Cây chỉ thiên mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi trống, bờ ruộng, ven đường, ven rừng. Cây còn có những tên khác, như “cây thổi lửa”, “cỏ lưỡi mèo”, “cỏ lưỡi chó”, “co tát nai” (dân tộc Thái); “nhả đản” (dân tộc Tày); một số ông lang hay gọi là “tiền hồ nam”. Trong các sách Trung dược, cây có tên là “khổ địa đảm”, còn có tên “thiên giới thái”, “thổ sài hồ”, “thổ bồ công anh”, “xuy hỏa căn” (rễ thổi lửa), “thiết tảo trửu” (cái chổi sắt)... Tên khoa học là Elephantopus scarber L., thuộc họ cúc (Asteraceae).
Cây và hoa chỉ thiên.
Chỉ thiên là loài cỏ sống dai, thân cao chừng 20-50cm, có mang nhiều cành gần như không có lá, cả cây có lông. Lá gốc mọc thành hình hoa thị, sát đất. Phiến lá dài chừng 6-12cm, rộng 3-5cm, hình thìa, có lông trắng ở cả hai mặt, mép có răng cưa lượn sóng, phía dưới hẹp lại thành cuống rộng ôm vào thân. Lá ở thân nhỏ và hẹp hơn lá ở gốc. Hoa màu tím mọc thành xim có đầu giả. Quả hình thoi có 10 cạnh lồi. Mùa hoa quả: tháng 1-8. Để dùng làm thuốc có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Lưu ý: Do trùng tên, cây chỉ thiên (thổi lửa) nói ở đây dễ bị lẫn với cây “chỉ thiên giả”, cũng gọi là “tiền hồ nam”, tên khoa học là Clerodendrom inducum (L.) O Ktze, họ cỏ roi ngựa, thường dùng làm thuốc bổ đắng, tiêu đờm, chữa ho và trừ giun.
Theo Đông y, cây chỉ thiên có vị đắng, tính mát; vào 3 kinh phế, tỳ và can. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khoan trung hạ khí, lợi tiểu, tiêu thũng. Chủ trị cảm sốt, ho, họng sưng đau, đau mắt đỏ, chảy máu mũi, tiêu chảy, vàng da, viêm thận phù thũng, ung nhọt, rắn cắn.
- Liều dùng: 9-16g khô (hoặc 30-60g tươi) sắc lấy nước hoặc giã vắt lấy nước cốt uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước xông rửa.
- Kiêng kỵ: Người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng. Không dùng đối với bệnh thuộc “chứng hàn”.
Một số bài thuốc có dùng cây chỉ thiên:
Chữa chứng lâm (đái buốt, đái ra máu, sỏi, đái đục, nước tiểu lẫn chất nhày): Dùng cây chỉ thiên, rễ bấn đỏ, rễ vậy trắng, rễ cỏ tranh, cỏ bấc, thịt ốc nhồi – mỗi thứ một nắm, sắc nước uống (Tuệ Tĩnh – Nam dược thần hiệu). Chú thích: Bấn đỏ còn gọi là “mò đỏ”, “vậy đỏ”, “xích đồng nam”; vậy trắng còn gọi là “bấn trắng”, “mò trắng”, “bạch đồng nữ”.
Chữa môi lở sưng đau: Dùng lá chỉ thiên tươi, rửa sạch, thêm chút muối, giã nhỏ, vắt lấy nước bôi hoặc đắp vào chỗ đau (Hải Thượng Lãn Ông – Bách gia trân tàng).
Chữa mụn nhọt, đinh râu: Dùng lá tươi giã với giấm hoặc mẻ đắp.
Chữa rắn cắn: Dùng cả cây tươi giã nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với lá bồ cu vẽ, lá ớt.
Chữa chảy máu mũi: Dùng cây chỉ thiên tươi 20-30g, nấu với một lượng thích hợp gan lợn, ăn gan và uống nước thuốc, dùng liên tục 3-4 ngày.
Chữa vàng da (thể dương hoàng): Dùng cây chỉ thiên tươi, nhổ liền cả rễ 100-150g, nấu với thịt lợn ăn, dùng liên tục 4-5 ngày.
Chữa cổ trướng: Dùng cây chỉ thiên tươi 60g, sắc lấy nước, chia thành 2 phần uống trong ngày, sáng sớm và buổi tối; cũng có thể đem nấu với thịt lợn ăn.
Chữa bí đái: Dùng cây chỉ thiên tươi 20-30g, sắc nước uống.
Chữa cước khí: Dùng toàn cây chỉ thiên tươi 30-60g, đậu phụ 60-120g, hầm lên ăn.
Chữa chứng nhiệt lâm (đái nhỏ giọt, niệu đạo nóng buốt...): Dùng toàn cây chỉ thiên tươi 120g, thịt lợn nạc 150-200g, một chút muối. Tất cả cho vào nồi, sắc lấy nước, bỏ bã, chia thành 4 lần uống trong ngày.
Chữa ung nhọt độc mọc ở dưới nách: Dùng toàn cây chỉ thiên tươi, thêm chút muối và giấm cùng giã nát đắp vào chỗ bị bệnh, dùng băng dính cố định lại; nhọt đã mưng mủ vẫn chữa được.
Chữa họng sưng đau, viêm amidan: Dùng chỉ thiên 10g khô, hãm với 300ml nước sôi trong nửa tiếng, chia ra uống trong ngày. Cũng có thể dùng lá tươi, nhai lẫn với chút muối, nuốt dần.
Chữa khoang miệng, lưỡi bị viêm loét: Dùng chỉ thiên 30g khô, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, tác dụng phụ: trong bụng có cảm giác hơi khó chịu; người già và trẻ nhỏ dùng phải thận trọng.
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011
Cây chỉ thiên thuốc giải độc, tiêu thũng
Cây Bìm bịp-Bật mí một huyền thoại
Nhiều cây thuốc có tên nghe rất văn chương hay hoa mỹ như Hạn niên thảo ( cỏ mực), Diệp hạ châu ( chó đẻ răng cưa ), Hoa ngũ sắc ( cây cứt lợn ), Hạ khô thảo ( cải trời ), La bặc tử ( hạt cải bẹ trắng )…khiến người nghe liên tưởng tới những gì xa lạ, huyền bí, sang trọng .
Cây thuốc tôi sắp kể sau đây bạn đọc xong sẽ ồ lên một tiếng sảng khoái bởi nó quá gần gũi, ngay tại vườn nhà bạn, bên con đường nhỏ bạn vẫn đi lại hàng ngày và có thể bạn đã được mẹ hái nấu canh cua cho ăn gọi là canh cua với lá “ láo nháo “” ngon đến ngẩn ngơ.
Đôi Điều Về Cây Bìm Bịp
Cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, to 7-9cm x 2-2,5cm. Gié dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt. Mùa hoa xuân - hạ.
Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.
Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý.
Bộ Phận Dùng
Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng). Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp:
Trẻ em, người lớn thường lở miệng
Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.
Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm.
Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Các khớp sưng đau mãn tính
Toàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.
Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.
Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng
Lá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây:
Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
Đọc tới đây có thể bạn vẫn chưa hiểu cây bìm bịp hay xương khỉ mặt mũi nó ra sao. Xin thưa nó còn tên quen thuộc nữa là CÂY MẢNH CỌNG và đây là hình ảnh của cây.
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Chân Chim
Leaves, buds and flowers of Vitex negundo, Chaste tree ....Lá, nụ và hoa của cây Ngũ Trão, Chân Chim, Hoàng Kinh ...#1
Vietnamese named : Hoàng Kinh, Ngũ Trảo, Chân ChimEnglish names : Chaste tree.
Scientist name : Vitex negundo L.
Synonyms :
Family : Verbenaceae, Lamiaceae. Họ Cỏ Roi Ngựa, họ Hoa
Searched from :
**** PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS
www.google.com.vn/search?sourceid=chrome&ie=UTF-8&...
Mature fruits of Dioscorea persimilis, Chinese Yam ...Những trái khô của dây Mài, Hoài Sơn, Khoai Mài ....
Vietnamese named : Củ Mài, Khoai Mài, Hoài Sơn hay Sơn Dược ( Tên thuốc chỉ về củ khoai Mài theo sách của Dược Sỉ Đổ Tát Lợi )English names : Yam, Chinese Yam
Scientist name : Dioscorea persimilis Prain et Burk.
Synonyms :
Family : Dioscoreaceae. Họ Củ Nâu
Searched from :
**** THUỐC ĐÔNG DƯỢC.VN
thuocdongduoc.vn/index.php?option=com_content&view=ar...
CỦ MÀI
Radix Dioscoreae
Tên khác: Hoài sơn ( 山 藥), Sơn dược.
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill, họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Mô tả: Dây leo quấn; thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.
Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây Củ mài.
Phân bố: Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân.
Thu hái: Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.
Tác Dụng Dược lý :
+ Tăng đồng hóa và hướng sinh dục (Gonodotrope): Thí nghiệm trên chuột cống trắng còn non, có cân nặng 45-60g, gồm cả đực và cái, cho ăn Hoài sơn dưới dạng bột với liều 20g/kg liên tiếp trong 28 ngày, lô chuột đối chứng cho ăn bột gọa. Đến ngày cuối cùng, cân lại trọng lượng chuột, giết chuột, bóc tách tử cung, buồng trứng ở chuột cống cái và tinh hoàn, tiền liệt tuyến, cơ nâng hậu môn ở chuột cống đực, cân tươi ngay trọng lượng các cơ quan trên và tiến hành so sánh trị số trung bình của lô dùng thuốc với lô đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy : với liều lượng dùng trên , Hoài sơn thể hiện các tác dụng sau :
-Trên chuột cái còn non : trọng lượng tử cung tăng 1 cách đáng kể so với lô chứng là 66% ( P< 0,001), còn đối với trọng lượng buồng trứng tuy có tăng (17,5%) nhưng không có ý nghĩa về mặt sác xuất thống kê.
-Trên chuột cống đực, Hoài sơn còn có tác dụng làm tăng trọng lượng cơ nâng hậu môn 1 cách có ý nghĩa, so với đối chứng tăng 372% ( P< 0,001).
-Đối với trọng lượng cơ thể chuột ( cả cái lẫn đực), Hoài sơn đều không có ảnh hưởng rõ rệt.
Căn cứ vào những kết quả trên cho thấy Hoài sơn có tác dụng làm tăng đồng hóa và hướng sinh dục trên chuột cống đực.
Dioscorea Batatas có khả năng tăng cường tác dụng của nội tiết tố sinh dục nam. Dịch chiết Hoài sơn làm tăng trọng lượng tuyến tiền liệt và túi tinh của súc vật thí nghiệm. Chất Mucin tồn tại trong Hoài sơn sau khi bị phân giải cho chất Protid và Hydrat Carbon, có tính chất bổ. Men có trong Hoài sơn ở nhiệt độ thích hợp (45-500) có khả năng thủy phân chất đường rất lớn, trong Axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 3 lần trọng lượng đường (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Thành phần hoá học: Củ mài chứa tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Còn có mucin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.
Công năng: Kiện tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.
Công dụng: Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: 1. Người có cơ thể suy nhược; 2. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày; 3. Bệnh tiêu khát; 4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; 5. Viêm tử cung (bạch đới); 6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt; 7. Ra mồ hôi trộm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa trẻ em gầy yếu, nhác ăn, phụ nữ có mang mỏi mệt chán cơm hay người có bệnh đái đường gầy róc, dùng Hoài sơn thái miếng đồ lên, sao già tán bột, uống mỗi lần 6-10g; ngày uống 2-3 lần vào giữa buổi lúc đói. Hoặc dùng củ mài luộc ăn.
2. Chữa trẻ em ỉa chảy kéo dài, hoặc ỉa phân nhầy có mùi, lỵ mạn tính, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu; dùng Củ mài 200g, Củ súng, Hạt sen, Ý dĩ sao, đều 100g, sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.
3. Thuốc bổ dưỡng: Hoài sơn, Quả tơ hồng, Hà thủ ô, Huyết giác, Đỗ đen sao cháy mỗi loại 1kg, Vừng đen 300g, Ngải cứu 200g, gạo nếp rang 100g, muối rang 5g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g (viên Kiến thiết của Hợp tác xã Hợp châu).
Chú ý: Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Dioscorea như Củ cọc, Củ mỡ... tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu công bố.
**** YKHOANET.COM : MÓN ĂN HUẾ DƯỚI GỐC ĐỘ Y DƯỢC HỌC.
Đây là bài viết rất quý,rất đáng để đọc, mời bạn nhấp vào đường link để xem, rất cảm ơn
www.ykhoanet.com/duoc/dinhduong/05_0203.htm
Đây là bài viết rất quý,rất đáng để đọc, mời bạn nhấp vào đường link để xem, rất cảm ơn
www.ykhoanet.com/duoc/dinhduong/05_0203.htm
New leaves of Dioscorea persimilis
Nở Ngày đất
Gomphrena celosioides, Globe Amaranth ....Nở Ngày đất ....#1
Vietnamese named : Nở Ngày đấtEnglish names : Prostrate Gomphrena, Prostrate Globe Amaranth, Coastal Globe Amaranth
Scientist name : Gomphrena celosioides C. Martius
Synonyms : Gomphrena serrata Linn.
Gomphrena decumbens.
Family : Amaranthaceae. Họ Rau Dền
Searched from :
**** VHO.VN.
vho.vn/view.htm?ID=2485&keyword=Ho
Nở ngày đất - Gomphrena celosioides Mart., thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.
Mô tả: Cỏ sống lâu, mọc nằm rồi đứng, phân nhánh nhiều; rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm. Lá không cuống, đầy lông nằm trăng trắng ở mặt dưới. Cụm hoa bông hình trụ rộng 1cm, dài 2-3cm, lá bắc 5-6mm. Hoa trắng, 5 lá đài, 5 nhị dính thành ống, bầu hình trứng. Quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu.
****
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Gomphrenae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang dọc theo các đường đi và trên đất khô ở nhiều nơi. Thu hái toàn cây quanh năm.
Công dụng: Dân gian, người ta dùng rễ sắc uống trị ho, cảm cúm và toàn cây sắc uống tiêu độc.
cây Riềng Nếp
Flowers and buds of Alpinia galanga, Greater Galanga.... Hoa và nụ của cây Riềng Nếp ....#1
Vietnamese named : Riềng Nếp.English names : Galanga Root, Greater Galanga, Siamese Ginger, Siamese Galanga, Java Galangal
Scientist name : Alpinia galanga ( L.) Willd.
Synonyms : Languas galanga; Maranta galanga
Family : Zingiberaceae . Họ Gừng
Searched from :
**** Y HỌC CỔ TRUYỀN TUỆ TĨNH
www.lrc-tnu.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/...
Riềng nếp, Riềng ấm - Alpinia galanga (L.) Willd. (Maranta galanga L.) thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 1-2m và hơn; thân to 5-7mm; thân rễ ngà to 2-3cm, rất thơm. Lá hình giáo nhọn, thót lại ở gốc, dài 30-40cm, rộng 7-8cm, không lông, mép cao 6-10mm. Chùy hoa dài 15-30cm, rộng khoảng 8-10cm nhiều hoa, hơi có lông nhung, có nhánh nhiều, sít nhau, trải ra; cuống hoa có lông nhung mọc đứng. Hoa trắng, có vạch hồng dài 20-25mm; tràng có ống ngắn không vượt qua đài, cánh hoa hình giáo tù, dài 10-15mm; cánh môi hình dải xoan ngược, có móng, phiến bầu dục và chia 2 thùy ở chóp. Quả mọng hình cầu hay trứng, dài 12mm, rộng 8mm, màu đỏ nâu, chứa 3-5 hạt có 3 cạnh dẹp, đường kính 5mm.
Ra hoa tháng 6-8 có quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Galangae, thường gọi là Hồng đậu khấu và thân rễ - Rhizoma Alpiniae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, cũng thường được trồng làm thuốc và gia vị, ở nơi ẩm ướt của rừng rậm và rừng thưa, rú bụi. Thu hái rễ vào mùa xuân, rửa sạch, cắt phiến phơi khô. Thu hái quả chín vào mùa thu phơi khô cất dành.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu không chứa flavon như ở Riềng ấm. Các thành phần đã biết là 1'-acetoxychavicol acetat. 1'-acetoxyeugenol acetat, caryophyllene oxide, caryophyllenol I. II.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm; có tác dụng ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng làm thuốc mạnh tỳ vị, trục phong tà và chữa được những chứng đầy bụng khó tiêu, đau bụng kiết lỵ, ỉa chảy, nôn mửa, tắc nghẹn, đau họng và say rượu. Liều dùng 3-5g, dạng thuốc sắc hoặc tán bột uống. Riềng tươi giã nhỏ ngâm nước muối và dịch chanh rồi phơi khô, dùng chữa ho, khát nước.
Ở Ấn Độ, Riềng nếp được dùng trị thấp khớp, sốt, bệnh xuất tiết, nhất là xuất tiết khí quản, cũng dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, kích thích, kích dục và gây trung tiện. Tinh dầu dùng trị rối loạn đường hô hấp, chủ yếu cho trẻ em.
**** UPHCM.EDU.VN
www.uphcm.edu.vn/duoc/modules.php?name=Danhsach&go=pa...
14. Nguyễn Đinh Nga, Huỳnh Tố Quyên. Xác định cấu trúc của chất có tác dụng kháng vi nấm Pityrosporum orbiculare chiết từ cây Riềng nếp (Alpinia galanga Swartz) ở Việt Nam.Tạp chí Dược học, 4(384), 2005.
**** TVVN.ORG
tvvn.org/forum/showwiki.php?title=Chapter:C%E1%BB%A7_Ri%E...
Riềng nếp (Alpinia galanga)
Cây thuộc loại thảo, cao 1-2 m. Thân cỡ 5-7 mm, thân rễ to 2-3 cm có mùi thơm. Lá hình mũi giáo nhọn, thót lại nơi gốc, dài 30-40 cm, rộng 7-8 cm, không có lông. Chùy hoa dài 15-30 cm, rộng 8-10 cm, nhiều hoa. Chùy có lông nhung và nhánh nhiếu, sát nhau. Cuống hoa mọc đứng, có lông. Hoa màu trắng, có vạch hồng, dài 20-25 mm; tràng hoa có ống ngắn Cánh hoa hình giáo tù, dài 10-15 mm; cánh môi hình giải xoan ngược , phiến môi chia 2 thùy ở chóp. Quả mọng, hình cầu hay hình trứng dài 12mm x 6 mm, màu đỏ nâu chứa 3-5 hạt..
Thành phần dinh dưỡng:
100 gram củ Riềng (Alpinia galanga) chứa:
- Calories 362
- Chất đạm 7.1 g
- Chất béo 2.8 g
- Carbohydrates tổng cộng 83 g
- Calcium 220 mg
- Phosphorus 178 mg
- Sắt 14.9 mg
- Beta-carotene (A) 10,780 microgram
- Thiamine 0.35 mg
- Riboflavin 0.14 mg
- Niacin 7.09 mg
- Vitamin C 184 mg
Tác dụng ngừa ung thư:
Nghiên cứu tại Trường Dược, ĐH Kangwon National University, Chun chon (Nam Hàn) ghi nhận các flavonoids trong Riềng nhất là Galangin có những hoạt tính chống-oxyhóa và thu nhặt các gốc tự do gây tác hại cho tế bào, do đó có thể tác động trên sự hoạt động của các hệ thống phân hóa tố và ngừa tác hại của các chất gây ung thư.(Mutations Research Số 488-2001). Hoạt tính chống oxyhóa cũng được thử nghiệm trên hệ thống tự oxyhóa methyl linoleate.
Các diterpene trong A. galanga có tác dụng chống u-bướu khi thử trên chuột (Planta Medica Số 54-1988)
Hồng đậu khấu (Hon-dou-kou) là quả của Alpinia Galanga, phơi khô
Ấn Độ:
Riềng được dùng từ lâu đởi trong Dược học cổ truyền Ấn Độ:
Alpinia officinarum: Tên Hindi là Kulinjan, được dùng làm thuốc gây hưng phấn, kiện vị và trợ tiêu hóa.
Alpinia galanga: Tên Hindi là kulanjan hay barakulanjan ; tiếng Phạn sugandhvach, dùng làm thuốc gây hưng phấn, tráng dương (kích dục), trị phong thấp khớp xuơng, bệnh đường hô hấp và làm thuốc bổ kích thích tiêu hóa, giúp gây trung-tiện.
Việt Nam:
Tại Việt Nam, nhiều loại Riềng đã được sử dụng trong các phương pháp trị liệu bằng thuốc Nam:
Alpinia galanga hay Riềng nếp, riềng ấm là loài chính thường dùng làm gia vị, làm thuốc giúp mạnh tỳ-vị, trục phong tà, chửa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
Alpinia officinarum hay Riềng thuốc, tuy cũng dùng làm gia vị nhưng ít thơm hơn riềng nếp. Riềng thuốc thường được dùng để trị các chứng đau vùng thượng vị, nôn mửa( dùng chung với Gừng và Bán hạ), kém tiêu hóa; trị các chứng đau, loét bao tử (dung chung với Cỏ cú). Nước ép tươi được dùng thoa trị lang ben.
Tại Việt Nam, nhiều loại Riềng đã được sử dụng trong các phương pháp trị liệu bằng thuốc Nam:
Alpinia galanga hay Riềng nếp, riềng ấm là loài chính thường dùng làm gia vị, làm thuốc giúp mạnh tỳ-vị, trục phong tà, chửa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
Alpinia officinarum hay Riềng thuốc, tuy cũng dùng làm gia vị nhưng ít thơm hơn riềng nếp. Riềng thuốc thường được dùng để trị các chứng đau vùng thượng vị, nôn mửa( dùng chung với Gừng và Bán hạ), kém tiêu hóa; trị các chứng đau, loét bao tử (dung chung với Cỏ cú). Nước ép tươi được dùng thoa trị lang ben.
Nha Đam
Aloe vera in garden .....Lô Hội, Nha Đam trồng trong vườn ....
Cảm ơn Dược Sỉ Trần Việt Hưng về bài viết rất giá trị của ông . Cảm ơn thật nhiều .
Vietnamese named : Lô Hội, Nha Đam
English names :
Scientist name : Aloe Vera (L.) Burm f.
Synonyms : Aloe barbadensis
Family : Asphodelaceae. Họ Lô Hội ( Lan Nhật Quang )
Searched from :
**** TVVN.ORG
tvvn.org/forum/showwiki.php?title=Chapter:L%C6%B0_H%E1%BB...
LƯ HỘI (ALOE): Cây thuốc vượt khỏi sự phân cách giữa Đông và Tây Y
Dược Sĩ Trần Việt Hưng
Một trong những dược-thảo đã vượt được hàng rào ngăn cách giữa Đông và Tây Y, để được mọi ngành Y-học cùng xử dụng là Lư Hội. Ngay cả Hoa-Kỳ, vốn được xem là một nước chậm tiến trong việc dùng thảo mộc để chữa bệnh, cũng đã dùng Lư Hội trong nhiều dược phẩm và mỹ phẩm. Hơn nữa nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã phải khuyên dân Mỹ là mỗi nhà nên trồng một cây để vừa làm cảnh và vừa làm thuốc dùng khi cần cấp cứu vì phỏng!
TÊN KHOA HOC:
Aloe vera hoặc Aloe barbadensis thuộc Họ Thực vật Aloeaceae (Liliaceae) . Tên Aloe vera được chính thức công nhận bởi Quy ước Quốc tế về Danh xưng thực vật (International Rules of Botanical Nomenclature), và A. barbadensis được xem là một tên đồng nghĩa.
Tuy nhiên trong Danh Mục Cây thuốc của WHO, Aloe được xem là tên chung của khá nhiều loài khác nhau như Aloe chinensis, A. elongata, A. indica, A. officinalis.. ..ngoài ra một loài Aloe khác Aloe ferox cũng được chấp nhận là một cây cung cấp nhựa Aloe.
Mỹ gọi cây Aloe vera dưới tên Curacao Aloes, còn Aloe ferox dưới tên Cape Aloes.
Pháp gọi dưới những tên : Aloe de Curacao, Aloe du Cap
Đông y gọi là Lư-hội (Lu-hui)
Tổ chức WHO cũng liệt kê tên gọi của Lư-Hội tại các nước với 78 danh xưng khác nhau..
Tại Việt Nam, cây được gọi là Lô-hội hoặc Nha Đảm, Lưỡi Hổ
LỊCH SỬ và ĐĂC TÍNH THỰC VẬT:
Lư hội đã được dùng làm thuốc trị bệnh từ khi chưa có lịch sử. Sách thuốc cổ Ai-cập (3500 năm trước Tây lịch) đã chỉ dẫn cách dùng Lư-hội để trị nhiễm trùng, các bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận trường, trị táo bón.
Lư-hội đã được vẽ và mô tả trên các bản văn làm bằng đất sét tại Mesopotamia từ năm 1750 trước Tây lịch như một cây thuốc.
Tên ''Aloe'' có thể phát xuất từ chữ Ả-rập ''Alloeh'' với ý nghĩa là một' chất đắng và óng ánh'.
Lư-hội là một cây thuốc, không thuộc loại ma-túy, nhưng đã gây ra cả một cuộc chiến tranh : Khi Đại đế Alexander chinh phục Ai cập vào năm 332 trước Tây lịch, Ông đã nghe nói đến một cây thuốc có khả năng trị vết thương thần kỳ tại một hòn đảo tên là Socotra, ngoài khơi Somalia, và để lấy cây này về làm thuốc cho quân của mình, đồng thời ngăn chặn địch quân không cho họ chiếm được cây thuốc này, Ông đã gửi hẳn một đoàn quân đi chiếm hòn đảo (có lẽ là Madagascar gày nay).. và cây này chính là Lư-hội.
Cũng nên ghi nhận là tên của dược chất 'Aloe' được ghi trong Phúc Âm Thánh Gioan (19 : 39-40) dùng để ướp xác Chúa Jesus không phải từ Lư-hội, nhưng từ một cây khác gọi là Aloewood. (Cây này được Người Việt Nam gọi là cây Gió Bầu cung cấp 2 hương liệu quý : Trầm Hương và Kỳ Nam)
Y-sĩ trứ danh người Hy Lạp, Ông Dioscorides đã dùng Lư-hội để trị vết thương ngoài da, bệnh trĩ, vết ung loét và cả rụng tóc. Y sĩ La-mã Pliny đã biết dùng Lư-hội để trị táo bón.
Các nhà buôn Ả rập đã đem Lư-hội từ Tây Ban Nha sang các nước Á đông trong khoảng Thế kỷ thứ 6 và từ đó Y-học Ayuravedic biết dùng Lư-hội để trị bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột và cả đau bụng khi có kinh.
Tuy Lư-hội có nguồn gốc từ Phi châu, nhưng sau đó đã được đưa sang trồng tại Mỹ châu, nhất là vùng West-Indies và dọc bờ biển Venezuela. Trong Thế kỷ 19, đa số Aloe xuất cảng sang Âu châu đều từ các đồn điền tại West-Indies thuộc địa của Hòa Lan (tại các đảo Aruba và Barbados), qua hải cảng Curacao, nên được gọi là Curacao Aloe, Barbados Aloe.. Các Aloe của Phi châu như Cape Aloe, Uganda Aloe, Natal Aloe.. được gọi chung dưới tên thương mãi Zanzibar Aloe..
Trong những năm gần đây Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều Aloe vera tại Florida, Texas và Arizona do ở nhu cầu chất nhày (gel) trích từ Aloe để làm mỹ phẩm tăng cao.
Lư-hội thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ xanh nhạt đến xanh đậm, hẹp nhưng mập mọng chứa nước; mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, mặt trên lõm có nhiều đốm không đều dài từ 30-60 cm. Cụm hoa dài đến 1m , mọc dạng chùm dài manh nhiều hoa, lúc non mọc đứng sau rủ xuống, hoa màu vàng dài cỡ 3-4 cm. Quả hình trứng khi non màu xanh, đổi thành nâu khi già.
Cây Lư-hội rất dễ trồng trong nhà vì cây ít cần nước và ít cần chăm sóc. Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng chịu được bóng mát và đất cằn cỗi. Cây không chịu được úng nước và nhiệt độ lạnh dưới 40 oF, do đó tại Vùng Tây-Bắc Hoa Kỳ nên đem cây vào trong nhà khi mùa Đông đến. Aloe ó thể trồng bằng chồi non rất dễ dàng. Trong số hơn 300 loài Aloe, ngoài Aloe vera , Aloe ferox.. dùng làm thuốc, còn môt loài được dùng làm cây cảnh rất đẹp..như Aloe variegata (Lô-hội mỏ két) , hoa màu đỏ ; Aloe macu lata (Lô-hội vằn) , hoa màu da cam...
THÀNH PHẦN HÓA HOC :
Lư-hội (Aloe vera) là nguồn cung cấp 2 dược liệu khác hẳn nhau.
Dược liệu thứ nhất là một chất nhựa (Latex)
Ngay dưới lớp biểu bì hay 'da' mỏng của là cây Lư-hội có những tế-bào đặc biệt gọi là pericyclic cells, chứa một chất nước cốt (juice) , sau khi chảy ra, tự cô đặc lại ở nhiệt độ bình thường, màu vàng rất đắng. Chất nước cốt tự khô này chứa các hoạt chất hydroanthrone :
Các chuyển hóa chất Hydroanthracene , mà những chất quan trọng nhất là Aloin A và B (từ 25 đến 40 %) ( Hỗn hợp Aloin A và B còn được gọi là Barbaloin) ; Hydroxy- AloinA và B (từ 3 đến 4 %); một ít Aloe-emodin và Chrysophanol.
Các chuyển hóa chất Chromones gồm 8-C-Glycosyl chromone ( hay Aloeisin) ( khoảng 30 %) và các Aloeresin A và B.
Dược liệu thứ 2 là một chất nhày (Gel).
Chất nhầy này có thể lấy bằng cách nghiền các tế bào nhày nằm phía trong của lá Lư-hội tươi. Chất nhày này chứa một loại Polysaccharide gồm : Pectin,, Hemicellulose, Gluco mannan, Acemannan và các chuyển hoá chất mannose.
Trong Lư-hội còn có thêm những chất khác như :
Phân hóa tố : Bradykinase.
Các amino-acids, Lipids, Sterols (Lupeol, Campesterol Beta-sitosterol).
Tannins
Hợp chất hữu cơ loại Magnesium lactate,
Một chất kháng-prostaglandins.
DƯỢC TÍNH và CÁCH SỬ DỤNG
Lư hội trong Đông Y
Đông Y cổ truyền dùng Lư-hội dưới dạng chất chất nhựa từ lá cô-đặc. Dược liệu được lấy từ các loài Aloe vera var chinensis hay A. ferox trồng tại các tỉnh phía Nam Trung Hoa. Theo Đông Y thì Lư hội có vị đắng, tính hàn tác dụng vào các kinh mạch thuộc Can, Vị và Đại trường.
Lư-hội có tác dụng hạ Hỏa, tống ứ : dùng để trị táo bón, chóng mặt, mắt đỏ và tinh thần cáu kỉnh do ở 'Nhiệt' ứ. Đông dược dùng chung với Chu-sa (Cinnabaris =zhu sha) để trị táo bón kinh niên do ở nhiệt ứ.
Lư-hội diệt được ký-sinh trùng, và bổ được Vị : trị được trẻ em chậm phát triển vì sán lãi.
Lư-hội 'thanh nhiệt' và làm mát Gan : trị các chứng đau hạ vị, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, cáu bực, bón và sốt nóng do ở Nhiệt tại Can kinh . Lư-hội được dùng chung với Rễ Long-đởm ( Radix Gentianae Longdan cao =long-dan-cao) và Hoàng cầm (Radix Scutellariae Baicalensis)
Liều dùng trong Đông Y : từ 0.3-1.5 gram dưới dạng viên , hoàn hoặc bột ( không công hiệu khi dùng dưới dạng thuốc sắc)
Lư-hội trong TÂY Y
Tây-Y xử dụng Lư hội như hai loại dược phẩm khác hẳn nhau : Aloe gel và Nhựa Aloe.
Khả năng trị liệu của Aloe gel :
Tác dụng trị Phỏng và giúp làm lành vết thương :
Khả năng của Aloe gel trong việc giúp trị lành các vết thương đã được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1935 khi Tạp chí Y khoa Mỹ công bố trường hợp một phụ nữ bị phỏng vì tia X được trị lành bằng cách đắp chất nhày lấy trực tiếp từ một cành lá Aloe.
Sau đó các tác dụng của Aloe gel trên vết thương và vết bỏng đã được nghiên cứu rất kỹ tại khắp nơi trên thế giới, riêng công trình nghiên-cứu tại ĐH Texas (Galverton) đã ghi nhận : Aloe gel có thể :
• đi sâu vào mô tế bào.
• có tác dụng làm tê tế bào.
• diệt vi-khuẩn, siêu vi-khuẩn và ngăn sự phát triển của nấm gây bệnh.
• chống sưng.
• làm giãn nở các vi mạch máu , giúp đưa máu về nuôi dưỡng các tế bào bị hư-hại.
Tác dụng chống sưng của Aloe gel đã được giải thích bằng 3 cơ-chế sinh học (Journal of the American Pediatric Medical Association No 84-1994)
Phân hóa tố Bradykinase (loại Carboxypeptidase) trong Aloe gel có thể ức chế tác dụng gây đau nhức của Bradykinin.
Magnesium lactate có khả năng ngăn cản tiến trình tạo Histamin.
Khi có sự hiện diện của Aloe gel, các chất Thromboxane B2 và Prostaglandin F2 ( các chất gây ra sưng và đau nhức) đều giảm bớt.
Hợp chất loại Sterol (Lupeol) trong Aloe gel có tác dụng chống sưng rất mạnh.
Aloe gel đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn được sự phát triển của các vi trùng Mycobacterium tuberculosis ( bệnh lao) , Staphyloccoccus aureus, Strepto coccus pyogenes (gây mụn nhọt), Salmonella paratyphi, Pseudomonas, Escherichia coli...và các loại nấm gây bệnh như Candida albicans, Trichophyton (nấm trên tóc), và cả siêu vi Herpes.
Các thử nghiệm lâm sàng ghi nhận Aloe gel giúp vết thương mau lành (International Journal of Dermato logy No 30-1991) : Trong thử nghiệm 'in vivo' Aloe gel tạo mau lành bằng kích hoạt trực tiếp hoạt tính của các thực bào (macrophages) và fibroblasts. Sự kích hoạt Fibroblast làm gia tăng các sự tổng hợp collagen và proteoglcan..giúp sửa chữa các hư hỏng nơi mô tế bào..Tác dụng này có lẽ do ở các polysaccharides loại mannose : Chất mannose-6-phosphate có lẽ là chất chính tác dụng bằng cách kết dính nơi các thụ thể của các yếu tố tăng trưởng trên bề mặt của các fibroblast và do đó gia tăng họat tính của chúng.
Hơn nữa, Acemannan, một hợp chất phức tạp trong lá Aloa cũng cho thấy có khả năng giúp vết thương chóng lành và giảm được các phản ứng tác hại của tia phóng xạ trên da (International Journal of Radiation oncology, biology and physiology Nọ15-1995) Cơ chế tác dụng này gồm 2 mặt : trước hết Acemannan là một tác nhân kích hoạt thực bào rất mạnh và do đó kích thích sự phóng thích các cytokines, và thứ đến là các yếu tố tăng trưởng có thể kết dính trực tiếp với acemannan, tạo sự ổn định và kéo dài khả năng kích ứng tạo mô tế bào.
Tác dụng trị phỏng :
Các vết phỏng cấp 1 và 2 khi được chữa trị bằng Aloe gel cho thấy thời gian lành vết thương nhanh hơn, đồng thời vết thẹo cũng nhỏ hơn (Journal of burn care and rehabilitation No 3-1982). Tác dụng này được cho là do ở Allantoin trong gel. Aloe gel cũng khá hữu hiệu trong các trường hợp vết thương ngoài da do băng giá (frost bite) và cả cháy da vì phơi nắng quá độ: khi phân tách tác dụng trên vết thương..cho thấy Aloe gel tác dụng như một chất ức chế Thromboxane A2, một chất trung gian gây tiến trình hư hại mô tế bào..
- Trong trường hợp Phỏng thông thường, vấn đề quan trọng nhất là phải .. chữa ngay, càng sớm càng tốt, và điều tốt nhất là dùng ngay một lá Lư-hội tươi làm thuốc.. và đây là tiến trình cần làm :
Trước hết làm lạnh ngay vùng bị phỏng bằng cách cách ngâm trong nước lạnh hoặc nước đá chừng 1 phút ( lạnh có tác dụng làm tê, làm ngưng cảm giác đau và ngăn chặn sự lan tràn của vết thương).
Cắt một lá Aloe tươi, thành từng đoạn và khía một đường sâu, bóc lớp vỏ ngoài và thoa chất nhày ngay vào vết thương, để chất nhày tự khô lại trên vết thương. Có thể lập lại vài lần nếu cần.
Tác dụng trị Nấm nơi bộ phận sinh-dục :
Tuy những thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy Aloe gel có thể làm Candida albicans (thủ phạm gây bệnh Nấm nơi bộ phận sinh dục phụ-nữ = Yeast infection) ngưng tăng trưởng. Nhưng các kết quả này chưa được FDA chấp nhận.
Khả năng kích thích Hệ Miễn nhiễm và trị một vài loại Ung thư :
Các nhà nghiên cứu tại Đại-học Y-Khoa Tokyo đã tìm thấy những lectin trong Aloe gel có khả năng kích thích Hệ Miễn nhiễm gia tăng sự sản xuất các Thực bào có thể diệt được các vi-khuẩn và tế bào ung thư.
Các nghiên cứu tại Nhật và Hòa Lan cho rằng các hợp chất trong Aloe gel có thể giúp gia tăng sự hoạt động của Hệ miễn nhiễm bằng cách trung-hòa được các hóa chất độc hại từ các tế bào hư hỏng và nhờ đó giúp bảo vệ được các tế bào khác còn nguyên vẹn.
Một nghiên cứu khác tại Trung Tâm Y-học thuộc Viện ĐH Texas (San Antonio), khi nghiên cứu tác dụng của trích tinh Aloe trên tế bào ung thư cũng cho thấy những kết quả khả quan ; tuy nhiên về tác dụng của Aloe-emodin trên tế bào ung thư leukemia thì chưa được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ chấp nhận vì liều xử dụng tương đối cao, gây độc hại cho người bệnh.
Aloe gel và Bệnh tiểu đường :
Một thử nghiệm tại Âu châu cho thấy Aloe gel có khả năng làm hạ đường trong máu nơi thú vật. Và thử nghiệm tại Thái Lan (1996) trên 72 người tiểu đường, tuổi từ 35 đến 60, uống một dung dịch Aloe gel, sau 1 tuần lễ, lượng đường trong máu giảm rõ rệt, và tiếp tục giảm đều trong 35 ngày sau đó; nồng độ triglycerides cũng giảm theo vớI nồng độ đường (Phytomedicine No 3-1996).
Aloe gel trong Mỹ phẩm :
Aloe gel được dùng trong nhiều mỹ-phẩm, nhất là những Kem thoa ngoài da : Nữ hoàng Cleopâtre đã từng dùng Aloe gel để thoa da cho bóng, nhưng muốn có một làn da đẹp nên dùng Aloe gel tươi, lấy ngay từ lá, vì đa số các loại gel 'ổn định hóa' (stabilized gel) dùng trên thị trường trong các Kem thoa và Dầu gội đầu (Shampoo) lại..không hề có tác dụng trị liệu . Việc lựa chọn một loại Mỹ phẩm cho thật tác dụng cũng là một vấn đề khó khăn; tuy nhiên các thử nghiệm cho thấy, các chất gel ngay sau khitrích khỏi lá cây sẽ thay đổi phẩm chất rất nhanh, nên phải thêm vào ngay những chất chống oxy-hóa thích hợp. Nhiệt nóng cũng gây hư hại Gel , nên cần tránh xử dụng nhiệt ; đồng thời cũng còn phải thêm những chất chống mốc để tránh việc hư hại do vi-khuẩn, nấm mốc .Thông thường thì một nồng độ 40 % gel trở lên mới có thể có tác dụng sinh học. (Theo tiêu chuẩn của WHO thì chỉ có gel ở trạng thái tươi mới có tác dụng , và cách trích gel được làm như sau : Lấy lá tươi, rửa sạch bằng nước có chứa chlorine loãng. Tách bỏ lớp vỏ ngoài của lá kể cả các tế bào pericyclic.. Cần thận trọng đừng đựng đến các khoang màu xanh, vì có thể làm ô nhiễm gel bới các chất nhực của lá. Có thể sát trùng gel bằng phương pháp pasteurization ở 75-80 độ C trong thời-gian ít là hơn 3 phút )
Một số Nhà sản xuất Mỹ phẩm còn quảng cáo là Lư-hội có thể ngăn chặn sự lão hóa của da, nhưng thật ra Aloe gel có khả năng thấm ướt, tạo ẩm độ (moisturizing) trên da, nên làm da bớt bị nhăn. Aloe gel có thể có tác dụng kích thích sự tổng hợp các chất collagen và sợi elastin, nên có thể ngăn chặn sự hủy hoại của da trong tiến trình của sự lão suy.(International Journal of Dermatology No 30-1991
Tác dụng trị liệu của Nhựa Aloe
Tác dụng trị liệu chính thức của Nhựa Aloe được Y-học Tây phương chấp nhận là gây xổ, trị táo bón..
Tác dụng làm xổ của Nhựa Aloe do ở 1,8-dihydroan thracen glycosides, Aloin A và B. Sau khi uống Aloin A và B, không bị hấp thu nơi phần trên của ruột, sẽ bị thủy phân nơi ruột bởi các vi-khuẩn để trở thành các chất biến dưỡng có hoạt tính ( chất chính là aloe-emodin-9-anthro ne). Tác dụng xổ của Aloe thường xẩy ra 6 giờ sau khi uống, và có khi chậm đến 24 giờ sau..
Cơ chế hoạt động của Nhựa Aloe gồm 2 phần :
Kích thích nhu động ruột , gia tăng sự tống xuất và thu ngắn thời gian thực phẩm chuyển qua ruột, và làm giảm bớt sự hấp thu chất lỏng từ khối lượng phân.
Gia tăng sự thẩm thấu tế bào qua màng nhày ruột có lẽ nhờ ở ức chế các ion Na+, K+,Adenosine triphos phatase hoặc ức chế các kênh chloride.. đưa đến sự gia tăng lượng nước trong ruột già.
Việc dùng Nhựa Aloe làm thuốc nhuận trường, trị táo bón cũng là một vấn đề bàn cãi giữa Y học Hoa Kỳ và các nước Âu châu :
Các nước Âu châu, nhất là Đức, cho phép dùng nhựa Lư-hội làm thuốc xổ ( ghi trong German Commission E Mono graph) , với cách dùng là xử dụng Trích tinh khô đã được tiêu chuẩn hóa= Standardized dry extract (theo Dược điển Âu châu 2 hoặc Dược điển Anh =BP 1988) để chứa từ 19 đến 21 % các chất Hydro-Anthracen. Trích tinh này có lợi điểm là loại được các chất nhựa tạp thường gây ra các phản ứng phụ không tốt. Liều đề nghị dùng để xổ là 0.05 đến 0.1 g trích tinh khô. Tại Châu Âu, Lư hội là thành phần của các Dược phẩm như Compound Benzoin Tincture, Opobyl.. trong khi đó Aloin là thành phần của các dược phẩm Alophen, Purgoids..
Tại Hoa-Kỳ, Aloe được xem là..không nên dùng, nếu không thật cần thiết để trị táo bón; vì ngoài vị đắng, nhựa Lư-hội do chứa các hợp chất anthraquinones là những chất gây xổ bằng cách kích thích nhu động ruột, còn gây ra những phản ứng đau quặn nơi bụng và gây khó chịu cho ruột. Nếu dùng quá liều có thể đưa đến xuất huyết đường ruột và cả sạn thận. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng thuốc xổ có Aloe vì tác dụng kích thích tử cung có thể gây ra trụy thai và vì aloe đi qua sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ.
Với các trường hợp táo bón, cơ quan FDA khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo như Muồng (Senne) hoặc Cascara là những dược phẩm có tính xổ nhẹ hơn và an toàn hơn..
Vietnamese named : Lô Hội, Nha Đam
English names :
Scientist name : Aloe Vera (L.) Burm f.
Synonyms : Aloe barbadensis
Family : Asphodelaceae. Họ Lô Hội ( Lan Nhật Quang )
Searched from :
**** TVVN.ORG
tvvn.org/forum/showwiki.php?title=Chapter:L%C6%B0_H%E1%BB...
LƯ HỘI (ALOE): Cây thuốc vượt khỏi sự phân cách giữa Đông và Tây Y
Dược Sĩ Trần Việt Hưng
Một trong những dược-thảo đã vượt được hàng rào ngăn cách giữa Đông và Tây Y, để được mọi ngành Y-học cùng xử dụng là Lư Hội. Ngay cả Hoa-Kỳ, vốn được xem là một nước chậm tiến trong việc dùng thảo mộc để chữa bệnh, cũng đã dùng Lư Hội trong nhiều dược phẩm và mỹ phẩm. Hơn nữa nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã phải khuyên dân Mỹ là mỗi nhà nên trồng một cây để vừa làm cảnh và vừa làm thuốc dùng khi cần cấp cứu vì phỏng!
TÊN KHOA HOC:
Aloe vera hoặc Aloe barbadensis thuộc Họ Thực vật Aloeaceae (Liliaceae) . Tên Aloe vera được chính thức công nhận bởi Quy ước Quốc tế về Danh xưng thực vật (International Rules of Botanical Nomenclature), và A. barbadensis được xem là một tên đồng nghĩa.
Tuy nhiên trong Danh Mục Cây thuốc của WHO, Aloe được xem là tên chung của khá nhiều loài khác nhau như Aloe chinensis, A. elongata, A. indica, A. officinalis.. ..ngoài ra một loài Aloe khác Aloe ferox cũng được chấp nhận là một cây cung cấp nhựa Aloe.
Mỹ gọi cây Aloe vera dưới tên Curacao Aloes, còn Aloe ferox dưới tên Cape Aloes.
Pháp gọi dưới những tên : Aloe de Curacao, Aloe du Cap
Đông y gọi là Lư-hội (Lu-hui)
Tổ chức WHO cũng liệt kê tên gọi của Lư-Hội tại các nước với 78 danh xưng khác nhau..
Tại Việt Nam, cây được gọi là Lô-hội hoặc Nha Đảm, Lưỡi Hổ
LỊCH SỬ và ĐĂC TÍNH THỰC VẬT:
Lư hội đã được dùng làm thuốc trị bệnh từ khi chưa có lịch sử. Sách thuốc cổ Ai-cập (3500 năm trước Tây lịch) đã chỉ dẫn cách dùng Lư-hội để trị nhiễm trùng, các bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận trường, trị táo bón.
Lư-hội đã được vẽ và mô tả trên các bản văn làm bằng đất sét tại Mesopotamia từ năm 1750 trước Tây lịch như một cây thuốc.
Tên ''Aloe'' có thể phát xuất từ chữ Ả-rập ''Alloeh'' với ý nghĩa là một' chất đắng và óng ánh'.
Lư-hội là một cây thuốc, không thuộc loại ma-túy, nhưng đã gây ra cả một cuộc chiến tranh : Khi Đại đế Alexander chinh phục Ai cập vào năm 332 trước Tây lịch, Ông đã nghe nói đến một cây thuốc có khả năng trị vết thương thần kỳ tại một hòn đảo tên là Socotra, ngoài khơi Somalia, và để lấy cây này về làm thuốc cho quân của mình, đồng thời ngăn chặn địch quân không cho họ chiếm được cây thuốc này, Ông đã gửi hẳn một đoàn quân đi chiếm hòn đảo (có lẽ là Madagascar gày nay).. và cây này chính là Lư-hội.
Cũng nên ghi nhận là tên của dược chất 'Aloe' được ghi trong Phúc Âm Thánh Gioan (19 : 39-40) dùng để ướp xác Chúa Jesus không phải từ Lư-hội, nhưng từ một cây khác gọi là Aloewood. (Cây này được Người Việt Nam gọi là cây Gió Bầu cung cấp 2 hương liệu quý : Trầm Hương và Kỳ Nam)
Y-sĩ trứ danh người Hy Lạp, Ông Dioscorides đã dùng Lư-hội để trị vết thương ngoài da, bệnh trĩ, vết ung loét và cả rụng tóc. Y sĩ La-mã Pliny đã biết dùng Lư-hội để trị táo bón.
Các nhà buôn Ả rập đã đem Lư-hội từ Tây Ban Nha sang các nước Á đông trong khoảng Thế kỷ thứ 6 và từ đó Y-học Ayuravedic biết dùng Lư-hội để trị bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột và cả đau bụng khi có kinh.
Tuy Lư-hội có nguồn gốc từ Phi châu, nhưng sau đó đã được đưa sang trồng tại Mỹ châu, nhất là vùng West-Indies và dọc bờ biển Venezuela. Trong Thế kỷ 19, đa số Aloe xuất cảng sang Âu châu đều từ các đồn điền tại West-Indies thuộc địa của Hòa Lan (tại các đảo Aruba và Barbados), qua hải cảng Curacao, nên được gọi là Curacao Aloe, Barbados Aloe.. Các Aloe của Phi châu như Cape Aloe, Uganda Aloe, Natal Aloe.. được gọi chung dưới tên thương mãi Zanzibar Aloe..
Trong những năm gần đây Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều Aloe vera tại Florida, Texas và Arizona do ở nhu cầu chất nhày (gel) trích từ Aloe để làm mỹ phẩm tăng cao.
Lư-hội thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ xanh nhạt đến xanh đậm, hẹp nhưng mập mọng chứa nước; mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, mặt trên lõm có nhiều đốm không đều dài từ 30-60 cm. Cụm hoa dài đến 1m , mọc dạng chùm dài manh nhiều hoa, lúc non mọc đứng sau rủ xuống, hoa màu vàng dài cỡ 3-4 cm. Quả hình trứng khi non màu xanh, đổi thành nâu khi già.
Cây Lư-hội rất dễ trồng trong nhà vì cây ít cần nước và ít cần chăm sóc. Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng chịu được bóng mát và đất cằn cỗi. Cây không chịu được úng nước và nhiệt độ lạnh dưới 40 oF, do đó tại Vùng Tây-Bắc Hoa Kỳ nên đem cây vào trong nhà khi mùa Đông đến. Aloe ó thể trồng bằng chồi non rất dễ dàng. Trong số hơn 300 loài Aloe, ngoài Aloe vera , Aloe ferox.. dùng làm thuốc, còn môt loài được dùng làm cây cảnh rất đẹp..như Aloe variegata (Lô-hội mỏ két) , hoa màu đỏ ; Aloe macu lata (Lô-hội vằn) , hoa màu da cam...
THÀNH PHẦN HÓA HOC :
Lư-hội (Aloe vera) là nguồn cung cấp 2 dược liệu khác hẳn nhau.
Dược liệu thứ nhất là một chất nhựa (Latex)
Ngay dưới lớp biểu bì hay 'da' mỏng của là cây Lư-hội có những tế-bào đặc biệt gọi là pericyclic cells, chứa một chất nước cốt (juice) , sau khi chảy ra, tự cô đặc lại ở nhiệt độ bình thường, màu vàng rất đắng. Chất nước cốt tự khô này chứa các hoạt chất hydroanthrone :
Các chuyển hóa chất Hydroanthracene , mà những chất quan trọng nhất là Aloin A và B (từ 25 đến 40 %) ( Hỗn hợp Aloin A và B còn được gọi là Barbaloin) ; Hydroxy- AloinA và B (từ 3 đến 4 %); một ít Aloe-emodin và Chrysophanol.
Các chuyển hóa chất Chromones gồm 8-C-Glycosyl chromone ( hay Aloeisin) ( khoảng 30 %) và các Aloeresin A và B.
Dược liệu thứ 2 là một chất nhày (Gel).
Chất nhầy này có thể lấy bằng cách nghiền các tế bào nhày nằm phía trong của lá Lư-hội tươi. Chất nhày này chứa một loại Polysaccharide gồm : Pectin,, Hemicellulose, Gluco mannan, Acemannan và các chuyển hoá chất mannose.
Trong Lư-hội còn có thêm những chất khác như :
Phân hóa tố : Bradykinase.
Các amino-acids, Lipids, Sterols (Lupeol, Campesterol Beta-sitosterol).
Tannins
Hợp chất hữu cơ loại Magnesium lactate,
Một chất kháng-prostaglandins.
DƯỢC TÍNH và CÁCH SỬ DỤNG
Lư hội trong Đông Y
Đông Y cổ truyền dùng Lư-hội dưới dạng chất chất nhựa từ lá cô-đặc. Dược liệu được lấy từ các loài Aloe vera var chinensis hay A. ferox trồng tại các tỉnh phía Nam Trung Hoa. Theo Đông Y thì Lư hội có vị đắng, tính hàn tác dụng vào các kinh mạch thuộc Can, Vị và Đại trường.
Lư-hội có tác dụng hạ Hỏa, tống ứ : dùng để trị táo bón, chóng mặt, mắt đỏ và tinh thần cáu kỉnh do ở 'Nhiệt' ứ. Đông dược dùng chung với Chu-sa (Cinnabaris =zhu sha) để trị táo bón kinh niên do ở nhiệt ứ.
Lư-hội diệt được ký-sinh trùng, và bổ được Vị : trị được trẻ em chậm phát triển vì sán lãi.
Lư-hội 'thanh nhiệt' và làm mát Gan : trị các chứng đau hạ vị, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, cáu bực, bón và sốt nóng do ở Nhiệt tại Can kinh . Lư-hội được dùng chung với Rễ Long-đởm ( Radix Gentianae Longdan cao =long-dan-cao) và Hoàng cầm (Radix Scutellariae Baicalensis)
Liều dùng trong Đông Y : từ 0.3-1.5 gram dưới dạng viên , hoàn hoặc bột ( không công hiệu khi dùng dưới dạng thuốc sắc)
Lư-hội trong TÂY Y
Tây-Y xử dụng Lư hội như hai loại dược phẩm khác hẳn nhau : Aloe gel và Nhựa Aloe.
Khả năng trị liệu của Aloe gel :
Tác dụng trị Phỏng và giúp làm lành vết thương :
Khả năng của Aloe gel trong việc giúp trị lành các vết thương đã được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1935 khi Tạp chí Y khoa Mỹ công bố trường hợp một phụ nữ bị phỏng vì tia X được trị lành bằng cách đắp chất nhày lấy trực tiếp từ một cành lá Aloe.
Sau đó các tác dụng của Aloe gel trên vết thương và vết bỏng đã được nghiên cứu rất kỹ tại khắp nơi trên thế giới, riêng công trình nghiên-cứu tại ĐH Texas (Galverton) đã ghi nhận : Aloe gel có thể :
• đi sâu vào mô tế bào.
• có tác dụng làm tê tế bào.
• diệt vi-khuẩn, siêu vi-khuẩn và ngăn sự phát triển của nấm gây bệnh.
• chống sưng.
• làm giãn nở các vi mạch máu , giúp đưa máu về nuôi dưỡng các tế bào bị hư-hại.
Tác dụng chống sưng của Aloe gel đã được giải thích bằng 3 cơ-chế sinh học (Journal of the American Pediatric Medical Association No 84-1994)
Phân hóa tố Bradykinase (loại Carboxypeptidase) trong Aloe gel có thể ức chế tác dụng gây đau nhức của Bradykinin.
Magnesium lactate có khả năng ngăn cản tiến trình tạo Histamin.
Khi có sự hiện diện của Aloe gel, các chất Thromboxane B2 và Prostaglandin F2 ( các chất gây ra sưng và đau nhức) đều giảm bớt.
Hợp chất loại Sterol (Lupeol) trong Aloe gel có tác dụng chống sưng rất mạnh.
Aloe gel đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn được sự phát triển của các vi trùng Mycobacterium tuberculosis ( bệnh lao) , Staphyloccoccus aureus, Strepto coccus pyogenes (gây mụn nhọt), Salmonella paratyphi, Pseudomonas, Escherichia coli...và các loại nấm gây bệnh như Candida albicans, Trichophyton (nấm trên tóc), và cả siêu vi Herpes.
Các thử nghiệm lâm sàng ghi nhận Aloe gel giúp vết thương mau lành (International Journal of Dermato logy No 30-1991) : Trong thử nghiệm 'in vivo' Aloe gel tạo mau lành bằng kích hoạt trực tiếp hoạt tính của các thực bào (macrophages) và fibroblasts. Sự kích hoạt Fibroblast làm gia tăng các sự tổng hợp collagen và proteoglcan..giúp sửa chữa các hư hỏng nơi mô tế bào..Tác dụng này có lẽ do ở các polysaccharides loại mannose : Chất mannose-6-phosphate có lẽ là chất chính tác dụng bằng cách kết dính nơi các thụ thể của các yếu tố tăng trưởng trên bề mặt của các fibroblast và do đó gia tăng họat tính của chúng.
Hơn nữa, Acemannan, một hợp chất phức tạp trong lá Aloa cũng cho thấy có khả năng giúp vết thương chóng lành và giảm được các phản ứng tác hại của tia phóng xạ trên da (International Journal of Radiation oncology, biology and physiology Nọ15-1995) Cơ chế tác dụng này gồm 2 mặt : trước hết Acemannan là một tác nhân kích hoạt thực bào rất mạnh và do đó kích thích sự phóng thích các cytokines, và thứ đến là các yếu tố tăng trưởng có thể kết dính trực tiếp với acemannan, tạo sự ổn định và kéo dài khả năng kích ứng tạo mô tế bào.
Tác dụng trị phỏng :
Các vết phỏng cấp 1 và 2 khi được chữa trị bằng Aloe gel cho thấy thời gian lành vết thương nhanh hơn, đồng thời vết thẹo cũng nhỏ hơn (Journal of burn care and rehabilitation No 3-1982). Tác dụng này được cho là do ở Allantoin trong gel. Aloe gel cũng khá hữu hiệu trong các trường hợp vết thương ngoài da do băng giá (frost bite) và cả cháy da vì phơi nắng quá độ: khi phân tách tác dụng trên vết thương..cho thấy Aloe gel tác dụng như một chất ức chế Thromboxane A2, một chất trung gian gây tiến trình hư hại mô tế bào..
- Trong trường hợp Phỏng thông thường, vấn đề quan trọng nhất là phải .. chữa ngay, càng sớm càng tốt, và điều tốt nhất là dùng ngay một lá Lư-hội tươi làm thuốc.. và đây là tiến trình cần làm :
Trước hết làm lạnh ngay vùng bị phỏng bằng cách cách ngâm trong nước lạnh hoặc nước đá chừng 1 phút ( lạnh có tác dụng làm tê, làm ngưng cảm giác đau và ngăn chặn sự lan tràn của vết thương).
Cắt một lá Aloe tươi, thành từng đoạn và khía một đường sâu, bóc lớp vỏ ngoài và thoa chất nhày ngay vào vết thương, để chất nhày tự khô lại trên vết thương. Có thể lập lại vài lần nếu cần.
Tác dụng trị Nấm nơi bộ phận sinh-dục :
Tuy những thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy Aloe gel có thể làm Candida albicans (thủ phạm gây bệnh Nấm nơi bộ phận sinh dục phụ-nữ = Yeast infection) ngưng tăng trưởng. Nhưng các kết quả này chưa được FDA chấp nhận.
Khả năng kích thích Hệ Miễn nhiễm và trị một vài loại Ung thư :
Các nhà nghiên cứu tại Đại-học Y-Khoa Tokyo đã tìm thấy những lectin trong Aloe gel có khả năng kích thích Hệ Miễn nhiễm gia tăng sự sản xuất các Thực bào có thể diệt được các vi-khuẩn và tế bào ung thư.
Các nghiên cứu tại Nhật và Hòa Lan cho rằng các hợp chất trong Aloe gel có thể giúp gia tăng sự hoạt động của Hệ miễn nhiễm bằng cách trung-hòa được các hóa chất độc hại từ các tế bào hư hỏng và nhờ đó giúp bảo vệ được các tế bào khác còn nguyên vẹn.
Một nghiên cứu khác tại Trung Tâm Y-học thuộc Viện ĐH Texas (San Antonio), khi nghiên cứu tác dụng của trích tinh Aloe trên tế bào ung thư cũng cho thấy những kết quả khả quan ; tuy nhiên về tác dụng của Aloe-emodin trên tế bào ung thư leukemia thì chưa được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ chấp nhận vì liều xử dụng tương đối cao, gây độc hại cho người bệnh.
Aloe gel và Bệnh tiểu đường :
Một thử nghiệm tại Âu châu cho thấy Aloe gel có khả năng làm hạ đường trong máu nơi thú vật. Và thử nghiệm tại Thái Lan (1996) trên 72 người tiểu đường, tuổi từ 35 đến 60, uống một dung dịch Aloe gel, sau 1 tuần lễ, lượng đường trong máu giảm rõ rệt, và tiếp tục giảm đều trong 35 ngày sau đó; nồng độ triglycerides cũng giảm theo vớI nồng độ đường (Phytomedicine No 3-1996).
Aloe gel trong Mỹ phẩm :
Aloe gel được dùng trong nhiều mỹ-phẩm, nhất là những Kem thoa ngoài da : Nữ hoàng Cleopâtre đã từng dùng Aloe gel để thoa da cho bóng, nhưng muốn có một làn da đẹp nên dùng Aloe gel tươi, lấy ngay từ lá, vì đa số các loại gel 'ổn định hóa' (stabilized gel) dùng trên thị trường trong các Kem thoa và Dầu gội đầu (Shampoo) lại..không hề có tác dụng trị liệu . Việc lựa chọn một loại Mỹ phẩm cho thật tác dụng cũng là một vấn đề khó khăn; tuy nhiên các thử nghiệm cho thấy, các chất gel ngay sau khitrích khỏi lá cây sẽ thay đổi phẩm chất rất nhanh, nên phải thêm vào ngay những chất chống oxy-hóa thích hợp. Nhiệt nóng cũng gây hư hại Gel , nên cần tránh xử dụng nhiệt ; đồng thời cũng còn phải thêm những chất chống mốc để tránh việc hư hại do vi-khuẩn, nấm mốc .Thông thường thì một nồng độ 40 % gel trở lên mới có thể có tác dụng sinh học. (Theo tiêu chuẩn của WHO thì chỉ có gel ở trạng thái tươi mới có tác dụng , và cách trích gel được làm như sau : Lấy lá tươi, rửa sạch bằng nước có chứa chlorine loãng. Tách bỏ lớp vỏ ngoài của lá kể cả các tế bào pericyclic.. Cần thận trọng đừng đựng đến các khoang màu xanh, vì có thể làm ô nhiễm gel bới các chất nhực của lá. Có thể sát trùng gel bằng phương pháp pasteurization ở 75-80 độ C trong thời-gian ít là hơn 3 phút )
Một số Nhà sản xuất Mỹ phẩm còn quảng cáo là Lư-hội có thể ngăn chặn sự lão hóa của da, nhưng thật ra Aloe gel có khả năng thấm ướt, tạo ẩm độ (moisturizing) trên da, nên làm da bớt bị nhăn. Aloe gel có thể có tác dụng kích thích sự tổng hợp các chất collagen và sợi elastin, nên có thể ngăn chặn sự hủy hoại của da trong tiến trình của sự lão suy.(International Journal of Dermatology No 30-1991
Tác dụng trị liệu của Nhựa Aloe
Tác dụng trị liệu chính thức của Nhựa Aloe được Y-học Tây phương chấp nhận là gây xổ, trị táo bón..
Tác dụng làm xổ của Nhựa Aloe do ở 1,8-dihydroan thracen glycosides, Aloin A và B. Sau khi uống Aloin A và B, không bị hấp thu nơi phần trên của ruột, sẽ bị thủy phân nơi ruột bởi các vi-khuẩn để trở thành các chất biến dưỡng có hoạt tính ( chất chính là aloe-emodin-9-anthro ne). Tác dụng xổ của Aloe thường xẩy ra 6 giờ sau khi uống, và có khi chậm đến 24 giờ sau..
Cơ chế hoạt động của Nhựa Aloe gồm 2 phần :
Kích thích nhu động ruột , gia tăng sự tống xuất và thu ngắn thời gian thực phẩm chuyển qua ruột, và làm giảm bớt sự hấp thu chất lỏng từ khối lượng phân.
Gia tăng sự thẩm thấu tế bào qua màng nhày ruột có lẽ nhờ ở ức chế các ion Na+, K+,Adenosine triphos phatase hoặc ức chế các kênh chloride.. đưa đến sự gia tăng lượng nước trong ruột già.
Việc dùng Nhựa Aloe làm thuốc nhuận trường, trị táo bón cũng là một vấn đề bàn cãi giữa Y học Hoa Kỳ và các nước Âu châu :
Các nước Âu châu, nhất là Đức, cho phép dùng nhựa Lư-hội làm thuốc xổ ( ghi trong German Commission E Mono graph) , với cách dùng là xử dụng Trích tinh khô đã được tiêu chuẩn hóa= Standardized dry extract (theo Dược điển Âu châu 2 hoặc Dược điển Anh =BP 1988) để chứa từ 19 đến 21 % các chất Hydro-Anthracen. Trích tinh này có lợi điểm là loại được các chất nhựa tạp thường gây ra các phản ứng phụ không tốt. Liều đề nghị dùng để xổ là 0.05 đến 0.1 g trích tinh khô. Tại Châu Âu, Lư hội là thành phần của các Dược phẩm như Compound Benzoin Tincture, Opobyl.. trong khi đó Aloin là thành phần của các dược phẩm Alophen, Purgoids..
Tại Hoa-Kỳ, Aloe được xem là..không nên dùng, nếu không thật cần thiết để trị táo bón; vì ngoài vị đắng, nhựa Lư-hội do chứa các hợp chất anthraquinones là những chất gây xổ bằng cách kích thích nhu động ruột, còn gây ra những phản ứng đau quặn nơi bụng và gây khó chịu cho ruột. Nếu dùng quá liều có thể đưa đến xuất huyết đường ruột và cả sạn thận. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng thuốc xổ có Aloe vì tác dụng kích thích tử cung có thể gây ra trụy thai và vì aloe đi qua sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ.
Với các trường hợp táo bón, cơ quan FDA khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo như Muồng (Senne) hoặc Cascara là những dược phẩm có tính xổ nhẹ hơn và an toàn hơn..
Aloe vera blossoms
cây Cù Đề
Leaves, immature and mature fruits of Breynia vitis-idaea ...Trái đỏ và trái khô của cây Cù Đề ....
Vietnamese named : Cù Đề
English names :
Scientist name : Breynia vitis-idaea ( Burm.f. ) C.E.C.Fisch
Synonyms : Breynia rhamnoides (Retz.) Muell. Arg.
Phyllanthus rhamnoides Retz.
Family : Euphorbiaceae. Họ Thầu Dầu
Searched from :
**** VIETGLE.VN
www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzhDQzAyMDkwMg...
Breynia vitis-idaea (Burm.f.) C. E. C. Fisch. [B. rhamnoides Muell. – Arg.] - Cù đề, Cây cù đề.
Cây dạng cây bụi, cao 0,5 - 3m, không lông, vỏ nâu; nhánh xếp hai dãy, trải ra, mảnh, màu đo đỏ lúc non. Lá xếp hai dãy; phiến mỏng hình trái xoan - mũi mác hay xoan bầu dục, đài tới 2,5cm, rộng 1,6cm, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh mốc mốc; gân bên 3 - 5 đôi; cuống lá dài 2 - 4mm; lá kèm hình tam giác, có mũi nhọn, dài 1 - 2mm.
Cụm hoa ở nách lá, hoa đực xếp 2 - 3 cái một, hoa cái đơn độc ở phía ngọn các nhánh. Hoa đực có đài dạng con quay với mép nguyên hay hơi lượn sóng, nhị hợp thành cột thụt trong đài, hình trụ có 3 thùy ở đỉnh, mang bao phấn. Hoa cái có đài hình chuông chia ở đỉnh thành 6 lá đài, bầu hình trứng dẹp với 3 vòi nhụy ngắn. Quả nang hình trứng dẹp ở đỉnh, đường kính 5mm, cao 6mm, màu đỏ, kèm theo đài hoa hơi đồng trưởng.
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, quần đảo Mã Lai và Philippin. Ở nước ta, cây mọc tại nhiều nơi từ miền Bắc vào tới Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) và Kiên Giang (đảo Phú Quốc)
Cây ưa sáng, mọc ở bờ ruộng, lùm bụi vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao 1000m.
Ở Ấn Độ, vỏ và lá khô tán bột làm thuốc hút khi bị sưng amygdal. Ở Malaixia có dân tộc ít người dùng lá làm rau ăn; dịch lá được dùng làm thuốc bổ trợ cho phụ nữ uống sau khi sinh. Ở Philippin vỏ cây có vị se dùng làm thuốc chống các chứng xuất huyết; nước sắc rễ dùng làm thuốc súc miệng trị đau răng; nước hãm lá dùng trị đau dạ dày. Ở Quảng Đông (Trung Quốc) toàn cây được sử dụng làm thuốc tiêu viêm, bình suyễn để chữa bệnh hen suyễn, sưng đau họng và bệnh mẩn ngứa.
**** Y HỌC CỔ TRUYỀN
www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdon...
Cù đề - Breynia vitis-idaea (Burm. f.) C.E.C. Fischer (B. rhamnoides Muell - Arg.), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây bụi cao 0,5-3m, không lông; nhánh ngắn, dài 5-7cm, màu đo đỏ còn non. Lá xếp hai dãy; phiến xoan bầu dục, dài 2-2,5cm, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh mốc mốc, gân phụ 3-5 cặp; cuống 2mm; lá kèm 1-2mm. Hoa đực 2-3 ở nách các lá dưới; hoa cái cô độc ở phần trên; đài hình chuông; nhị 3. Quả đỏ, to 5-6mm.
Bộ phận dùng: Lá và vỏ - Folium et Cortex Breyniae.
Nơi sống và thu hái: Cây ưa sáng, mọc ở bờ mương, lùm bụi vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao 1.000m khắp Trung bộ và Nam bộ của nước ta tới tận đảo Phú Quốc. Còn phân bố ở Ấn Độ, Philippin, Malaixia.
Thành phần hoá học: Rễ chứa b-sitosterol.
Tính vị, tác dụng: Vỏ làm se.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, vỏ và lá khô tán bột làm thuốc hút khi bị sưng lưỡi gà và hạch hạnh nhân.
English names :
Scientist name : Breynia vitis-idaea ( Burm.f. ) C.E.C.Fisch
Synonyms : Breynia rhamnoides (Retz.) Muell. Arg.
Phyllanthus rhamnoides Retz.
Family : Euphorbiaceae. Họ Thầu Dầu
Searched from :
**** VIETGLE.VN
www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzhDQzAyMDkwMg...
Breynia vitis-idaea (Burm.f.) C. E. C. Fisch. [B. rhamnoides Muell. – Arg.] - Cù đề, Cây cù đề.
Cây dạng cây bụi, cao 0,5 - 3m, không lông, vỏ nâu; nhánh xếp hai dãy, trải ra, mảnh, màu đo đỏ lúc non. Lá xếp hai dãy; phiến mỏng hình trái xoan - mũi mác hay xoan bầu dục, đài tới 2,5cm, rộng 1,6cm, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh mốc mốc; gân bên 3 - 5 đôi; cuống lá dài 2 - 4mm; lá kèm hình tam giác, có mũi nhọn, dài 1 - 2mm.
Cụm hoa ở nách lá, hoa đực xếp 2 - 3 cái một, hoa cái đơn độc ở phía ngọn các nhánh. Hoa đực có đài dạng con quay với mép nguyên hay hơi lượn sóng, nhị hợp thành cột thụt trong đài, hình trụ có 3 thùy ở đỉnh, mang bao phấn. Hoa cái có đài hình chuông chia ở đỉnh thành 6 lá đài, bầu hình trứng dẹp với 3 vòi nhụy ngắn. Quả nang hình trứng dẹp ở đỉnh, đường kính 5mm, cao 6mm, màu đỏ, kèm theo đài hoa hơi đồng trưởng.
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, quần đảo Mã Lai và Philippin. Ở nước ta, cây mọc tại nhiều nơi từ miền Bắc vào tới Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) và Kiên Giang (đảo Phú Quốc)
Cây ưa sáng, mọc ở bờ ruộng, lùm bụi vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao 1000m.
Ở Ấn Độ, vỏ và lá khô tán bột làm thuốc hút khi bị sưng amygdal. Ở Malaixia có dân tộc ít người dùng lá làm rau ăn; dịch lá được dùng làm thuốc bổ trợ cho phụ nữ uống sau khi sinh. Ở Philippin vỏ cây có vị se dùng làm thuốc chống các chứng xuất huyết; nước sắc rễ dùng làm thuốc súc miệng trị đau răng; nước hãm lá dùng trị đau dạ dày. Ở Quảng Đông (Trung Quốc) toàn cây được sử dụng làm thuốc tiêu viêm, bình suyễn để chữa bệnh hen suyễn, sưng đau họng và bệnh mẩn ngứa.
**** Y HỌC CỔ TRUYỀN
www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdon...
Cù đề - Breynia vitis-idaea (Burm. f.) C.E.C. Fischer (B. rhamnoides Muell - Arg.), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây bụi cao 0,5-3m, không lông; nhánh ngắn, dài 5-7cm, màu đo đỏ còn non. Lá xếp hai dãy; phiến xoan bầu dục, dài 2-2,5cm, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh mốc mốc, gân phụ 3-5 cặp; cuống 2mm; lá kèm 1-2mm. Hoa đực 2-3 ở nách các lá dưới; hoa cái cô độc ở phần trên; đài hình chuông; nhị 3. Quả đỏ, to 5-6mm.
Bộ phận dùng: Lá và vỏ - Folium et Cortex Breyniae.
Nơi sống và thu hái: Cây ưa sáng, mọc ở bờ mương, lùm bụi vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao 1.000m khắp Trung bộ và Nam bộ của nước ta tới tận đảo Phú Quốc. Còn phân bố ở Ấn Độ, Philippin, Malaixia.
Thành phần hoá học: Rễ chứa b-sitosterol.
Tính vị, tác dụng: Vỏ làm se.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, vỏ và lá khô tán bột làm thuốc hút khi bị sưng lưỡi gà và hạch hạnh nhân.
Riềng Rừng
Alpinia conchigera, Joint Whip Ginger, Lesser Alpinia ....Riềng Rừng, Ziềng Rừng ....
Vietnamese named : Riềng Rừng, Ziềng Rừng
English names : Joint Whip Ginger, Lesser Alpinia
Scientist name : Alpinia conchigera Griff
Synonyms : Languas conchigera (Griffith ) Burkill
Family : Zingiberaceae . Họ Gừng
Searched from :
**** VIETGLE.VN.
www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=conchigera&...
Alpinia conchigera Griff.- Ziềng rừng.
Cây thảo cao khoảng 80cm. Lá hình dải – ngọn giáo, nhọn hai đầu, có mũi nhọn ở đầu, có lông ở trên gân chính, dài 17cm, rộng 3cm; bẹ lá có khía; cuống lá có cánh, rất ngắn.
Chùy hoa ở ngọn, dài 11cm; lá bắc hình ống cao 5 - 7mm; bông nhỏ khoảng 15 - 25. Hoa dài 1cm, màu trắng hay da cam; tràng hoa có thùy trái xoan, lõm, nhẵn hay có lông rải rác và dễ rụng; cánh môi rất lõm rồi cuốn lại, có 3 thùy. Quả mọng hình cầu, đường kính 8mm, nâu đỏ khi khô. Hạt 3 - 5, vàng nâu, có vị cay của hồ tiêu
English names : Joint Whip Ginger, Lesser Alpinia
Scientist name : Alpinia conchigera Griff
Synonyms : Languas conchigera (Griffith ) Burkill
Family : Zingiberaceae . Họ Gừng
Searched from :
**** VIETGLE.VN.
www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=conchigera&...
Alpinia conchigera Griff.- Ziềng rừng.
Cây thảo cao khoảng 80cm. Lá hình dải – ngọn giáo, nhọn hai đầu, có mũi nhọn ở đầu, có lông ở trên gân chính, dài 17cm, rộng 3cm; bẹ lá có khía; cuống lá có cánh, rất ngắn.
Chùy hoa ở ngọn, dài 11cm; lá bắc hình ống cao 5 - 7mm; bông nhỏ khoảng 15 - 25. Hoa dài 1cm, màu trắng hay da cam; tràng hoa có thùy trái xoan, lõm, nhẵn hay có lông rải rác và dễ rụng; cánh môi rất lõm rồi cuốn lại, có 3 thùy. Quả mọng hình cầu, đường kính 8mm, nâu đỏ khi khô. Hạt 3 - 5, vàng nâu, có vị cay của hồ tiêu
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia. Ở Việt Nam có gặp tại Đồng Nai, An Giang…
Cây mọc ở những nơi ẩm, dọc suối dưới tán rừng.
Thân rễ cũng được sử dụng như các loài Riềng khác làm gia vị, làm men rượu. Ở Campuchia, nó được dùng làm thuốc kích thích, trị ho, làm ra mồ hôi và điều chỉnh sự xuất huyết tử cung. Phối hợp với những thuốc khác dùng uống trong chữa ho mạn tính, các bệnh đau gan với vàng da, đau đầu, chóng mặt và viêm tử cung. Dùng ngoài để chế thuốc đắp chữa bệnh gan, đau dây thần kinh và thấp khớp.
Ở Malaixia, lá dùng riêng hoặc phối hợp với thân rễ được sử dụng rộng rãi làm thuốc chuyển máu. Hơ nóng lên dùng đắp khi đau thấp khớp, nước hãm lá dùng để tắm rửa. Lá giã ra dùng đắp sau khi sinh đẻ và xoa vào cơ thể chống đau trong xương.
Ở Trung Quốc, rễ và thân được dùng chữa ngực bụng trướng đau, tiêu hóa không bình thường, đau bụng.
Cây mọc ở những nơi ẩm, dọc suối dưới tán rừng.
Thân rễ cũng được sử dụng như các loài Riềng khác làm gia vị, làm men rượu. Ở Campuchia, nó được dùng làm thuốc kích thích, trị ho, làm ra mồ hôi và điều chỉnh sự xuất huyết tử cung. Phối hợp với những thuốc khác dùng uống trong chữa ho mạn tính, các bệnh đau gan với vàng da, đau đầu, chóng mặt và viêm tử cung. Dùng ngoài để chế thuốc đắp chữa bệnh gan, đau dây thần kinh và thấp khớp.
Ở Malaixia, lá dùng riêng hoặc phối hợp với thân rễ được sử dụng rộng rãi làm thuốc chuyển máu. Hơ nóng lên dùng đắp khi đau thấp khớp, nước hãm lá dùng để tắm rửa. Lá giã ra dùng đắp sau khi sinh đẻ và xoa vào cơ thể chống đau trong xương.
Ở Trung Quốc, rễ và thân được dùng chữa ngực bụng trướng đau, tiêu hóa không bình thường, đau bụng.
**** VHO.VN.
vho.vn/view.htm?ID=2203&keyword=Ho
vho.vn/view.htm?ID=2203&keyword=Ho
Close up of flower and bud of Aeschynomene indica, Indian Jointvetch ....Chụp gần hoa và nụ của cây Điền ma Ấn, Rút nươc, Rút dại, Điên Điển bưng ....
Vietnamese named : Điền Ma Ấn, cây Rút dại, cây Rút nước. Điên Điển bưng.
English names : Southern Jointvetch, Budda Pea ( Australia ), Indian Jointvetch.
Scientist name : Aeschynomene indica L.
Synonyms : Aeschynomene cachemiriana Camb.
Aeschynomene glaberrima Poir.
Aeschynomene pumila L.
many others.
Family : Fabaceae / leguminosae . Họ Đậu / họ phụ đậu Papillionoideae
Searched from :
**** VHO.VN
vho.vn/view.htm?ID=2358&keyword=gan
Rút nước; Điên Điển bưng, Điền ma Ấn - Aeschynomene indica L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả: Cây thảo hằng năm, hoá gỗ nhiều hay ít, cao 0,3-2,5m, có thân mảnh, nhẵn. Lá kép lông chim chẵn có trục dài 5-7cm, mang gai nhỏ hay tuyến cách quãng; lá chét 41-61, hình dải, dài 4-15mm, rộng 1-4mm, xếp xít nhau; cuống lá 4-15mm; lá kèm thuôn 6-7mm, kéo dài tới nơi dính. Cụm hoa ở nách lá, dài 2-5cm mang 1-4 hoa nâu vàng, đài dài 5mm, hai môi, tràng dài 7-8mm. Quả dẹt, dài 25-40mm, rộng 4mm, nhăn nheo giữa các hạt, có 5-10 đốt; hạt hình thận, 2,5x1mm, màu nâu.
Ra hoa tháng 2-3, có quả già tháng 9-12.
Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc tủy cây - Herba seu Medulla Aeschynomenes Indicae.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Bắc Mỹ, Phi châu nhiệt đới, Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, đến tận Úc châu. Ở nước ta, thường gặp nơi ẩm, trên đất sét cát, dựa bờ biển cho tới độ cao 1000m, từ Lào Cai, Lai Châu qua các tỉnh miền Trung và Nam bộ cho tới Kiên Giang, Côn Đảo, Minh Hải.
Tính vị, tác dụng: Toàn cây vị ngọt, nhạt, tính hàn; tuỷ cây vị hơi đắng, tính bình; toàn cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bình can minh mục, lợi niệu; tuỷ cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, hạ sữa. Rễ cây thì thanh nhiệt lợi thấp, tiêu tích, giải độc.
Công dụng: Được dùng chữa viêm nhiễm niệu dạo, tiểu tiện bất lợi, đau bụng ỉa chảy, thuỷ thũng, người già mắt mờ, mắt đỏ, quáng gà, viêm nhánh khí quản, viêm túi mật, hoàng đản, cam tích, bệnh mề đay, mụn nhọt, ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây dùng trị viêm nhiễm niệu đạo, tiểu tiện bất lợi, viêm gan thể hoàng đản, bụng nước, viêm ruột, lỵ, trẻ em cam tích, viêm kết mạc. Tuỷ cây dùng trị thuỷ thũng, nhiệt lâm. Rễ dùng trị huyết lâm, cam tích. Lá dùng trị ung thũng, vết thương đao súng chảy máu.
English names : Southern Jointvetch, Budda Pea ( Australia ), Indian Jointvetch.
Scientist name : Aeschynomene indica L.
Synonyms : Aeschynomene cachemiriana Camb.
Aeschynomene glaberrima Poir.
Aeschynomene pumila L.
many others.
Family : Fabaceae / leguminosae . Họ Đậu / họ phụ đậu Papillionoideae
Searched from :
**** VHO.VN
vho.vn/view.htm?ID=2358&keyword=gan
Rút nước; Điên Điển bưng, Điền ma Ấn - Aeschynomene indica L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả: Cây thảo hằng năm, hoá gỗ nhiều hay ít, cao 0,3-2,5m, có thân mảnh, nhẵn. Lá kép lông chim chẵn có trục dài 5-7cm, mang gai nhỏ hay tuyến cách quãng; lá chét 41-61, hình dải, dài 4-15mm, rộng 1-4mm, xếp xít nhau; cuống lá 4-15mm; lá kèm thuôn 6-7mm, kéo dài tới nơi dính. Cụm hoa ở nách lá, dài 2-5cm mang 1-4 hoa nâu vàng, đài dài 5mm, hai môi, tràng dài 7-8mm. Quả dẹt, dài 25-40mm, rộng 4mm, nhăn nheo giữa các hạt, có 5-10 đốt; hạt hình thận, 2,5x1mm, màu nâu.
Ra hoa tháng 2-3, có quả già tháng 9-12.
Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc tủy cây - Herba seu Medulla Aeschynomenes Indicae.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Bắc Mỹ, Phi châu nhiệt đới, Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, đến tận Úc châu. Ở nước ta, thường gặp nơi ẩm, trên đất sét cát, dựa bờ biển cho tới độ cao 1000m, từ Lào Cai, Lai Châu qua các tỉnh miền Trung và Nam bộ cho tới Kiên Giang, Côn Đảo, Minh Hải.
Tính vị, tác dụng: Toàn cây vị ngọt, nhạt, tính hàn; tuỷ cây vị hơi đắng, tính bình; toàn cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bình can minh mục, lợi niệu; tuỷ cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, hạ sữa. Rễ cây thì thanh nhiệt lợi thấp, tiêu tích, giải độc.
Công dụng: Được dùng chữa viêm nhiễm niệu dạo, tiểu tiện bất lợi, đau bụng ỉa chảy, thuỷ thũng, người già mắt mờ, mắt đỏ, quáng gà, viêm nhánh khí quản, viêm túi mật, hoàng đản, cam tích, bệnh mề đay, mụn nhọt, ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây dùng trị viêm nhiễm niệu đạo, tiểu tiện bất lợi, viêm gan thể hoàng đản, bụng nước, viêm ruột, lỵ, trẻ em cam tích, viêm kết mạc. Tuỷ cây dùng trị thuỷ thũng, nhiệt lâm. Rễ dùng trị huyết lâm, cam tích. Lá dùng trị ung thũng, vết thương đao súng chảy máu.
trái Điều Nhuộm
Leaves and fruits of Annatto Dye, Lipstick tree, Bixa orellana ....Lá và trái Điều Nhuộm...#1
Vietnamese named : Điều Nhuộm
English names : Annatto Dye, Lipstick tree, Achiote.
Scientist name : Bixa orellana L.
Synonyms : Bixa acuminate, Bixa Urucurana, Bixa acuminata, Bixa Americana.
Family : Bixaceae. Họ Điều Nhuộm
Searched from :
**** WIKI
vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%81u_nhu%E1%BB%99m
Điều nhuộm hay còn gọi là điều màu, cà ri (danh pháp khoa học: Bixa orellana) là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của châu Mỹ. Trong tiếng Nahuatl tên gọi của nó là achiotl, nghĩa là cây bụi. Trong tiếng Tupi tên gọi của nó là urucu. Nó được trồng tại khu vực này và tại khu vực Đông Nam Á, do người Tây Ban Nha đưa tới đây trong thế kỷ 17. Nó là nguồn cung cấp chính cho một loại chất màu tự nhiên, gọi là annatto có màu vàng đỏ, sản xuất từ quả. Điều nhuộm có hoa màu hồng và quả có gai màu đỏ tươi, chứa các hạt màu đỏ. Quả khô và cứng thành dạng quả nang màu nâu.
Quả không ăn được nhưng được thu hoạch để lấy hạt, trong đó có chứa chất bixin, thành phần chính của annatto. Nó có thể được chiết ra bằng cách ngâm hạt vào trong nước. Nó được dùng để tạo màu thực phẩm, chẳng hạn như bơ, cá và dầu ăn. Nó cũng là thành phần chính trong một loại gia vị kiểu Mexico gọi là recado rojo, tức "bột điều nhuộm nhão". Hạt điều nhuộm được sử dụng làm phụ gia màu gần như không vị trong ẩm thực châu Mỹ La tinh, Jamaica và Philipines.
Miêu tả
Cây cao 5-10 m, dạng bụi. Lá đơn mềm, nhẵn, hình ba cạnh, đầu nhọn. Hoa tương đối lớn, có màu tía hay trắng, mọc thành chùy ngắn ở đầu cành. Quả mọc chùm, hình tim, đỏ tươi đến nâu khô khi chín, trên mặt có gai mềm, mở bằng hai van, mỗi mảnh mang chứa nhiều hạt. Hạt hơi có dạng lập phương trên một cuống ngắn, xung quanh tẽ nở thành áo hạt ngắn màu đỏ.
Thành phần hóa học
Quả chứa nhiều vitamin A (khoảng 3,2 g cho mỗi 100 g quả), ngoài ra còn có nhiều selenium, magiê, canxi.
Sử dụng
[sửa]Làm màu nhuộm
Tại Đông Nam Á, người ta thu hái hạt để làm chất nhuộm màu, chính vì thế mà loài này có tên gọi điều nhuộm. Hạt điều nhuộm đã được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ rất lâu để làm thuốc màu vẽ lên cơ thể, đặc biệt là môi, vì thế mà đôi khi nó còn được gọi tại khu vực này như là "cây son môi". Điều nhuộm còn được dùng làm chất nhuộm màu thực phẩm (mã châu Âu E160b).
[sửa]Làm thuốc
Một số nơi dùng lá chữa lị, sốt, sốt rét.
Các bộ phận của cây có thể sử dụng để làm thuốc chống say nắng, viêm amiđan, bỏng, hủi, viêm màng phổi, ngừng thở, các rối loạn trực tràng và đau đầu trong y học cổ truyền của một số quốc gia trong khu vực Nam Mỹ.
Nhựa từ quả cũng được sử dụng để điều trị bệnh đái đường típ II hay chống nhiễm nấm.
Hạt cây làm thuốc tẩy giun
**** Y HỌC CỔ TRUYỀN TUỆ TĨNH
www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdon...
**** VN.CREATURES.NET
www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&img...
English names : Annatto Dye, Lipstick tree, Achiote.
Scientist name : Bixa orellana L.
Synonyms : Bixa acuminate, Bixa Urucurana, Bixa acuminata, Bixa Americana.
Family : Bixaceae. Họ Điều Nhuộm
Searched from :
**** WIKI
vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%81u_nhu%E1%BB%99m
Điều nhuộm hay còn gọi là điều màu, cà ri (danh pháp khoa học: Bixa orellana) là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của châu Mỹ. Trong tiếng Nahuatl tên gọi của nó là achiotl, nghĩa là cây bụi. Trong tiếng Tupi tên gọi của nó là urucu. Nó được trồng tại khu vực này và tại khu vực Đông Nam Á, do người Tây Ban Nha đưa tới đây trong thế kỷ 17. Nó là nguồn cung cấp chính cho một loại chất màu tự nhiên, gọi là annatto có màu vàng đỏ, sản xuất từ quả. Điều nhuộm có hoa màu hồng và quả có gai màu đỏ tươi, chứa các hạt màu đỏ. Quả khô và cứng thành dạng quả nang màu nâu.
Quả không ăn được nhưng được thu hoạch để lấy hạt, trong đó có chứa chất bixin, thành phần chính của annatto. Nó có thể được chiết ra bằng cách ngâm hạt vào trong nước. Nó được dùng để tạo màu thực phẩm, chẳng hạn như bơ, cá và dầu ăn. Nó cũng là thành phần chính trong một loại gia vị kiểu Mexico gọi là recado rojo, tức "bột điều nhuộm nhão". Hạt điều nhuộm được sử dụng làm phụ gia màu gần như không vị trong ẩm thực châu Mỹ La tinh, Jamaica và Philipines.
Miêu tả
Cây cao 5-10 m, dạng bụi. Lá đơn mềm, nhẵn, hình ba cạnh, đầu nhọn. Hoa tương đối lớn, có màu tía hay trắng, mọc thành chùy ngắn ở đầu cành. Quả mọc chùm, hình tim, đỏ tươi đến nâu khô khi chín, trên mặt có gai mềm, mở bằng hai van, mỗi mảnh mang chứa nhiều hạt. Hạt hơi có dạng lập phương trên một cuống ngắn, xung quanh tẽ nở thành áo hạt ngắn màu đỏ.
Thành phần hóa học
Quả chứa nhiều vitamin A (khoảng 3,2 g cho mỗi 100 g quả), ngoài ra còn có nhiều selenium, magiê, canxi.
Sử dụng
[sửa]Làm màu nhuộm
Tại Đông Nam Á, người ta thu hái hạt để làm chất nhuộm màu, chính vì thế mà loài này có tên gọi điều nhuộm. Hạt điều nhuộm đã được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ rất lâu để làm thuốc màu vẽ lên cơ thể, đặc biệt là môi, vì thế mà đôi khi nó còn được gọi tại khu vực này như là "cây son môi". Điều nhuộm còn được dùng làm chất nhuộm màu thực phẩm (mã châu Âu E160b).
[sửa]Làm thuốc
Một số nơi dùng lá chữa lị, sốt, sốt rét.
Các bộ phận của cây có thể sử dụng để làm thuốc chống say nắng, viêm amiđan, bỏng, hủi, viêm màng phổi, ngừng thở, các rối loạn trực tràng và đau đầu trong y học cổ truyền của một số quốc gia trong khu vực Nam Mỹ.
Nhựa từ quả cũng được sử dụng để điều trị bệnh đái đường típ II hay chống nhiễm nấm.
Hạt cây làm thuốc tẩy giun
**** Y HỌC CỔ TRUYỀN TUỆ TĨNH
www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdon...
**** VN.CREATURES.NET
www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&img...
Bixa orellana
Bụp Giấm
Sepal of Roselle, Hibiscus sabdariffa ...Đài hoa Bụp Giấm...
Tôi đã rút nhẹ cánh hoa ra khỏi đài hoa Bụp Giấm khoảng 2 đến 3 giờ sau khi hoa đã khép lại, vì nếu lấy cánh hoa ra sớm thì khó mà lấy được nguyên vẹn lúc nó còn tươi ( cho dù nó đã khép lại ) . Phải thu hoạch hoa trước khi nó rơi xuống đất, vì sau khi lấy nhụy ra khỏi thì tôi sẽ phơi khô hoặc sấy khô cánh hoa để làm trà ( Chè ) mà không qua giai đoạn rửa . Tôi chỉ phơi ngoài sân một nắng, thời gian còn lại tôi sẽ đậy nó bằng miếng vải mùng thật sạch và cứ để trong nhà. Mùa hoa là mùa nắng trong miền Nam cho nên tôi có thể phơi trong nhà để hoa không bị mất nhiều dưỡng chất vì nhiệt độ ở bên ngoài quá nóng .
I withdrew the petal out of sepal after the petals closed from 2 to 3 hours, but don't let them drop on the ground, because will not wash them if you want to dry for making tea .Then you will take the stamens out of petals before drying . I just dry the petals at out side in some hours in the morning, then I will let them inside for drying slowly, 'cause the petals will lose some vitamins if outside is so hot ....
Vietnamese named : Bụp giấm, Lá Giấm, rau Chua
English names : Roselle, Rosella
Scientist name : Hibiscus sabdariffa ( L. )
Synonyms :
Family : Malvaceae. Họ Dâm Bụt ( Họ Bông Bụp )
Searched from :
**** TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT VIETNAM
www.pgrvietnam.org.vn/index.asp?m=07&ClassID=4&by...
I. Nguồn gốc và phân bố
Cây rau chua (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ bông (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Nam Á, phân bố rải rác ở một số vùng của Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Bănglađet và Malaysia.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên thực vật, Hibiscus sabdariffa L. ngoài tên phổ biến là rau Chua, còn có các tên địa phương khác như cây Giấm, Đay Nhật, Bụt Giấm, Giền Cá, Giền Chua... phân bố khá rộng từ các tỉnh trung du miền núi phía bắc như Hoà Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, có ở vùng trung bộ như Thanh Hoá, Nghệ An, cao nguyên Lâm Đồng đến tận Kiên Giang, Cần Thơ.
II. Đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái
Đặc điểm sinh học
Rau chua là cây hàng năm, dạng nửa bụi, cao trung bình 2m, nếu chăm bón tốt có thể đạt 3m. Cây phân nhánh nhiều, thân có màu tía hoặc đỏ, có phủ lớp lông ngắn.
- Lá: Lá có dạng hình tim tròn (dài/rộng lá: 0,9-1,0), màu xanh đậm hoặc đỏ tía, lá nhẵn, xẻ thuỳ sâu với 3-5 thuỳ thon nhọn, mép lá có răng cưa, gân phía dưới lá màu tía, cuống lá dài 6-14cm thường màu tía.
- Hoa mọc ở nách lá, cuống ngắn, hoa có 8-12 lá đài phụ. Đài phụ mập màu đỏ đậm ăn có vị rất chua. Cánh hoa vàng, đỏ hay tía với tâm đỏ đậm. Phấn hoa màu vàng.
- Quả nang hình nón thuôn, dài khoảng 2cm, có lông bao phủ. Quả có 5 ngăn chứa 15 - 17 hạt/quả. Quả khi chín dễ bị nứt, phát tán mạnh. Số quả trên cây biến động trong khoảng 400-700 tuỳ thuộc giống và điều kiện chăm sóc.
- Hạt màu xám có dạng tròn hoặc tròn lệch. Khối lượng 100 hạt biến động trong khoảng 0,95g-2,5g tuỳ giống. Cây ra hoa 50% sau trồng 120-150 ngày.
Hiện tại trong Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia có 14 giống rau chua. Các giống này được phân thành 3 nhóm chính: thân tía, lá xanh hoa vàng; thân đỏ tía, lá đỏ tía, hoa đỏ; thân đỏ tía, lá xanh, hoa đỏ tía. Ba nhóm giống khác nhau về thời gian ra hoa, độ phân nhánh và năng suất lá cũng như năng suất quả.
Yêu cầu sinh thái
Rau chua ưa nóng, ẩm, lúc gieo hạt và nảy mầm cần nhiệt độ 16-180C, thời kỳ thân lá phát triển cần nhiệt độ 25-380C, dưới 140C cây không nảy mầm, trên 380C cây ngừng sinh trưởng. Thời kỳ ra hoa kết quả cần nhiệt độ 25-300C.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1500mm.
Cây cần nhiều đạm và kali để cho năng suất lá, hoa cao. Cây chịu hạn khá, có thể chịu ngập thời gian ngắn.
Cây Rau chua có tính kháng sâu bệnh cao. Trong nhiều năm nghiên cứu tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, hầu như không thấy xuất hiện sâu bệnh hại.
III. Công dụng
Rau chua là loại cây đa dụng, được sử dụng hầu hết các bộ phận của cây với nhiều công dụng khác nhau:
- Hoa làm dược liệu chữa nhiều bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, suy tim, hạn chế cholesterol trong máu.
- Lá, chồi non và đài hoa tươi dùng làm rau xanh nấu canh chua, là gia vị, ăn sống, xào nấu rất ngon, hoa có thể sản xuất thành nước giải khát giải nhiệt, chế rượu vang, trà túi Hibiscus thanh nhiệt.
- Hạt ép lấy dầu ăn, sản xuất nhiên liệu thay xăng, làm thức ăn chăn nuôi gia cầm rất tốt; thân có thể lấy sợi để dệt vải, bện thừng.
Nhu cầu của thị trường thế giới về loại cây này rất cao: Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất, bình quân mỗi năm nhập khoảng 5.000 tấn, giá cả giao động tùy theo nước và mùa vụ từ 4000-5000USD/tấn từ các nguồn cung cấp chủ yếu ở Trung Quốc, Thái Lan, Sudan, Mexica, Ai Cập, Senegan, Tanzania, Mali, Việt Nam và Jamaica.
IV. Kỹ thuật gieo trồng
1. Thời vụ
Có thể trồng từ tháng 3 đến tháng 10, các tỉnh phía bắc trồng tốt nhất tháng 5-6.
2. Giống
Hiện có 2 giống tốt nhất là có thân tía, lá xanh cho năng suất quả và lá cao hơn so với giống có thân và lá màu tía hoặc đỏ.
Bà con và các địa phương có thể nhận miễn phí hạt giống theo Qui định từ Trung tâm Tài nguyên thực vật tại địa chỉ: xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, ĐT: 0433656605
3. Gieo trồng và chăm sóc
Chọn đất cát pha, thịt nhẹ và trung bình, giàu chất hữu cơ, pH 6-7, mực nước ngầm dưới 60 cm. Đất cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 1-1,5m. Rau chua chủ yếu nhân giống bằng gieo hạt. Bổ hốc thành 2 hàng trên mặt luống với khoảng cách 80cm x 60cm (khoảng 20.000-22.000 cây/ha). Tra hạt theo hốc ở độ sâu 2-2,5 cm, mỗi hốc gieo 2-3 hạt sau đó tỉa để lại 1 cây khoẻ nhất. Sau khi phủ đất nên phủ thêm một lớp trấu, rơm rạ và Lượng phân bón tưới đủ ẩm.
Lượng phân bón:
Tuỳ điều kiện canh tác và mục đích thu sản phẩm lá, hoa hay quả mà chọn lượng phân bón hợp lý. Để thu lá và đài hoa, lượng phân bón cho 1ha có thể là: phân chuồng 15-20 tấn, phân hoá học: 150-200N: 80-100P205: 80-100K20.
Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/3 số phân kali
- Bón thúc 2-3 đợt
+ Lần 1: sau trồng 25-30 ngày với 1/3 đạm
+ Lần 2: khi cây bắt đầu có nụ: 1/3 đạm + 1/3 kali
+ Lần 3: sau khi thu lứa quả đầu tiên: 1/3 đạm +1/3 kali. Thường xuyên xới xáo, làm cỏ tưới nước kết hợp bón thúc để vun gốc cho cây.
4. Thu hoạch
Có thể thu hoạch lá và ngọn để làm rau ăn sau gieo khoảng 2 tháng; thu đài hoa, nụ sau 4 tháng và thu liên tục trong nhiều tháng. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, thu hái vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không bị nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Hoa chỉ nên thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở, vì để lâu dược liệu sẽ kém phẩm chất.
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ
**** THAOMOC.COM.VN
thaomoc.com.vn/index.php?option=com_content&view=arti...
Để so sánh tác dụng chống chứng tăng huyết áp của trà chua (sour tea ST; Hibiscus sabdariffa) với trà đen (BT) trên các bệnh nhân tiểu đường, một thí nghiệm ngẫu nhiên có loại trừ được tiến hành. 60 bệnh nhân tiểu đường có chứng tăng huyết áp trung bình, không dùng bất kỳ loại thuốc chống chúng tăng huyết áp nào, được tuyển vào nghiên cứu. Các bệnh nhân này được chỉ định ngẫu nhiên vào nhóm trà chua (ST) và trà đen (BT) và được hướng dẫn uống trà chua và trà đen 2 lần một ngày trong vòng 1 tháng.
Huyết áp được đo vào các ngày đầu tiên – ngày 15 và 30 của cuộc nghiên cứu. Kết quả là huyết áp tâm thu (systolic blood pressure - SBP) của nhóm uống trà chua giảm từ 134,4 ± 11,8 mmHg lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu, xuống còn 112,7 ± 5,7 mmHg sau 1 tháng, trong khi đó, con số là 118,6±14,9 lên 127,3 ± 8,7 mmHg ở nhóm uống trà đen trong cùng 1 khoảng thời gian. Hầu như không có tác dụng rõ rệt này ảnh hưởng lên huyết áp tâm trương trong cả hai nhóm ST và BT.
Nguồn : www.nature.com/jhh/journal/v23/n1/full/jhh2008100a.html#top
**** TRUNG TÂM DỮ LIỆU THỰC VẬT VIETNAM
www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=196
Cây Bụp giấm tuy là cây nhập ngoại, nhưng nó hợp với đất đồi núi Việt Nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, lại mang đến cho chúng ta biết bao nhiêu lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Sản phẩm đầu tiên trà, nước cốt quả, rượu vang Hibiscus đã có mặt trên thị trường, chắc chắn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng đối với một loại cây thảo dược quý.
Thông tin chung
Tên thường gọi: Bụp giấm
Tên khác: Hoa lạc thần, Lạc thần quỳ, Mai côi gia, Sơn gia, Lạc tể quỳ, Đay nhật,
Tên tiếng Anh:
Tên la tinh: Hibiscus sabdariffa Linn., gồm 2 thứ là Hibiscus sabdariffa Linn. var. sabdariffa và Hisbiscus sabdariffa Linn. var. altissima.
Tên đồng nghĩa: Abelmoschus cruentus, Hibiscus digitatus, Hibiscus gossypiifolius, Hibiscus sanguineus, Sabdariffa rubra
Thuộc họ Bông - Malvaceae
Mô tả
Cây bụi, cao 1 - 2 m. Thân màu lục hay đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le, lá ở gốc nguyên, lá phía trên chia 3 - 5 thùy, hình chân vịt, mép có răng cưa.
Hoa to mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, ở giữa màu đỏ tím sẫm; đài phụ (tiểu đài) gồm 8 - 12 cánh hẹp, phần dưới dính liền, có lông nhỏ, nở xoè ra và gập xuống; đài chính to, các lá đài dày, nhọn đầu, mọng nước màu đỏ tía.
Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có lông mịn, mang đài tồn tại; hạt nhiều, màu đen.
Mùa hoa quả: tháng 7 - 10.
Theo tài liệu nước ngoài, tuỳ theo mục đích sử dụng, người ta phân loại bụp giấm thành hai thứ: Hibiscus sabdariffa L. var. sabdariffa (trồng để lấy đài ăn và làm thuốc) và Hisbiscus sabdariffa L. var. altissima (chủ yếu để lấy sợi bện thừng).
I withdrew the petal out of sepal after the petals closed from 2 to 3 hours, but don't let them drop on the ground, because will not wash them if you want to dry for making tea .Then you will take the stamens out of petals before drying . I just dry the petals at out side in some hours in the morning, then I will let them inside for drying slowly, 'cause the petals will lose some vitamins if outside is so hot ....
Vietnamese named : Bụp giấm, Lá Giấm, rau Chua
English names : Roselle, Rosella
Scientist name : Hibiscus sabdariffa ( L. )
Synonyms :
Family : Malvaceae. Họ Dâm Bụt ( Họ Bông Bụp )
Searched from :
**** TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT VIETNAM
www.pgrvietnam.org.vn/index.asp?m=07&ClassID=4&by...
I. Nguồn gốc và phân bố
Cây rau chua (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ bông (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Nam Á, phân bố rải rác ở một số vùng của Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Bănglađet và Malaysia.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên thực vật, Hibiscus sabdariffa L. ngoài tên phổ biến là rau Chua, còn có các tên địa phương khác như cây Giấm, Đay Nhật, Bụt Giấm, Giền Cá, Giền Chua... phân bố khá rộng từ các tỉnh trung du miền núi phía bắc như Hoà Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, có ở vùng trung bộ như Thanh Hoá, Nghệ An, cao nguyên Lâm Đồng đến tận Kiên Giang, Cần Thơ.
II. Đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái
Đặc điểm sinh học
Rau chua là cây hàng năm, dạng nửa bụi, cao trung bình 2m, nếu chăm bón tốt có thể đạt 3m. Cây phân nhánh nhiều, thân có màu tía hoặc đỏ, có phủ lớp lông ngắn.
- Lá: Lá có dạng hình tim tròn (dài/rộng lá: 0,9-1,0), màu xanh đậm hoặc đỏ tía, lá nhẵn, xẻ thuỳ sâu với 3-5 thuỳ thon nhọn, mép lá có răng cưa, gân phía dưới lá màu tía, cuống lá dài 6-14cm thường màu tía.
- Hoa mọc ở nách lá, cuống ngắn, hoa có 8-12 lá đài phụ. Đài phụ mập màu đỏ đậm ăn có vị rất chua. Cánh hoa vàng, đỏ hay tía với tâm đỏ đậm. Phấn hoa màu vàng.
- Quả nang hình nón thuôn, dài khoảng 2cm, có lông bao phủ. Quả có 5 ngăn chứa 15 - 17 hạt/quả. Quả khi chín dễ bị nứt, phát tán mạnh. Số quả trên cây biến động trong khoảng 400-700 tuỳ thuộc giống và điều kiện chăm sóc.
- Hạt màu xám có dạng tròn hoặc tròn lệch. Khối lượng 100 hạt biến động trong khoảng 0,95g-2,5g tuỳ giống. Cây ra hoa 50% sau trồng 120-150 ngày.
Hiện tại trong Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia có 14 giống rau chua. Các giống này được phân thành 3 nhóm chính: thân tía, lá xanh hoa vàng; thân đỏ tía, lá đỏ tía, hoa đỏ; thân đỏ tía, lá xanh, hoa đỏ tía. Ba nhóm giống khác nhau về thời gian ra hoa, độ phân nhánh và năng suất lá cũng như năng suất quả.
Yêu cầu sinh thái
Rau chua ưa nóng, ẩm, lúc gieo hạt và nảy mầm cần nhiệt độ 16-180C, thời kỳ thân lá phát triển cần nhiệt độ 25-380C, dưới 140C cây không nảy mầm, trên 380C cây ngừng sinh trưởng. Thời kỳ ra hoa kết quả cần nhiệt độ 25-300C.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1500mm.
Cây cần nhiều đạm và kali để cho năng suất lá, hoa cao. Cây chịu hạn khá, có thể chịu ngập thời gian ngắn.
Cây Rau chua có tính kháng sâu bệnh cao. Trong nhiều năm nghiên cứu tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, hầu như không thấy xuất hiện sâu bệnh hại.
III. Công dụng
Rau chua là loại cây đa dụng, được sử dụng hầu hết các bộ phận của cây với nhiều công dụng khác nhau:
- Hoa làm dược liệu chữa nhiều bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, suy tim, hạn chế cholesterol trong máu.
- Lá, chồi non và đài hoa tươi dùng làm rau xanh nấu canh chua, là gia vị, ăn sống, xào nấu rất ngon, hoa có thể sản xuất thành nước giải khát giải nhiệt, chế rượu vang, trà túi Hibiscus thanh nhiệt.
- Hạt ép lấy dầu ăn, sản xuất nhiên liệu thay xăng, làm thức ăn chăn nuôi gia cầm rất tốt; thân có thể lấy sợi để dệt vải, bện thừng.
Nhu cầu của thị trường thế giới về loại cây này rất cao: Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất, bình quân mỗi năm nhập khoảng 5.000 tấn, giá cả giao động tùy theo nước và mùa vụ từ 4000-5000USD/tấn từ các nguồn cung cấp chủ yếu ở Trung Quốc, Thái Lan, Sudan, Mexica, Ai Cập, Senegan, Tanzania, Mali, Việt Nam và Jamaica.
IV. Kỹ thuật gieo trồng
1. Thời vụ
Có thể trồng từ tháng 3 đến tháng 10, các tỉnh phía bắc trồng tốt nhất tháng 5-6.
2. Giống
Hiện có 2 giống tốt nhất là có thân tía, lá xanh cho năng suất quả và lá cao hơn so với giống có thân và lá màu tía hoặc đỏ.
Bà con và các địa phương có thể nhận miễn phí hạt giống theo Qui định từ Trung tâm Tài nguyên thực vật tại địa chỉ: xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, ĐT: 0433656605
3. Gieo trồng và chăm sóc
Chọn đất cát pha, thịt nhẹ và trung bình, giàu chất hữu cơ, pH 6-7, mực nước ngầm dưới 60 cm. Đất cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 1-1,5m. Rau chua chủ yếu nhân giống bằng gieo hạt. Bổ hốc thành 2 hàng trên mặt luống với khoảng cách 80cm x 60cm (khoảng 20.000-22.000 cây/ha). Tra hạt theo hốc ở độ sâu 2-2,5 cm, mỗi hốc gieo 2-3 hạt sau đó tỉa để lại 1 cây khoẻ nhất. Sau khi phủ đất nên phủ thêm một lớp trấu, rơm rạ và Lượng phân bón tưới đủ ẩm.
Lượng phân bón:
Tuỳ điều kiện canh tác và mục đích thu sản phẩm lá, hoa hay quả mà chọn lượng phân bón hợp lý. Để thu lá và đài hoa, lượng phân bón cho 1ha có thể là: phân chuồng 15-20 tấn, phân hoá học: 150-200N: 80-100P205: 80-100K20.
Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/3 số phân kali
- Bón thúc 2-3 đợt
+ Lần 1: sau trồng 25-30 ngày với 1/3 đạm
+ Lần 2: khi cây bắt đầu có nụ: 1/3 đạm + 1/3 kali
+ Lần 3: sau khi thu lứa quả đầu tiên: 1/3 đạm +1/3 kali. Thường xuyên xới xáo, làm cỏ tưới nước kết hợp bón thúc để vun gốc cho cây.
4. Thu hoạch
Có thể thu hoạch lá và ngọn để làm rau ăn sau gieo khoảng 2 tháng; thu đài hoa, nụ sau 4 tháng và thu liên tục trong nhiều tháng. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, thu hái vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không bị nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Hoa chỉ nên thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở, vì để lâu dược liệu sẽ kém phẩm chất.
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ
**** THAOMOC.COM.VN
thaomoc.com.vn/index.php?option=com_content&view=arti...
Để so sánh tác dụng chống chứng tăng huyết áp của trà chua (sour tea ST; Hibiscus sabdariffa) với trà đen (BT) trên các bệnh nhân tiểu đường, một thí nghiệm ngẫu nhiên có loại trừ được tiến hành. 60 bệnh nhân tiểu đường có chứng tăng huyết áp trung bình, không dùng bất kỳ loại thuốc chống chúng tăng huyết áp nào, được tuyển vào nghiên cứu. Các bệnh nhân này được chỉ định ngẫu nhiên vào nhóm trà chua (ST) và trà đen (BT) và được hướng dẫn uống trà chua và trà đen 2 lần một ngày trong vòng 1 tháng.
Huyết áp được đo vào các ngày đầu tiên – ngày 15 và 30 của cuộc nghiên cứu. Kết quả là huyết áp tâm thu (systolic blood pressure - SBP) của nhóm uống trà chua giảm từ 134,4 ± 11,8 mmHg lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu, xuống còn 112,7 ± 5,7 mmHg sau 1 tháng, trong khi đó, con số là 118,6±14,9 lên 127,3 ± 8,7 mmHg ở nhóm uống trà đen trong cùng 1 khoảng thời gian. Hầu như không có tác dụng rõ rệt này ảnh hưởng lên huyết áp tâm trương trong cả hai nhóm ST và BT.
Nguồn : www.nature.com/jhh/journal/v23/n1/full/jhh2008100a.html#top
**** TRUNG TÂM DỮ LIỆU THỰC VẬT VIETNAM
www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=196
Cây Bụp giấm tuy là cây nhập ngoại, nhưng nó hợp với đất đồi núi Việt Nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, lại mang đến cho chúng ta biết bao nhiêu lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Sản phẩm đầu tiên trà, nước cốt quả, rượu vang Hibiscus đã có mặt trên thị trường, chắc chắn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng đối với một loại cây thảo dược quý.
Thông tin chung
Tên thường gọi: Bụp giấm
Tên khác: Hoa lạc thần, Lạc thần quỳ, Mai côi gia, Sơn gia, Lạc tể quỳ, Đay nhật,
Tên tiếng Anh:
Tên la tinh: Hibiscus sabdariffa Linn., gồm 2 thứ là Hibiscus sabdariffa Linn. var. sabdariffa và Hisbiscus sabdariffa Linn. var. altissima.
Tên đồng nghĩa: Abelmoschus cruentus, Hibiscus digitatus, Hibiscus gossypiifolius, Hibiscus sanguineus, Sabdariffa rubra
Thuộc họ Bông - Malvaceae
Mô tả
Cây bụi, cao 1 - 2 m. Thân màu lục hay đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le, lá ở gốc nguyên, lá phía trên chia 3 - 5 thùy, hình chân vịt, mép có răng cưa.
Hoa to mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, ở giữa màu đỏ tím sẫm; đài phụ (tiểu đài) gồm 8 - 12 cánh hẹp, phần dưới dính liền, có lông nhỏ, nở xoè ra và gập xuống; đài chính to, các lá đài dày, nhọn đầu, mọng nước màu đỏ tía.
Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có lông mịn, mang đài tồn tại; hạt nhiều, màu đen.
Mùa hoa quả: tháng 7 - 10.
Theo tài liệu nước ngoài, tuỳ theo mục đích sử dụng, người ta phân loại bụp giấm thành hai thứ: Hibiscus sabdariffa L. var. sabdariffa (trồng để lấy đài ăn và làm thuốc) và Hisbiscus sabdariffa L. var. altissima (chủ yếu để lấy sợi bện thừng).
Bìm Bìm ba răng
Leaves,flower and bud of Arrow-leaf Morning Glory, Xenostegis trdentata ...Lá, hoa và nụ của dây Bìm Bìm ba răng ...#2
Vietnamese named : Bìm Bìm ba răng. dây Lưỡi Đòng.English names : African Morningvine, Arrow-leaf Morning Glory
Scientist name : Xenostegia tridentata (L.) D.F. Austin et Staples
Synonyms :Merremia trilentata (L.) Hall.f.
Family : Convolvulaceae. HỌ Bìm Bìm ( Rau Muống )
Searched from :
**** VHO.VN
vho.vn/view.htm?ID=1855&keyword=Ph%C3%B9
Bìm bìm ba răng hay Dây lưỡi đòng - Xenostegia tridentata (L.) D.F. Austin et Staples (Merremia trilentata (L.) Hall.f.) thuộc họ Khoai lang - Comvolvulaceae.
Mô tả: Cây leo thuộc thảo, không quấn. Thân mịn, không lông. Lá hẹp, gốc hình tim và có 2 tai ở hai bên, mỗi tai có 3 răng. Cụm hoa gồm 1-2 hoa. Hoa màu vàng vàng sữa, với trung tâm đỏ; lá đài bằng nhau; nhị đính gần gốc. Quả nang cao 7mm. Hạt không có lông.
Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Toàn dây - Herba Xenostegiae.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, gặp thông thường ở nhiều nơi vùng đồng bằng ở sân cỏ, trên cát từ vùng thấp đến độ cao 500m.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, se, có tác dụng tăng trương lực và nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, cây và rễ sắc uống dùng chữa thấp khớp, liệt nửa người, trĩ, sưng phù và các rối loạn đường tiết niệu. Ở Campuchia, nhân dân một số nơi sử dụng toàn cây để chế một loại thuốc dùng trị đau mình mẩy. Ở nước ta nhân dân sử dụng Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống. Thường sơn (lá to, hoa nâu) liều lượng bằng nhau, sắc nước uống trường phục. Khi dùng, kỵ ăn măng tre. (An Giang)
cây Màng Màng hoa vàng
Leaves, flower and buds of Cleome viscosa, Tickweed ...Hoa, lá và nụ của cây Màng Màng hoa vàng , Màng Màng Trĩn ...
In tropical Africa and elsewhere, Cleome viscosa is occasionally used as a leaf vegetable. The bitter leaves are locally popular and eaten fresh, dried or cooked, The pickled young fruits are also eatenỞ những vùng Châu Phi hay một số nơi khác , Màng Màng hoa vàng còn được dùng như món rau. Những chiếc lá có vị đắng là món ăn phổ thông, được dùng tươi, phơi khô hay nấu chín. Những trái non được muối chua cũng dùng để ăn .
Vietnamese named : Màng Màng hoa vàng, Màng Màng Trĩn
English names : Tickweed, Wild Mustard, Spiderplan, Asian Spiderflower
Scientist name : Cleome viscosa L.
Synonyms : Cleome icosandra L.
Family : Capparaceae. Họ Màng Màng
Searched from :
**** VIETGLE.VN
www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=viscosa&ty...
Cleome viscosa L. [Polanisia isocandra (L.f.) Wight et Arn.] - Màn màn hoa vàng, Màng màng trĩn.
Cây thảo sống hằng năm cao tới 80cm. Các nhánh có lông mềm và dính. Lá kép chân vịt gồm 3 - 5 lá chét.
Cụm hoa chùm dài ở ngọn. Hoa có 4 lá đài màu lục, 4 cánh hoa màu vàng dài 7 - 12mm, 7 - 30 nhị với bao phấn xanh. Quả loại quả cải dài 5 - 9cm; hạt cỡ 1,5mm.
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaixia. Ở nước ta có gặp từ Hòa Bình, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa đến thành phố Hồ Chí Minh.
Cây mọc hoang trên bờ bãi và dọc các đường đi.
Ra hoa quả quanh năm.
Toàn cây nấu nước xông chữa nhức đầu. Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng làm thuốc đắp chữa đau tai. Rễ có tính kích thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng. Quả non ăn kích thích tiêu hóa. Hạt làm thuốc xoa bóp chữa tê thấp và cũng dùng trị giun.
Ở Ấn Độ, lá dùng đắp vết thương và loét. Dịch lá dùng trị đau tai.
**** VHO..VN
vho.vn/view.htm?ID=2625&keyword=R%C4%83ng
Màn màn hoa vàng - Cleome viscosa L (Polanisia isocandra (L.f) Wight et Arn), thuộc họ Màn màn - Capparaceae.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm cao tới 80cm. Cành nhánh có rãnh dọc và phủ lông mềm, dính. Lá kép chân vịt, gồm 3-5 lá chét. Hoa mọc thành chùm dài ở ngọn cây. Hoa màu vàng có 4 lá đài, 4 cánh hoa dài 7-12mm, 7-30 nhị với bao phấn xanh. Quả loại quả cái dài 5-9cm, hạt cỡ 1,5mm. Cây ra hoa quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Cleomes.
Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Ấn Ðộ, Malaixia mọc dài ở đất hoang và dọc các đường đi. Thu hái cây quanh năm.
Thành phần hoá học: Hạt chứa 0,1% acid viscosic, 0,04% viscosin.
Tính vị, tác dụng: Lá làm chuyển máu, gây phồng, làm ra mồ hôi. Hạt lợi trung tiện, trị giun, chuyển máu, gây phỏng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Toàn cây nấu nước xông chữa nhức đầu. Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng làm thuốc đắp chữa đau tai. Rễ có tính kích thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng. Quả non ăn kích thích tiêu hoá. Hạt làm thuốc xoa bóp chữa tê thấp và cũng dùng trị giun.
Ở Ấn Ðộ, lá dùng đắp vết thương và loét. Dịch lá dùng trị đau tai.
cây Mướp Sát
Flowers and fruits of Cerbera odollam, Suicide tree ... Hoa và trái của cây Mướp Sát, Mướp xác ....
Chụp hình ở xã Trung An, huyện Củ Chi, thành phố Hồ chí MInh, Miền Nam VietnamTaken in Trung An ward, Củ Chi district, Hồ chí Minh city, South Vietnam
Vietnamese named : Mướp sát vàng, Mật sát, Mướp xác vàng
English names : Suicide tree, Pong-pong, and Othalanga
Scientist name : Cerbera odollam Gaertn.
Synonyms :
Family : Apocynaceae . Họ Trúc Đào
Searched from :
**** VIETGLE.VN
www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzhDMjA5MEQwNg...
Cerbera odollam Gaertn. - Mướp sát vàng, Mật sát, Mướp xác vàng.
Cây gỗ nhỏ không lông, vỏ trắng trắng, mủ trắng. Lá có phiến thon dài, dài 20 - 35cm, bóng láng, gân bên mảnh, nhiều; cuống dài.
Cụm hoa ở ngọn nhánh; hoa rộng 4 - 5cm; ống và thùy tràng màu trắng, tâm màu vàng cam; nhị 5. Quả hạch thường chỉ có 1, tròn tròn, to 8 - 12cm, màu xanh.
Loài này có khi được nhập vào loài mướp sát.
Cây mọc dọc bờ biển nhiều nước châu Á và Ôxtrâylia. Ở nước ta, cây mọc hoang và cũng được trồng ở vùng nước lợ.
Hạt rất độc, dùng để duốc cá. Cũng có công dụng như mướp sát.
**** NGUYỄN KỲ NAM
www.nguyenkynam.com/duoclieu/muopsat.htm
**** VHO.VN
vho.vn/view.htm?ID=2766&keyword=da
Mướp sát - Cerbera manghas L. (C. odollam Gaertn.), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, không lông, có mủ trắng. Lá có phiến thon, dài 20-30cm, bóng; gân phụ mảnh, nhiều, cuống dài. Cụm hoa ở ngọn nhánh; hoa rộng 4-5cm, màu trắng, tâm hồng hay vàng cam; nhị 5, không thò. Quả hạch từng cặp, hình bầu dục nhọn nhọn, dài 2,5-5cm, màu đỏ.
Ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 6-8
Bộ phận dùng: Nhựa mủ - Latex Cerberae; vỏ và lá cũng được dùng; hạt dùng ép dầu.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Ðài Loan, Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, và nhiều nơi vùng bờ biển từ Quảng Trị tới Kiên Giang nhưng tương đối hiếm. Thường được trồng ven đường, vườn hoa lấy bóng mát, làm cảnh và trồng ở bờ biển để chắn sóng. Có thể thu hái vỏ, lá và nhựa quanh năm. Hạt lấy ở quả chín phơi khô, dùng nhân hạt ép dầu.
Thành phần hóa học: Hạt khô chứa 43,1% dầu; trong hạt có glucosid cerberin và cerberoside; cả hai có tác dụng như digitalin Cerberin là chất độc thần kinh đối giao cảm; còn có cerbeside nhưng không độc bằng cerberin. Nhựa chứa thevetin, nhưng dịch lá và vỏ lại không có chất độc. Các glucosid chính của nhân hạt có độc tính là cerberin, neriifolin và thevetin.
Tính vị, tác dụng: Quả, cành, lá đều có độc; hạt gây mê và cũng rất độc. Mủ không độc. Vỏ cây, lá và mủ gây xổ.
Công dụng: Hạt và cây dùng để duốc cá. Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác. Vỏ thân và lá cũng dùng gây nôn tẩy. Ngày nay, người ta dùng các glucosid chiết từ hạt để chữa bệnh suy tim
cây Kim Quýt, Kim Quất
Immature and mature fruits of Triphasia trifoliata, Lime berry, Limonsito ... Trái non và trái chín của cây Kim Quýt, Kim Quất ....
Vietnamese named : KIm Quýt, Kim Quất.English names : Lime berry, Limonsito
Scientist name : Triphasia trifoliata ( Burm.f. ) P. Wilson
Synonyms : Limonia trifolia Burm., Limonia trifoliata L. , Triphasia aurantiola Lour. , Triphasia trifoliata (L.) DC.
Family : Rutaceae . Họ Cam Quýt
Searched from :
**** Y HỌC CỔ TRUYỀN TUỆ TĨNH
www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdon...
Kim quất - Triphasia trifolia (Burm. f.) P. Wils., thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỏ có gai rất nhọn, cao 70-100cm; cành trải ra, gấp khúc. Lá mọc so le, có 3 lá chét; lá chét gần như không cuống, cái giữa lớn hơn, nguyên hay khía tai bèo ở mép; hình trái xoan, lõm ở chóp, có nhiều tuyến trong suốt. Hoa trắng, thơm, mọc riêng lẻ hay nhóm 2-3 cái một ở nách lá, dài 1cm; 3 cánh hoa xoan thuôn. Quả đỏ, hình cầu đường kính 1cm, mọng nước, có nạc nhầy, dịu, với vỏ ngoài dai, có 1-3 ô với 1 hạt.
Hoa tháng 11.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Triphasiae.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Nam châu Á, được trồng rộng rãi và thuần hoá ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thành phần hoá học: Thân chứa gôm.
Công dụng: Quả dùng làm mứt, nấu trong xirô, ngâm rượu; lá dùng trị bệnh đường hô hấp. Ở Inđônêxia, lá dùng đắp vào cơ thể để trị ỉa chảy, đau bụng và bệnh ngoài da. Cũng còn được dùng trong một loại mỹ phẩm.
**** VN,CREATURES.NET
www.vncreatures.net/chitiet.php?page=21&loai=2&ID...
www.vncreatures.net/chitiet.php?page=21&loai=2&ID...
cây Trắc Bá
Leaves of Platycladus orientalis, Oriental Arbovitae ....Lá của cây Trắc Bá, Trắc Bách ...#2
Vietnamese named : Trắc Bá, Trắc Bách, Trắc Bá DiệpCommon names : oriental arborvitae, oriental thuja, biota, Aurea Nana, Morpankhi
Scientist name : Platycladus orientalis ( L. ) Franco
Synonyms : Thuja orientalis, Biota orientalis
Family : Cupressaceae . Họ Hoàng Đàn
Searched from :
**** BUUHOAPHARMA
buuhoapharma.com.vn/index.aspx?sModule=addmodule&styp...
BÁ TỬ NHÂN (HẠT)
Là hạt trong “nón cái” già được phơi hay sấy khô của cây Trắc bá: Platycladus orientalis. Họ Hoàng đàn: Cupressaceae.
Semen Platycladi orientalis
Là hạt trong “nón cái” già được phơi hay sấy khô của cây Trắc bá: Platycladus orientalis. Họ Hoàng đàn: Cupressaceae.
Mô tả: Dược liệu hình trứng dài hoặc hình bầu dục dài 4-7mm, đường kính 1,5 – 3mm. Mặt ngoài màu trắng, hơi vàng hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
Thành phần hoá học: Tinh dầu từ quả gồm : 40 thành phần, trong đó chủ yếu là a - Cedrol 36,84%.
Độ ẩm: Không quá 7% (PL 9.6 ).
Tạp chất: Không quá 1% (PL 9.4)
Bào chế:
+ Bá tử nhân: Loại bỏ tạp chất và vỏ quả còn sót lại.
+ Bá tử sương: Lấy Bá tử nhân sạch giã nát, gói vào giấy thấm, sấy cho hơi khô, ép bỏ hết dầu, giã nhỏ.
Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh nóng và mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh: Cam, bình.Vào các kinh: Tâm, thận, đại trường.
Công năng: Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn, nhuận tràng.
Chủ trị: Hư phiền, mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, âm hư, ra mồ hôi trộm, táo bón.
Liều dùng: 3-9g/ ngày.
Phân bố: Là loại cây trồng quen thuộc, chưa rõ xuất xứ và thời gian nhập nội. Cây được trồng làm cảnh ở đình chùa, công viên.
Chế phẩm có Bá tử nhân : viên hoàn Trita - Yba.
**** VHO.VN
vho.vn/view.htm?ID=1579&keyword=Ho
Trắc bách, Trắc bá - Platycladus orientalis (L.) Franco (Thuja orientalis L., Biota orientalis (L.) Endl.), thuộc họ Hoàng đàn - Cupressaceae.
Mô tả: Cây nhỏ cao 6-8m, phân nhiều nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá nhỏ, mọc đối, hình vẩy dẹp, lợp lên nhau, lá ở nhánh non và nhánh già có hình dạng khác nhau. Nón cái tròn, ở góc các cành. Nón quả hình trứng, có 6-8 vẩy dày, xếp đối nhau. Hạt hình trứng, dài đỏ 4mm. Vỏ hạt cứng nhẵn, màu nâu sẫm, không có cánh.
Mùa hoa quả tháng 3-9 (ảnh số 706)
Bộ phận dùng: Cành non và hạt - Cacumen et Semen Platycladi Orientalis, cành non với lá thường dùng với tên Trắc bách diệp và hạt thường có tên là Bách tử nhân
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ðông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Mianma, được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Lá và cành nhỏ có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9-11. Hạt thu hái vào mùa thu đông, đem phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô. Khi dùng để nguyên hay ép bỏ dầu.
Thành phần hoá học: Lá và quả chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có fenchone I-borneol, bornyl acetat, a-thuyon, camphor, sesquiterpen alcol. Lá còn chứa rhodoxauthin, amentoflavon, quercetin, myricetin, caroten, xanthophyl và acid ascorbic. Hạt chứa chất béo và saponosid.
Tính vị, tác dụng: Trắc bách diệp có vị đắng, mùi thơm, tính hơi hàn; có tác dụng lương huyết cầm máu, tiêu ứ, trừ thấp nhiệt. Bách tử nhân có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ tâm tỳ, định thần, chỉ hàn, nhuận táo, thông tiện.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Trắc bách diệp được dùng làm thuốc cầm máu (thổ huyết, đái ra máu, tử cung xuất huyết, băng huyết, rong kinh...), lợi tiểu tiện, chữa ho sốt và làm thuốc đắng giúp sự tiêu hoá. Bách tử nhân dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón.
Cách dùng: Nhân quả hoặc lá sạch đem sắc uống cầm máu. Phối hợp với lá Ngải cứu, buồng cau điếc, Bạc hà để chữa rong huyết; phối hợp với Huyết dụ, Thài lài tía, Rẻ quạt chữa ho ra máu. Nhân quả giã nhỏ, thêm nước gạn uống, chữa kiết lỵ. Lá Trắc bách đem sao, sắc cùng rễ Chanh, rễ Dâu tằm hoặc Tầm gửi cây Dâu uống chữa ho. Ngày dùng 6-12g lá, 4-12g nhân quả.
Ghi chú: Người ỉa lỏng, nhiều đờm không nên dùng
cây Lá Gấm
Leaves and flowers of Chrysothemis pulchella, Sunset bells, Black Flamingo ...Hoa và lá của cây Lá Gấm ....#3
Vietnamese named : cây Lá GấmCommon names : Black Flamingo, Cooper Leaf, Sunset bells.
Scientyist name : Chrysothemis pulchella ( Donn. ex. Sims ). Dcne.
Synonyms :
Family : Gesneriaceae. Họ Rau Tai Voi
Searched from :
**** KHOAHOCPHOTHONG.COM.VN
www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/6125/cay-vang...
Trong khoảng mươi năm gần đây, một loài hoa đẹp xuất xứ từ các nước thuộc quần đảo Caribê được du nhập vào nước ta nhưng chưa ai biết tên. Có nhà vườn bán hoa gọi là cây “hoa Cẩm tú”, có người gọi là cây “hoa Lá cẩm” vì lá của nó có thứ màu đồng thiếc ửng lục, có thứ lá màu lục sáng.
Cả hai thứ đều có hoa màu vàng sáng và tuy hoa mau rụng, nhưng đài hoa vẫn tồn tại với màu đỏ cam, làm cho chùm hoa trông có màu vàng đỏ rực rỡ... Hầu hết sách báo VN chưa thấy đề cập đến cây này. Sách thực vật học và các sách chuyên về hoa cảnh nước ngoài cũng vậy. Rất may là vừa rồi một người bạn từ Hồng Kông gởi tặng tôi photocopy và trang sách cũ đã in từ cuối thế kỷ 19 cho thấy cây này có tên tiếng Anh là Copper leaf (cây Lá đồng), tên khoa học là Chrysothemis pulchella (Donn. Ex Schinz) Decne., thuộc họ Thượng tiễn (Gesneriaceae). Chrysothemis có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: khrusos có nghĩa là vàng (kim loại), kết hợp với tên Copper leaf (lá màu đồng) nên tôi xin tạm đặt tên cây là Vàng đồng (hoặc Hoàng đồng). Khi có tên khoa học rồi thì chúng ta có thể tra tìm trên Internet dễ dàng hơn.
Vàng đồng (Chrysothemis pulchella) là cây kiểng đẹp về cả lá, hoa và cả đài hoa khi hoa đã rụng. Cây thân thảo, sống đa niên, không chịu được nắng gắt mà chịu rợp 50% và cần nước tưới thường xuyên trong mùa khô. Tại các tỉnh phía nam cây có thể ra hoa quanh năm. Có thể trồng trong chậu kiểng hoặc ngoài luống sân, vườn (trồng bằng giâm cành). Chưa thấy ghi nhận nào về dược tính.
Cả hai thứ đều có hoa màu vàng sáng và tuy hoa mau rụng, nhưng đài hoa vẫn tồn tại với màu đỏ cam, làm cho chùm hoa trông có màu vàng đỏ rực rỡ... Hầu hết sách báo VN chưa thấy đề cập đến cây này. Sách thực vật học và các sách chuyên về hoa cảnh nước ngoài cũng vậy. Rất may là vừa rồi một người bạn từ Hồng Kông gởi tặng tôi photocopy và trang sách cũ đã in từ cuối thế kỷ 19 cho thấy cây này có tên tiếng Anh là Copper leaf (cây Lá đồng), tên khoa học là Chrysothemis pulchella (Donn. Ex Schinz) Decne., thuộc họ Thượng tiễn (Gesneriaceae). Chrysothemis có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: khrusos có nghĩa là vàng (kim loại), kết hợp với tên Copper leaf (lá màu đồng) nên tôi xin tạm đặt tên cây là Vàng đồng (hoặc Hoàng đồng). Khi có tên khoa học rồi thì chúng ta có thể tra tìm trên Internet dễ dàng hơn.
Vàng đồng (Chrysothemis pulchella) là cây kiểng đẹp về cả lá, hoa và cả đài hoa khi hoa đã rụng. Cây thân thảo, sống đa niên, không chịu được nắng gắt mà chịu rợp 50% và cần nước tưới thường xuyên trong mùa khô. Tại các tỉnh phía nam cây có thể ra hoa quanh năm. Có thể trồng trong chậu kiểng hoặc ngoài luống sân, vườn (trồng bằng giâm cành). Chưa thấy ghi nhận nào về dược tính.
Sâm đất bò
Boerhavia diffusa ....Nam Sâm bò, Sâm đất bò , Sâm Quy đầu ....
Vietnamese named : Nam sâm bò, Sâm đất, Sâm quy đầuEnglish names : Pigweed, Hogweed, Red Spiderling, Spreading Hogweed, Wineflower
Scientist name : Boerhavia diffusa L.
Synonyms : Boerhavia repens L.
Family : Nyctaginaceae. Họ Bông Phấn
Searched from :
**** VHO.VN.
www.vho.vn/view.htm?ID=1257&keyword=Thiếu%20máu
Sâm đất, Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu - Boerhavia diffusa L. (B. repens L.), thuộc họ Hoa phấn - Nyctaginaceae.
Mô tả: Cỏ nằm rồi đứng, sống dai. Rễ mập, hình thoi. Thân mọc toả ra sát đất, màu đỏ nhạt. Lá mọc đối, có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Cụm hoa chùm mang xim 3 hoa không cuống. Các nhánh hoa có nhiều lông tròn dính vào quần áo. Hoa màu đỏ tía, có 1-2 nhị. Quả hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính.
Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Boerhaviae Diffusae.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở vườn, sân, bờ đường hay bãi cỏ... Thu hái rễ, lá quanh năm, đào rễ (tốt nhất vào mùa thu) và rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Trong rễ có 0,01% một chất alcaloid có hoạt tính là punarnavine; alcaloid tổng số trong rễ là 0,04%; còn có một chất thơm, tinh bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, nitrat kalium.
Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, làm tăng lượng nước tiểu, nhưng với liều cao, có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi. Nó có tác dụng vào hệ thần kinh như một tác nhân chống co giật. Lá có tác dụng hoạt huyết, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Lá được dùng trị sang độc.
Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống. Có thể pha uống như trà (10g trong 1 lít nước sôi) nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5g bột rễ trong 1 ngày.
Pigweed, Hogweed, Boerhavia diffusa
Khoai dái
Leaves of Dioscorea bulbilfera L., Potato Yam, Bitter Yam .... Lá của dây Củ dại, Khoai dái, Khoai Trời ...
Vietnamese named : Khoai Trời, Củ dại, Khoai dáiCommon names : potato yam, bitter yam, air potato yam, akam yam, acom, Otaheite yam, Otaheite potato, inhame, cara' de Sao Tome', cara' do ar, cara' de espinho, cara' de sapateiro, figado de peru', ufi sina, ufi soi, hoi, Aerial yam
Scientist name : Dioscorea bulbifera L.
Synonyms :
Family : Dioscoreaceae. Họ Củ Nâu, Khoai Ngọt
Searched from :
**** TUỆ TĨNH ĐƯỜNG LIÊN HOA HUẾ
tuetinhlienhoa.com.vn/cms/article/duochoc/vanh/1078/1/print/
Tên Việt Nam: Khoai trời, Củ dại, Khoai dái.
Tên khác: Hoàng dược tử, Kim ty điếu đản, Hoàng kim sơn dược, Thự qua nhũ đằng. Sách xưa còn gọi xích dược (Đồ Kinh), Đại dược tử, Đại khổ, Hồng dược tử (Bản Thảo Cương Mục).
Tên khoa học: Dioscorea bulbifera Lin.
Họ khoa học: Dioscoreaceae.
Mô tả: Dây leo bằng thân quấn sống lâu năm, dưới đất có một củ to nặng tới vài kilôgam. Thân tròn hay có cạnh màu tím dài tới 3-8m. Rễ hình cầu có nhiều lông và rễ con, vỏ màu nâu thẫm, trong có chất bột, thịt màu vàng hay màu kem. Lá đơn to, mọc cách nhẵn, phiến lá hình tim, nhẵn, có mũi nhọn, có 7-9 gân nổi rõ, cuống lá dài 4cm, ở nách lá thường có củ đeo hình cầu màu nâu tím người ta gọi là “Dái củ” hoặc “Linh dư tử”. Hoa nhỏ mọc thành bông thòng xuống. Bao hoa 6, nhị 6, chỉ nhị đứng. Hoa cái nhìn giống hoa đực. Quả nang thõng xuống, có cánh. Cây ra hoa vào mùa hè thu.
Địa lý: Cây mọc hoang trong rừng, khá phổ biến gặp trong rừng núi ở cả hai miền Việt Nam. Cũng có khi được trồng chủ yếu làm cảnh. Hay gặp ờ sườn núi, hai bên đường, trong bụi cây.
Phân biệt: Cần Phân biệt với cây Củ Nê, Khoai từ nhám (Dioscorea hispida Dennst) thuộc họ Dioscoreaceae (Xem: Bạch thự lượng).
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào cuối mùa thu rửa sạch phơi khô cất dùng, cạo bỏ rễ râu ở củ xắt lát phơi khô.
Phần dùng làm thuốc: Củ rễ.
Tính vị: Vị đắng, Tính bình.
Tác dụng: Lương huyết giáng hỏa, tán ứ giải độc.
Chủ trị:
+ Trị nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam. Mỗi lần dùng thân củ khô 4,5-9g sắc uống.
+ Trị ho dùng dái khô 1,5-9g sắc uống.
+ Trị sưng tấy lở loét, rắn cắn, chó cắn, giã nát củ tươi đắp ở ngoài.
**** CHOTHUOC24H.COM
www.chothuoc24h.com/caythuoc/?ctid=K&ccthuoc=1107&...
www.chothuoc24h.com/caythuoc/?ctid=K&ccthuoc=1107&...
Sa-pô-chê, Lồng Mứt
Fruits of Sapodilla, Manilkara zapota....Trái Sa-pô-chê, Lồng Mứt, Xa-bô-chê...
Vietnamese named : Lồng Mứt, Sa-pô-chê, Xa-bô-chê, Hồng XiêmCommon names : Sapodilla, Sapota, Sapotier, Chikoo...
Scientist name : Manilkara zapota ( L. ) P. Royen .
Family : Sapotaceae. Họ Hồng Xiêm
Searched from :
**** WIKI
vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_xi%C3%AAm
Hồng xiêm hay còn gọi là lồng mứt, xa pô chê hoặc sabôchê (từ tiếng Pháp sapotillier) (danh pháp khoa học: Manilkara zapota) là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm và thường xanh có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới của Tân thế giới.
Đặc điểm
Hồng xiêm có thể cao tới 30–40 m. Nó là loại cây có khả năng chống gió tốt và vỏ cây rất nhiều nhựa màu trắng, giống như gôm. Lá của chúng có màu xanh lục và bóng mặt. Lá mọc đối, hình elip hay ôvan, dài 7–15 cm, với mép trơn. Hoa màu trắng, không dễ thấy, có hình dáng tương tự như quả chuông và có 6 tràng hoa hình thùy.
Quả là loại quả mọng, hình cầu hoặc hình quả trứng hoặc hình thon dài, đường kính 4–8 cm và chứa từ 2–10 hạt. Vỏ có màu nâu-vàng nhạt. Bên trong là lớp cùi thịt có màu nâu ánh đỏ với kết cấu hạt mịn hơi giống với ruột quả lê. Hạt của nó có màu đen.
Quả của nó chỉ nên ăn khi đã chín vì khi còn xanh nó chứa nhiều nhựa dính như latex. Để biết chắc chắn là nó đã chín người ta hay nắn vỏ xem còn cứng hay đã mềm vì màu vỏ gần như không thay đổi từ lúc mới tạo quả đến khi chín. Hương vị của nó tương tự như mùi đường đen.
Cây hồng xiêm ra quả hai lần trong năm, tuy nhiên hoa có thể ra cả năm, ngoại trừ những vùng có nhiệt độ về mùa đông xuống thấp dưới 15–17 °C. Nó được đưa từ Mexico vào Philipin trong thời gian người Tây Ban Nha chiếm đóng quốc gia này. Tại Việt Nam, nó là loài cây đưa vào từ Thái Lan, mà Thái Lan được biết đến với cái tên là nước Xiêm, ngoài ra do hình dáng giống như quả hồng (chi Diospyros) nên mới có tên gọi hồng xiêm.
Trước đây, hồng xiêm còn có tên khoa học là Achras sapota, nhưng hiện nay tên gọi này là sai. Tại Ấn Độ, nó được gọi là Chikoo hay Sapota, tại Philipin là tsiko, tại Indonesia là sawu, tại Malaysia là chikoo, tại Sri Lanka là sapodilla hay rata-mi, tại Thái Lan và Campuchia là lamoot, tại Venezuela là níspero và tại Tây Ấn là naseberry còn trong tiếng Anh là sapodilla.
Sử dụng
Hồng xiêm được trồng để lấy quả ăn. Nhựa mủ, một dạng latex lấy từ vỏ cây cũng được dùng để làm chất cơ sở cho các loại kẹo cao su.
Khi chín, quả của nó ngọt và có mùi thơm dễ chịu.
Một giống hồng xiêm nổi tiếng ở miền bắc Việt Nam là hồng xiêm Xuân Đỉnh, có nguồn gốc từ xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
**** CAIMON.ORG : Kỷ thuật trồng và chăm sóc cây Sa Pô
www.caimon.org/CaytraiCM/KythuatCT/CaySapo.htm
www.caimon.org/CaytraiCM/KythuatCT/CaySapo.htm
Hoa Bụp và hoa Huỳnh Anh, Hoàng Anh
Allamanda cathartica 's flowers and Hibiscus rosa-sinensis 's flowers ...Hoa Bụp và hoa Huỳnh Anh, Hoàng Anh .....
Vietnamese named : Huỳnh Anh, Hoàng Anh, dây Huỳnh, dây Công Chúa.English names : Yellow Allamanda, Golden Trumpet, Yellow bell, Angel's Trumpet, Buttercup flower
Scientist name : Alamanda cathartica L.
Synonyms :
Family : Apocynaceae. Họ Trúc Đào .
Searched from :
**** WIKI
vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_anh
Huỳnh anh hay Hoàng anh hay dây huỳnh, dây công chúa (danh pháp khoa học: Allamanda cathartica L.) là loài cây cảnh thuộc chi Allamanda trong họ La bố ma (Apocynaceae), có nguồn gốc từ Brasil. Loài này được nhắc tới trong quyển Flora Brasiliensis ("Thực vật Brasil") của Carl Friedrich Philipp von Martius.
Cây này chủ yếu được dùng để trị sốt rét.
Theo các tài liệu trước đây loài hoa này phát triển thuận lợi tại một số vùng nhiệt đới, là loại có hoa nở khoảng 6 tháng trên năm và khó trồng.[cần dẫn nguồn]
Song qua thực tế tại thổ nhưỡng Tây Nguyên Việt Nam thì có những khác biệt. Cụ thể tại tỉnh Đăk Nông đây là loài cây có hoa nở quanh năm và rất dễ trồng chỉ cần bẻ cành cắm xuống đất đồi đủ ẩm và che nắng ban đầu là có thể sống và phát triển mạnh hoặc chỉ cần vin cành xuống lấp đất để nhân giống tạo cây mới mà vẫn duy trì qua trình sinh trưởng của cành
Đây là một loại cây mà thân cành lá đều đẹp nên được trồng làm cảnh tại Việt Nam, thường được trồng cho leo nóc tường, nóc cổng hoặc ban công. Trong vòng đời cây cho số lượng hoa nhiều hơn lá, hoa có hình phễu và chia ra năm cánh ở phần loe phễu có chung cuống hình chuông. Cây ít nhựa tại thân và cành song tại phần sinh trưởng có nhiều nhựa có dạng sữa không dính lắm, khi bị ngắt sẽ có sữa tiết ra thành giọt đọng tại phần vết thương.
Cây này chủ yếu được dùng để trị sốt rét.
Theo các tài liệu trước đây loài hoa này phát triển thuận lợi tại một số vùng nhiệt đới, là loại có hoa nở khoảng 6 tháng trên năm và khó trồng.[cần dẫn nguồn]
Song qua thực tế tại thổ nhưỡng Tây Nguyên Việt Nam thì có những khác biệt. Cụ thể tại tỉnh Đăk Nông đây là loài cây có hoa nở quanh năm và rất dễ trồng chỉ cần bẻ cành cắm xuống đất đồi đủ ẩm và che nắng ban đầu là có thể sống và phát triển mạnh hoặc chỉ cần vin cành xuống lấp đất để nhân giống tạo cây mới mà vẫn duy trì qua trình sinh trưởng của cành
Đây là một loại cây mà thân cành lá đều đẹp nên được trồng làm cảnh tại Việt Nam, thường được trồng cho leo nóc tường, nóc cổng hoặc ban công. Trong vòng đời cây cho số lượng hoa nhiều hơn lá, hoa có hình phễu và chia ra năm cánh ở phần loe phễu có chung cuống hình chuông. Cây ít nhựa tại thân và cành song tại phần sinh trưởng có nhiều nhựa có dạng sữa không dính lắm, khi bị ngắt sẽ có sữa tiết ra thành giọt đọng tại phần vết thương.
cây rau Ngót
Star Gooseberry, Sauropus androgynus 's fruits ...Trái của cây rau Ngót ....
Vietnamese named : rau Ngót, Bồ Ngót, Bù NgótCommon names : STAR GOOSEBERRY, Binahian (Tag.), Chinese malunggay (Engl.), Sauropus (Engl.), Sweet leaf bush (Engl.), Sweet leaf sauropus (Engl.)
Scientist name : Saurpous androgynus ( L. ) Merr.
Family : Euphorbiaceae. Họ Thầu Dầu
Searched from :
**** BACSYTRUCTUYEN.COM
bacsytructuyen.com/vn/Rau-ngot-bo-sung-nhieu-chat-quan-tr...
Lá sau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus (L .) Merr, thuộc họ thầu dầu, chứa ít nhất bảy hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của hormone steroid (như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid) và hợp chất eikosanoid (bao gồm cả prostaglandin, prostacyclin, lipoksin, thromboxan và leukotrienes).
Các loại thức ăn
Cho đến nay có hai loại cây rau ngót, cụ thể là rau ngót đỏ và rau ngót màu xanh lá cây. Rau ngót đỏ thường mọc hoang dã.
Rau ngót xanh thường được người Việt Nam sử dụng cho nhiều mục đích trong ăn uống và y học. Lá rau ngót thường để khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh...
Hiện nay, lá rau ngót đã được đưa vào thành phần dược liệu để tạo nguồn sữa cho người mẹ mới sinh. Trong thực tế, lá rau ngót chiết xuất đã được sử dụng như là một thành phần củng cố trong các thực phẩm chức năng dành cho bà mẹ cho con bú.
Việc phát triển các nghiên cứu về lá rau ngót đang được nhiều nước tiếp tục tiến hành, đặc biệt là để loại bỏ các tác động tiêu cực có thể phát sinh. Và lời khuyên của các chuyên gia là rau ngót nên được ăn ngay sau khi nấu.
Nguồn Vitamin C dồi dào
Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như là một nguồn cung cấp vitamin C rất cao.
Vitamin C được biết đến như 1 hợp chất chính cơ thể cần thiết trong một loạt các quy trình quan trọng, từ việc sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzyme, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.
Ngoài ra, lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A là tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.
Lá rau ngót có một mức canxi rất tốt. Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ canxi ít hơn nhu cầu có thể khiến bộ xương kém vững chắc và hoàn thiện, đặc biệt là bệnh loãng xương ở tuổi trẻ, thường xảy ra ở phụ nữ. Cao huyết áp cũng có thể do mức canxi trong máu thấp.
Ngoài ra để tạo thuận lợi cho việc sản xuất sữa, lá rau ngót cũng rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Lá rau ngót có nhiều hợp chất phytochemical có tác dụng như dược liệu.
Tác động tiêu cực gây khó ngủ
Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người ăn nước ép lá rau ngót (150 g) trong 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau một ngày 40- 44 ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.
Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động tiêu cực của lá rau ngót.
**** WIKI
vi.wikipedia.org/wiki/Rau_ng%C3%B3t
Rau ngót, bù ngót, hay bồ ngót[1] (danh pháp khoa học: Sauropus androgynus) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước.
Miêu tả
Rau ngót mọc thành bụi cây, cao đến 2 m, thân thảo, khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Khi hái ăn, thường chọn lá non. Vị rau tương tự như măng tây.
Trái ngót giống trái cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn.
Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều sinh tố C[2] và sinh tố K.
Sử dụng
Ẩm thực Việt Nam dùng rau ngót nấu canh với thịt băm,[3] hoặc có khi chỉ nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt.[4]
Y học dân gian dùng rau ngót để giải nhiệt, giải rượu, trừ tưa lưỡi trẻ con,[5] ngăn ngừa đái dầm,[6] hạ huyết áp.[7]
Ăn nhiều rau ngót ở dạng rau sống có thể gây bệnh nghẽn phổi như một số trường hợp dân Đài Loan dùng rau ngót đánh lấy nước để uống vài ly mỗi ngày để giảm cân. Chất papaverin alkoloit của rau ngót có thể là nguyên do
**** NGUYENKYNAM.COM
www.nguyenkynam.com/duoclieu/raungot.htm
www.nguyenkynam.com/duoclieu/raungot.htm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)