Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Ngải cứu

Cây thuốc Nam “Ngải cứu” còn có tên gọi khác là Ngải diệp, thuộc họ Cúc. Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác.
Là cây cỏ sống nhiều năm, cao 0,3-1m, cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám mang nhiều lông, vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành chùm kép ở đầu cành.
Bộ phận dùng: Lá có lẫn ít cành non. Lá phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung thường làm mồi cứu.
Thành phần hóa học chính: Tinh dầu, flavonoid.
Công dụng: Điều kinh, an thai, chữa lỵ, thổ huyết, máu cam, băng huyết, lậu huyết, bạch đới, đau dây thần kinh. Làm thuốc xoa bóp chữa phong thấp, chữa tăng huyết áp. Lá khô dùng làm mồi cứu trên các huyệt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6-12g, sắc hoặc hãm, chia làm 3 lần uống. Uống vào tuần lễ trước khi có kinh. Có thể dùng dạng bột, ngày 5-10g. Lá sao nóng chườm vào chỗ đau do ứ huyết, chấn thương.
ngải cứu, ngải diệp, thuốc nam, nam dược, nam y, cây thuốc nam, cây thuốc việt nam

Bài thuốc Nam:
1.    Chữa đau dây thần kinh hông do lạnh: Ngải cứu 8g, Rễ lá lốt 12g, Thiên niên kiện 12g, Cẩu tích 16g, Quế chi 8g, Chỉ xác 8g, Trần bì 8g, Ngưu tất 12g, Xuyên khung 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
2.    Chữa kinh nguyệt không đều, kinh chậm, lượng ít: Ngải cứu 12g, Thục địa 12g, Xuyên khung 10g, Can khương 8g, Hà thủ ô 10g, Đảng sâm 12g, Xương bồ 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
3.    Chữa kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt sau kỳ: Ngải cứu 8g, Quế chi 8g, Đảng sâm 12g, Xuyên khung 8g, Nghệ đen 8g, Ngưu tất 12g, Gừng tươi 2g.
Chú ý: Các địa phương vùng núi có loài Ngải dại – Artemisia vulgaris L. var. indica (Willd) DC. Có thể dùng thay Ngải cứu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét