Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Thêm một cách giúp bạn không chết sớm vì ngồi lâu

Các chuyên gia đã tìm ra thêm một phương pháp giúp bạn đảo ngược những tác hại từ việc ngồi nhiều.


Chúng ta đã biết, hệ quả của việc ngồi một chỗ quá lâu đó là rút ngắn tuổi thọ. Đáng buồn thay, vì yêu cầu công việc nên ta thường phải ngồi nhiều, ít nhất là 8 tiếng/ngày.

150930sitting03-60d36

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây từ ĐH Nam Mississippi và ĐH Texas, 10 phút đi bộ có thể đảo ngược những tổn hại đến từ việc ngồi 6 tiếng liên tục.

Theo Jaume Padilla - phó Giáo sư sinh lý và dinh dưỡng tại ĐH Missouri (Mỹ): “Chúng ta hay bị cuốn vào công việc, đánh mất đi khái niệm về thời gian, từ đó dẫn đến việc ngồi lâu trong nhiều giờ đồng hồ. 

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu ngồi liên tục trong vòng 6 tiếng, lượng máu chảy xuống chân sẽ bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, chỉ 10 phút đi bộ sau đó có thể giúp bạn giảm thiểu tác hại”.

Trong nghiên cứu, các khoa học gia đã so sánh chức năng mạch máu của 11 phụ nữ khỏe mạnh, trước và sau khi ngồi trong một khoảng thời gian dài. Kết quả cho thấy, lượng máu chảy xuống động mạch ở chân bị giảm sút nghiêm trọng.

Sau đó, các ứng viên được yêu cầu đi bộ và kết quả cho thấy chỉ sau 10 phút, phần mạch máu bị tổn hại đã được phục hồi nguyên trạng.

150930sitting05-60d36

Padilla cho biết: “Khi lượng máu lưu thông giảm, lực ma sát của máu lên thành động mạch – còn gọi là ứng suất cắt - sẽ giảm sút. 

Ứng suất cắt tại động mạch ở mức thấp sẽ làm giảm khả năng giãn nở của động mạch, gây hại cho tim và thậm chí gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta”.

150930sitting04-60d36

Các chuyên gia cho rằng, nghiên cứu này là cần thiết đối với những người đang làm công việc có tính chất ngồi nhiều trong xã hội. Họ cần hiểu được tác hại của việc ngồi lâu đến chức năng mạch máu trong cơ thể. 

Giới khoa học khuyên rằng nên có những quãng nghỉ ngắn giữa quá trình làm việc, tìm cách đi bộ càng lâu càng tốt để làm giảm thiểu tác hại từ quá trình này.

150930sitting02-60d36

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Experimental Physiology.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét