Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Bạch truật

Cây thuốc Nam “Bạch truật”, tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz, còn có tên gọi khác là Truật, thuộc họ Cúc. Cây được di thực và trồng nhiều ở nước ta.
Mô tả: Cây thảo cao 40-60cm, Rễ phình thành củ. Lá mọc so le mép phiến lá khía răng, lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thùy, lá gần cụm hoa cuống ngắn, không chia thùy. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn, hoa nhỏ màu tím. Quả bé có túm lông.
Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô.
Thành phần hóa học: Tinh dầu (1%), trong đó chủ yếu là atractylon.
Công dụng: Thuốc bổ. Chữa viêm gan nhiễm trùng, chữa đái tháo đường. Giúp tiêu hóa, chữa bụng đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mãn tính, chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính. Chữa viêm dây thần kinh vùng thắt lưng, đái dầm ở người lớn tuổi.
Cách dùng, liều lượng: 10-20g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
bạch truật, thuốc nam, nam dược, nam y
bạch truật, thuốc nam, nam dược, nam y

Bài thuốc Nam:
1.    Chữa tiêu chảy, suy dinh dưỡng trẻ em: Bạch truật 6g, Ý dĩ 6g, Hoài sơn 12g, Sa nhân 2g, Cam thảo nam 4g, Mạch môn 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
2.    Chữa tiêu chảy, suy dinh dưỡng trẻ em: Bạch truật 6g, Hoài sơn 8g, Bạch biển đậu 8g, Chỉ thực 4g, Trần bì 4g, Kê nội kim 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
3.    Chữa suy dinh dưỡng: Bạch truật 5g, Thục địa 12g, Hà thủ ô 8g, Kê huyết đằng 8g, Ý dĩ 8g, Đỗ đen 8g, Ngũ gia bì 6g, Liên nhục 8g, Kê nội kim 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
4.    Chữa kinh nguyệt không đều, kinh ra trước kỳ, số lượng nhiều, cơ thể suy nhược: Bạch truật 8g, Đảng sâm 20g, Hoài sơn 16g, Ý dĩ 20g, Sa nhân 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Ghi chú: Trên thị trường nước ta có vị thuốc mang tên Bạch truật nam hay Truật nam thường đã thái phiến mầu trắng, là thân rễ của cây Gynura pseudochina DC., họ Cúc (Asteraceae). Thân rễ cây này khi để nguyên gọi là Thổ tam thất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét