Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ MÀ LẠI GÂY RA ĐAU ?

Thoát vị đĩa đệm là gì mà khiến nhiều người đau với mức độ khác nhau ở các nơi khác nhau trên cơ thể. Câu trả lời nằm ở bài dưới đây.

CẤU TẠO ĐĨA ĐỆM

giải phẫu cột sống đĩa đệm
Có hình thấu kính hai mặt lồi, cấu tạo bởi cấu trúc liên kết, dày chừng 3mm gồm các đĩa sụn, bao xơ và nhân đệm. Đĩa đệm bản chất là sụn và sợi, nằm giữa các đốt sống từ C2 trở xuống, chiều cao của mỗi đĩa đệm khoảng 45% chiều cao của thân sống phía dưới. Các  đĩa  đệm chiếm khoảng 20% chiều cao cột sống cổ. Mặc dù độ cao phía sau của các thân sống lớn hơn phía trước một chút, nhưng cột sống cổ lại ưỡn ra phía trước vì phía trước của mỗi đĩa đệm lại cao hơn phía sau.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ ?

Gọi là bệnh thoát vị đĩa đệm khi đĩa đệm dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống bởi tác động mạnh hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách.
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nơi thoát vị xảy ra và dây thần kinh bị chèn ép.Bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc gây đau ở các vùng bị ảnh hưởng.
Nếu đĩa đệm thoát vị đủ lớn, nó có thề chèn vào các dây thần kinh cột sống liền kề. Điều này có thể gây ra đau và thường ở một bên của cơ thể. Ví dụ, đĩa đệm giữa các đốt sống thắt lưng thứ tư và thứ năm thoát vị có thể gây cơn đau nhói lan xuống mông vào mặt sau của đùi và xuống chân. Đôi khi điều này còn kết hợp với tê và ngứa ran ở chân. Cơn đau nặng hơn khi đứng và giảm khi nằm xuống.
Nếu khối thoát vị quá lớn, nó có thể gây đau ở cả hai bên của cơ thể, đau lan xuống một hoặc cả hai chi dưới, thậm chí gây rối loạn hoạt động của ruột và bàng quang.
thoát vị đĩa đệm là gì
Kiểm tra qua hình ảnh cột sống có thể giúp bác sĩ xác định những khu vực đĩa đệm thoát vịBệnh nhân có thể chụp các loại hình ảnh sau:
  • X-quang
  • CT scan
  • MRI
Đại đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được chỉ định mổ là vì sau điều trị bảo tồn (nội khoa dùng thuốc, lý liệu pháp, kết hợp thuốc và lý liệu pháp hoặc  điều trị theo Y học cổ truyền) đúng cách và trên 3 tháng nhưng bệnh không thuyên giảm hoặc có hội chứng chèn ép cấp rễ tính, hoặc tiến triển. Nếu phải giải phẫu, nên hỏi rõ mục đích mổ để làm gì; sau khi mổ bệnh khỏi được bao nhiêu phần trăm; các rủi ro biến chứng là gì … trước khi ký giấy đồng ý.
Bệnh nhân được khuyến khích chữa thoát vị đĩa đệm theo hướng bảo tồn vì không có tử vong do điều trị; ít tai biến hay biến chứng như phẫu thuật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét