Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Bụp Giấm

ảnh

Sepal of Roselle, Hibiscus sabdariffa ...Đài hoa Bụp Giấm...

Tôi đã rút nhẹ cánh hoa ra khỏi đài hoa Bụp Giấm khoảng 2 đến 3 giờ sau khi hoa đã khép lại, vì nếu lấy cánh hoa ra sớm thì khó mà lấy được nguyên vẹn lúc nó còn tươi ( cho dù nó đã khép lại ) . Phải thu hoạch hoa trước khi nó rơi xuống đất, vì sau khi lấy nhụy ra khỏi thì tôi sẽ phơi khô hoặc sấy khô cánh hoa để làm trà ( Chè ) mà không qua giai đoạn rửa . Tôi chỉ phơi ngoài sân một nắng, thời gian còn lại tôi sẽ đậy nó bằng miếng vải mùng thật sạch và cứ để trong nhà. Mùa hoa là mùa nắng trong miền Nam cho nên tôi có thể phơi trong nhà để hoa không bị mất nhiều dưỡng chất vì nhiệt độ ở bên ngoài quá nóng .
I withdrew the petal out of sepal after the petals closed from 2 to 3 hours, but don't let them drop on the ground, because will not wash them if you want to dry for making tea .Then you will take the stamens out of petals before drying . I just dry the petals at out side in some hours in the morning, then I will let them inside for drying slowly, 'cause the petals will lose some vitamins if outside is so hot ....
Vietnamese named : Bụp giấm, Lá Giấm, rau Chua
English names : Roselle, Rosella
Scientist name : Hibiscus sabdariffa ( L. )
Synonyms :
Family : Malvaceae. Họ Dâm Bụt ( Họ Bông Bụp )
Searched from :
**** TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT VIETNAM
www.pgrvietnam.org.vn/index.asp?m=07&ClassID=4&by...
I. Nguồn gốc và phân bố
Cây rau chua (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ bông (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Nam Á, phân bố rải rác ở một số vùng của Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Bănglađet và Malaysia.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên thực vật, Hibiscus sabdariffa L. ngoài tên phổ biến là rau Chua, còn có các tên địa phương khác như cây Giấm, Đay Nhật, Bụt Giấm, Giền Cá, Giền Chua... phân bố khá rộng từ các tỉnh trung du miền núi phía bắc như Hoà Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, có ở vùng trung bộ như Thanh Hoá, Nghệ An, cao nguyên Lâm Đồng đến tận Kiên Giang, Cần Thơ.
II. Đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái
Đặc điểm sinh học
Rau chua là cây hàng năm, dạng nửa bụi, cao trung bình 2m, nếu chăm bón tốt có thể đạt 3m. Cây phân nhánh nhiều, thân có màu tía hoặc đỏ, có phủ lớp lông ngắn.
- Lá: Lá có dạng hình tim tròn (dài/rộng lá: 0,9-1,0), màu xanh đậm hoặc đỏ tía, lá nhẵn, xẻ thuỳ sâu với 3-5 thuỳ thon nhọn, mép lá có răng cưa, gân phía dưới lá màu tía, cuống lá dài 6-14cm thường màu tía.
- Hoa mọc ở nách lá, cuống ngắn, hoa có 8-12 lá đài phụ. Đài phụ mập màu đỏ đậm ăn có vị rất chua. Cánh hoa vàng, đỏ hay tía với tâm đỏ đậm. Phấn hoa màu vàng.
- Quả nang hình nón thuôn, dài khoảng 2cm, có lông bao phủ. Quả có 5 ngăn chứa 15 - 17 hạt/quả. Quả khi chín dễ bị nứt, phát tán mạnh. Số quả trên cây biến động trong khoảng 400-700 tuỳ thuộc giống và điều kiện chăm sóc.
- Hạt màu xám có dạng tròn hoặc tròn lệch. Khối lượng 100 hạt biến động trong khoảng 0,95g-2,5g tuỳ giống. Cây ra hoa 50% sau trồng 120-150 ngày.
Hiện tại trong Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia có 14 giống rau chua. Các giống này được phân thành 3 nhóm chính: thân tía, lá xanh hoa vàng; thân đỏ tía, lá đỏ tía, hoa đỏ; thân đỏ tía, lá xanh, hoa đỏ tía. Ba nhóm giống khác nhau về thời gian ra hoa, độ phân nhánh và năng suất lá cũng như năng suất quả.
Yêu cầu sinh thái
Rau chua ưa nóng, ẩm, lúc gieo hạt và nảy mầm cần nhiệt độ 16-180C, thời kỳ thân lá phát triển cần nhiệt độ 25-380C, dưới 140C cây không nảy mầm, trên 380C cây ngừng sinh trưởng. Thời kỳ ra hoa kết quả cần nhiệt độ 25-300C.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1500mm.
Cây cần nhiều đạm và kali để cho năng suất lá, hoa cao. Cây chịu hạn khá, có thể chịu ngập thời gian ngắn.
Cây Rau chua có tính kháng sâu bệnh cao. Trong nhiều năm nghiên cứu tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, hầu như không thấy xuất hiện sâu bệnh hại.
III. Công dụng
Rau chua là loại cây đa dụng, được sử dụng hầu hết các bộ phận của cây với nhiều công dụng khác nhau:
- Hoa làm dược liệu chữa nhiều bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, suy tim, hạn chế cholesterol trong máu.
- Lá, chồi non và đài hoa tươi dùng làm rau xanh nấu canh chua, là gia vị, ăn sống, xào nấu rất ngon, hoa có thể sản xuất thành nước giải khát giải nhiệt, chế rượu vang, trà túi Hibiscus thanh nhiệt.
- Hạt ép lấy dầu ăn, sản xuất nhiên liệu thay xăng, làm thức ăn chăn nuôi gia cầm rất tốt; thân có thể lấy sợi để dệt vải, bện thừng.
Nhu cầu của thị trường thế giới về loại cây này rất cao: Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất, bình quân mỗi năm nhập khoảng 5.000 tấn, giá cả giao động tùy theo nước và mùa vụ từ 4000-5000USD/tấn từ các nguồn cung cấp chủ yếu ở Trung Quốc, Thái Lan, Sudan, Mexica, Ai Cập, Senegan, Tanzania, Mali, Việt Nam và Jamaica.
IV. Kỹ thuật gieo trồng
1. Thời vụ
Có thể trồng từ tháng 3 đến tháng 10, các tỉnh phía bắc trồng tốt nhất tháng 5-6.
2. Giống
Hiện có 2 giống tốt nhất là có thân tía, lá xanh cho năng suất quả và lá cao hơn so với giống có thân và lá màu tía hoặc đỏ.
Bà con và các địa phương có thể nhận miễn phí hạt giống theo Qui định từ Trung tâm Tài nguyên thực vật tại địa chỉ: xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, ĐT: 0433656605
3. Gieo trồng và chăm sóc
Chọn đất cát pha, thịt nhẹ và trung bình, giàu chất hữu cơ, pH 6-7, mực nước ngầm dưới 60 cm. Đất cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 1-1,5m. Rau chua chủ yếu nhân giống bằng gieo hạt. Bổ hốc thành 2 hàng trên mặt luống với khoảng cách 80cm x 60cm (khoảng 20.000-22.000 cây/ha). Tra hạt theo hốc ở độ sâu 2-2,5 cm, mỗi hốc gieo 2-3 hạt sau đó tỉa để lại 1 cây khoẻ nhất. Sau khi phủ đất nên phủ thêm một lớp trấu, rơm rạ và Lượng phân bón tưới đủ ẩm.
Lượng phân bón:
Tuỳ điều kiện canh tác và mục đích thu sản phẩm lá, hoa hay quả mà chọn lượng phân bón hợp lý. Để thu lá và đài hoa, lượng phân bón cho 1ha có thể là: phân chuồng 15-20 tấn, phân hoá học: 150-200N: 80-100P205: 80-100K20.
Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/3 số phân kali
- Bón thúc 2-3 đợt
+ Lần 1: sau trồng 25-30 ngày với 1/3 đạm
+ Lần 2: khi cây bắt đầu có nụ: 1/3 đạm + 1/3 kali
+ Lần 3: sau khi thu lứa quả đầu tiên: 1/3 đạm +1/3 kali. Thường xuyên xới xáo, làm cỏ tưới nước kết hợp bón thúc để vun gốc cho cây.
4. Thu hoạch
Có thể thu hoạch lá và ngọn để làm rau ăn sau gieo khoảng 2 tháng; thu đài hoa, nụ sau 4 tháng và thu liên tục trong nhiều tháng. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, thu hái vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không bị nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Hoa chỉ nên thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở, vì để lâu dược liệu sẽ kém phẩm chất.
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ
**** THAOMOC.COM.VN
thaomoc.com.vn/index.php?option=com_content&view=arti...
Để so sánh tác dụng chống chứng tăng huyết áp của trà chua (sour tea ST; Hibiscus sabdariffa) với trà đen (BT) trên các bệnh nhân tiểu đường, một thí nghiệm ngẫu nhiên có loại trừ được tiến hành. 60 bệnh nhân tiểu đường có chứng tăng huyết áp trung bình, không dùng bất kỳ loại thuốc chống chúng tăng huyết áp nào, được tuyển vào nghiên cứu. Các bệnh nhân này được chỉ định ngẫu nhiên vào nhóm trà chua (ST) và trà đen (BT) và được hướng dẫn uống trà chua và trà đen 2 lần một ngày trong vòng 1 tháng.
Huyết áp được đo vào các ngày đầu tiên – ngày 15 và 30 của cuộc nghiên cứu. Kết quả là huyết áp tâm thu (systolic blood pressure - SBP) của nhóm uống trà chua giảm từ 134,4 ± 11,8 mmHg lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu, xuống còn 112,7 ± 5,7 mmHg sau 1 tháng, trong khi đó, con số là 118,6±14,9 lên 127,3 ± 8,7 mmHg ở nhóm uống trà đen trong cùng 1 khoảng thời gian. Hầu như không có tác dụng rõ rệt này ảnh hưởng lên huyết áp tâm trương trong cả hai nhóm ST và BT.
Nguồn : www.nature.com/jhh/journal/v23/n1/full/jhh2008100a.html#top
**** TRUNG TÂM DỮ LIỆU THỰC VẬT VIETNAM
www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=196
Cây Bụp giấm tuy là cây nhập ngoại, nhưng nó hợp với đất đồi núi Việt Nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, lại mang đến cho chúng ta biết bao nhiêu lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Sản phẩm đầu tiên trà, nước cốt quả, rượu vang Hibiscus đã có mặt trên thị trường, chắc chắn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng đối với một loại cây thảo dược quý.
Thông tin chung
Tên thường gọi: Bụp giấm
Tên khác: Hoa lạc thần, Lạc thần quỳ, Mai côi gia, Sơn gia, Lạc tể quỳ, Đay nhật,
Tên tiếng Anh:
Tên la tinh: Hibiscus sabdariffa Linn., gồm 2 thứ là Hibiscus sabdariffa Linn. var. sabdariffa và Hisbiscus sabdariffa Linn. var. altissima.
Tên đồng nghĩa: Abelmoschus cruentus, Hibiscus digitatus, Hibiscus gossypiifolius, Hibiscus sanguineus, Sabdariffa rubra
Thuộc họ Bông - Malvaceae
Mô tả
Cây bụi, cao 1 - 2 m. Thân màu lục hay đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le, lá ở gốc nguyên, lá phía trên chia 3 - 5 thùy, hình chân vịt, mép có răng cưa.
Hoa to mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, ở giữa màu đỏ tím sẫm; đài phụ (tiểu đài) gồm 8 - 12 cánh hẹp, phần dưới dính liền, có lông nhỏ, nở xoè ra và gập xuống; đài chính to, các lá đài dày, nhọn đầu, mọng nước màu đỏ tía.
Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có lông mịn, mang đài tồn tại; hạt nhiều, màu đen.
Mùa hoa quả: tháng 7 - 10.
Theo tài liệu nước ngoài, tuỳ theo mục đích sử dụng, người ta phân loại bụp giấm thành hai thứ: Hibiscus sabdariffa L. var. sabdariffa (trồng để lấy đài ăn và làm thuốc) và Hisbiscus sabdariffa L. var. altissima (chủ yếu để lấy sợi bện thừng).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét