Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

10 loại rau rừng ăn ngon, chữa được bệnh

1. Cải soong: Nasturticum officinale R. Br. Họ Cải Brassicaceae. Cây thảo nhiều năm, bò dài. Mọc hoang ven suối cạn. Được trồng khắp nơi, ngon, bổ, được cả thế giới ưa chuộng. Trong kháng chiến Bác Hồ vẫn thu hái cải soong mọc ven suối Lê Nin để ăn và làm quà, khuyên cán bộ và dân quanh vùng phát triển loại rau này. Rau có thành phần dinh dưỡng rất cao. Là loại cải duy nhất có chứa iốt làm thức ăn phòng chữa bệnh bướu cổ, giải độc nicôtin của thuốc lá, chống chảy máu, thiếu máu, giảm đường huyết, được nghiên cứu để chống ung thư và rất nhiều bệnh khác.http://newfs.s3.amazonaws.com/taxon-images-1000s1000/Brassicaceae/nasturtium-officinale-st-ahaines-b.jpg
2. Rau sắng (Rau ngót núi, ngót rừng) Melientha Suavis Pierre. Họ Rau sắng Opiliaceae. Cây gỗ cao 4 – 8m, đường kính thân 25 – 30cm (Khác với các loài rau khác là cây thảo, bụi thấp trên dưới 1m). Rau là ngọn non bánh tẻ hoa, quả, hạt để ăn. Mọc phổ biến ở rừng, ven suối, ven núi đá ở nhiều tỉnh phía bắc Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Hà Tây (Chùa Hương) miền Nam Việt Nam ở núi Đinh (Đồng Nai).http://www.biogang.net/upload_img/biodiversity/biodiversity-7137-1.jpg
3. Rau chùm bao (Lạc tiên, Nhãn lồng) Pasiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae. Mọc hoang khắp rừng núi hoặc được trồng. Dùng ngọn non của dây lạc tiên làm rau ăn. Có tác dụng an thần gây ngủ. Chữa mất ngủ, ngủ hay mộng mị, hồi hộp tim. Còn dùng để lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau chữa ho, phù nề, viêm da, ngứa lở. Dùng uống trong và đắp ngoài. Khi chữa bệnh phối hợp thêm các vị khác theo yêu cầu cụ thể từng bệnh.http://desmutsi612.files.wordpress.com/2013/01/passiflora_foetida1.jpg
4. Rau tàu bay. Tên khoa học: Gynura crepidioides Benth. Họ Cúc Asteraceae. Có tên Tàu bay vì hoa bay khắp nơi khi có gió. Rau có phổ biến ở các bãi hoang nương rẫy, bìa rừng, khe suối. Còn mọc ở Lào, Campuchia, Trung Quốc.http://kienthucgiadinh.com.vn/data/upload/images/13-12-2013/cai%20tau%20bay.jpg Ngọn và lá non dùng làm rau ăn sống cùng các lá khác khi ăn bánh xèo, vò nát trộn muối, luộc, xào, nấu canh hay muối dưa. Thành phần dinh dưỡng của rau tầu bay như sau % nước 91,1 protein 2,5, lipid 0,2 cellulose 1,6, dẫn xuất không protêin 3,7 khoáng toàn phần 0,9. Trong 1kg thức ăn có protêin tiêu hoá là 18g, calcium 0,8g, phospho 0,3g (Viện chăn nuôi 1979) còn tìm thấy 3,4mg% caroten, 10mg% vitamin C. Để làm thuốc chữa rắn rết cắn dùng lá tươi giã nhuyễn đắp lên vết bị cắn. Rau tàu bay được bộ đội ta thường nói đến trong các loại rau rừng được dùng làm rau ăn.http://flowers.la.coocan.jp/Asteraceae/Crassocephalum%20crepidioides/DSC05768.JPG
5. Rau mớp. Mớp gai, chóc gai, rau gai. Sơn thục Lasia spinosa (L) Thw. Họ Ráy Aeaceae cây thảo nguồn gốc Ấn Độ sang các nước khác. Ở nước ta mớp mọc hoang khắp nơi chỗ ẩm ướt, ven suối, bờ ao, bãi lầy, mương rạch từ đồng bằng lên rừng núi. Mọc thành đám. Lá non dùng làm rau luộc ăn hoặc muối dưa.
Để làm thuốc dùng thân rễ, tính mát, vị cay chát. Có tác dụng lợi tiểu mạnh, mát gan, tiêu viêm. Chữa phù thũng, đau nhức, khớp, ngứa lở ngoài da xơ gan cổ chướng (sắc 15 – 20g) trị chứng sốt rét.http://www.mpbd.info/images/lasia-spinosa-ban.jpg
6. Rau tai voi (R – lưỡi bò), Pentaphragma gamopetalum Gagnep. Họ Rau tai voi Pentaphragmataceae. Cây thảo mọc ở các vùng núi cao 700 – 1200m (Rừng Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đồng Nai) Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi Clonh srơma. Lá và quả nấu canh ăn ngon.
Loài rau tai khác có tên rau tai nai, R bánh lái (Quảng Trị) Pentaphragma sinense Hensl. ex. Wils phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai – Kon Tum… Dùng các phần non làm rau ăn.
7. Rau bép (Rau danh) Gnetum gnemon L. var griffithii Markgr. Họ Giây gắm Gnetaceae. Cây bụi. Gặp nhiều ở rừng Tây Nguyên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Lá và hạt đều ăn được, lá nấu canh suông hoặc với thịt ăn ngọt. Hạt rang ăn bùi như lạc.
Với cây bép chưa biết có được dùng làm thuốc không. Còn những loài gần với dây bép như dây gắm (Gnetum montanum Mgf) thì hạt rang ăn, và dây, rễ làm thuốc giải độc, trị sốt rét, chữa tê thấp, bổ huyết.http://farm7.static.flickr.com/6216/6241374938_73f03f8327.jpg
8. Cải rừng tía. Rau cẩn Viola inconspicua Blume. Họ Hoa tím Violaceae. Cây thảo, mọc ở nhiều nơi thường ở các bãi suối có cát. Dùng phần non luộc, xào vị đắng nhạt, hơi the tính mát, vào tâm, can. Tác dụng làm mát huyết, giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm họng, vú, mắt, mụn nhọt. Trong uống ngoài đắp. Chữa quai bị: lấy 40g lá cải tím, 4g phèn chua giã nhỏ đắp. Chữa dịch tả: Lấy cải tía và hương nhu mỗi vị 40g, sắc uống.http://kite.biodiv.tw/files/kite/imagecache/w740/images/23/2008.03.20ji_long__060.jpg
9. Rau vẩy ốc (Đơn rau má, cỏ bi) Pratia nummularia (Lam) A. Br. et Aschers (P.begoniifolia (Wall) Lindl), họ Lô biên Lobeliaceae, cây thảo, nằm bò. Phân bố các nước châu Á. Ở nước ta cây mọc nơi ẩm thấp ven rừng, nương rẫy lối đi vào rừng của vùng núi cao 700 – 2000m. Lá và ngọn non nấu canh, để ăn và làm thuốc. Thu hái mùa hạ, thu. Có vị cay đắng, tính bình. Tác dụng lợi tiểu, hoạt huyết, tiêu viêm trừ thấp. Chữa di mộng tinh, khí hư.http://kplant.biodiv.tw/%E9%8A%85%E9%8C%98%E7%8E%89%E5%B8%B6%E8%8D%89/%E6%99%AE%E6%8B%89%E7%89%B9%E8%8D%899.jpg
10. Rau tầm bóp (Thù lù cái) Physalis angulata L., họ là Solanaceae, cây thảo hàng năm, mọc ven rừng. Quả ăn sống, chồi lá non luộc, nấu canh. Quả còn dùng làm thuốc thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho, lợi tiểu: Chữa phù thũng. Đắp ngoài chữa đinh nhọt. Rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa chữa bệnh đường huyết cao.http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/32/Flickr_-_Jo%C3%A3o_de_Deus_Medeiros_-_Physalis_angulata_(1).jpg
Các rau khác có tác dụng phòng chữa bệnh:
- Rau dớn hay còn gọi là dớn rừng, rau dớn rừng, thái quyết (danh pháp khoa học: Diplazium esculentum) là một loài thực vật hoang dại thuộc họ Rau dớn http://www.onlineplantguide.com/Image%20Library/D/3152.jpg
- Rau Mã đề trong Đông y gọi là "xa tiền thảo". Cây còn có những tên khác, như "mã đề thảo", "ngưu thiệt thảo", người Thái gọi là "nhả én dứt", người Thổ gọi là "su ma", ... tên khoa học là Plantago asiatia L. (Plantago major L. var. asiatica Decaisne), thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae).http://science.halleyhosting.com/nature/gorge/4petal/plan/major/major1a.jpg
- Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideaehttp://www.spicesmedicinalherbs.com/img/centella-asiatica.jpg
- Rau ngót, bù ngót, bồ ngót, hay rau tuốt (danh pháp hai phần: Sauropus androgynus) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu
- Rau Mảnh bát hay còn gọi là Bát bát, Hoa bát, Dây bình bát, Dưa dại, Dây miểng bát (Nam Bộ).Tên khoa học: Coccinia cordifolia (L.) Cogn, họ  Bí (Cucurbitaceae).Rau mảnh bát có tác dụng giải độc cơ thể
- Rau muối có tên khoa học là Chenopodium album thuộc họ cây thảo (Chenopodiaceae) là loại cây được sử dụng làm rau ăn của bà con miền núi, ven biểnhttp://www.survival.org.au/images/bf/chenopodium_album_plant_600.jpg
- Gia vị: Riềng, Rau mùi tàu (Ngò tàu)
- Thận trọng loại có độc: Sầu đâu (Hoa, lá ăn gỏi sống, luộc) rất đắng.

RAU LƯỠI BÒ

Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 22/2/2014
Mô hình cây Rau lưỡi bò
-Tên gọi khác: Rau tai voi, Rau tai nai, Ngưu thiệt (Hán Việt), Ngũ cách (vị thuốc).
-Tên tiếng Anh: (Không thấy).
-Tên khoa học: Pentaphragma gamopetalum Gagnep.
-Tên đồng nghĩa :
-Các loài tương cận:
-Mồng tơi núi: Pentaphragma honbaense.
-Rau bánh láy: Pentaphragma sinensis

1-Phân loại khoa học (Scientific classification)

Bộ (ordo):
Cúc (Asterales)
Họ (familia):
Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae)
Chi (genus):
Rau lưỡi bò (Pentaphragma)
Loài (species):
Pentaphragma gamopetalum
-H Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae, J. Agardh) còn gọi là họ Rau tai voi (ở Việt Nam). Đây là một họ được tách ra từ họ Hoa chuông (Campanulaceae), thuộc Bộ Cúc (Asterales). Họ này có duy nhất 1 chi với khoảng 40 loài, chủ yếu là cây thân thảo mọng thịt, với các phiến lá bất đối xứng thường có mép lá bị xẻ khía. Chúng phân bổ ở khu vực Đông Nam Á Malesia.
Họ Rau lưỡi bò gồm các loài thực vật khác biệt với các loài trong họ Hoa chuông (Campanulaceae). Hoa của chúng dạng xim hình bọ cạp, không cuống, đối xứng tỏa tia, với các cánh hoa lớn, dễ thấy. Bao phấn hướng ngoại và bầu nhụy nhỏ, chúng có các túi chứa mật hoa nằm giữa các vách ngăn kết nối đế hoa với bầu nhụy. Quả là dạng quả mọng.
-Chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma) là chi duy nhất thuộc họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae) hay còn gọi là họ Rau tai voi (ở Việt Nam).

2-Nguồn gốc và phân bố

-Chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma) được các nước trên thế giới phát hiện và công bố có khoảng 129 loài. Tuy nhiên theo Phương tiện thông tin đa dạng sinh học toàn cầu (GBĮIP) ghi nhận và chỉ xác định được 40 loài và phân bố như sau:
Nước
Tổng số loài
Phát hiện
Số loài do GBĮIP
Xác định
3
3
14
6
1
1
15
6
Hoa Kỳ (Hawaii)
1
1
3
1
39
15
23
1
2
1
8
2
20
3
Trên thế giới
129
40
Ở Việt Nam các cơ quan khoa học và các tác giả độc lập đã công bố phát hiện trong chi Rau lưỡi bò có khoảng 20 loài và được Phương tiện thông tin đa dạng sinh học toàn cầu (GBĮIP) xác định được ba loài đó là:
-Loài Rau lưỡi bò Pentaphragma gamopetalum.
-Loài Mồng tơi/Bồ ngót rừng Pentaphragma honbaense.
-Loài Rau bánh láy Pentaphragma sinensis Hemsl. , EH Wilson, 1906.
Nguồn: Mạng thông tin Tài nguyên giống cây (GRIN) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Ở Việt Nam loài Rau lưỡi bò (Pentaphragma gamopetalum Gagnep.) thuộc Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae) là loài cây thân thảo đứng mọc ở các vùng núi cao 700 - 1200m thuộc: Rừng Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc), Đồng Nai, Kon Tum (Đắc Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi là Clonh srơma.
Lưu ý! Ở Việt Nam còn có hai loài cây khác cũng có tên là cây lưỡi bò gồm:
1-Cây  rau bánh lái
-Tên khoa học: Pentaphragma sinnese 
Thuộc chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma), Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae), Bộ Cúc (Asterales).
-Tên gọi khác: Cây lưỡi bò, Rau tai voi, Rau bánh lái
Trong website này có trang riêng với tên : Rau bánh lái.
2-Cây chút chít
-Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn.
Thuộc Họ Rau răm (Polygonaceae), Bộ Hoa cẩm chướng (Caryophyllales).
-Tên khác: Lưỡi bò, Thổ đại hoàng, Dương đề.
Trong website này có trang riêng với tên : Cây chút chít.

3-Mô tả

Cây rau lưỡi bò (có lá giống như lưỡi trâu bò nên gọi là ngưu thiệt).
-Thân: Cây thân thảo đa niên mọc đứng cao 1-1,5 m, đường kính tới 1cm, thân có rảnh.
-Rể : Rể mọc khỏe, phình thành củ, ăn sâu trong đất nên chịu hạn tốt.
-Lá : Lá có phiến hình mũi mác dài, hẹp, không cân đối, hơi nhọn ở hai đầu,  dài 12-20 cm, rộng 6-19 cm, có gốc không đều nhau, phiến lá nhẳn, mép có răng mịn, gân bên 5 đôi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 5-8 cm có lông.
-Hoa : Hoa mọc ở ngọn, mọc sát nhau nhất là ở đỉnh, cụm hoa ở nách lá, dài 5cm, có 3-6 hoa, gần như không cuống, bao hoa có 6 mảnh, lá bắc hình trái xoan, rộng hơn hoa, đài hoa hình chuông có 5 lá đài không đều, tràng hoa hình đấu, có 5 thuỳ tù, nhị dính ở gốc tràng, bầu dưới có 2 ô, chứa nhiều hạt. 
-Quả : Quả hình 3 cạnh, bầu dưới có 2 ô, chứa nhiều hạt.
Ở Việt Nam, rau lưỡi bò chỉ gặp ở các vùng rừng núi ở độ cao 700-1200m ở Rừng Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc), Đồng Nai, Kon Tum (Đắc Plây) và Gia Lai (Măng Giang).

Cây rau lưỡi bò

4-Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu phân tích nào.

5-Công dụng của cây rau lưỡi bò

Rau lưỡi bò có lá và quả nấu canh ăn ngon như rau mồng tơi nên được dùng làm rau và dùng làm thuốc.
a- Cây rau lưỡi bò được dùng làm rau
Lá và đọt non được dùng nấu canh ăn ngon như rau Mồng tơi.
Cây rau lưỡi bò được Công ty Sannamfood sưu tầm, sản xuất và bán ở các siêu thị ở Hà Nội như một loại rau sạch.
Chất lượng: Tất cả các loại Rau Xanh-Rau Rừng do Sannamfood sản xuất đều đảm bảo thoả mãn các tiêu chí rau sạch tự nhiên & rau an toàn 100% theo quy trình tự động & khép kín từ trồng trọt, thu hái, đóng gói, tới giao hàng trực tiếp từ trang trại tới tận nhà khách hàng bằng xe chuyên dùng, không qua bất kỳ trung gian nào.
Cách bảo quản: Để nguyên túi trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong vòng 5-7 ngày. Trước khi chế biến rửa bằng nước sạch.
b-Cây rau lưỡi bò được dùng làm thuốc
Theo Đông y : Cây rau lưỡi bò có vị chua đắng, tính lạnh tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, nhuận tràng, sát trùng… Có tác dụng chữa táo bón, mụn nhọt, hắc lào, ứ huyết sưng đau…
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Đào lấy rễ cây già, rửa sạch, bỏ rễ con, để nguyên hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Dược liệu là mấu rễ tròn, dài 10-20cm, đường kính 1-1.5cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hay nâu tươi, có vết nhăn dọc, cắt ngang vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn màu vàng, mùi nhẹ.
c- Công dụng khác cũa cây rau lưỡi bò
Chỉ mới biết là trong dân gian, người ta dùng quả cây để ăn và chế rượu.

6-Một số bài thuốc Đông y từ cây rau lưỡi bò

1- Chữa táo bón: Rễ lưỡi bò 4g, cam thảo 4g. Tất cả rửa sạch đổ 3 bát con nước sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Uống liền 3 ngày. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).
2- Chữa hắc lào: Dùng rễ lưỡi bò 90g, phơi khô ngâm với 600ml rượu, mỗi ngày lắc bình 1 lần, ngâm khoảng 10 ngày, lọc lấy nước bôi vào vùng da bị hắc lào đã rửa sạch thấm khô, ngày 1 lần. Dùng liền 5 ngày. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).
3- Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Rễ lưỡi bò 15g, thái mỏng, cho thêm ít dấm đắp vào mụn khoảng 1- 2 giờ, tháo bỏ thuốc ngày một lần, đắp liền 3 ngày. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).
4- Chữa mẩn ngứa do nóng: Dùng lá lưỡi bò tươi 15g, rửa sạch giã nát, sát nhè nhẹ nơi ngứa, sau khi đã rửa sạch, lau khô ngày 2 lần. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).
Lưu ý ! Những người hư hàn, tiêu chảy không dùng. (Theo Lương y Hữu Đức - SK&ĐS).

7-Giới thiệu một số loài rau rừng khác có tên Lưỡi bò ở Việt Nam

1-Cây  rau bánh lái
-Tên khoa học: Pentaphragma sinnese 
Thuộc chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma), Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae), Bộ Cúc (Asterales).
-Tên gọi khác : Cây lưỡi bò, Rau tai voi, Rau bánh lái
Trong website này có trang riêng với tên : Rau bánh lái.

Rau bánh lái
2-Cây chút chít
-Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn., Họ Rau răm (Polygonaceae), Bộ Hoa cẩm chướng (Caryophyllales).
-Tên khác:  Lưỡi bò, Thổ đại hoàng, Dương đề.
Trong website này có trang riêng với tên : Cây chút chít.

Cây chút chít

RAU TAI VOI NHỎ

Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 20/2/2014
Rau tai voi nhỏ
-Tên gọi khác: Cây tai voi nhỏ, Cây rita nhỏ, Ban diệp thần trụ cự dài (vị thuốc).
-Tên tiếng Anh: Chirita pumila 
-Tên khoa học: Chirita pumila D.Don, 1825
-Các loài tương cận:
Rau tai voi (Chirita colaniae Pellegr.)
Rau tai voi phểu (Chirita eberhardtii Pellegr.).
Rau tai voi lông móc câu (Chirita hamosa R. Br.).
Hoa oải hương (Chirita lavandulacea).

1-Phân loại khoa học (Scientific classification)

Bộ (ordo):
Hoa môi (Lamiales)
Họ (familia):
Tai voi (Gesneriaceae)
Chi (genus):
Rau tai voi (Chirita)
Loài (species):
Chirita pumila là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi. Loài này được D.Don miêu tả khoa học đầu tiên năm 1825.
Lưu ý!
Ở Việt Nam tên gọi Họ Tai voi đang tranh chấp giữa hai họ thực vật là Họ Gesneriaceae và Họ Pentaphragmataceae hay Pentaphragmaceae. Chính sự tranh chấp này dẫn đến sự lộn xộn trong phân loại.
Các trang web trong mạng xã hội đã có nhiều sự nhầm lẩn do sự lộn xộn này nên dẫn đến nhiều hậu quả tai hại nhất là về nhận dạng các loài cây có tên Tai voi và các bài thuốc Đông y liên quan đến Cây tai voi.
Để hợp lý trong tên gọi phù hợp với tính mô tả trong tiếng Latin nên gọi:
-Họ Tai voi hay họ Khổ cự đài hoặc họ Phong lữ có tên khoa học là Gesneriaceae. Điển hình trong họ nà là chi tai voi (Chirita) gồm những loài có lá rộng và gần tròn (như tai voi).
-Họ Rau lưỡi bò Có tên khoa học là Pentaphragmataceae hay  Pentaphragmaceae. Các loài trong chi này có dạng lá hẹp và dài (giống như lưỡi bò).
Khi đề cập đến các loài rau rừng và cây thuốc nên có đầy đủ tên khoa học và mô tả nhận dạng chi tiết hơn.
Tên “Rau tai voi” trong tiếng Việt để gọi tên ít nhất 5 loài thực vật khác nhau, tên rau tai voi đang gây sự lầm lẩn giữa một số loài trong hai họ thuộc hai bộ khác nhau là họ Pentaphragmataceae (thuộc Bộ Cúc-Asterales) và họ Gesneriaceae (thuộc Bộ Hoa môi - Lamiales). Hiện nay tên gọi giữa các loài còn tranh chấp nhau trong tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Latin và chưa có sự phân định rõ ràng giữa tên các chi và loài trong tiếng Việt ở một số chi và loài trong hai họ này.
Tên Cây tai voi trong tiếng Việt bao gồm các loài sau đây:
+Trong Họ Tai voi hay họ Khổ cự đài hoặc họ Phong lữ (Gesneriaceae):
1-Rau tai voi (Chirita colaniae Pellegr.)
Thuộc : Chi Rau tai voi (Chirita), Họ Tai voi (Gesneriaceae), Bộ Hoa môi (Lamiales).
-Tên đồng nghĩa: Primulina colaniae (Pellegr.)
-Phân bố: Là loài cây đặc hữu của Việt Nam, chỉ thấy mọc ở vách đá, đất ẩm, dọc theo suối trong rừng ở các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, qua Quảng Bình, Quảng Nam-Ðà Nẵng, tới các tỉnh Tây Nguyên. 
Trong website này có trang riêng với tên : Rau tai voi
2-Rau tai voi hoa phểu (Chirita eberhardtii)
Thuộc : Chi Rau tai voi (Chirita), Họ Tai voi (Gesneriaceae), Bộ Hoa môi (Lamiales).
-Phân bố: Loài này chỉ gặp ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Cây mọc trong các rừng trên núi đá.
Trong website này có trang riêng với tên : Rau tai voi hoa phểu
3-Rau tai voi lông móc câu (Chirita hamosa)
Thuộc : Chi Rau tai voi (Chirita), Họ Tai voi (Gesneriaceae), Bộ Hoa môi (Lamiales).
-Phân bố: Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc rải rác nhiều nơi ở Bắc bộ, Trung bộ vào tới Kiên Giang. Thường gặp trên núi đá vôi, ở độ cao 800 - 1500m. 
Trong website này có trang riêng với tên : Rau tai voi lông móc câu
4- Rau tai voi nhỏ (Chirita pumila)
Thuộc : Chi Rau tai voi (Chirita), Họ Tai voi (Gesneriaceae), Bộ Hoa môi (Lamiales).
-Phân bố: Loài của Nam Trung Quốc, Nêpan, Việt Nam. Ở nước ta, có gặp tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thường mọc ở rừng núi trên độ cao 1000 - 2500m.
 Trong website này có trang riêng với tên : Rau tai voi nhỏ
+ Trong Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae hay Pentaphragmaceae)
1-Loài Rau lưỡi bò (Pentaphragma gamopetalum Gagnep.)
-Tên gọi khác : Rau tai voi, Rau tai nai, Ngưu thiệt (Hán Việt), Ngũ cách (vị thuốc).
Thuộc Chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma), Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae), Bộ Cúc (Asterales).
-Phân bố : Ở Việt Nam Rau lưỡi bò phân bố ở Rừng Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc), Đồng Nai, Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang).
Loài này có trang web riêng với tên: Rau lưỡi bò.
2-Loài Rau bánh lái (Pentaphragma sinnese)
-Tên gọi khác : Rau tai voi, Rau lưỡi bò.
Thuộc Chi Rau lưỡi bò (Pentaphragma), Họ Rau lưỡi bò (Pentaphragmataceae), Bộ Cúc (Asterales).
-Phân bố : ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai - Kon Tum…
Loài này có trang web riêng với tên: Rau bánh lái.
-Cây Rau tai voi nhỏ trong bài viết này đề cập đến loài Chirita pumila Pellegr.
Thuộc : Chi Rau tai voi (Chirita), Họ Tai voi (Gesneriaceae), Bộ Hoa môi (Lamiales).

2-Nguồn gốc và phân bố

Theo Hệ thống APG II (4/2003):
-Bộ Hoa môi (Lamiales) có ít nhất 24 họ, 1.059 chi với khoảng 23.800 loài.
-Họ Tai voi (Gesneriaceae) có 147 chi với khoảng 3.200 loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Cựu thế giới và Tân thế giới.
-Chi Rau tai voi (Chirita) có khoảng 150 loài có nguồn gốc ở Ấn Độ, Đông Nam Á và nam Trung Quốc được công nhận. Có khoảng 100 loài đặc hữu của Trung Quốc.
Từ “Chirita” là tên Latin bắt nguồn từ tiếng Hindu  “Chiraa”, tên dân gian ở Ấn Độ để chỉ loài cây Chiraeta/Chiruta (Tai voi).
Có 77 loài Rau tai voi phân bố từ Ấn Độ đến Malaixia, Inđônêxia.
Ở Việt Nam phát hiện được có 21 loài, phân bố ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam đến các tỉnh Tây Nguyên.
Cây mọc ở vách đá, đất ẩm, dọc theo suối trong rừng. Trong đó có một số loài được dùng làm rau, trồng làm cảnh, một số loài được dùng lấy nguyên liệu làm thuốc. Trong đó có 4 loài quan trọng là:
1-Rau tai voi (Chirita colaniae Pellegr.).
2-Rau tai voi hoa phểu (Chirita eberhardtii Pellegr.).
3-Rau tai voi lông móc câu (Chirita hamosa R. Br.).
4-Rau tai voi nhỏ (Chirita pumila).
-Loài Rau tai voi nhỏ (Chirita pumila)
Thuộc : Chi Rau tai voi (Chirita), Họ Tai voi (Gesneriaceae), Bộ Hoa môi (Lamiales). Loài này phân bố ở nam Trung Quốc (Quảng Tây, Tây Nam Quý Châu, Tây Tạng và Vân Nam, Bắc Ấn Độ, Nepal, Myanmar , Thái Lan và bắc Việt Nam.
Cây sống theo rừng, bờ suối, vách đá hoặc giữa các khối cỏ, ở độ cao 800-2800 m.
Ở Việt Nam có gặp tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thường mọc ở rừng núi trên độ cao 1000 - 2500m.
 Trong website này có trang riêng với tên : Rau tai voi nhỏ

3-Mô tả

Cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm.
-Thân: Cây thân nhỏ, có lông, cao 20-30 cm, chia 3-5 đốt dài 5-8 cm, đường kính 2,5-5 mm.
-: Lá có phiến hình trứng, dài 2-12cm, rộng 1,2-5,5cm, chóp tù, gốc tù tròn, đầy lông phún ở cả hai mặt; gân phụ 6-7 cặp. Cuống lá dài 4-15mm.
-Hoa: Cụm hoa ở ngọn; hoa có 5 lá đài cao 12mm, dính đến 1/2, có lông trắng, tràng màu lam tím, có nhiều lông trắng, dài 3,5cm, chia 2 môi với thùy tròn, nhị sinh sản 2, bầu không lông.
-Quả: Quả nang mảnh, dài 8-10cm.
-Hạt: Hạt nhỏ.

Hoa cây rau tai voi nhỏ sắp nở

Hoa rau tai voi nhỏ đang nở

Rau tai voi nhỏ mọc dưới tán rừng

4-Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu phân tích nào.

5-Công dụng

a-Dùng làm rau
Lá và đọt non Cây rau tai voi nhỏ có thể dùng làm rau ăn, không độc.
Tuy nhiên do cây sống lâu năm nên thường gặp lá già, ít thấu lá non nên ít được chú ý để làm rau ăn. Lá và đọt còn non, mềm đều có thể làm rau ăn bằng cách luộc, xào hoặc nấu canh. 
b-Dùng làm thuốc
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Chiritae Pumilae.
Tính vị, tác dụng: Cây có tác dụng chỉ khái, chỉ huyết, thư cân hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây này để trị ho khạc ra máu, bạch đới, đòn ngã sưng tấy.

6-Giới thiệu một số loài rau rừng khác có tên Rau Tai voi ở Việt Nam

6.1-Rau tai voi (Chirita colaniae Pellegr.)
Thuộc : Chi Rau tai voi (Chirita), Họ Tai voi (Gesneriaceae), Bộ Hoa môi (Lamiales).
-Tên gọi khác : không có.
-Tên đồng nghĩa: Primulina colaniae (Pellegr.)
-Phân bố: Là loài cây đặc hữu của Việt Nam, chỉ thấy mọc ở vách đá, đất ẩm, dọc theo suối trong rừng ở các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, qua Quảng Bình, Quảng Nam-Ðà Nẵng, tới các tỉnh Tây Nguyên. 
Trong website này có trang riêng với tên : Rau tai voi

Rau tai voi
6.2-Rau tai voi hoa phểu (Chirita eberhardtii)
Thân rất ngắn, có lông. Lá mọc so le, hình bầu dục, có mép khía lượn tai bèo, có lông nhiều ở cả hai mặt; cuống lá có lông.
Cụm hoa là những xim thưa gồm độ 12 hoa có lá bắc. Cuống hoa có lông. Lá đài 5, thuôn hẹp. Tràng màu trắng có viền tím hay xanh lơ, dạng phễu chia 2 môi, môi trên 2 thùy, môi dưới dài hơn có 3 thùy. Nhị sinh sản 2, đính phía giữa ống tràng; nhị lép 2 - 3; đĩa ngắn hình đấu; bầu thuôn. Quả nang hẹp, hơi cong, mang vòi nhụy dài ở đầu. 
Loài chỉ gặp ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam.
Cây mọc trong các rừng trên núi đá.
Cây có hoa đẹp, có thể trồng làm cảnh.
Rau tai voi hoa phểu Chirita eberhardtii Pellegr.
6.3- Rau tai voi lông móc câu (Chirita hamosa)
Cây thảo, thân cao 15 - 20 cm, mọc đứng, có khi hơi có lông. Lá mọc đối, hình trứng hay bầu dục, dài đến 15cm, nhọn, có gốc tròn hay tù, cả hai mặt có lông mềm đa bào, mép nguyên hoặc hơi khía tai bèo.
Cụm hoa có cuống chung dính vào cuống lá; cuống hoa xếp từng đôi trên cuống lá. Đài có 5 thùy sâu, thùy có 3 gân, có lông ở đỉnh. Tràng màu trắng hay tím lam dạng phễu chia 2 môi với 5 thùy không đều. Nhị sinh sản 2; chỉ nhị hình sợi, có lông tới tận đỉnh; bao phấn hình thận. Bầu có lông, thuôn; vòi hình trụ, có lông; đầu nhụy chẻ đôi. Quả nang hơi cong, có điểm ít lông thưa; hạt màu nâu sẫm, hình thoi.
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc rải rác nhiều nơi ở Bắc bộ, Trung bộ vào tới Kiên Giang.
Thường gặp trên núi đá vôi, ở độ cao 800 - 1500m. 
Ra hoa từ tháng 3 đến tháng 7 - 8.
Cây được trồng làm cảnh.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc trị tiểu tiện bất lợi và rắn cắn.

Rau tai voi lông móc câu Chirita hamosa R. Br.
6.4. Rau tai voi (Rau lưỡi bò), Pentaphragma gamopetalum Gagnep.
Họ Rau lưỡi bò Pentaphragmataceae. Cây thảo mọc ở các vùng núi cao 700 - 1200m (Rừng Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đồng Nai) Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi Clonh srơma. Lá và quả nấu canh ăn ngon.
Loài rau tai khác có tên rau tai nai, R bánh lái (Quảng Trị) Pentaphragma sinense Hensl. ex. Wils phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai – Kon Tum… Dùng các phần non làm rau ăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét