Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Đan sâm

Theo Y thư cổ, Đan sâm (Radix Salviae multiorrhizae Lamiaceae) có vị đắng tính hơi hàn, quy kinh tâm và can, có tác dụng hoạt huyết thông kinh, khử ứ chỉ thống, kháng u bướu, hạ huyết áp, hạ đường huyết. Câu ngạn ngữ trên có ý nói: một vị Đan sâm có tác dụng ngang với bài thuốc Tứ vật – một phương thang điều huyết bổ huyết hết sức cơ bản và trọng yếu, vì bao hàm tác dụng của cả 4 vị dược liệu trong bài Tứ vật (Đan sâm bổ huyết và sinh huyết hơn cả Đương quy và Thục địa, điều huyết và liễm huyết không thua kém Bạch thược, trừ huyết ứ sinh huyết mới vượt cả Xuyên khung). Qua đó cho thấy, Đan sâm là vị thuốc rất có giá trị về phương diện huyết mạch, đặc biệt là công dụng hoạt huyết khử ứ.


Đan sâm (Radix Salviae multiorrhizae Lamiaceae)
Đan sâm còn là vị thuốc thường xuất hiện trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị các dạng ung thư như Ung thư gan, Ung thư cổ tử cung, Ung thư dạ dày, Ung thư thực quản nhờ tác dụng khử ứ chỉ thống, kháng u bướu, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, ức chế sự hình thành các gốc tự do.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, Đan sâm có tác dụng tốt trên tim mạch: làm giãn mạch và tăng lưu lượng động mạch vành tim,  cải thiện vi tuần hoàn, phòng chống tích cực tình trạng thiếu máu và hoại tử cơ tim, nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy, điều chỉnh rối loạn lipid máu, ức chế và làm chậm quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ức chế ngưng tập tiểu cầu, chống đông máu,… Trên cơ sở các nghiên cứu này, Đan sâm thường được dùng phối hợp với các thuốc hoạt huyết khác như Tam thất, Hồng hoa,… để chữa các bệnh lý tim mạch như thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành, xuất huyết võng mạc, viêm tĩnh mạch,…

Còn gọi là huyết , xích , huyết căn, tên khoa học là Salvia multiorrhiza Bunge. Đan sâm là rễ phơi hay sấy khô của . Đan là đỏ, sâm là sâm vì rễ cây này  mà lại có màu đỏ.














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét