Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

cây Đước

photo

Leaves stipule and leaves stalk reddish of Rhizophora apiculata, Mangrove, Tall-Stilt Mangrove ....Chồi lá và cuống lá của cây Đước có màu hơi đỏ ....

Chụp hình ở huyện Cần Giờ, thuộc thành phố Hồ chí Minh ( Saigon ),miền Nam Vietnam, Cách Saigon 50 km.
Taken in Cần Giờ district, Hồ chí MInh city, South Vietnam. 50 km from Hồ chí Minh city ( Saigon )
Vietnamese named : Đước, Đước Đôi
Common names : Mangrove, Tall-Stilt Mangrove
Scientist name : Rhizophora apiculata Blume.
Synonyms :
Family : Rhizophoraceae. Họ Đước
Links :
***** longdinh.com/default.asp?act=chitiet&ID=1536&catID=4
Cập nhật: 26 tháng 07 năm 2005
Cây đước
Nguồn: NXBNN 2004
Tên khoa học: Rhizophora apiculata
I. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
Đước có tới 5 loài ở nước ta, trong đó loài Rhizophora apiculata là phổ biến nhất (còn được gọi là cây Đước đôi, Đước nhọn) và chủ yếu ở rừng ngập mặn, có giá trị kinh tế cao.
Cây Đước ở 30 – 35 tuổi có thể đạt đường kính 20 – 30 cm, cao 25m, gỗ nặng, cứng, màu hồng sẫm, vân đẹp, Đước cần trong xây dựng, làm dụng cụ gia đình, dụng cụ đánh bắt cá.
Than Đước cháy đượm, không khói, lượng nhiệt tới 6659 calori/kg nên là nguồn xuất khẩu quan trọng và cung cấp nhiên liệu trong nước. Vỏ Đước chứa nhiều tananh, có tới 24% dùng trong công nghệ thuộc da, nhuộm lưới v.v…
Hoa Đước dùng cung cấp phấn cho đàn ong làm mật có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Đước có rễ hình nơm bám chắc vào đất, tán rộng dày, thân cao to nên dùng làm cây trồng chắn sóng hộ đê, cố định bãi lầy, góp phần mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, cải thiện môi trường sống, đảm bảo cân bằng sinh thái vùng ngập mặn ven biển.
2. Đặc điểm sinh trưởng
Là cây ưa sáng sinh trưởng tương đối nhanh thân nhiều cành nhánh, rễ hình nơm, phần dưới rễ thắt lại. Đước chịu được ngập nước nơi có thủy triều hàng ngày lên xuống.
2.1 Yêu cầu sinh thái
Đước thích hợp khí hậu nhiệt đới, độ nhiệt bình quân hàng năm trên 220C. Lượng mưa trên 1.200 mm/năm. Đước sinh trưởng trên đất phù sa ngập mặn, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất tương đối ổn định, độ mặn ít biến động. Đước sinh trưởng kém trong điều kiện đất bồi tụ chưa ổn định, đất khô đã kết cứng, úng bí, địa hình trống trải, độ mặn thay đổi.
2.2 Khu vực phân bố
Ở nước ta Đước phân bố từ Nam ra Bắc trên đất ngập mặn ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều. Đặc biệt vùng đất ngập mặn đồng bằng Sông Cửu Long, Đước sinh trưởng phát triển khá tốt.
Đước phân bố từ vĩ độ 25 Bắc và Nam ở ven biển nhiều nước trên thế giới như Tây Phi – Nam Mỹ, Đông Châu Phi, các nước Châu Á như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Việt Nam.
3.Giống
Cây Đước ở tuổi 2 - 3 đã bắt đầu ra hoa quả, mùa ra hoa từ tháng 3 đến tháng 6. Quả chín từ tháng 7 đến tháng 12.
Thu quả giống ở những rừng tuổi từ 10 – 30 năm, đường kính 8 – 20 cm, chiều cao 12 m, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. Chờ nước triều rút, đón ở cửa sông, lạch, nơi tập trung quả Đước trôi theo dòng chảy, dùng vợt hoặc sào để vớt. Cần chọn quả to dài trên 22 cm, không dập thối, sây sát, sâu mọt.
Vào mùa quả chín thường xuất hiện loại sâu đục thân và đục mầm (tập trung vào tháng 9 – 10). Vì vậy cần tranh thủ thu hoạch để tránh khỏi sự phá hoại của loại sâu này.
Quả thu về nên trồng ngay, không để quá 10 ngày. Nếu vận chuyển xa thì không nên chất đầy quá cao và phải được che đậy tưới nước mặn để duy trì độ ẩm của quả giống. Thường tưới nước biển 4 lần đến 6 lần/ngày. Đến nơi chưa trồng kịp cần rải quả giống thành lớp dày không quá 20 cm trên đất ven sông lạch, nơi có thủy triều lên xuống và cần tranh thủ đem trồng để tránh sâu đục và giảm sút nảy mầm của quả giống.
4. Trồng Đước
Thường trồng Đước từ tháng 7 đến tháng 9 cho các vùng ở phía Nam.
- Mật độ trồng 10.000 cây/ha, cự ly phổ biến là 1 m x 1 m.
Nơi nguồn giống sẵn, có điều kiện tỉa thưa, lập địa xấu, cần phòng hộ thì mật độ trồng 20.000 cây/ha, cự ly 0,7 x 0,7 m hoặc 1 x 0,5 m.
- Khi trồng nên bố trí từng nhóm 2 – 3 người, có thể ngồi trên ván lướt hoặc lội trên bùn, căng dây, đi lùi cắm từng quả Đước theo kích thước đã định. Độ sâu cắm quả từ 3 – 5 cm. Nơi sóng mạnh cắm sâu hơn, nhưng không ngập quá 1/4 thân cây mầm.
5. Chăm sóc rừng Đước
Sau trồng 2 tháng thì nghiệm thu, nếu tỷ lệ chết dưới 15% phân bố rải rác thì không phải trồng dặm. Nếu chết trên 15% phải trồng dặm. Chết trên 50% phải trồng lại.
6. Chặt chính rừng Đước
- Kinh doanh rừng Đước cùng với mục đích lấy gỗ, rừng Đước còn phục vụ yêu cầu phòng hộ và cố định bãi lầy ven sông, ven biển. Vì vậy khi rừng thành thục công nghệ hoặc khả năng phòng hộ giảm sút thì chặt chính lợi dụng gỗ củi. Ở tuổi 30 – 35 rừng Đước có trữ lượng 200 – 240 m3/ha. Tùy theo điều kiện cụ thể mà áp dụng các phương thức, phương pháp chặt phù hợp để sau đó có thể tái sinh rừng cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
- Kinh doanh với mục đích lấy củi, than hầm có tuổi chặt chính 15 – 20 năm tùy điều kiện lập địa cụ thể.
7. Bảo vệ rừng Đước
Rừng Đước sau khi trồng cần được bảo vệ ngay. Phải ngăn cấm thuyền bè, người qua lại đánh bắt tôm cá trên rừng Đước mới trồng. Dựng lại cây đổ hay bị nghiêng ngả.
Nghiêm cấm đắp bờ ngăn dòng chảy trong rừng Đước để nuôi tôm, cá, hải sản khác và sản xuất kết hợp.
Theo dõi thường xuyên, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các loại sâu hại rừng Đước. Nếu thấy sâu hại xuất hiện có thể dùng Basudin 50 EC, Mytoc 60 ND để phun trừ.
***** www.fsiv.org.vn/index.php?module=detail&object=articl...
Tiềm năng nguyên liệu gỗ Đước (Rhizophora apiculata) ở Cà Mau làm nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ
Cập nhật mới nhất lúc : 08 : 13 : 17, 20 / 04 / 2009
Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Đình Hợi
Nguyễn Thị Minh Xuân
Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tỉnh Cà Mau có nguồn nguyên liệu gỗ Đước (khai thác + cải tạo + tỉa thưa) lớn. Trong 3 năm gần đây (2004, 2005, 2006), sản lượng trung bình khoảng 100.000m3/năm. Đây là nguồn nguyên liệu có thể cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.Khi thăm dò sử dụng gỗ Đước làm ván ghép thanh cho thấy: gỗ Đước bám dính rất tốt với chất kết dính (keo PVAC). Khả năng bám dính của gỗ Đước với chất kết dính cao hơn nhiều so với lực bám dính của các loài gỗ Keo tai tượng, Keo lai, Keo lá tràm và Thông caribê. Khả năng bám dính của gỗ Đước tương đương với Khả năng bám dính của gỗ Bạch đàn trắng (Gỗ Đước: 109,48 kgf/cm2; Gỗ Bạch đàn trắng: 116,09 kgf/cm2) Khi thăm dò sử dụng gỗ Đước làm ván sàn cho thấy: độ bám dính bề mặt của gỗ Đước với chất phủ là sơn PU (theo tiêu chuẩn CNS 673085) thì đạt cấp độ A2 - đó là: Bám dính tương đối tốt
Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng cũng như ở các nước phát triển, ngành chế biến lâm sản đang tiến hành việc nghiên cứu tìm kiếm các loại nguyên liệu mới, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản.Các cơ sở chế biến chỉ có thể phát triển trên cơ sở cung cấp nguyên liệu ổn định. Nếu nguồn nguyên liệu không đủ cung cấp về số lượng và chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng ngừng hoặc sản xuất cầm chừng. Vì thế, nghiên cứu thăm dò tiềm năng và khả năng sử dụng của các loại gỗ ở các vùng nguyên liệu khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho sản xuất là điều cần thiết.Theo tài liệu thống kê năm 2000, cả nước có 606.792ha đất ngập mặn ven biển, trong đó: 155.290ha là diện tích rừng ngập mặn ven biển; 225.427ha là diện tích đất ngập mặn ven biển không có rừng ngập mặn; 226.075ha là diện tích đầm nuôi tôm nước lợ có đê cống.Trong tổng số diện tích rừng ngập mặn đó thì rừng tự nhiên chỉ có 59.732ha, chiếm 38,1%, còn lại 96.876ha chiếm 61,9% là rừng trồng. Đối với rừng ngập mặn trồng thì Đước có tới 80.000ha chiếm 82,6%, còn lại 16.876ha chỉ chiếm 17,4% là Trang, Bần chua và một số loài cây ngập mặn khác
***** www.mekonginfo.org/mrc_en/contact.nsf/0/8902a71a698a3de18...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét