địa được trồng phổ biến như giống Hoài Khánh ở vùng Hà Nam, giống Kiến Kiều được trồng phổ biến ở vùng Hàn Châu và Triết Giang.
Trong hai giống trên giống Hoài Khánh có phẩm chất tốt hơn nhưng yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khắt khe hơn giống Kiến Kiều. Địa hoàng được người Trung Quốc trồng ở nhiều vùng và là mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới.

2. Thành phần hoá học và tác dụng dược lý

2.1. Thành phần hoá học

Trong cây địa hoàng có nhiều chất như Manit [C6H8(OH)6]. Remanin là một Glucosid, Glucose và một ít Caroten; Catapol có tác dụng làm hạ đư ờng huyết, và lợi tiểu nhẹ.

2.2. Tác dụng dược lý

Tác dụng đối với huyết đường: Khi dùng nước sắc Sinh địa hay dùng Remanin 0,5 g/kg khối lượng tiêm cho thỏ thì huyết đường giảm xuống, sau 7 h mới trở lại bình thường.
Người ta cho rằng trong cây địa hoàng có một loại chất tan trong nước, có phản ứng trung tính, màu vàng nhạt giống như dầu, có thể chứa nitơ và sulfua làm giảm huyết đường trong máu.
Tác dụng với huyết quản: Khi dùng Sinh địa với liều lượng nhỏ thì làm co mạch máu, liều lượng lớn thì làm giãn mạch máu, có tác dụng lên tĩnh mạch, làm gây mê động vật thí nghiệm.
Ngoài những tác dụng trên Sinh địa còn có các tác dụng khác như cầm máu, ức chế quá trình hình thành kén của một số loại vi trùng.
- Các vị thuốc được bào chế từ địa hoàng:
Sinh địa và Thục địa được bào chế từ địa hoàng là dược liệu vừa có tác dụng bồi bổ sức khoẻ cho con người, vừa có tác dụng với huyết đường. Nó là vị thuốc đầu bảng của Đông y.
Địa hoàng sau khi sấy khô trở thành Sinh địa có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, mát máu, được dùng để chữa thương hàn, vùng yết hầu sưng đau, thổ huyết, an thai.
Năng lực của Sinh địa được thể hiện ra được gọi là bổ chân âm, lương nhiệt huyết là vị thuốc bổ dương cường tráng.
Thục địa (chín, nấu) sau khi chế biến trở thành vị thuốc có vị đắng, tính ôn, bổ tinh tuỷ, nuôi gan, thận làm sáng tai, mắt, đen râu tóc, có trong các loại thuốc bổ, rất có lợi cho những ngư ời làm việc trí óc, lo nghĩ nhiều gây hoại huyết.
Sinh địa, Thục địa chữa các bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, tiểu đường; uống 9–15 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hay dạng cao. Để làm tăng tác dụng chữa bệnh chúng được dùng với các vị thuốc khác. Trong các bài thuốc Đông y có tới 3/4 bài có 2 vị thuốc này.

3. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất

+ Giá trị kinh tế của cây địa hoàng
Một tấn địa hoàng khô bán v ới giá 7000 USD. Cách đây hàng ngàn năm người Trung Quốc đã trồng trọt và sử dụng địa hoàng, do tác dụng dược lý tốt nên đến nay được sử dụng chữa bệnh ở nhiều dân tộc trên thế giới. Trung Quốc là nước xuất khẩu chủ yếu nên địa hoàng đạt giá trị rất cao và ổn định.
+ Tình hình sản xuất địa hoàng trong nước
Hiện nay chúng ta cần 1000 - 1500 tấn địa hoàng để thoả mãn nhu cầu trong nước. Năm 1958 chúng ta tiến hành nhập các giống địa hoàng từ Trung Quốc là các giống; Trạng nguyên hồng, Đại thanh anh, Tiểu thanh anh trồng ở các vùng như Hải Hưng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và đã có những mô hình đạt năng suất cao.
Để có hiệu quả kinh tế cao, thì sản sản xuất địa hoàng ở nước ta nên đi theo chiều hướng thâm canh, chọn thời vụ tối ưu, đảm bảo năng suất ổn định ở mứ c từ 7 - 8 tấn/ha thì mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cây này của Trung Quốc.

II. Đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái

1. Đặc điểm thực vật học

Địa hoàng là cây thân thảo, bộ phận dùng để làm thuốc là bộ rễ (rễ củ) nên trong trồng trọt rất cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật để cây sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt là đất trồng.
+ Bộ rễ
Nhân giống cây địa hoàng chủ yếu bằng phương pháp vô tính. Bộ rễ phát triển từ các mầm ngủ trên đoạn hom củ giống (củ được cắt ra từng phần để làm hom củ giống). Bộ rễ của địa hoàng gồm 4 loại: rễ hom, rễ tơ, rễ bất định và rễ củ. Trong đó rễ củ là bộ phận thu hoạch.
* Rễ hom: Hom củ giống sau khi trồng 8 - 10 ngày thì các mầm trên hom phát sinh rễ. Nhiệm vụ của rễ hom hút dinh dưỡng ở giai đoạn đầu khi mới trồng.
* Rễ tơ: Phát sinh ở phần gốc thân của cây mới mọc từ hom. Rễ tơ thực hiện nhiệm vụ hút nước nước, dinh dư ỡng cung cấp cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Chúng thường có kích thước nhỏ, ngắn và số lượng nhiều (hơn 100 rễ). Sau trồng 30 ngày thì cây con xuất hiện loại rễ này. Khi phát sinh rễ củ thì rễ tơ vẫn phát triển.
* Rễ bất định: Đây là loại rễ có khả năng hình thành củ, có thể do điều kiện bất lợi hoặc do nguy ên nhân nội tại không thể hình thành củ được. Kích thước loại rễ này lớn hơn rễ tơ và dài từ 15 - 20 cm, số lượng 6 - 10 rễ trên cây. Rễ bất định tiêu hao dinh dưỡng của cây cho nên cần hạn chế loại rễ này bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp.
* Rễ củ: Loại rễ này thường xuất hiện sau trồng 45 - 50 ngày, đây là loại rễ có khả năng tạo củ lớn nhất và quyết định năng suất của địa hoàng. Rễ củ có được hình thành hay không và hình thành sớm hay muộn được quyết định bởi sự phân hoá nội tại kết hợp với ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh cụ thể. Khi mới xuất hiện loại rễ này có biểu hiện bên ngoài nửa giống như rễ bất định, nửa như rễ tơ. Sau đó nh ờ sự phân hoá bên trong, đặc biệt là sự phân hoá của tế bào tượng tầng, sự phát triển của bó mạch libe sơ cấp và thứ cấp mà hình thành nên củ địa hoàng.
Phần sát gốc với thân của củ kém phát triển tạo thành cuống củ có chiều dài vào khoảng 4 - 7 cm, chiều dài của củ từ 15 - 20 cm, có đường kính củ biến động 0,5 - 3,4 cm, vỏ củ màu hồng nhạt, phần ruột có màu vàng nhạt. Trên củ địa hoàng có rất nhiều điểm sinh trưởng và rất dễ nảy mầm ngay tại ruộng nếu như tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Cây địa hoàng: Rehmannia glutinosa
Cây địa hoàng: Rehmannia glutinosa (Gaertner) Liboschitz ex Fischer & C. A. Meyer
Trong kỹ thuật trồng trọt cây địa hoàng cần chú ý các điểm sau:
Cần tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt ngay trong thời gian đầu, hạn chế thấp nhất sự hình thành rễ bất định, tạo điều kiện cho củ được hình thành sớm.
Trong giai đoạn chăm sóc khi cây có 2 - 4 lá tương đương với thời gian 30 – 45 ngày các chồi non phát sinh nhiều nên phải tỉa bỏ, định cây cần chú ý không trồng sát mép luống vì mầm hom dễ tiếp xúc với ánh sáng sẽ phát sinh nhiều chồi mầm làm tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng.
+ Thân lá
Thân cây địa hoàng đư ợc phát sinh từ các điểm sinh trưởng trên đoạn hom giống.
Địa hoàng là loại cây thân thảo, có chiều cao trung bình 40 -50 cm. Các đốt rất ngắn, mỗi đốt mang một lá. Thân không có khã năng phát sinh cành, các đốt thân phía trên dài ra nhanh ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa. Toàn thân cây có một lớp lông mềm màu tro trắng. Sau khi ra hoa cây đạt chiều cao tối đa. Trên thân lá mọc quanh gốc theo các đốt thân, các lá phía trên và diện tích lá nhỏ.
Lá có dạng hình thứng ngược, đầu lá hơi tròn, lá có thể dài 3 - 15 cm, rộng từ 1,5-6 cm. Là loại lá đơn nguyên, mép lá có răng cưa tù, không đều. Phiến lá có nhiều gân chính và gân phụ nổi rõ nhưng phiến lá vẫn mềm. Trên mặt lá có một lớp lông mềm màu tro trắng làm cho lá có màu lục hơi ngả bạc.
+ Hoa, quả và hạt
Hoa địa hoàng là hoa tự chùm, phát sinh từ đỉnh sinh trưởng của thân. Đài và cánh hoa đều hình chuông. Hoa có 5 cánh, phía dưới hợp và hơi cong, dài 3 - 4 cm; mặt ngoài màu tím sẫm, mặt trong hơi vàng và có những đốm tím. Hoa có 4 nhị gồm 2 nhị lớn và 2 nhị lại kém phát triển.
Trong điều kiện sinh thái của Trung Quốc hoa địa hoàng ra vào tháng 3 - 4 và kết quả vào tháng 5 - 6, mỗi quả có từ 200 - 300 hạt, hạt nhỏ có màu nâu nhạt, dạng hình trứng. Khối lượng nghìn hạt là 0,15 g. Trong điều kiện sinh thái của Việt Nam, địa hoàng thường có hoa như ng không kết hạt, vì vậy phải nhân giống vô tính.

2. Các thời kỳ sinh trưởng của địa hoàng

Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch củ địa hoàng thường kéo dài từ 150 – 180 ngày.

2.1. Thời kỳ nảy mầm

Thời kỳ nảy mầm được xác định khi 75 % số cây mọc trên đồng ruộng. Trong điều kiện bình thường, thời kỳ này kéo dài 25 ngày, trong điều liện bất lợi như hạn hán hay gặp rét có thể kéo dài hơn 1 tháng. Trong giai đoạn này sức sinh trưởng của địa hoàng phụ thuộc vào chất lượng hom giống, hạt giống và các điều kiện ngoại cảnh khác như nhiệt độ, ẩm độ đất, độ sâu lấp đất. Cây con trong giai đoạn này yếu, dinh dưỡng chủ yếu dựa vào hom giống, thân lá sinh trưởng chậm.
Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thời kỳ này chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi với ngoại cảnh cây vượt nhanh. Trong thực tế, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng để cho mầm và rễ ra nhanh được xem là một biện pháp kỹ thuật tiến bộ mới áp dụng. Thời kỳ nảy mầm kết thúc khi cây đạt 4 - 5 lá thật.

2.2. Thời kỳ sinh trưởng thân lá và hình thành củ

Sau khi cây đạt 4 - 5 lá thật, bộ rễ hút dinh dưỡng để nuôi cây. Sức sinh trưởng của cây mạnh dần lên, khi cây được từ 5 - 6 lá thì tốc độ ra lá tăng, trung bình 5 - 10 ngày cây ra được 1 lá. Số lá đạt tối đa cho từng giống khác nhau, dao động từ 24 - 25 lá đến 37 – 38 lá.
Khi cây có 9 - 10 lá thật là giai đoạn tăng nhanh về số lá và rễ củ được hình thành và phát triển. Sau trồng 65 ngày tốc độ củ tăng mạnh nhất. Thời gian đầu, củ chủ yếu phát triển về chiều dài, sau đó củ sẽ phát triển về đường kính và đạt cực đại sau trồng 85 – 90 ngày. Tại thời điểm này các bộ phận trên mặt đất đạt tối đa về đường kính tán, tổng số lá trên cây. Bộ phận dưới mặt đất có bước nhảy vọt về tích luỹ các chất đường và Glucosid.
Cùng lúc đó phía ngọn cây, mầm nách xuất hiện nụ hoa. Lúc này dinh dưỡng cần cho sự tích luỹ trong củ và ra hoa.
Biện pháp kỹ thuật cần thiết là ngắt chồi, ngắt nụ, ngắt hoa tạo điều kiện cho cây tập trung dinh dưỡng về củ phát triển để tăng năng suất và chất lượng củ.

2.3. Thời kỳ củ già chín

Khi cây sinh trưởng được 140 ngày thì sức sinh trưởng của cây chậm dần, đường kính tán giảm xuống, các lá phía dưới rụng dần, các lá phía trên chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng rồi héo. Dưới mặt đất củ địa hoàng đạt tới độ lớn nhất cả về chất và về lượng, đây là thời kỳ bước vào thu hoạch cho năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất.
Trong điều kiện bình thư ờng một cây có từ 8 - 14 rễ củ, nhưng chỉ có 3 - 5 rễ hình thành củ. Những rễ hình thành củ thường nằm ở vị trí gần mặt đất, khi thiếu dinh dưỡng rễ củ sẽ trở thành rễ bất định, bởi vậy chúng ta cần phải tạo mọi điều kiện để tất cả rễ củ đều thành củ.
Các biện pháp kỹ thuật cần quan tâm đó là chất lượng hom giống, các điều kiện về phân bón đúng thời kỳ, thời vụ trồng thích hợp, để thoả mãn các yêu cầu hình thành củ như:
+ Tạo điều kiện cho tượng tầng của rễ hoạt động mạnh.
+ Kích thích sự phân chia tế bào libe bên ngoài tượng tầng cũng như sự phân chia tế bào gỗ bên trong, giảm mứ c độ hoá gỗ của tế bào trung tâm.
+ Các điều kiện như nước, dinh dưỡng là cơ sở cho sự tích luỹ chất dinh dưỡng trong củ.

3. Yêu cầu sinh thái của cây địa hoàng

Địa hoàng là cây có sức sinh trưởng tương đối yếu, do đó chỉ thích nghi với khí hậu ôn hoà, đầy đủ ánh sáng, đất đủ dinh dưỡng, thoát nư ớc tốt, có độ xốp và độ dày tầng canh tác cần thiết.
+ Nhiệt độ:
Khoảng nhiệt độ thích hợp cho địa hoàng phát triển là 18 – 25 0C, ngoài khoảng nhiệt độ này địa hoàng sinh trưởng phát triển kém.
Nếu nhiệt độ dưới 100C thì cây bắt đầu ngừng sinh trưởng và có những biểu hiện ra bên ngoài từ màu lá xanh chuy ển sang màu lá tím thẫm, nếu nhiệt độ thấp và kéo dài 10 ngày thì lá không thể khôi phục được chức năng quang hợp và dần chết.
Nếu nhiệt độ cao quá làm cho cây sớm phát triển gây mất cân đối, cây sớm ra hoa, số lá ít, sự tích luỹ dinh dưỡng về củ kém. Nắng nhiều, nhiệt độ cao làm cho lá bị khô xém, dễ bị nhiễm bệnh.
Căn cứ vào nhiệt độ mà ngư ời ta chú ý bố trí thời vụ thích hợp.
Vùng miền núi thời vụ trồng thích hợp vào tháng 3 - 4, thời vụ thu hoạch vào tháng 9 - 10 là tốt nhất.
Vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ có thể trồng được hai vụ; vụ xuân trồng tháng 2-3, thu hoạch tháng 6 - 7; Vụ này có tiềm năng năng suất cao, nhưng năng suất không ổn định, hay bị mất m ùa do mưa lụt. Vụ thu đông trồng và tháng 9 và thu hoạch vào tháng 2-3, là vụ có điều kiện trồng trọt thuận lợi h ơn vụ xuân, năng suất không cao nhưng chất lượng củ tốt. Như vậy vụ thu đông sản xuất để làm thuốc, vụ xuân trồng để nhân giống.
+ Nước:
Trong quá trình trồng trọt địa hoàng người ta luôn quan tâm đến sự phân bố lượng mưa các tháng trong năm. Để có năng suất địa hoàng ổn định thị lượng mư a cần phân bố tương đối đều. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu lượng mưa yêu cầu nhiều h ơn các tháng sau.
Các vùng có lượng mưa từ 1500 – 1800 mm/ năm có thể trồng được địa hoàng.
Ẩm độ đất thích hợp trong thời kỳ nãy mầm là 65 – 70 %. Thời kỳ sinh trưởng thân, lá và hình thành rễ củ là 70 – 75 %; Thời kỳ củ già, chín cần 65 – 70 %. Khi thu hoạch cần ẩm độ 60 – 65 %.
Thời kỳ củ già, chín có mưa lớn, ẩm độ đất quá cao củ dễ bị bệnh và thối nhũn.
+ Đất đai:
Địa hoàng là cây ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha là loại đất thích hợp nhất. Đất mới khai hoang có độ phì cao, tầng canh tác tương đối dày, giữ nước và thoát nước tốt, đất đồi có độ dốc 5 - 100 có thể trồng được địa hoàng.
Các loại đất sét, đất thịt nặng, nghèo dinh dưỡng không nên trồng địa hoàng. Độ pH thích hợp sẽ cho địa hoàng sinh trưởng phát triển tốt từ 5,5 - 7,0. Vì vậy khi trồng trên đất chua cần phải bón vôi.

III. Kỹ thuật trồng địa hoàng

1. Giống

Ở nước ta chọn cây giống tốt là cây có thời gian sinh trưởng ≥150 ngày, có nhiều củ, củ to không sâu bệnh. Chọn các củ thuôn dài cân đối, có dường kính từ 1 - 1,5 cm. Cắt củ thành từng đoạn dài 1,5 - 2 cm (trên đó có 5 - 7 mắt mầm). Sau khi cắt thấm 2 mặt lát cắt vào tro để ở nơi thoáng mát 1 ngày rồi mới đem trồng.
Chú ý: Khi thu hoạch tránh làm xây xát vỏ củ, củ giống nên dùng ngay, không nên để quá 7 ngày sau khi thu hoạch củ.
Lượng giống cần dùng cho 1 ha là 300- 400 kg cộng thêm 10 % lượng củ giống dự phòng.

2. Thời vụ và mật độ

+ Thời vụ:
Có thể trồng địa hoàng đư ợc nhiều vụ trong năm, Việt Nam có hai thời vụ trồng địa hoàng và được chia cho hai vùng có điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau là miền núi, trung du - đồng bằng.
* Miền núi: Vụ xuân trồng vào tháng 3- 4, thu hoạch tháng 8 - 9. Sau khi thu hoạch địa hoàng ngư ời ta có thể trồng ngô đông. Miền núi không trồng được vụ thu vì nhiệt độ thấp cây không phát triển được.
* Trung du và đồng bằng: Vụ xuân trồng vào cuối tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 6-7. Vụ thu đông trồng từ tháng 7 - 8, thu hoạch vào tháng 1 - 2. Trong 2 vụ năng suất từ 3-4 tấn/ha. Nhưng chất lượng củ giống vụ thu đông tốt hơn. Vụ xuân năng suất cao (5 – 7 tấn/ha) nhưng khi thu hoạch gặp mưa thường có ảnh hưởng đến chất lượng giống.
+ Mật độ và cách trồng
Để có cơ sở cho năng suất địa hoàng đạt 3 - 4 tấn/ha (vụ thu đông) và 5 - 7 tấn/ha (vụ xuân) thì mật độ phải đạt từ 7 - 9 vạn cây/ha.
Cách trồng: Vét luống cao 30 - 40 cm, luống hình thang, mặt luống rộng 80 - 90cm. Rạch 2 hàng dọc luống có khoảng cách 35 - 40 cm, hàng bổ sâu 10 - 12 cm, bỏ phân lót, sau đó lấp một lớp đất mỏng 2 – 3 cm và đặt các hom củ giống, lớp đât dày từ 2 - 3cm, nén nhẹ, phía trên tủ lớp rơm rạ mỏng để khi tưới đất ít bị nén chặt. Khoảng cách của các hom củ giống từ 12 - 15 cm.
Như vậy khoảng cách hàng từ 30 - 40 cm, cây cách cây là 12 - 15 cm.
Chú ý: Mỗi một hom củ giống sẽ mọc lên nhiều mầm cây, ta chỉ chọn một mầm tốt nhất để lại, các mầm khác ta tỉa bỏ (với phư ơng pháp loại bỏ dần)
Mặt luống lên phẳng hay khum mai rùa để tránh đọng nước.

3. Bón phân và chăm sóc địa hoàng

+ Lượng phân bón và cách bón:
Cây địa hoàng có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, song chúng tạo ra một lượng chất xanh lớn nên cần bón phân đầy đủ, kịp thời và hợp lý.
Chú ý: Khi bón phân kết hợp xới xáo, làm sạch cỏ, mặt luống phẳng không đọng nước. Xới xáo lần 1 và lần 2 xới nhẹ tay, độ sâu 3 cm (xới lần 1), sâu 5 - 7 cm (xới lần 2) cách gốc 7 - 8 cm. Xới xáo lần 3 sâu khoảng 8 - 10 cm cách gốc từ 10 - 12 cm, không làm ảnh hưởng đến bộ rễ, đặc biệt là rễ củ
Phân bón và cách bón phân
(Thành phần bón: Các loại phân N, P, K dạng nguyên chất)
Loại phân
Phâ n hữu cơ
hoai mục
(Tấ n/ ha )
N
Kg/ha

P2O5
(Kg/ ha )

K2O
Kg/ ha

Vôi
(Kg/ha

Lượng phân, cách bón
Cả quy trình (QT)
20
50- 70
30- 50
100
500
- Bón lót
- Bón thúc lần 1
(sau nảy mầm 30 ngày)
- Bón thúc lần 2
(sau khi cây mọc 45- 50
ngày)
Cả QT
0

0

0
1/2 QT

1/2 QT

Cả QT
0
0

1/4 QT
1/2 QT

1/4 QT

Cả QT
0

0


+ Chăm sóc
Dặm cây được tiến hành sau trồng 20 ngày, cây giống được lấy ở phần giống dự phòng đã được giâm cùng lúc với khi trồng.
- Tỉa cây cùng thời kỳ bón thúc lần 1 (chỉ để lại một mầm tốt nhất)
- Các giai đoạn sau càn loại bỏ các lá già, ngắt nụ, ngắt hoa để tập trung dinh dưỡng nuôi củ, nhằm tăng kích thước và số lượng củ.
- Tưới nước: Thời kỳ đầu đảm bảo đủ ẩn để cho mầm địa hoàng sinh trưởng nhanh đều, cây khỏe mạnh, nư ớc đảm bảo đủ ẩm.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Địa hoàng là loại cây có thân lá mềm, nhiều nước và lượng dinh dưỡng chưa trong lá khá nên là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh.
* Sâu hại: Sâu xám thường cắn ngang gốc vào thời kỳ đầu đến phát triển lá, vì vậy nên phòng trừ sớm: xử lý đất trước khi trồng bằng thuốc Basudin (20 - 25 kg/ha). Khi sâu ở tuổi 1 - 2 phun thuốc trên 2 bề mặt lá. Các loại sâu xanh, sâu xám, rệp, nhện đỏ cũng phá
+ Chăm sóc
Dặm cây được tiến hành sau trồng 20 ngày, cây giống được lấy ở phần giống dự phòng đã được giâm cùng lúc với khi trồng.
- Tỉa cây cùng thời kỳ bón thúc lần 1 (chỉ để lại một mầm tốt nhất)
- Các giai đoạn sau càn loại bỏ các lá già, ngắt nụ, ngắt hoa để tập trung dinh dưỡng nuôi củ, nhằm tăng kích thước và số lượng củ.
- Tưới nước: Thời kỳ đầu đảm bảo đủ ẩn để cho mầm địa hoàng sinh trưởng nhanh đều, cây khỏe mạnh, nư ớc đảm bảo đủ ẩm.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Địa hoàng là loại cây có thân lá mềm, nhiều nước và lượng dinh dưỡng chưa trong lá khá nên là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh.
* Sâu hại: Sâu xám thường cắn ngang gốc vào thời kỳ đầu đến phát triển lá, vì vậy nên phòng trừ sớm: xử lý đất trước khi trồng bằng thuốc Basudin (20 - 25 kg/ha). Khi sâu
ở tuổi 1 - 2 phun thuốc trên 2 bề mặt lá. Các loại sâu xanh, sâu xám, rệp, nhện đỏ cũng phá
Củ loại 1: đường kính > 2 cm
Củ loại 2: đường kính 1- 2 cm
Củ loại 3: đường kính < 1 cm

5. Chế biến (Bào chế)

* Chế biến sinh địa :

- Củ địa hoàng sau khi phân loại, rửa sạch, sây khô ta sẽ được vị thuốc sinh địa.
- Cách bào chế: Xếp củ địa hoàng vào dàn theo thứ tự: củ to (loại 1) xếp ở dưới, củ loại 2 xếp ở giữa, củ loại 3 xếp trên. Độ dày lớp củ trên dàn là 15 cm.
- Điều chỉnh nhiệt độ: Từ 500 C sau tăng dần đến 650C trong 24 - 36 h, cứ 5 - 10 h đảo trở 1 lần. Hạ nhiệt độ xuống 600C ổn định trong 48 h, củ địa hoàng mềm dẻo, hàm lượng nước trong củ còn khoảng 40 – 50 % là được thành phẩm sinh địa.
Chú ý: Sau khi thu hoạch phân loại nên phơi sấy ngay, nếu chưa sấy có thể bảo quản trong cát ẩm, củ sẽ tươi lâu.

* Chế biến Thục địa :

Có nhiều cách chế biến Thục địa, dư ới đây là cách chế biến Thục địa của nư ớc ta:
Cho sinh địa vào thùng (có sức chứ a cả nước và củ khoảng 100 kg). Xếp củ vào nồi: củ to xếp phía dưới, củ nhở ở giữa, và củ nhỏ phia trên. Cứ 80 kg Sinh địa cho 10 lít rượu 400. Đun lửa to cho đến khi sôi; Khi đã sôi đun nhỏ, đun trong 6 - 8 h cho đến khi cạn nước. Trong thời gian đun cứ 1 h lại múc nước trong nồi tưới lên củ trên mặt nồi hoặc cho thấm đều. Sau đó lấy ra ph ơi 3 ngày rồi lại cho vào nấu lần thứ 2 nhưng cho thêm nước gừng (giã nhỏ 2 kg gừng cho nước khuấy đều lọc lấy nước). Tiếp tục nấu mhư trên.
Với cách nấu, phơi liên tục 5 - 7 lần khi củ sinh địa đã đen nhánh, mềm là ta có vị thuốc Thục địa. Do sự chế biến khác nhau nên chất lượng, tác dụng Thục địa đã khác nhiều so với Sinh địa (địa hoàng khô).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét