Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Nha đảm tử

Cây thuốc Nam “Nha đảm tử” còn có tên gọi khác là Nha đởm tử, Xoan rừng, Sầu đâu cứt chuột, thuộc họ Thanh thất. Cây mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi nước ta.
Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 2m. Lá kẹp lông chim lẻ, mọc so le, mép có răng cưa, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xim. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu đen. Hạt cứng, dẹt, màu nâu đen, vỏ ngoài nhăn nheo, vị rất đắng.
Bộ phận dùng: Hạt. Thu hái quả chín vào mùa thu, xát để loại thịt quả, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học chính: Dầu béo, các chất đắng, saponin…
Công dụng: Chữa lỵ amip, sốt rét, viêm ruột, trĩ ngoại.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc, bột.
nha đảm tử, nha đởm tử, xoan rừng, sầu đâu cứt chuột, thuốc nam, cây thuốc nam, nam dược, nam y
nha đảm tử, nha đởm tử, xoan rừng, sầu đâu cứt chuột, thuốc nam, cây thuốc nam, nam dược, nam y

Bài thuốc Nam:
1.    Chữa lỵ mạn tính do amip: Nha đảm tử, Bách thảo sương, Sáp ong lượng bằng nhau. Tán nhỏ làm viên, ngày dùng 10g.
2.    Chữa lỵ mạn tính do amip: Bài thuốc Nha đảm tử hoàn: Nha đảm tử 45g (bỏ vỏ), quán chúng15g, Ngân hoa thán 15g, Sáp vàng 60g. Nha đảm tử, quán chúng, Ngân hoa than tán thành bột mịn, lại nấu chảy sáp, hòa bột vào trộn đều, vê thành hoàn bằng hột đỗ tương. Uống lúc đói, người lớn mỗi ngày 10-15 viên.
3.    Lỵ cấp tính do amip, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra máy chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh: Nha đảm tử, Hoàng liên gai, Hạt dưa hấu, Bồ kết, Hạt cau, Đại hoàng mỗi vị 20g tán thành bột. Uống mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.
4.    Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật: Nha đảm tử 10g, Kim tiền thảo 40g, Nhân trần 40g, Sài hồ 16g, Mã đề 16g, Chi tử 12g, Chỉ xác 8g, Uất kim 8g, Đại hoàng 4g. Các vị thuốc sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Chú ý: Nha đảm tử có độc, không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét