Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

dây Sương Sâm lông

photo

Leaves and buds of Cissampelos pareira L. var. hirsuta ...Lá và nụ hoa của dây Sương Sâm lông, Hồ Đằng lông, Tiết Dê lông ...

Đây là một trong những loại dây Sương Sâm ngon, dai , và có thể giữ dai lâu trong tủ lạnh . Loại này không cần phải bỏ thêm bột nang mực vào . Chụp trong vườn nhà hàng xóm .
Vietnamese named : Tiết Dê lông, Hồ Đằng lông, Dây Sâm lông, Sương Sâm lông.
English names :
Scientist name : Cissampelos pareira L. var. hirsuta ( DC ) Ferman
Synonyms :
Family : Menispermaceae . Họ Tiết Dê
Searched from :
**** TẠP CHÍ CÂY THUỐC QUÝ
caythuocquy.info/modules.php?name=News&opcase=details...
Tránh nhầm lẫn
Cây Tiết dê nói trên cần tránh nhầm lẫn với các cây sau:
- Cây Tiết dê lông hay Hồ đằng lông.
Tên khoa học: Cissampelos pareira L. var hirsuta (DC) Ferman. Lá có lông như nhung, mềm ở cả 2 mặt.
- Cây Tiết dê lá dày, còn gọi là dây Châu đảo.
Tên khoa học: Pericampylus glaucus (Lam.) Merr = Cocculus glaucescens Bl = Diploclisia macrocarpa (W.et A.) Miers. Cây này mọc ở Hà Giang, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế. Lá của nó dùng để làm thuốc cầm máu, chữa đau mắt, sốt, đau bụng, khó tiêu. Cây Tiết dê lá dày còn chứa alcaloit gây say.
- Cây Dây song bào
Tên khoa học: Diploclisia glaucescens (Bl.) Diels = Menispermun glaucum Lamk. Lá dài 5-10cm, rộng 6-11cm, đáy ngang hay lõm, có khi hình lọng, không lông, mặt dưới hơi mốc. Quả tròn dài 15mm hơi cong, màu vàng hay cam. Mọc ở vùng rừng còi hoặc ven rừng ở Đà Nẵng, Vọng Phu, Nha Trang, Cà Ná, Tây Ninh. Cây mọc từ thấp đến độ cao 1200m. Lá cây này dùng để trị gan ít mật.
**** VIETGLE
www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzhDMjBEMDgwQQ...
Cissampelos pareira L. var. hirsuta (DC.) Forman - Dây sâm lông.
Dây leo thảo, có thân và nhánh có lông mềm. Lá có phiến xoan hình tim, thường hơi có lông mịn ở cả hai mặt, dài 2 - 5cm, rộng 3 -6cm; gân chính 5; cuống lá dài bằng phiến hay hơi ngắn hơn, đính cách mép 1 - 5mm.
Hoa đực thành ngù lưỡng phân, có cuống, mọc đơn độc hay thành đôi ở kẽ các lá bắc hình lá; lá đài 3 - 4, đều, có lông; cánh hoa 4, dính thành chén nhỏ có cuống; bao phấn 4. Hoa cái mọc thành xim lưỡng phân hầu như không cuống ở kẽ lá bắc, lá bắc hình thận hay hình tròn; 1 lá đài, 1 cánh rộng hơn lá đài; lá noãn 1, có lông, đầu nhụy 3. Quả hạch chín hình cầu, đường kính 5mm, màu đỏ, hạch hình móng ngựa.
Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta có gặp từ Tuyên Quang, Hà Tây, Khánh Hòa, Ninh Thuận vào các tỉnh Nam Bộ.
Cây mọc hoang trên đồi, ven rừng miền núi cũng như đồng bằng.
Ra hoa từ tháng 1 đến tháng 5, có quả từ tháng 4 đến tháng 6.
Nhân dân thường vò lá lấy chất thạch uống cho mát, cho lợi tiểu hoặc để chữa bệnh sốt. Rễ sắc lấy nước uống chữa bệnh đau bụng.
Ở Vân Nam ( Trung Quốc ), người ta dùng toàn cây trị đòn ngã tổn thương, vết thương do bị chèn ép và ngoại thương xuất huyết.
photo


1 nhận xét:

  1. tôi là người bị thất bại về loại dây này, nhưng cũng rất thích tìm hiểu về nó, vì :Khó mới tìm hiểu, còn dễ như cỏ thì tìm làm gì. Cho nên, tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu về nó, nay tôi đã trồng được khoảng hơn 500 gốc, đang thu hoạch, không biết về lâu dài ra sao ?Hiện nay sâm sâm của tôi đang phát triển rất tốt, nhưng thỉnh thoảng có
    một vài dây bị chết, nhưng không đến đổi phải bận tâm, còn phải qua hết mùa mưa này mới chắc ăn , vì loại này thường thường sống trên rừng đồi cao, có độ ẩm , nên cây sống rất lâu

    Trả lờiXóa