Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

BỆNH THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG LƯNG

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng thường xuất hiện muộn, thường ở người trên 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng nhưng lại mang tính dai dẳng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhói vùng này cũng như bị giới hạn khả năng vận động, làm sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng, khả năng hoạt động, làm việc và học tập bị ảnh hưởng.
Bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Một trong những nguyên nhân đau vùng lưng thường gặp nhất là do thoái hóa đốt sống lưng, bệnh không những gặp ở người cao tuổi mà còn gặp ở người độ tuổi trung niên. Vùng cột sống thắt lưng là vùng gánh chịu sức nặng của trọng lượng cơ thể, lại là vùng bản lề cho các động tác hoạt động của cột sống và toàn thân, nên sự thoái hóa cũng diễn ra sớm hơn so với vùng xương khớp khác. Khi đó, các dâychằng, đĩa đệm cột sống giảm đi tính đàn hồi vốn có, vận động sẽ bị giới hạn, cơ vùng thắt lưng co cứng dẫn tới tình trạng đau kéo dài, ê ẩm ngang lưng, khi vận động mạnh quá mức có thể có những đợt đau cấp tính. Tình trạng này còn có thể gặp ở những người có liên quan đến nghề nghiệp, tư thế ảnh hưởng nhiều đến cột sống như đứng lâu, ngồi lâu một tư thế, công nhân bốc vác, lái xe, vận động viên cử tạ… gây nên tình trạng thoái hóa thứ phát.
Bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Phòng tránh và điều trị:
Trên thực tế, chưa có thuốc chữa thoái hóa cột sống. Do đó, bạn chỉ được điều trị giúp phục hồi chức năng, đồng thời phòng tránh nhờ vào việc hạn chế những tác động mạnh bên ngoài quá vào vùng cột sống.
Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm (không chứa steroid), lưu ý phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị bệnh.
Một số cách giảm đau hiệu quả:
- Chườm nóng phần cột sống thắt lưng bị đau với thuốc (nguyên liệu: láo ngũ trảo, ngải cứu, lá lốt, gừng rồi giã nát và xào chung với rượu) hoặc bạn cũng có thể chườm với muối đã được rang nóng từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
- Xoa bóp hoặc vận động nhẹ phần cột sống.
- Nằm nghỉ khi cảm thấy đau nhức, tư thế nằm ngửa trên ván thẳng, duỗi thẳng hai chân và kê đầu bằng gối thấp.
- Sử dụng nạng hoặc gậy để hỗ trợ việc đi lại nhằm giảm áp lực tỳ đè lên bề mặt khớp.
Phòng tránh:
- Trong sinh hoạt và lao động, không áp dụng những tư thế sai, không đúng cách (ngồi thẳng lưng, đi đứng thẳng người…).
- Tránh những động tác mạnh và đột ngột khi xách, đẩy, mang, vác, nâng…
- Lập ra một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn khả năng bị béo phì.
- Người lao động nặng cần được kiểm tra định kỳ sức khỏe để theo dõi và điều trị kịp thời.
- Ăn nhiều các loại rau tươi, trái cây và hải sản giàu canxi như: cá, tôm, cua…
Chăm sóc tốt bản thân là rất quan trọng, bởi vì khi xương bắt đầu thoái hóa, nó không thể trở về như ban đầu. Nếu bạn liên tục thấy đau ở lưng, tay hoặc chân thì đừng chờ đợi. Điều trị sớm là điều cần thiết giúp bạn trở lại với cuộc sống thoải mái thường ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét