Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Đại bi

Cây thuốc Nam “Đại bi” còn có tên gọi khác là Mai hoa băng phiến, hay Long não hương, hay Từ bi, cây thuộc họ Cúc, mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.
Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-2m, thân có rãnh dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm.
Bộ phận dùng: Lá, tinh dầu.
Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là borneol, camphor. Khi cất tinh dầu có thể lấy riêng borneol và camphor gọi là mai hoa băng phiến hay băng phiến Đại bi.
Công dụng: Chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó tiêu. Mai hoa băng phiến chữa mắt kéo màng, bụng đau, ho lâu ngày, ngạt mũi, tức ngực, cảm gió, cấm khẩu.
Cách dùng, liều lượng: Xông chữa cảm mạo. Uống nước sắc 20-30g lá tươi/ ngày chữa đầy bụng, khó tiêu. Mai hoa băng phiến uống 0,1-0,2g mỗi ngày, chia làm nhiều lần.
cây đại bi, thuốc nam đại bi, nam dược đại bi, nam y
cây đại bi, thuốc nam đại bi, nam dược đại bi, nam y
cây đại bi, thuốc nam đại bi, nam dược đại bi, nam y

Bài thuốc Nam:
1.    Chữa thăp khớp, đầu gối sưng nóng đỏ đau, đi đứng không được, vận động khó khăn: Cây Đại bi 16g, Thổ phục linh 20g, Cỏ xước 20g, Nhân sâm 15g, Cỏ mực 16g, Cây Dừa cạn 20g, Nho rừng 20g, Mạn kinh tử 16g. Sắc uống ngày một thang.
2.    Chữa đau lưng, cúi ngửa khó, đau nhức gân xương sau khi làm việc nặng: Cây Đại bi 20g, Tang ký sinh 20g, Cây Xấu hổ 20g, Sài hồ 16g, Vú bò 20g, Rau muống biển 16g, Dây đau xương 20g, Thiên niên kiện 16g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
3.    Chữa thấp khớp: Đại bi (thân, rễ) khô 20g, Ké đầu ngựa 10g, Bạch chỉ 20g, Thiên niên kiện 20g. Sắc uống ngày một thang.
4.    Chữa mẩn ngứa do lạnh: Lá Đại bi, lá Đơn nem mỗi thứ một nắm giã nhỏ thêm nước sôi, uống nước, bã xát lên chỗ mẩn ngứa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét