Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Bồ cu vẽ

Bồ cu vẽ có tên gọi khác là Sâu vẽ, cây thuộc họ Thầu dầu, mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.
Mô tả: Cây nhỏ, lá có cuống ngắn, mặt dưới lá thường có đường vẽ do một loại sâu bò để vết lại, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá.
Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân.
Thành phần hóa học chính: Acid hữu cơ.
Công dụng: Chữa viêm họng, sưng amidan, viêm dạ dày, viêm ruột, chữa rắn cắn, làm thuốc cầm máu, chữa bỏng, mụn nhọt, chữa các vết lở loét.
Cách dùng, liều lượng: Dùng 30-40g lá tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài chữa rắn cắn. Vỏ cây cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét.
cây bồ cu vẽ, sâu vẽ, cây thuốc nam, nam dược, nam y
cây bồ cu vẽ, sâu vẽ, cây thuốc nam, nam dược, nam y
cây bồ cu vẽ, sâu vẽ, cây thuốc nam, nam dược, nam y

Bài thuốc Nam:
1.    Chữa viêm da lở loét: Bồ cu vẽ 16g, Kim ngân hoa 16g, Lá cối xay 16g, Cỏ chỉ thiên 16g, Sài đất 16g, dây Thồm lồm 16g, sắc uống. Có thể dùng Chó đẻ răng cưa 16g, Sài đất 16g, Đơn đỏ 12g, Đơn mặt quỷ 12g, sắc uống. Kết hợp với thuốc đắp: Lá Bồ cu vẽ 10g, Thồm lồm 20g, lá Đuôi phượng 10g, lá Trầu không 10g, Chó đẻ răng cưa 10g, lá Cóc mẳn 10g, lá Mỏ quạ 10g tất cả rửa sạch, cho thêm 10g muối, giã nát, vắt lấy nước bôi lên vết loét.
2.    Chữa viêm da do tiếp xúc các chất gây dị ứng như sơn sống, nhựa thông, sâu róm, dầu ba đậu…, nổi mẩn đỏ sưng ngứa lan rộng: Lá Bồ cu vẽ 200g, lá Đại bi 200g đun lấy nước tắm rửa, kết hợp xoa xát với lá Khế lên nơi mẩn ngứa.
3.    Khi bị rắn độc cắn: Khẩn trương tiêm truyền huyết thanh chống nọc đặc hiệu (nếu có). Băng ép trên chỗ bị rắn cắn cách 5-10cm đủ chặt sao cho máu động mạch vẫn qua lại được. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong khi tiến hành các biện pháp trên và đưa nạn nhân đến bệnh viện có thể áp dụng bài thuốc: Lá Bồ cu vẽ 50g, lá Cỏ chỉ thiên 30g, lá Hà thủ ô trắng 30g, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét