Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Tất cả chúng ta đều đang "giải quyết nhu cầu" sai cách


Đó là tuyên bố của một nhà vi trùng học Đức khi đề cập tới thói quen ... đại tiện của mọi người, đặc biệt là các cư dân ở phương Tây.

đại tiện, nhu cầu, giải quyết, sai cách
Đường ruột của người không được thiết kế để "mở cửa sập hoàn toàn" khi chúng ta ngồi bệt. Ảnh: Corbis
Nhà vi trùng học Đức Giulia Enders tuyên bố, cách chúng ta ngồi bệ xí bệt để tống phân ra khỏi đường ruột phổ biến như hiện nay hoàn toàn là sai lầm. Thay vào đó, mọi người nên sử dụng bệ xí xổm.
Kết luận trên được rút ra sau khi bà Enders dành nhiều thời gian nghiên cứu về các vấn đề đường ruột, từ chứng táo bón tới nhiễm khuẩn. Theo nhà vi trùng học Đức, hệ thống dạ dày - ruột là "cố vấn quan trọng nhất của bộ não", ảnh hưởng tới mọi thứ, từ sức khỏe tâm thần tới sức khỏe hệ tiêu hóa của chúng ta. Và cách chúng ta đại tiện cũng ảnh hưởng tới chúng.
Bà Enders nhấn mạnh, ngồi bệt khi đại tiện là không phù hợp và thực tế còn kéo dài quá trình "giải quyết nỗi buồn" của người. Điều này có thể giúp lí giải tại sao bệnh trĩ và các căn bệnh đường ruột gây đau đớn, chẳng hạn như chứng viêm túi thừa trong ruột già phổ biến ở phương Tây hơn ở châu Á.
Bà Enders cho biết: "1,2 tỉ người trên khắp thế giới ngồi xổm khi đại tiện hầu như không bị mắc chứng viêm túi thừa trong ruột già và ít mắc các vấn đề với bệnh trĩ hơn".
đại tiện, nhu cầu, giải quyết, sai cách
Khi chúng ta sử dụng bệ xí bệt, cơ mu trực tràng sẽ kéo trực tràng, tạo thành đường quanh co, kéo dài thời gian đại tiện (trái). Ngược lại, tư thế ngồi xổm giúp thư giãn cơ mu trực tràng, giữ thẳng trực tràng và tạo ít áp lực xuống phần mông hơn, khiến việc xả rỗng ruột nhanh chóng và ít gây hại hơn. Ảnh: Daily Mail
Bà Enders nói, cách giả xả rỗng ruột tốt nhất là ngồi xổm. Điều này là vì, cơ chế đóng khép của đường ruột không được thiết kế để "mở cửa sập hoàn toàn" khi chúng ta ngồi bệt hoặc đứng. Nó giống như một chiếc ống vòi có chỗ thắt nút.
Khi chúng ta ngồi bệt hoặc đứng, cơ mu trực tràng quanh đoạn cuối đường ruột sẽ kéo trực tràng, tạo thành đường quanh co, kéo dài thời gian đại tiện. Ngược lại, tư thế ngồi xổm giúp thư giãn cơ mu trực tràng, giữ thẳng trực tràng và tạo ít áp lực xuống phần mông hơn, khiến việc xả rỗng ruột nhanh chóng và ít gây hại hơn.
Theo một số chuyên gia, tất cả chúng ta đều ngồi xổm cho tới tận giữa thế kỷ 19. "Trẻ sơ sinh theo bản năng ngồi xổm để đại tiện và đa số người dân thế giới cũng từng làm vậy. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, người phương Tây bị thuyết phục rằng, ngồi xí bệt là văn minh hơn", một bác sĩ Mỹ có tên Joseph Mercola viết trên trang web của ông.

Trà hoa cúc - bí quyết trường thọ cho phái đẹp?



Trà hoa cúc có thể giúp phụ nữ sống lâu hơn, theo một nghiên cứu mới.

hoa cúc, trà hoa cúc, trường thọ, sống lâu, tử vong
Hoa cúc là một trong những loại cây dược liệu cổ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nó được khuyên dùng để chữa trị hoặc đối phó với hàng loạt chứng bệnh khác nhau.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học Mỹ đã theo dõi 1.677 người, cả nam lẫn nữ, gốc Mexico suốt 7 năm và xem xét các ảnh hưởng của trà hoa cúc đối với cái chết. Họ đã thu thập dữ liệu từ nghiên cứu bệnh dịch đối với người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) trong các nhóm dân cư nói tiếng Tây Ban Nha ở 5 bang tây nam Mỹ, kể cả Texas.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, 14% số đối tượng nghiên cứu thường xuyên uống trà hoa cúc. Các dữ liệu hé lộ, thói quen này có liên quan đến việc giảm 29% nguy cơ tử vong sớm vì tất cả các nguyên nhân ở phụ nữ, so với những người không uống loại trà này. Mối quan hệ trên vẫn còn ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu kiểm soát việc thống kê dân số, tình trạng sức khỏe và các hành vi thể chất.
Điều đáng ngạc nhiên là, ảnh hưởng như vậy không tồn tại ở đàn ông.
Tiến sĩ Bret Howrey, giáo sư thuộc Trường Y, Đại học Texas, cho biết: "Lí do cho sự khác biệt trong các phát hiện của chúng tôi giữa phụ nữ và đàn ông nói tiếng Tây Ban Nha hiện vẫn chưa rõ, mặc dù phụ nữ được ghi nhận là sử dụng trà hoa cúc thường xuyên hơn đàn ông. Theo tôi, sự khác biệt này có thể do vai trò giới tính truyền thống, trong đó phụ nữ quản các hoạt động hàng ngày của hộ gia đình, kể cả sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nó cũng có thể phản áng sự phụ thuộc lớn hơn vào các biện pháp chữa trị truyền thống, chẳng hạn như dùng thảo dược".
Tiến sĩ Howrey nói thêm rằng, hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ hoa cúc có liên quan đến tỉ lệ tử vong thấp như thế nào. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy một số tác dụng tiềm tàng của nó trong việc chữa trị chứng đường huyết cao, khó chịu bụng, các biến chứng tiểu đường và các rối loạn lo âu.
Hoa cúc cũng được tin là có tác dụng giảm cholesterol, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm và chống kết tụ tiểu cầu.
Theo tiến sĩ Howrey, cơ chính xác giúp làm giảm của sự tử vong nhờ uống trà hoa cúc sẽ là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong tương lai.







































Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Chất nào giúp sáng mắt?

Không cần dông dài thì ai cũng hiểu bệnh mắt cườm hiện đang đe dọa sức khỏe của cộng đồng đến như thế nào. Bằng chứng cụ thể là hình ảnh quá tải của các bệnh viện mắt! Dễ hiểu vì bệnh dẫn đến cườm mắt như cao huyết áp, đái tháo đường... vẫn đang nằm ngoài vòng kiểm soát do phần lớn người bệnh đến bệnh viện khi đã nặng; do biện pháp phòng bệnh vẫn chưa được triển khai rộng rãi.

Mặc dù cơ chế bệnh lý khác biệt nhưng cườm mắt do đục thủy tinh thể (cườm khô) hay tăng áp lực nội nhãn (cườm nước) đều có đoạn cuối như nhau, dẫn đến nghịch cảnh mất thị lực! Thuận lý nếu mắt hóa cườm khi tuổi đời chồng chất. Điểm đáng nói là số đối tượng còn rất trẻ nhưng đã là nạn nhân của tình trạng đau đầu, mỏi gáy, chóng mặt, hồi hộp... do tăng áp lực nội nhãn vì ngồi nhiều giờ trước máy vi tính đang chiếm tỉ lệ rất cao ở nước ta, phần vì bệnh không được phát hiện, phần vì bệnh không được dự phòng hiệu quả.
Cho dù kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị hiện nay đã tiến bộ rất nhiều nhưng vấn đề vẫn là làm sao để mắt lâu bị cườm thay vì đợi cườm rồi mổ. May mắn cho người muốn bảo vệ đôi mắt là nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây đã giúp ngành y phát hiện vai trò phá hoại của độc chất ôxy hóa trong tiến trình tạo nhân cườm trên mắt. Vì thế, thầy thuốc coi trọng quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh đã từ lâu cổ động cho phương án thường xuyên tiếp tế các hoạt chất sinh học vừa có công năng kháng ôxy hóa vừa bảo vệ thần kinh thị giác như sinh tố C; cặp bài trùng sinh tố A và E; khoáng tố vi lượng như kẽm, crôm, selen, chất màu anthocyanin trong rau quả, tập thể polyphenol trong cây thuốc và nhất là chất đạm gốc thực vật. Không thể dùng chất đạm gốc động vật vì khi dùng dài lâu, các phế phẩm của tiến trình biến dưỡng như cholesterol, axít uric... sẽ thừa nước đục thả câu.
Nhiều người vẫn tưởng hễ đạm phải là món ăn gốc động vật, hễ đạm là thịt. Cây cỏ cũng có chất đạm. Điểm đáng mừng cho người có đôi mắt đã mỏi mệt là không chỉ riêng chất đạm dưới dạng dễ dung nạp, tất cả hoạt chất cần thiết để chống rối loạn điều tiết thị giác có sẵn trong lá cây chùm ngây, gạo mầm, tảo Spirulina... với hàm lượng vừa dồi dào vừa được cơ thể chuyển hóa một cách tối ưu. Đáng nói hơn nữa, theo kết quả nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện ở
TP HCM, tình trạng tăng áp lực nội nhãn được cải thiện rõ rệt chỉ sau 4 tuần kết hợp chất đạm thực vật trong chế độ dinh dưỡng. Điều đó cho thấy hiểu cách áp dụng thật sớm một số thực phẩm có công năng kháng ôxy hóa khi đôi mắt còn khỏe để trì hoãn thời điểm phát tán của bệnh mắt cườm là điều hoàn toàn khả thi, thay vì đợi nước đến chân mới nhảy.
Đó cũng là lời giải thích tại sao bệnh nhân đái tháo đường rất cần chất đạm gốc thực vật để vừa tránh suy dinh dưỡng vừa bảo vệ yếu điểm hàng đầu là đôi mắt!

“Dọn dẹp” cơ thể bằng đậu bắp

Các công trình nghiên cứu đều cho thấy giá trị dinh dưỡng rất lớn của đậu bắp đối với sức khỏe

Đậu bắp có nguồn gốc từ khu vực dọc theo sông Nile ở Bắc Phi và được phát hiện cách đây 3.500 năm ở Ethiopia. Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng là “dân hâm mộ” của loại đậu duyên dáng này. Đậu bắp sau đó sang Mỹ qua con đường mua bán nô lệ. Từ Mỹ, đậu bắp lại tiếp tục cuộc hành trình đến Trung và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á…
Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời
Không chỉ chứa calories thấp vốn thích hợp cho “công cuộc” giảm béo, đậu bắp bao gồm rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, axít folic, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Đậu bắp cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ sáng giá và là “bạn bà bầu” vì rất giàu axít folic - một loại vitamin rất cần thiết cho việc hình thành những ống thần kinh của thai nhi trong suốt tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
Những nghiên cứu đã vinh danh giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của đậu bắp với những “công trạng” như sau:
- Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non. Chất xơ của đậu bắp cũng là một “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa.
- Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước. Chất nhầy có trong đậu bắp “bắt giữ” những phân tử cholesterol cùng độc chất phát sinh trong quá trình chuyển hóa cũng như mật thừa rồi “áp giải” ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết (phân). Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh được tình trạng táo bón, đầy hơi.
- Đậu bắp là một loại thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Để hưởng được lợi ích tối đa của đậu bắp, khi nấu nướng cần cho lửa nhỏ để giúp chất nhầy trong đậu bắp ít bị thất thoát.

Đậu bắp còn giúp giải độc ở thận, điều hòa cholesterolẢnh: Hoàng Triều
Đậu bắp còn giúp giải độc ở thận, điều hòa cholesterolẢnh: Hoàng Triều

- Đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho những loại vi khuẩn có lợi (probiotics) và có thể sánh ngang tầm với sữa chua, giúp cho sự tổng hợp các vitamin nhóm B.
- Để làm đẹp tóc, cắt khúc đậu bắp và nấu cho đến khi nước luộc nhầy ở mức tối đa. Sau đó để nguội, nhỏ vài giọt chanh vào và dùng nước này gội đầu. Đây là một tuyệt chiêu giúp tóc lấy lại sự trẻ trung và óng mượt.
- Đậu bắp có tính nhuận trường, có thể dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời xoa dịu những cơn đau từ trong ruột.
- Chất đạm (protein) và dầu có trong hạt đậu bắp được xem là đạm hạng nhất trong rau cải. Rất nhiều amino acid như tryptophan (giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon…), cystein và những sulfur amino acid khác vốn là những amino acid thiết yếu cho cơ thể.
“Tóm cổ” các độc tố
Đậu bắp là thực phẩm có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể, đặc biệt chất nhầy của nó có tác dụng “tóm cổ” các độc tố và “tống” chúng ra ngoài qua đường bài tiết như đã đề cập ở trên.
Cũng giống như dầu nhớt trong động cơ, đậu bắp có tác dụng “bôi trơn” hệ thống ruột, giúp ngăn ngừa táo bón. Chất nhầy của đậu bắp có thể chất giống gelatin, giúp chất xơ của đậu bắp mềm mại hơn những loại chất xơ khác, nhờ đó giúp ruột làm việc bớt vất vả hơn.
Để “dọn dẹp” cơ thể, chỉ cần 2 trái đậu bắp, mỗi trái cắt làm 3 khúc rồi bỏ vào tô sạch nghiền nát, đổ vào một ly nước và ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, trước bữa điểm tâm, khuấy đều và uống. Mỗi tuần uống 3 lần như vậy sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố, điều hòa cholesterol, giải độc tố trong thận...
Đậu bắp còn có tác dụng nuôi dưỡng những vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tác dụng nhuận trường, hỗ trợ bệnh nhân bị hội chứng ruột kích ứng và các rối loạn của hệ tiêu hóa. Vì vậy, khẩu phần ăn hằng ngày có kèm đậu bắp sẽ rất tốt cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.
Nếu không thể uống nước đậu bắp theo cách trên thì có thể luộc đậu bắp. Tuy nhiên, nếu nấu chín quá thì những tác dụng “ăn tiền” của đậu bắp cũng sẽ mất. Tốt nhất là nên nấu hoặc hấp trên ngọn lửa nhỏ. Ăn sống được càng tốt.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

11 lý do khiến dầu thực vật là sản phẩm không tốt

Cho tới nay, nhiều hướng dẫn dinh dưỡng vẫn khuyến cáo nên sử dụng dầu thực vật làm từ đậu nành, canola, hướng dương…

Có thể đây là tin sốc tiếp theo với các bạn. Mọi người thường nghĩ các loại chất béo từ động vật là không tốt ảnh hưởng tới béo phì, mỡ máu, huyết áp tiểu đường…, và cũng rất tự nhiên, bác sĩ hay khuyên bệnh nhân hạn chế ăn mỡ mà dùng dầu ăn cho tốt…
Trước hết, tại sao dầu thực vật lại được sử dụng rộng rãi như vậy. Lý do chính là các chất béo từ động vật chứa nhiều các acid béo bão hoà (saturated fat) đã được nhiều nghiên cứu chứng minh gây tăng mỡ máu và bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy, cho tới nay nhiều hướng dẫn dinh dưỡng vẫn khuyến cáo nên sử dụng dầu thực vật làm từ đậu nành, canola, hướng dương… Các nghiên cứu tuyên bố các dầu này giảm biến chứng tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Nhưng bất chấp việc làm giảm cholesterol LDL, chúng còn gây ra rất nhiều thảm hoạ sức khoẻ.

1. Dầu thực vật chứa rất nhiều OMEGA -6 linoleic acid

Cả omega 6 và omega 3 đều là các acid béo thiết yếu đa chuỗi không bão hoà. Hai chất này vào cơ thể với một tỉ lệ nhất định và được sử dụng để tạo ra một chất gọi là eicosanoids. Eicosanoids tạo ra từ omega 3 có tác dụng chống viêm, nhưng nếu tạo ra từ omega 6 lại có tác dụng gây viêm. Dầu thực vật chứa hàm lượng omega 6 khổng lồ trong khi lượng omega 3 lại rất thấp tạo ra sự mất cân bằng về phân bố omega 3 và omega 6. Hậu quả là tạo ra chất gây viêm nhiều hơn. Với những người có bệnh lý viêm mãn tính (khớp, tim, thận, bệnh hệ thống…) đây có thể là tin không tốt.
Chú ý: điều này không đúng đối với dầu olive hoặc dầu dừa
2. Acid linoleic tích luỹ trong tế bào mỡ và màng tế bào
Tiến sĩ Stephen Guyenet đã nghiên cứu tế bào đã thấy nồng độ linoleic tăng dần trong tế bào mỡ và màng tế bào tăng dần từ năm 1960 tới 2010. Đây là tin rất đáng lo ngại vì linoleic là chất gây viêm trong tế bào.
3. Ăn nhiều omega 6 gây tăng stress oxy hoá và suy chức năng tế bào nội mô
Omega 6 linoleic acid dễ bị phá huỷ bởi các gốc tự do, do vậy khi lượng gốc tự do quá lớn không được trung hoà hết sẽ gây tình trạng stress oxy hoá. Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều omega 6 gây tăng tình trạng này đặc biệt các loại dầu hướng dương và còn làm giảm lượng NO do các tế bào nội sản xuất - gây co thắt mạch máu. Ăn nhiều dầu thực vật cũng làm tăng các chất gây viêm trong tế bào. Suy chức năng nội mô là yếu tố đầu tiên gây tổn thương tim mạch và mạch máu.
4. Dầu thực vật giúp giảm LDL cholesterol nhưng cũng gây giảm HDL cholesterol
Mọi người đều cho rằng dầu thực vật là một loại thực phẩm tốt vì giúp giảm mỡ xấu LDL cholesterol. Tuy vậy, đây cũng chỉ là giảm yếu tố nguy cơ chứ không phải ngăn ngừa được bệnh. Trong khi đó, dầu thực vật cũng gây giảm nhẹ HDL cholesterol (mỡ tốt) và các nghiên cứu cũng chỉ ra giảm HDL làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch
5. Dầu thực vật làm tăng LDL cholesterol oxy hoá
Bản chất của chữ LDL chính là low density lipoprotein (protein mang lipid trọng lượng thấp) có nhiệm vụ mang cholesterol. Một bước quan trọng tiếp theo là LDL sẽ bị oxy hoá và dạng oxy hoá LDL sẽ lắng đọng tại các thành mạch máu và gây ra biến chứng tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, các acid béo không bão hoà từ dầu thực vật sẽ tạo ra dạng LDL rất dễ bị oxy hoá.
6. Các nghiên cứu khoa học về mối liên quan giữa dầu thực vật và bệnh lý tim mạch
Rất may, có một số nghiên cứu khách quan có chia nhóm đối chứng (ăn dầu thực vật và không ăn dầu) cho ra kết quả khá đối ngược nhau. Có 3 nghiên cứu, cho thấy không có sự khác biệt, 2 nghiên cứu cho thấy dầu thực vật có tác dụng tốt nhưng lại có nhiều nhược điểm trong đó đem sử dụng nhiều loại acid béo đa chuỗi bão hoà với nhau mặc dù như chúng tôi nói omega 3 và omega 6 cùng một loại nhưng khác hẳn nhau về tác dụng. 
Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy ăn dầu thực vật làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch lên 16% và kết quả cuối cùng có sự khác biệt nhưng chưa đạt mức thống kê. Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu quan sát cho kết quả ăn dầu thực vật làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tuy vậy rõ ràng sự thuyết phục sẽ không thể so sánh với các nghiên cứu đối chứng
7. Thảm hoạ khi đem dầu thực vật đun nấu
Sẽ không là vấn đề lớn nếu bạn đem trộn dầu làm salad chẳng hạn, nhưng khi bạn đun nóng dầu thực vật (quá phổ biến) nó rất nhanh biến thành hợp chất oxy hoá các hợp chất này rất độc hại và khi hít vào với số lượng lớn bạn sẽ nguy cơ bị ung thư phổi. Có lẽ nhóm nguy cơ cao là nhưng người nấu ăn chuyên nghiệp.
8. Dầu thực vật làm tăng nguy cơ ung thư
Các chất oxy hoá từ dầu thực vật sẽ tích luỹ ở màng tế bào gây tổn thương protein và DNA, nghiên cứu của Morton đăng trên Lancet từ năm 1971 theo dõi trong thời gian 8 năm thấy nhóm ăn dầu thực vật tăng nguy cơ ung thưgấp 2 lần. Một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy kết quả tương tự.
9. Dầu thực vật làm tăng hành vi bạo lực
Các sản phẩm dầu thực vật sẽ lắng đọng tại các tế bào não. Thực tế não là tổ chức có chứa 80% chất béo, phần lớn trong số chúng là omega 3 và omega 6. Rõ ràng với hàm lượng omega 6 rất cao trong dầu thực vật sẽ cạnh tranh với omega 3 tại não và gây biến đổi chức năng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt giữa omega 6 và các hành vi bạo lực trong đó có giết người.
10. Dầu thực vật- zero về giá trị dinh dưỡng
Hầu hết các loại dầu thực vật đều là sản phẩm qua xử lý chiết tách, lọc, khử mùi và tạo ra các sản phẩm hexane độc. Các vitamin và khoáng chất đã mất hoàn toàn trong quá trình xử lý.
11. Dầu thực vật có chứa nhiều các chất béo chuyển dạng – Transfat
Thực chất đây là các chất béo chưa bão hoà nhưng được xử lý hoá học để tạo ra các chất béo thể rắn. Loại chất béo này thường được sử dụng trong các thực phẩm qua xử lý. Chúng độc đến nỗi các chính phủ phải đề ra luật để loại chúng ra khỏi thực phẩm mới được bày bán. Thực tế, dầu thực vật có chứa rất nhiều chất này nhưng không bao giờ được ghi trên nhãn.
Một số điểm cần nhớ:
Dầu thực vật có chứa rất nhiều omega 6 linoleic acid và đây là sản phẩm không được coi là tốt cho sức khoẻ. Sử dụng dầu thực vật hiện nay còn nhiều tranh cãi nhưng cũng không hoàn toàn đầy màu hồng như mọi người vẫn nghĩ. Các bạn có thể sử dụng dầu thực vật thay thế như dầu olive hoặc dầu dừa có thể tốt hơn nhưng giá thành có thể khó thực hiện. Dù sao mục tiêu của bài này chỉ để cảnh bảo.
Mọi người thường nghĩ các loại chất béo từ động vật là không tốt ảnh hưởng tới béo phì, mỡ máu, huyết áp tiểu đường… và cũng rất tự nhiên, bác sĩ hay khuyên bệnh nhân hạn chế ăn mỡ mà dùng dầu ăn cho tốt.
11 lý do khiến dầu thực vật là sản phẩm không tốt
Trước hết, tại sao dầu thực vật lại được sử dụng rộng rãi như vậy. Lý do chính là các chất béo từ động vật chứa nhiều các acid béo bão hoà (saturated fat) đã được nhiều nghiên cứu chứng minh gây tăng mỡ máu và bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy, cho tới nay nhiều hướng dẫn dinh dưỡng vẫn khuyến cáo nên sử dụng dầu thực vật làm từ đậu nành, canola, hướng dương… Các nghiên cứu tuyên bố các dầu này giảm biến chứng tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Nhưng bất chấp việc làm giảm cholesterol LDL, chúng còn gây ra rất nhiều thảm hoạ sức khoẻ.
Dầu thực vật chứa rất nhiều OMEGA -6 linoleic acid
Cả omega 6 và omega 3 đều là các acid béo thiết yếu đa chuỗi không bão hoà. Hai chất này vào cơ thể với một tỉ lệ nhất định và được sử dụng để tạo ra một chất gọi là eicosanoids. Eicosanoids tạo ra từ omega 3 có tác dụng chống viêm, nhưng nếu tạo ra từ omega 6 lại có tác dụng gây viêm. Dầu thực vật chứa hàm lượng omega 6 khổng lồ trong khi lượng omega 3 lại rất thấp tạo ra sự mất cân bằng về phân bố omega 3 và omega 6. Hậu quả là tạo ra chất gây viêm nhiều hơn. Với những người có bệnh lý viêm mãn tính (khớp, tim, thận, bệnh hệ thống…) đây có thể là tin không tốt.
Chú ý: điều này không đúng đối với dầu olive hoặc dầu dừa
Acid linoleic tích luỹ trong tế bào mỡ và màng tế bào
Tiến sĩ Stephen Guyenet đã nghiên cứu tế bào đã thấy nồng độ linoleic tăng dần trong tế bào mỡ và màng tế bào tăng dần từ năm 1960 tới 2010. Đây là tin rất đáng lo ngại vì linoleic là chất gây viêm trong tế bào.
Ăn nhiều omega 6 gây tăng stress oxy hoá và suy chức năng tế bào nội mô
Omega 6 linoleic acid dễ bị phá huỷ bởi các gốc tự do, do vậy khi lượng gốc tự do quá lớn không được trung hoà hết sẽ gây tình trạng stress oxy hoá. Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều omega 6 gây tăng tình trạng này đặc biệt các loại dầu hướng dương và còn làm giảm lượng NO do các tế bào nội sản xuất - gây co thắt mạch máu. Ăn nhiều dầu thực vật cũng làm tăng các chất gây viêm trong tế bào. Suy chức năng nội mô là yếu tố đầu tiên gây tổn thương tim mạch và mạch máu.
Dầu thực vật giúp giảm LDL cholesterol nhưng cũng gây giảm HDL cholesterol
Mọi người đều cho rằng dầu thực vật là một loại thực phẩm tốt vì giúp giảm mỡ xấu LDL cholesterol. Tuy vậy, đây cũng chỉ là giảm yếu tố nguy cơ chứ không phải ngăn ngừa được bệnh. Trong khi đó, dầu thực vật cũng gây giảm nhẹ HDL cholesterol (mỡ tốt) và các nghiên cứu cũng chỉ ra giảm HDL làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch
Dầu thực vật làm tăng LDL cholesterol oxy hoá
Bản chất của chữ LDL chính là low density lipoprotein (protein mang lipid trọng lượng thấp) có nhiệm vụ mang cholesterol . Một bước quan trọng tiếp theo là LDL sẽ bị oxy hoá và dạng oxy hoá LDL sẽ lắng đọng tại các thành mạch máu và gây ra biến chứng tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, các acid béo không bão hoà từ dầu thực vật sẽ tạo ra dạng LDL rất dễ bị oxy hoá.
Các nghiên cứu khoa học về mối liên quan giữa dầu thực vật và bệnh lý tim mạch
Rất may, có một số nghiên cứu khách quan có chia nhóm đối chứng (ăn dầu thực vật và không ăn dầu) cho ra kết quả khá đối ngược nhau. Có 3 nghiên cứu, cho thấy không có sự khác biệt, 2 nghiên cứu cho thấy dầu thực vật có tác dụng tốt nhưng lại có nhiều nhược điểm trong đó đem sử dụng nhiều loại acid béo đa chuỗi bão hoà với nhau mặc dù như chúng tôi nói omega 3 và omega 6 cùng một loại nhưng khác hẳn nhau về tác dụng. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy ăn dầu thực vật làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch lên 16% và kết quả cuối cùng có sự khác biệt nhưng chưa đạt mức thống kê. Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu quan sát cho kết quả ăn dầu thực vật làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tuy vậy rõ ràng sự thuyết phục sẽ không thể so sánh với các nghiên cứu đối chứng
Thảm hoạ khi đem dầu thực vật đun nấu
Sẽ không là vấn đề lớn nếu bạn đem trộn dầu làm salad chẳng hạn, nhưng khi bạn đun nóng dầu thực vật (quá phổ biến) nó rất nhanh biến thành hợp chất oxy hoá các hợp chất này rất độc hại và khi hít vào với số lượng lớn bạn sẽ nguy cơ bị ung thư phổi. Có lẽ nhóm nguy cơ cao là nhưng người nấu ăn chuyên nghiệp.
Dầu thực vật làm tăng nguy cơ ung thư
Các chất oxy hoá từ dầu thực vật sẽ tích luỹ ở màng tế bào gây tổn thương protein và DNA, nghiên cứu của Morton đăng trên Lancet từ năm 1971 theo dõi trong thời gian 8 năm thấy nhóm ăn dầu thực vật tăng nguy cơ ung thư gấp 2 lần. Một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy kết quả tương tự.
Dầu thực vật làm tăng hành vi bạo lực
Các sản phẩm dầu thực vật sẽ lắng đọng tại các tế bào não. Thực tế não là tổ chức có chứa 80% chất béo, phần lớn trong số chúng là omega 3 và omega 6. Rõ ràng với hàm lượng omega 6 rất cao trong dầu thực vật sẽ cạnh tranh với omega 3 tại não và gây biến đổi chức năng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt giữa omega 6 và các hành vi bạo lực trong đó có giết người.
Dầu thực vật- zero về giá trị dinh dưỡng
Hầu hết các loại dầu thực vật đều là sản phẩm qua xử lý chiết tách, lọc, khử mùi và tạo ra các sản phẩm hexane độc. Các vitamin và khoáng chất đã mất hoàn toàn trong quá trình xử lý.
Dầu thực vật có chứa nhiều các chất béo chuyển dạng – Transfat
Thực chất đây là các chất béo chưa bão hoà nhưng được xử lý hoá học để tạo ra các chất béo thể rắn. Loại chất béo này thường được sử dụng trong các thực phẩm qua xử lý. Chúng độc đến nỗi các chính phủ phải đề ra luật để loại chúng ra khỏi thực phẩm mới được bày bán. Thực tế, dầu thực vật có chứa rất nhiều chất này nhưng không bao giờ được ghi trên nhãn.
Một số điểm cần nhớ:
Dầu thực vật có chứa rất nhiều omega 6 linoleic acid và đây là sản phẩm không được coi là tốt cho sức khoẻ. Sử dụng dầu thực vật hiện nay còn nhiều tranh cãi nhưng cũng không hoàn toàn đầy màu hồng như mọi người vẫn nghĩ. Các bạn có thể sử dụng dầu thực vật thay thế như dầu olive hoặc dầu dừa có thể tốt hơn nhưng giá thành có thể khó thực hiện. Dù sao mục tiêu của bài này chỉ để cảnh bảo.
Theo ThS-BS Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Sức khỏe và Đời Sống)

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Bí quyết giúp nam giới sở hữu cơ bụng 6 múi sau 4 tuần


Không cần luyện tập quá vất vả và mất nhiều thời gian, nam giới vẫn có thể sở hữu thân hình 6 múi bằng cách thực hiện biện pháp sau đây.

1.  10 phút luyện tập cường độ cao
Nhiều người quan niệm, để đốt cháy lượng mỡ dư thừa, chúng ta phải luyện tập hàng giờ, tốn rất nhiều thời gian. Trên thực tế, chỉ với 10 phút luyện tập cường độ cao bạn có thể đốt cháy 150-250 calo.
Một số bài tập cường độ cao tốt cho cơ bụng:
- Tập động tác chèo thuyền ở cường độ cao nhất trong 2 phút, giảm xuống một nửa trong 2 phút tiếp theo. Lặp lại động tác trong 12 phút.
 
- Đạp xe với cường độ cao trong 10 phút.
- Chạy hoặc đi bộ nhanh trong 10 phút.
- Chạy hết sức trong 30 giây, đi bộ trong 30 giây tiếp theo. Lặp lại động tác trong 10 phút.
Luyện tập với các động tác trên, cơ thể của bạn có thể giảm 1-2 % chất béo trong 4 tuần và nhận thấy cơ bụng 6 múi dần hình thành.
2.  Thực hiện chế độ ăn lowcarb
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành cơ bụng. Hạn chế tinh bột như bánh mỳ, cơm, có thể giúp bạn giảm 300 calo mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung rau xanh và đạm để giúp quá trình đốt chất béo của cơ thể diễn ra nhanh hơn. Với chế độ này, bạn có thể giảm 1,5 kg trong 4 tuần.
3. Bài tập bắp chân, cánh tay và bụng
Những nhóm cơ thường hình thành cùng nhau. Tuy nhiên, nam giới thường lựa chọn các bài tập nâng tạ, xà, tập hông... mà chưa để ý đến tình trạng các cơ bắp chân, tay. Để khắc phục điều này, bạn hãy kết hợp các động tác tập tay, chân và bụng đồng thời để chúng phát triển đầy đủ. Phái mạnh nên chia nhỏ thời gian tập cho các vùng cơ khác nhau để duy trì sức bền và đạt hiệu quả tăng cơ bụng 6 múi cao nhất.
4. Uống 1 lít nước vào mỗi sáng
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sau một đêm dài, cơ thể bạn thường thiếu nước. Vì vậy, thói quen này sẽ giúp cơ thể bạn đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và tăng hiệu quả luyện tập.




































Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Tăng sự dẻo dai nhờ thực phẩm

Qúy ông bị suy giảm ham muốn tình dục có thể cải thiện đơn giản bằng các thực phẩm sẵn có trong tự nhiên như dâu tây, rau diếp, quả sung, quả bơ, bông cải xanh, trứng, quả hạch… Đây là những thực phẩm rất hữu hiệu trong việc tăng cường ham muốn.
 

Điểm mặt “bát vị” giúp quý ông “dẻo dai”

Đối với những quý ông hoạt động sinh dục không được sung mãn, Đông y có nhiều liệu pháp giúp cải thiện chức năng này. Trong đó phải kể đến thuốc uống, thuốc hoàn, dược dục, dược thiện, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Với bất kỳ phương pháp nào, thì cũng cần có những vị thuốc không thể thiếu nhất định để đem lại tác dụng cho cả bài thuốc. Dưới đây, xin kể tên 8 vị thuốc giúp quý ông “dẻo dai chuyện ấy”.
 
Bạch tật lê (Tribulus terestris) thuộc loài cây thân thảo, phân bố rải rác ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loài cây có tác dụng dược lý và được sử dụng trong y học và sinh hóa học hiện đại như tăng cường thể lực, kích thích tình dục và kháng khuẩn... Tháng 02 năm 2010, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cho biết, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hạnh và các cộng sự thuộc Viện Công nghệ hóa học (thuộc VAST) vừa hoàn thành nghiên cứu và chiết xuất thành công chất saponin từ cây bạch tật lê đạt các chỉ tiêu làm thuốc theo Tiêu chuẩn GMP. Đây là kết quả của đề tài "Nghiên cứu quy trình trồng trọt, thu hái và sản xuất chế phẩm chứa saponin từ cây bạch tật lê". Từ kết quả khả quan của nghiên cứu tại Việt Nam này, chúng ta có thể tin tưởng vào tác dụng của bạch tật lê đối với sinh lý nam giới.
 
 
Bạch tật lê được đánh giá là thảo dược có hoạt tính cao nhất trong cải thiện sinh lý nam giới
 
Các saponin steroid là thành phần hóa học chính của cây tật lê đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và công bố, có tác dụng làm tăng sinh tổng hợp testosteron trong cơ thể nam giới. Và do hàm lượng testosteron trong máu được nâng cao lên 30 – 40% nên cơ thể sẽ tươi trẻ, cường tráng, tăng sinh lực. Các thí nghiệm mới nhất cũng xác định tật lê làm tăng sinh oxít nitric trong cơ thể, do đó có thể làm cương cứng cơ quan sinh dục nam.
 
Cao bá bệnh (Euricoma longifolia) là chiết xuất khô từ cây bá bệnh. Tại các nước Đông Nam Á, bá bệnh được dùng giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý và sức khỏe tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, giảm mệt mỏi. Các nghiên cứu khoa học khác trên thế giới cũng cho thấy, bá bệnh có khả năng tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới, do kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên. Đó chính là chìa khóa duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục ở nam giới, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên.
 
Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, tăng cường sức dẻo dai, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Theo các tài liệu cổ, ba kích có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Trong nhân dân, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh. 
 
Lộc nhung trong y học cổ truyền có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, cường tinh, chữa suy nhược thần kinh, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, đau lưng… 
Nhân sâm có tác dụng bồi bổ, tăng lực, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ. Đặc biệt, cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp, rối loạn thần kinh, chống stress... Nhiều quý ông, kể cả các nam giới mới lấy vợ, thường hay hỏi nhau trên diễn đàn là dùng nhân sâm có tốt không, có thực sự cải thiện chuyện chăn gối không? Thực tế là có nhưng phải dùng đúng cách, đúng liều lượng và chỉ dùng nhân sâm thôi là chưa đủ.
 
Đỗ trọng có tác dụng cho cả hai giới giúp bổ thận, tráng dương và kỷ tử có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt, dùng chữa tay chân yếu, mỏi, mờ mắt, di mộng tinh…

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

HUYỆT TRÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI

rước đây bí mật này vẫn luôn bị đóng kín trong giới võ lâm, ít người biết được công phu này, và cũng ít người tập luyện được cách điểm huyệt… và các vị thầy dạy theo lối bí truyền nên dần dần bị thất truyền .
Toàn bộ thân thể con người có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt, là khi bị điểm huyệt không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là
TỬ HUYỆT.
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các
Tử Huyệt như:
Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền.
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:
1.- Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
- Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
- Vị trí: Dưới chóp mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.
B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:
1.- Huyệt Đản trung:
- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch và sườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch và thần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch và chấn động thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và thần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
10.- Huyệt Nhũ trung:
- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và động mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
11.- Huyệt Nhũ căn:
- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải là gan, nghiêng phía dưới là lá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.
C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:
1.- Huyệt Phế du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn và xương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.
D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:
1.- Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.
2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.
3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.
4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.
5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.
Tóm lại: 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bản chất của điểm huyệt là tấn công huyệt đạo vào lúc khí huyết vận hành lên cao nhất (có nghĩa là lên sát mặt da nhất - sẽ có hiệu quả hơn). Không phải điểm huyệt là cứ thò ngón tay ra chọc chọc như các bạn vẫn thường thấy trên phim ảnh. Mà đối với mỗi huyệt đạo riêng lại có thủ pháp & đòn thế riêng để tấn công thì mới mang lại hiệu quả - gọi là đả huyệt. Ví dụ như huyệt Sơn căn - Tức là huyệt đạo nằm giữa 2 chân mày đòn thế thích hợp nhất để tấn công là thủ pháp tay Long đầu quỷ hay Đàn chỉ pháp.Nhận biết huyệt đạo dễ học nhưng tấn công huyệt đạo không phải ai cũng có thể được học & cũng không thể tự học như bạn nghĩ.
Tóm lại: Nếu muốn học điểm huyệt thì bạn phải có thầy tận tình chỉ dạy & công phu tập luyện của bạn. Mức độ cao nhất của phép điểm huyệt là Nham thần - Có nghĩa là điểm huyệt hẹn giờ.
Thầy dậy điểm huyệt thì phải dạy giải huyệt trong một thời gian nhất định, phải giải huyệt không sẽ gây ra nguy hiểm cho con người mà đã bị điểm huyệt.
Nói chung các bạn chỉ biết các huyệt thôi, không nên học cách điểm huyệt vì sẽ ngây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Bảng Tra Cứu Huyệt




  1. Âm bao
  2. Âm cốc
  3. Âm đô
  4. Âm khích
  5. Âm lăng tuyền
  6. Âm liêm
  7. Âm thi
  8. Ân môn
  9. Bạch hoàn du
  10. Bàng quang du
  11. Bào hoang
  12. Bất dung
  13. Bế quan
  14. Bỉnh Phong
  15. Bô lăng
  16. Bộc tham
  17. Cách du
  18. Cách quan
  19. Can du
  20. Cao hoang
  21. Cấp mạch
  22. Chi âm
  23. Chi câu
  24. Chi chính
  25. Chí thất
  26. Chiếu hải
  27. Chính dinh
  28. Chu vinh
  29. Chương môn
  30. Cơ môn
  31. Côn lôn
  32. Công tôn
  33. Cư cốt
  34. Cư liêu
  35. Cư liêu
  36. Cực tuyền
  37. Dịch môn
  38. Du phủ
  39. Dũng tuyền
  40. Dương bạch
  41. Dương cốc
  42. Dương cương
  43. Dương giao
  44. Dương khê
  45. Dương lăng tuyền
  46. Dưỡng lão
  47. Dương phu
  48. Dương trì
  49. Duy đao
  50. Đại bao
  51. Đại chung
  52. Đại cư
  53. Đại đô
  54. Đại đôn
  55. Đại hách
  56. Đại lăng
  57. Đái mạch
  58. Đại nghinh
  59. Đại trử
  60. Đại trường du
  61. Đầu duy
  62. Đầu khiếu âm
  63. Đầu lãm khấp
  64. Ế phong
  65. Giải khê
  66. Gian sử
  67. Giao tín
  68. Giáp xa
  69. Hạ cư hư
  70. Hạ liêm
  71. Hạ liêu
  72. Hạ quan
  73. Hãm cốc
  74. Hàm yến
  75. Hành gian
  76. Hậu khê
  77. Hiệp bạch
  78. Hiệp khê
  79. Hòa liêu
  80. Hoăc trung
  81. Hoàn cốt
  82. Hoàn khiêu
  83. Hoang du
  84. Hoang môn
  85. Hoang môn
  86. Hoành cốt
  87. Hoạt nhục môn
  88. Hội dương
  89. Hội tông
  90. Hợp cốc
  91. Hợp dương
  92. Hung hương
  93. Huyền chung
  94. Huyên ly
  95. Khâu hư
  96. Khế mạch
  97. Khí hải du
  98. Khí hộ
  99. Khí huyệt
  100. Khí xá
  101. Khí xung
  102. Khích môn
  103. Khố phòng
  104. Khổng tối
  105. Khúc sai
  106. Khúc tân
  107. Khúc trạch
  108. Khúc trì
  109. Khúc tuyền
  110. Khúc viên
  111. Khuyết bồn
  112. Kiên liêu
  113. Kiên ngoại du
  114. Kiên ngung
  115. Kiên tỉnh
  116. Kiên trinh
  117. Kiên trung du
  118. Kim môn
  119. Kinh cốt
  120. Kinh cừ
  121. Kinh môn
  122. Kỳ môn
  123. Lạc khước
  124. Lãi câu
  125. Lao cung
  126. Lâu cốc
  127. Lê đoài
  128. Liệt khuyết
  129. Linh đạo
  130. Linh khư
  131. Lư tức
  132. Lương môn
  133. Mục song
  134. My xung
  135. Não không
  136. Nghinh hương
  137. Ngoại khâu
  138. Ngoại lăng
  139. Ngoại quan
  140. Ngọc chẩm
  141. Ngũ lý
  142. Ngư tế
  143. Ngũ xứ
  144. Nhân nghênh
  145. Nhật nguyệt
  146. Nhị gian
  147. Nhĩ môn
  148. Nhiên cốc
  149. Nhũ căn
  150. Nhu du
  151. Nhu hôi
  152. Nhũ trung
  153. Nội đình
  154. Nội quan
  155. Ốc ế
  156. Ôn lưu
  157. Phách hộ
  158. Phế du
  159. Phi dương
  160. Phong long
  161. Phong môn
  162. Phong thi
  163. Phong trì
  164. Phù bạch
  165. Phù đốt
  166. Phù kích
  167. Phụ phân
  168. Phủ xá
  169. Phúc ai
  170. Phúc kết
  171. Phục lưu
  172. Phục thố
  173. Quan môn
  174. Quan nguyên du
  175. Quang minh 
  176. Quang xung
  177. Quy lai
  178. Quyền liêu
  179. Quyết âm du
  180. Suất cốc
  181. U môn
  182. Ưng song
  183. Ủy dương 
  184. Ủy trung
  185. Uyển cốt
  186. Uyên dịch
  187. Vân môn
  188. Vị du
  189. Vị Hương
  190. Xích trạch
  191. Xung dương
  192. Xung môn
  193. Y Hy 
  194. Ý xá