Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Rung rúc

Cây thuốc Nam “Rung rúc” còn có tên gọi khác là cây Rút dế, cây Cứt chuột, thuộc họ Táo ta, mọc hoang ở nhiều nơi.
Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi leo cao 1-4m, cành non mảnh có màu xanh nhạt, không lông. Lá mọc so le; phiến nhỏ, xoan, bầu dục, dài 1,5-2,5cm, rộng 0,7-1,2cm, tù hai đầu, gân phụ 5-6 cặp, nổi rõ, gần song song, cuống 5-7mm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở nách lá, hoa nhỏ, màu trắng, mẫu 5, bầu ẩn trong đĩa mật, 2 ô. Quả hạch dài 5-6mm, hình trứng, màu đen.
Bộ phận dùng: Rễ, lá.
Thành phần hóa học chính: Rễ chứa alkaloid, anthranoid, saponin, coumarin. Lá chứa flavonoid.
Công dụng: Chữa viêm phế quản, chảy máu dạ dày, đau nhức xương do phong thấp. Lá cầm máu trong chấn thương, chữa thấp khớp, viêm khớp, đau nửa đầu, đau ngực, chữa viêm gan, kích thích tiêu hóa.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 20-50g dưới dạng nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
cây Rung rúc, cây rút dê, cây cứt chuột, nam dược, nam y, cây thuốc nam, thuốc nam
cây Rung rúc, cây rút dê, cây cứt chuột, nam dược, nam y, cây thuốc nam, thuốc nam
cây Rung rúc, cây rút dê, cây cứt chuột, nam dược, nam y, cây thuốc nam, thuốc nam
cây Rung rúc, cây rút dê, cây cứt chuột, nam dược, nam y, cây thuốc nam, thuốc nam

Bài thuốc Nam:
1.    Chữa phong thấp đau nhức: Rễ Rung rúc 80g, Cốt toái bổ 40g, rễ Gắm 120g, vỏ Ngũ gia bì chân chim 100g, rễ Bướm bạc, rễ Chiên chiến, mỗi vị 60g. Xích đồng nam, Bạch đồng nữ, Tiền hồ, Ô dược, Cỏ xước, rễ Bưởi bung, mỗi vị 40g. Nấu thành cao đặc rồi cho thêm rượu 40% thành 2 lít, ngâm trong 3 ngày. Lọc lấy dịch trong, mỗi lần uống 30ml, ngày 2 lần.
2.    Thuốc chữa thấp khớp mạn tính: Dây Rung rúc 12g, cành Trâu cổ 20g, rễ Cỏ xước 20g, Thổ Phục linh 20g, rễ Tầm xuân 20g, Thiên niên kiện 10g, rễ Gấc 10g, Lá lốt 10g, Dây đau xương 10g, Hy thiêm 10g, Cành dâu 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, cô tiếp cho thật đặc, rồi thêm 2ml rượu, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét