Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Cây Sung Ngái

photo

Fruits of Ficus hispida, Hairy fig ....Trái Sung Ngái ....

Vietnamese named : Sung Ngái, cây Ngái, Dã Vô Hoa, Mạy Mọt ( dân tộc Tày )
Common names : Hairy Fig, devil fig, opposite-leaved fig-tree, rough-leaved fig
Scientist name : Ficus hispida L.f.
Synonyms : Covellia hispida (Linnaeus f.) Miquel; Ficus compressa S. S. Chang; F. heterostyla Merrill; F. hispida var. badiostrigosa Corner; F. hispida var. rubra Corner; F. letaqui H. Léveillé & Vaniot; F. sambucixylon H. Léveillé.
Family : Moraceae. Họ Dâu Tằm
Searched from :
**** CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
vst.vista.gov.vn/home/database/Folder.2004-05-06.3724/Mag...
Một số kết quả nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt chất sinh học của cây ngái (Ficus hispida L.) Việt Nam
Tóm tắt tiếng Việt
Cây ngái là một cây thuốc dân tộc quý, cành, lá và quả đều chứa các hoạt chất sinh học, đặc biệt là hoạt chất chống ung thư. Do đó việc sử dụng cây này trong các bài thuốc gia truyền chống ung thư của dân tộc Thái Con Cuông (Nghệ An) luôn với tần suất cao.
**** DUOCHANOI.EDU
duochanoi.edu.vn/f/showthread.php?303-Ng%C3%A1i
Ngái
(Ficus hispida); tk. sung ngái. Họ Dâu Tằm (Moraceae).
Cây nhỡ, cao 3 – 7m, có khi hơn. Cành non có nhiều lông ráp, cành già nhẵn. Lá to mọc đối, hình trái xoan, đầu hơi nhọn, mép khía răng, có lông nháp ở cả hai mặt, 3 gân chính toả từ gốc. cụm hoa có dạng quả nhỏ mọc ở gốc cây, trên thân và đôi khi ở cành già đã rụng lá. Quả loại sung hình cầu hoặc hình quả lê, mặt ngoài có lông, khi chín màu vàng. Cây mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam: ven đường, bờ sông, bờ suối.
Có thể phòng sốt rét bằng cách lấy lá hoặc vỏ thân Ngái nướng vàng, sắc nước uống thay trà hằng ngày (Nam dược thần hiệu). Tầm gửi sống trên cây Ngái cũng được dùng với liều 30 – 50g, phơi khô, thái nhỏ, sắc đặc uống chữa kiết lị ra máu.
**** VHO.VN.
vho.vn/qa.htm?SID=5981&CID=mlvftjhajqkdndy
Cây ngái (Ficus hispida L.f) thuộc họ dâu tằm (Moraceae), có tên khác là sung ngái, dã vô hoa, người Tày gọi là mạy mọt, là một cây nhỡ, cao 5-7m. Cành non có nhiều lông cứng, nháp, màu nâu xám, cành già nhẵn.
Cây ngái (Ficus hispida L.f) thuộc họ dâu tằm (Moraceae), có tên khác là sung ngái, dã vô hoa, người Tày gọi là mạy mọt, là một cây nhỡ, cao 5-7m. Cành non có nhiều lông cứng, nháp, màu nâu xám, cành già nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 11-20cm, rộng 5-12cm, gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, mép khía răng, hai mặt có lông nháp; lá kèm có lông ngắn.
Cụm hoa mọc ở gốc thân và cành già gồm hoa đực và hoa cái; hoa đực rất nhiều tập trung ở đỉnh cụm hoa, 3 lá đài lõm, nhị 1; hoa cái có bầu bọc bởi đài. Quả phức dạng sung, hình cầu, thót lại ở gốc, đầu bẹt, vỏ ngoài có lông nháp.
Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây ngái đều có tác dụng chữa bệnh.
Lá: Lá ngái được thu hái quanh năm, loại bỏ lá sâu, lá úa, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, gạn uống chữa sốt rét. Để phòng sốt rét, có thể lấy lá sao vàng, nấu nước uống hằng ngày (Nam dược thần hiệu).
Búp non lá ngái giã nát với hạt cau (liều lượng bằng nhau) dùng đắp chữa đinh râu.
Vỏ thân, thu hái vào mùa xuân, lúc này vỏ chứa nhiều nhựa dễ bóc, cạo sạch vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, lấy vỏ thân ngái 50g, ngâm nước vo gạo trong 2 giờ, rồi lấy ra, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng; lá sung 30g, mã đề 30g, phơi khô, cắt nhỏ, bồ hóng 1 nhúm. Tất cả trộn đều, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa phù thũng.
Để chữa tiêu chảy do bị ngộ độc, lấy vỏ thân ngái 30g, rễ cây xương rắn 20g, rễ màng tang 20g. Tất cả phơi khô, cắt nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
Rễ, thu hái vào mùa thu, chỉ lấy vỏ rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Chữa đau lưng, nhức xương: rễ ngái 50g, rễ cỏ xước 30g, dây đau xương 30g, rễ si 30g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.
Chữa thấp nhiệt, tiểu tiện không thông: Rễ ngái 50g, thổ phục linh 50g, rễ cối xay 30g, rễ cỏ xước 20g, mã đề 20g. Sắc uống.
Quả, quả ngái đốt thành than, ngâm rượu, dùng ngậm hằng ngày, chữa sâu răng.
Ngoài ra, tầm gửi cây ngái sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, phối hợp với lá bưởi bung, phơi khô, sao vàng, sắc uống, chữa sốt rét.
Tác giả: DS. Hữu Bảo
Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống Số 1243 - Thứ năm 30/11/2006

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét