Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Tô Mộc

Cây thuốc Nam “Tô Mộc” có tên gọi khác là Gỗ Vang, thuộc họ Đậu. Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi.
Mô tả: Cây nhỏ, cao 5-7m. Thân có nhiều gai. Cành non có lông mịn, sau nhẵn, có gai ngắn. Gỗ thân rắn, màu đỏ nâu. Lá kép lông chim, mọc so le. Lá chét nhỏ hình thang, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn. Hoa màu vàng mọc thành chùm ở đầu cành. Cuống có lông màu gỉ sắt. Quả thuôn dẹt, vỏ rất cứng, có sừng nhọn ở đầu. Hạt màu nâu vàng.
Bộ phận dùng: Gỗ thân. Thu hái vào mùa thu, đông, cưa thành từng đoạn, phơi khô. Khi dùng chẻ thành mảnh mỏng.
Thành phần hóa học chính: Gỗ Vang chứa chất màu đa phenol (sappanin, brasilin), tanin, acid galic.
Công dụng: Chữa lỵ ra máu, chảy máu đường ruột, tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột. Chữa đau bụng kinh, bế kinh, hậu sản ứ huyết (phối hợp với Hương phụ, Ngải cứu).
Cách dùng, liều lượng: 6-12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, hoàn, tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
cây thuốc nam tô mộc, gỗ vang, thuốc quý, nam dược, nam y
cây thuốc nam tô mộc, gỗ vang, thuốc quý, nam dược, nam y
cây thuốc nam tô mộc, gỗ vang, thuốc quý, nam dược, nam y

Bài thuốc Nam:
1.    Chữa tê bại cả người hoặc bại chân không đi lại được: Tô mộc 12g, Rễ cây duối 12g, Cỏ xước 12g, Rễ nhàu 12g, Huyết giác 12g, Lá lốt 16g, Dứa dại 12g, Cây xấu hổ 12g. Các vị thuốc trên lấy về thái lát phơi khô, sao vàng hạ thổ đem sắc uống, ngày 1 thang, uống chừng 12 thang liên tục.
2.    Chữa người mỏi nhừ, mẩn ngứa khắp người, dị ứng tôm cá biển, chỗ ngứa chảy nước: Tô mộc 10g, Mãng cầu trái 10g, Bồ công anh 30g, Gai yết hầu 12g, Cam thảo 16g, Liên kiều 12g, Kim ngân hoa 20g, Sinh địa 12g, Ké đầu ngựa 10g, Mộc qua 20g, Yếm rùa 12g, Huyết giác 12g, Viễn chí 12g, Táo nhân 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chú ý: Phụ nữ mới có thai, đang hành kinh không dùng Tô mộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét