Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Thảo dược quý Nần nghệ được tìm thấy như thế nào?


TS Lương y Nguyễn Hoàng kể: "Đầu những năm 1970, trong lúc đi sưu tầm cây thuốc, tôi có gặp một cụ già người Dao, cụ chỉ cho tôi một dây leo cuốn, củ có màu vàng, rễ giống râu hùm, có vị đắng và chỉ mọc ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển. Cụ bảo cây này quý lắm đấy, nhưng chỉ làm thuốc thôi không ăn được đâu, nó giúp một số cán bộ bụng to đã bé lại và chữa đau nhức xương khớp rất hiệu nghiệm; dân ở đây gọi nó là củ Nần (Nần theo tiếng dân tộc có nghĩa là râu hùm). Về mặt thực vật học, tôi nhận ra nó thuộc họ củ nâu, thuộc chi Dioscorea mà tôi đã lưu ý sưu tầm từ vài năm trước".
nần nghệ
(Hình ảnh cây và củ Nần nghệ - Dioscorea collettii)
Cây thuốc này sau đó đã được giám định tên khoa học là Dioscorea collettii, chiết xuất saponin steroid từ củ với hàm lượng khá cao. (Những năm sau đó trong các công trình khoa học đăng trên tạp chí Dược học trong nước và ở Liên Xô cũ, tôi đặt tên cây này là Nần nghệ).

Các công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của cây thuốc quý Nần nghệ.

Năm 1985 tại trường Đại học y số 1 Xêtrênốp – Matxcơva, luận án PTS về cây Nần nghệ đã được bảo vệ thành công.
Trở về nước, cùng với sự cộng tác của cố giáo sư Phạm Khuê (Viện Lão Khoa), GS.BS Nguyễn Trung Chính, các thầy thuốc ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, PGS.TS Hoàng Kim Huyền cùng các đồng nghiệp tại trường đại học Dược Hà Nội. Kết quả là thuốc Diosgin đã ra đời vào  năm 1995; được hội đồng nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội đánh giá xuất sắc; công trình cũng được vinh dự đạt giải nhất hội nghị khoa học Y Dược trẻ toàn quốc.
Sử dụng cho người có rối loạn chuyển hóa lipid, kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein trong máu cho thấy tất cả các chỉ số lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường, đặc biệt hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần). Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của ~100% người bệnh đều giảm.
Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào. Kết quả nghiên cứu dược lý còn cho thấy tác dụng chống viêm khớp và  điều hòa nhịp tim rất tốt.

 Vậy là sau 40 năm nghiên cứu, cho thấy cây Nần nghệ có 3 tác dụng:

  • Hạ mỡ dư thừa trong máu, mỡ trong gan, mỡ nội tạng (cholesterol, triglycerid)
  • Giúp bình ổn huyết áp và điều hòa nhịp tim
  • Chống viêm khớp (Hiệu quả cao với viêm khớp dạng thấp)
 Với nhiều công trình khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá về hiệu quả, tính ưu việt của nguồn gen dược liệu quý Nần nghệ. Đây chính là giải pháp thiên nhiên đột phá, ưu việt từ thảo dược cho người mỡ máu, mỡ gan, huyết áp, tim mạch.
Nần nghệ được đưa vào danh mục thực vật quý hiếm "Sách Đỏ Việt Nam" phần 2 trang 391 và 392
bằng chứng khoa học sách đỏ Việt Nam 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét