Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Sa nhân

Sa nhân thuộc họ Gừng, cây mọc hoang ở rừng núi, dưới tán cây râm mát.
Là cây cỏ, cao 0,5-1m. Thân rễ nhỏ, mọc bò nang chằng chịt như mạng lưới. Lá nhẵn bong, có bẹ, không cuống, mọc sole, phiến hình dải, đầu nhọn dài. Hoa trắng, đốm tía, mọc mọc thành chùm ở gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín màu đỏ nâu. Có nhiều loại mang tên Sa nhân, cũng được dùng. Mùa hoa tháng 5,6 ; quả tháng 7,8.
Bộ phận dùng: Lấy hạt từ quả gần chín, phơi khô.
Thành phần hóa học: Tinh dầu 2-2,5% (chủ yếu là borneol, camphor), nhựa, chất béo.
Công dụng: Giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, ăn không tiêu, nôn ọe, động thai. Làm gia vị, pha rượu mùi.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-4g dạng thuốc sắc.
sa nhân, thuốc nam, nam dược, nam y, cây thuốc việt nam, bài thuốc nam
sa nhân, thuốc nam, nam dược, nam y, cây thuốc việt nam, bài thuốc nam

Bài thuốc Nam:
1.    Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, thường đầy bụng, đau vùng thượng vị, nôn nhiều, mệt mỏi: Sa nhân 10g, Sâm bố chính 12g, Lá khôi 20g, Gừng 4g, Nam mộc hương 10g, Bán hạ chế 6g, Trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang.
2.    Chữa tiêu chảy cấp do nhiễm lạnh: Sa nhân 8g, Rau má sao vàng 10g, Hoắc hương 8g, Hương phụ 8g, Bạch biển đậu 12g, Hạt mã đề 8g, Gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.
3.    Chữa tiêu chảy cấp do nhiễm lạnh: Sa nhân 8g, Hoắc hương 12g, Nam mộc hương 8g, Vỏ vối 10g, Trần bì 8g, Hương phụ 8g, Hạt vải 8g. Sắc uống ngày một thang.
4.    Chữa rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, viêm đại tràng mãn: Sa nhân 8g, Sâm bố chính 12g, Trần bì 8g, Củ mài 12g, Ý dĩ sao 12g, Gừng khô 6g, Vỏ tụt 6g. Sắc uống ngày một thang.
5.    Chữa chứng phụ nữ có kinh không đều người hay mệt mỏi, dễ cau gắt, hay đau bụng dưới và đau tức lưng: Sa nhân 12g, Thảo quyết minh 16g, Ích mẫu 20g, Sài hồ 16g, Hoàng kỳ 16g, Hương phụ 16t, Dây đau xương 16g, Vỏ sung 20g, Mạch nha 16g, Hương phụ 16g, Dâu đau xương 16g, Vỏ sung 20g, Mạch nha 16g, Ý dĩ 16g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét