Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Thấp khớp - triệu chứng, phòng và điều trị

Bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis) là bệnh tự miễn nhiễm,  liên quan đến hệ thống tự miễn dịch. Chứng bệnh tự miễn nhiễm là trình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể. ở bệnh thấp khớp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng chịu tấn công và bị tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Theo kết quả thống kê của các tổ chức y tế thế giới thì tỉ lệ nữ giới mắc bệnh này cao gấp 3 lần nam giới. TRIỆU CHỨNG CỦA THẤP KHỚP Sưng, đau các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay , ngón chân, bàn chân, khớp gối. Thường đau nhiều hơn về đêm và gần sáng, các khớp thường bị tê cứng, rất khó khăn khi cử động và kéo dài hơn 30 phút. Thường phải xoa bóp các khớp thì mới cử động được. Bệnh cũng kèm theo các biểu hiện : uể oải, mệt mỏi, thỉnh thoảng sốt nhẹ, ăn uống không ngon miệng, tăng huyết áp, thiếu máu, một số trường hợp còn nổi mẩn nhỏ dưới da. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THẤP KHỚP Điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sỹ chuyên điều trị thấp khớp.Ví vậy nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm lâm sàng (chụp X-quang, xác định RF – Rheumatoid Factor, compact MRI,… ) để có chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của bệnh . Chế độ ăn uống : ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin;  ăn nhiều các loại cá (cá hồi, cá ngừ,..) , các loại đậu nành, dầu cải,…để tăng cường acid béo omega-3. Tăng cân quá nhiều cũng sẽ làm các khớp phải chịu tải nhiều hơn và làm bệnh thấp khớp càng trầm trọng hơn. Chế độ vận động : vận động nhẹ nhàng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, khi đi hoặc đứng phải giữ tư thế luôn thẳng ; tuyệt đối không nên khiêng hoặc vác các đồ quá nặng ; nên đi bộ hằng ngày ít nhất từ 30 phút; tắm nước nóng vào mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc vào mỗi buổi sáng sẽ có giúp giảm đau và dễ vận động các khớp hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét